Một số hiện tượng tai biến tự nhiên khác

Một phần của tài liệu Tai biến tự nhiên và khắc phục của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 58)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3. Một số hiện tượng tai biến tự nhiên khác

2.3.1. Tình hình các hiện tượng tai biến tự nhiên khác dưới thời Nguyễn.

Ngoài lũ bão, hạn hán, trong phạm vi luận văn chúng tôi còn đề cập đến một số hiện tượng tai biến tự nhiên khác là: động đất, mưa đá, sâu bệnh, dịch bệnh, sông lở, đất sụt, gió bấc, tuyết… Đây là những tai biến tự nhiên xảy ra với tần suất không thường xuyên, nhưng một khi đã xảy ra thì cũng để lại hậu quả ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế, xã hội của người dân.

Trong phần này, mặc dù đã có thống kê về một số loại tai biến khác nhau, nhưng trong quá trình phân tích, tìm hiểu cụ thể, chúng tôi chỉ đề cập tới hai loại tai biến có tần suất, cường độ xảy ra nhiều hơn nhất là dịch bệnh và sâu bệnh.

Dịch bệnh (bệnh dịch) theo nghĩa cũ và hẹp là các bệnh nhiễm khuẩn, lây lan rộng, nhanh chóng từ người này sang người khác trong một vùng dân cư rộng (ví như dịch hạch, dịch tả, đậu mùa…). Trong thời kỳ này, còn có những khái niệm tương đương được gọi là “thương hàn”. “Thương hàn” cũng được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa hẹp dùng để chỉ những bệnh do khí lạnh gây nên, nghĩa rộng để chỉ tất cả các bệnh do thời tiết gây ra; hay “lệ khí”, giải thích nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm không phải do khí hậu gây nên, mà do một loại dị khí ở trong khoảng trời đất gây rạ Thứ dị khí này gọi là “lệ khí”, có tính truyền nhiễm rất cao, bất luận già trẻ, khoẻ yếu hễ tiếp xúc với

nó thì mắc bệnh. Từ khái niệm lệ khí tới nhận thức về vi trùng của châu Âu chỉ còn một khoảng cách ngắn.

Dịch bệnh theo nghĩa rộng hiện nay là những bệnh nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn, hoặc một hiện tượng bệnh lý xảy ra đồng thời trên nhiều người ở trong một khu vực dân cư, với những điều kiện sống không bình thường và có ảnh hưởng như nhau (ví như dịch tả, dịch sốt rét…).

Sâu bệnh, các cây trồng nông nghiệp như lúa, ngô, đậu, rau… thường hay bị nhiều loài sinh vật (các đối tượng dịch hại) gây hại, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm. Các đối tượng dịch hại bao gồm hai loại dịch hại chủ yếu gây hại cây trồng là sâu hại (các sinh vật gây hại như các loài côn trùng, chuột, chim…); bệnh hại (do hai nguyên nhân gây bệnh cho cây trồng là sinh vật và vi khuẩn). Bệnh do nguyên nhân sinh vật bao gồm các loại bệnh do nấm gây ra như: bệnh đạo ôn, khô vằn hại lúa; bệnh do vi khuẩn gây ra như bệnh héo lá, cháy lá…, gọi chung là sâu bệnh. Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống cây trồng, khi bị sâu bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng phát triển kém, năng suất, chất lượng nông sản giảm, thậm chí còn không cho thu hoạch.

Để thuận lợi cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về các loại tai biến tự nhiên này, chúng tôi đã tổng hợp các nguồn tư liệu thành bảng biểu sau:

Thống kê tổng hợp một số hiện tượng tai biến tự nhiên khác xảy ra dưới thời Nguyễn (1802 – 1858)

STT Thời gian Các tai biến tự nhiên khác Tổng số Địa điểm Bắc Bộ Trung Bộ Nam Bộ

1 1803 Sâu bệnh 1 Quảng Nam, Thanh Hoa

2 1804 Dịch bệnh 1 Bình Định 3 1805 Dịch bệnh 1 Chân Định, Vũ Tiên

STT Thời gian Các tai biến tự nhiên khác Tổng số Địa điểm Bắc Bộ Trung Bộ Nam Bộ (Sơn Nam Hạ) 4 1808 Mưa đá 1 Kinh Kỳ

