Biện pháp phòng chống, khắc phục tai biến tự nhiên của nhà Nguyễn

Một phần của tài liệu Tai biến tự nhiên và khắc phục của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 84)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.Biện pháp phòng chống, khắc phục tai biến tự nhiên của nhà Nguyễn

3.3.1. Biện pháp phòng chống tai biến tự nhiên

3.3.1.1. Thành lập, tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ phòng chống tai biến tự nhiên

Dưới thời Nguyễn, chế độ quân chủ tập quyền được khôi phục, được củng cố, các chính sách cai trị mang tính chuyên chế cực đoan. Khuynh hướng tập trung quyền lực phát triển từng bước và đạt đến đỉnh cao dưới triều vua Minh Mệnh. Các vua Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX đều lên ngôi khi đã trưởng thành, từ Gia Long đến Tự Đức đều là những người thực sự nắm quyền điều hành đất nước với quyền lực tuyệt đối trên danh nghĩa cũng như

trong thực tế. Vua là người nắm trong tay tất cả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, giám sát, là tổng chỉ huy quân đội, là người quyết định các chính sách đối nội, đối ngoại… Sau khi giành được quyền thống trị trên cả nước, với chính sách trọng nông “dĩ nông vi bản”, các vua nhà Nguyễn đều rất chú trọng đến việc chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư công tác thủy lợi, khai hoang lấn biển, làm đồn điền…, đến việc đề ra các biện pháp phòng chống và khắc phục tai biến tự nhiên. Do đó, việc phòng chống thiên tai bảo vệ tính mạng, sản xuất đã trở thành một hoạt động thường xuyên được nhà nước và nhân dân hết sức quan tâm, được coi là một nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong sự nghiệp chăn dân của nhà Nguyễn.

Trước hết là việc thành lập, tổ chức bộ máy các cơ quan, chức quan chuyên trách theo dõi khí tượng, thời tiết, đê điều và trị thủỵ

Khâm Thiên giám được coi là cơ quan khoa học thời xưa ở Việt Nam, do nhà vua đặt ra có nhiệm vụ: tính lịch hằng năm, xem giờ để báo trống canh, miêu tả sắc trời và hình vật để đoán tượng trời, tính nhật thực và nguyệt thực, chọn ngày giờ tốt lành…

Trông coi Khâm thiên giám là giám chính, giám phó, linh đài lang, tất cả đặt dưới sự quản lý tối cao của một đại thần do nhà vua bổ nhiệm. Khâm thiên giám còn là trường đào tạo các nhân viên làm lịch và trắc nghiệm thiên văn của cả nước, với thời gian đào tạo khoảng 3 năm.

Năm 1809, đặt chức quan Đê chính Bắc thành (cơ quan trông coi về đê điều Bắc Bộ), cử Binh bộ thượng thư (Bộ trưởng bộ Binh) Đặng Trần Thường làm Tổng lý và quan Tham chính bộ Công là Nguyễn Khắc Thiệu làm tham lý. Trước đây, công việc đê điều thuộc về bộ Tào (tương đương một Vụ, Cục trong bộ Hộ, nhưng Thành thần (quan Bắc thành) cho rằng công việc bộ Tào rất bề bộn, sợ khó điểm coi được, tâu xin đặt quan đê lo việc ấy nhằm “hiệp lực thừa hành tất cả công việc đê điều ở các trấn Bắc Thành sao cho vững

chắc”. Vua sai Thường và Thiệu làm chức ấy và dụ rằng: “Sông có đê, đời sống của dân quan hệ ở đó. Bọn người nên kính cẩn”. [12, tr. 671]

Năm 1828, vua Minh Mệnh nâng chức quan Đê chính lên thành Nha đê chính chuyên trông nom việc đê điềụ Nha đê chính có quy tắc làm việc như sau: “gặp sự thể quan trọng, viên đê chính sẽ bàn định với các quan Bắc thành mà làm”. Gặp việc cần tâu, dùng ấn triện Tổng trấn. Các bản giá cả vật liệu, tiền chi phí thì viên đê chính tự viết để tiêu dùng, ấn triện của Bắc thành, Bắc thành phát đệ.

Năm 1833, Minh Mệnh hạ lệnh bỏ Nha đê chính, lý do theo lời dụ:

“Trước kia đặt chức Nha đê chính để có người chuyên trách thường xuyên khám xét, giải quyết công việc. Song, các hạt đất rộng, sông nhiều ngã ba, mỗi khi đến kỳ nước lụt, các Nha viên ấy có thể đến trực nơi xung yếu kiểm hệ mà thôi, còn những chỗ thẩm lậu tầm thường thì không thể coi sóc chu đáo mọi phía được” [14, tr. 985]. Từ đây “đê điều giao cả cho tỉnh phụ trách”, “tổng đốc, tuần phủ đôn đốc giải quyết”.

Tháng 5 năm 1833, sau khi bỏ Nha đê chính, theo đề nghị của bộ Công, Minh Mệnh đã ban hành Điều lệ chống lụt gồm 4 điểm:

- Đến mùa nước lên, tổng đốc, tuần phủ phải đi khám xét và đốc thúc việc sửa đắp cho kịp thờị

- Lệ giữ đê và xét công ban thưởng. - Lệ xử tội để đê vỡ.

- Lệ xử tội đắp đê mà không kiên cố.

Để giúp vua nắm sát tình hình đê điều, hàng năm có các đoàn “kinh lý hà đê” hay thanh tra đê điều trung ương về các tỉnh khám xét và báo cáọ

Năm 1857, theo đề nghị của đình thần, Tự Đức đặt lại Nha đê chính, dùng Vũ Trọng Bình làm quản lý, Nguyễn Văn Vỹ làm tham biện. Hệ thuộc lại, theo thời Minh Mệnh mà đặt, mặc dầu các viên đê chính, đặc biệt là

Nguyễn Tư Giản rất tích cực làm việc, tình hình phòng lụt vẫn không khá hơn.

Đến năm 1862, một lần nữa Nha đê chính lại bị bãi bỏ. Năm 1876, triều đình Nguyễn đặt chức quan “Khâm sai kinh lý Hà đê sứ” cử Phạm Nhật Duật, nguyên Tham tri bộ Lại làm chức vụ đó, cùng làm việc với tham biện Vũ Văn Báo, Thương biện đê vụ Phạm Đăng Giảng. Tuy nhiên, sau hai năm ra sức khám xét, đốc thúc, cả ba người đều báo cáo về sự bất lực của mình. Năm đó (1878) theo lời của đình thần “Sửa đắp tốn vài trăm vạn mà đê điều cũng khó vẹn toàn”, nên Tự Đức liền cho bãi tất cả các chức