5 1811 Sông lở 1 Sông Nhĩ Hà (huyện Hoài Đức)

6 1812 Mưa đá 2 Bình Định, Quảng Bình 7 Động đất 1 Thanh Hoa, Thanh

Bình 8 1813 Mưa đá 1 Kinh Kỳ 9 Động đất 1 Nghệ An 10 1814 Dịch bệnh 2 Từ Thanh Nghệ trở ra Bắc Quảng Đức 11 1815 Dịch bệnh 1 Nghệ An

12 1817 Sâu bệnh 2 Quảng Nam, Quảng Trị

13 Động đất 1 Nghệ An

14 1818 Sông lở 1 Sông Kiến Đăng (Định Tường)

15 1819 Đất sụt 1 Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An)

16 1820 Dịch bệnh 1 Hà Tiên, Vĩnh Thanh, Định Tường

17 1821 Mưa đá 1 Huyện Lễ Dương (Quảng Nam)

18 1822 Dịch bệnh 1 Gia Định

19 1822 Sâu bệnh 2 Quảng Trị, Quảng Nam

20 Động đất 1 Nghệ An

21 1824 Động đất 1 Thanh Hoa

22 Mưa đá 1 Gia Định

23 1824 Núi lở 1 Núi Cốc Phục, núi Mãn Sơn, núi Ca Sơn ở Thái

STT Thời gian Các tai biến tự nhiên khác Tổng số Địa điểm Bắc Bộ Trung Bộ Nam Bộ Nguyên 24 Dịch bệnh 1 Bình Thuận và Thuận Thành

25 1825 Mưa đá 2 Kinh Kỳ , Quảng Nam 26 1826 Núi lở 1 Quảng Ngãi

27 Dịch bệnh 1 Từ Bình Thuận đến Quảng Bình

Gia Định

28 Sâu bệnh 1 Quảng Nam, Quảng Ngãi

29 1827 Dịch bệnh 1 Bắc Thành, Ninh Bình Thanh Hoa 30 Sâu bệnh 1 Nam Định

31 1829 Gió bấc 1 Quảng Nam

32 1830 Mưa đá 1 Sơn Nam

33 Dịch bệnh 1 Quảng Nam

34 1831 Dịch bệnh 1 Bình Hòa

35 1832 Dịch bệnh 1 Huyện Đồng Xuân (Phú Yên)

36 1833 Dịch bệnh 2 Hải Dương Phú Yên 37 1833 Sâu bệnh 1 Thanh Hoa

38 1834 Dịch bệnh 2 Bình Thuận Hà Tiên 39 1835 Dịch bệnh 1 Hưng Yên 40 1836 Dịch bệnh 1 Khánh Hòa 41 Sâu bệnh 1 Quảng Trị 42 1838 Dịch bệnh 1 Hải Dương 43 Sâu bệnh 1 Quảng Trị

44 1839 Dịch bệnh 3 Hà Nội, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên

STT Thời gian Các tai biến tự nhiên khác Tổng số Địa điểm Bắc Bộ Trung Bộ Nam Bộ

45 1840 Dịch bệnh 2 Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương

Quảng Trị, Thừa Thiên, Khánh Hòa

46 1841 Dịch bệnh 1 Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hóa

47 1842 Mưa đá 1 Kinh Kỳ

48 Sâu bệnh 1 Kinh Kỳ , Nghệ An, Hà Tĩnh

49 1843 Dịch bệnh 1 Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Phú Yên và Thừa Thiên

50 1844 Dịch bệnh 2 Ninh Bình, Nam Định Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình 51 1845 Dịch bệnh 2 Nam Định Quảng Bình, Nghệ An,

Quảng Trị, Hà Tĩnh 52 1846 Dịch bệnh 1 Hà Nội, Nam Định Nghệ An

53 Sâu bệnh 1 Cao Bằng

54 1847 Dịch bệnh 1 Nam Định Hà Tĩnh Biên Hòa 55 1848 Dịch bệnh 1 Hà Nội, Bắc Ninh,

Hưng Yên

56 1849 Dịch bệnh 1 Sơn Tây, Hải Dương Bình Định, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Yên, phủ Thừa Thiên 57 1850 Dịch bệnh 1 Lạng Sơn, Bắc Ninh,

Hưng Yên

Vĩnh Long, Định Tường

STT Thời gian Các tai biến tự nhiên khác Tổng số Địa điểm Bắc Bộ Trung Bộ Nam Bộ 58 1852 Dịch bệnh 1 Ninh Bình, Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên 59 1853 Dịch bệnh 1 Bắc Ninh, Thái Nguyên

60 1854 Sâu bệnh 3 Bắc Ninh, Sơn Tây, Cao Bằng, Hải Dương, Nam Định

61 1855 Tuyết 1 Lạng Sơn, Cao Bằng

62 1856 Dịch bệnh 1 Hà Tĩnh 63 1857 Dịch bệnh 1 Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận 64 1858 Dịch bệnh 1 Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình, Sơn Tây, Hải Dương

Thừa Thiên, Bình Định, Nghệ An và Quảng Yên

2.3.2. Tần suất, cường độ và địa bàn xảy ra một số hiện tượng tai biến tự nhiên khác

2.3.2.1. Tần suất, cường độ

Trong các hiện tượng tai biến tự nhiên này có loại tai biến tần suất xảy ra không thường xuyên, nhưng khi đã xảy ra thì để lại những hệ quả và ảnh hưởng to lớn. Bởi nếu nghiên cứu ở góc độ khí tượng thủy văn, có thể coi đây là những hiện tượng tự nhiên bất thường, nguy hiểm bởi tính chất và hậu quả do nó gây ra đối với con người, xã hộị

Dịch bệnh có tần suất xảy ra cũng khá thường xuyên, theo thống kê trong 56 năm đầu thế kỷ XIX thì đã có đến 33 năm xảy ra dịch bệnh ở các địa phương trên cả nước. Các năm dịch bệnh diễn ra trên diện rộng, liền năm và

gây chết nhiều người là năm 1826, 1832, 1833, 1834, 1835, 1838, 1839, 1840, 1845, 1849, 1851, 1858.

Năm 1826, tháng 7, ở Gia Định có bệnh dịch lớn, quân dân chết hơn 18.000 người; từ Bình Thuận ra Bắc đến Quảng Bình cũng có nạn dịch.

Năm 1832, tháng 11, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) có bệnh dịch, lây chết đến hơn 1.000 ngườị

Năm 1833, tháng 3, ở Hải Dương có bệnh dịch; tháng 12, tỉnh Phú Yên có bệnh dịch, nhân dân bị truyền nhiễm, chết hơn 5.000 ngườị

Năm 1834, tháng 6, ở Hà Tiên có bệnh dịch, quân và dân có nhiều người bị nhiễm bệnh; tháng 12, Bình Thuận phát dịch bệnh, lính và dân nhiễm bệnh chết hơn 590 ngườị

Năm 1835, tháng 8, Hưng Yên có dịch bệnh, dân bị truyền nhiễm chết hơn 700 ngườị

Năm 1838, tháng 3, huyện An Dương, tỉnh Hải Dương có lệ khí truyền nhiễm, chết mất hơn 300 ngườị

Năm 1839, tháng 2, một số tỉnh Bắc Kỳ là Hà Nội, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Yên có bệnh dịch nhiều; tháng 4, nạn dịch lệ ở Hải Dương và Bắc Ninh rất nặng, dân nhiễm bệnh chết nhiều, ở Hải Dương trên 2 vạn 3 nghìn người, Bắc Ninh trên 2 vạn 1 nghìn rưỡi người; tháng 8, năm huyện Nam Xang, Thượng Phúc, Thanh Trì, Thanh Oai, Thanh Liêm thuộc Hà Nội lại phát lệ khí, nhân dân nhiễm bệnh chết hơn 1.600 ngườị

Năm 1840, tháng 2, Quảng Trị có khí dịch lệ, binh và dân bị truyền nhiễm chết hơn 200 người; tháng 6, một số huyện thuộc phủ Thừa Thiên, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Khánh Hòa, do khí trời nóng nực, 5 huyện Hương Trà, Hương Thủy, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vĩnh bệnh dịch lệ phát ra, dân gian

nhiều người bị truyền nhiễm, chết hơn 200 người; cũng trong tháng 6, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương đều phát dịch lệ.

Năm 1845, tháng 2, huyện Phong Lộc, Bố Trạch (Quảng Bình), huyện Hưng Yên (Nghệ An), huyện Minh Linh (Quảng Trị) bệnh dịch lại phát; tháng 3, Nam Định, Hà Tĩnh phát dịch, huyện Đông Quan (Nam Định) chết dịch 68 người, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) chết dịch hơn 550 ngườị

Năm 1848, tháng 3, Hà Nội, Bắc Ninh bệnh dịch phát ra; tháng 5, Kinh Kỳ nắng dữ, nhiều người bị ốm, tổng là 1.855 người, trong đó người bị bệnh nặng là 998 người, bệnh nhẹ là 857 người; tháng 9, Hưng Yên bị bệnh dịch lệ. Năm 1849, tháng 12, Bình Định, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tĩnh, Sơn Tây, Quảng Bình, Hải Dương, Quảng Yên, phủ Thừa Thiên, lệ khí phát ra khắp nơi, riêng Vĩnh Long, Quảng Bình nhiễm lệ khí rất nặng, Vĩnh Long có hơn 43.400 người chết, Quảng Bình có hơn 23.300 người chết.

Năm 1851, tháng 5, Lạng Sơn, khí dịch lệ lại phát ra, nhiễm bệnh chết hơn 4.480 ngườị

Những năm dịch bệnh liên tiếp xảy ra là từ năm 1830 đến 1836, 1838 đến 1841, 1843 đến 1850, 1856 đến 1858. Một đặc điểm dễ nhận thấy là dịch bệnh xảy ra trên diện rộng vì tính chất lây lan nhanh, do đó hậu quả tác động gây ra rất lớn, số người bệnh chết rất nhiều, đã để lại những tác động không chỉ trên lĩnh vực dân số, y học, mà còn cả phương diện kinh tế, xã hội, tâm lý cộng đồng.

Sâu bệnh là một trong những tai biến tự nhiên xảy ra với tần suất không thường xuyên, nhưng lại gây nên hậu quả trực tiếp đến nền kinh tế nông nghiệp, đến đời sống của người nông dân. Theo thống kê, chỉ có 11 năm dịch sâu bệnh được ghi chép, trong đó những năm dịch sâu bệnh xảy ra lớn, gây tổn hại nhiều là các năm 1817, 1822, 1826, 1842, 1854.

Năm 1817, tháng 2, Quảng Nam có sâu keo; tháng 4, Quảng Trị lại có sâu keo, lúa ruộng bị tổn hạị

Năm 1822, tháng 6, Quảng Trị có sâu keo làm hại; tháng 12, Quảng Nam có sâu keo, mùa màng thu hoạch kém.

Năm 1826, tháng 11, Quảng Nam, Quảng Ngãi có sâu như kiến trắng, như bọ ngựa bu vào lúa, lúa đều khô chết hết.

Năm 1842, tháng 9, Nghệ An, Hà Tĩnh có nạn hoàng trùng sau khi nước lụt lui; tháng 10, Kinh Kỳ có nạn hoàng trùng.

Năm 1854, tháng 5, Bắc Ninh, Sơn Tây có nạn sâu bay kín ăn lá tre, lá mía và đậu, ngô, lúa mạ; tháng 8, Cao Bằng nạn sâu bay làm hại lúa nhiều, giá gạo cao; tháng 10, Hải Dương, Nam Định bị giống sâu bay cắn lúạ

Ngoài ra, những tai biến tự nhiên khác như mưa đá, động đất, sông núi lở sụt, gió bấc, tuyết hay một số hiện tượng bất thường (trời nắng dòng sông đục, trời mưa nước sông lại trong…) đều được nhắc đến, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức liệt kê, nêu tên, chưa có sự ghi chép cụ thể về tần suất cũng như cường độ xảy rạ

2.3.2.2. Địa bàn xảy ra một số hiện tượng tai biến tự nhiên khác.

Dịch bệnh, sâu bệnh và một số tai biến tự nhiên khác diễn ra trên khắp cả nước, nhưng mức độ tập trung và được thống kê ở mức độ tương đương nhau ở cả hai vùng Bắc Bộ và Trung Bộ.

Bắc Bộ có thời tiết đặc trưng với 6 tháng khô, 6 tháng mưạ Hai tháng khô hơn cả là tháng 11 và tháng 12, hai tháng mưa nhiều là tháng 7, tháng 8. Mùa khô là thời kỳ hạn hán vì thiếu nước cho đời sống và sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa là mùa lụt và úng thủy, ngoài ra Bắc Bộ có hiện tượng mưa phùn kéo dài từ tháng Giêng cho đến cuối tháng 3 khiến cho tiết thời ẩm thấp.

Trung Bộ, mùa mưa và mùa khô có đôi chút khác biệt, ở đây mùa khô hanh bắt đầu từ tháng 4, nhưng đến tháng 5 mưa tương đối nhiều, tiếp đến hai

tháng khô là tháng 6, tháng 7, rồi mùa mưa kéo dài từ tháng 8 năm này đến tháng 1 năm saụ Ngoài ra Trung Bộ được đặc trưng bởi khí hậu khô nóng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Tây khô nóng.

Mưa lụt gây nên úng ngập, ẩm thấp, nắng nóng khô hanh dẫn đến khan hiếm nước phục vụ cho các hoạt động kinh tế - xã hội - môi trường. Ngoài ra còn phải kể đến các hiện tượng thời tiết có sự thay đổi bất thường khác. Tất cả hiện tượng thời tiết trên có ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, do đó đều là nguyên nhân gây phát sinh dịch bệnh ở người và sâu bệnh ở thực - động vật.

Ở Bắc Bộ, các địa phương hay xảy ra dịch bệnh, sâu bệnh là các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng như: Hà Nội, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên…

Ở Trung Bộ tập trung vào các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Khánh Hòa…

Tiểu kết

Trên cơ sở các bảng biểu thống kê tổng hợp về một số loại tai biến tự nhiên có thể nhận diện khái quát nhất về tình hình thiên tai dưới thời Nguyễn (1802 – 1858) về tần suất, cường độ và địa bàn xảy rạ

- Tần suất và cường độ xảy ra của các loại tai biến tự nhiên: Các tai biến tự nhiên xảy ra với nhiều tần suất và cường độ khác nhau, để lại những hệ quả ở mức độ khác nhaụ Dưới triều Nguyễn, loại tai biến tự nhiên có tần suất và cường độ xảy ra nhiều, thường xuyên nhất là lũ bão, trong 56 năm đầu nhà Nguyễn đã có đến 47 năm xảy ra lũ bão ở khắp các địa phương trong cả nước, với mức độ ảnh hưởng khác nhaụ Năm 1833 là năm xảy ra vỡ đê, lũ lụt nặng nề nhất.

Tiếp đó là đến hạn hán, trong 56 năm đầu nhà Nguyễn đã thống kê được 35 năm hạn hán xảy ra, năm hạn hán nặng nhất là 1824.

Còn các hiện tượng tai biến tự nhiên khác như dịch bệnh, sâu bệnh, động đất… cũng không hiếm xảy rạ

- Địa bàn xảy ra các loại tai biến tự nhiên: Dưới triều Nguyễn lần đầu tiên các loại tai biến tự nhiên được ghi chép lại cụ thể trên địa bàn phạm vi cả nước như hiện nay, từ Bắc Bộ, Trung Bộ đến Nam Bộ. Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý tự nhiên của từng vùng khác nhau, nên mức độ ảnh hưởng của các loại tai biến tự nhiên cũng có sự khác nhau giữa các vùng.

Bắc Bộ là vùng chịu nhiều hậu quả từ lũ bão, vỡ đê đến mức đã trở thành một thực trạng trong công tác trị thủy nửa đầu thế kỷ XIX. Theo số liệu

Một phần của tài liệu Tai biến tự nhiên và khắc phục của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)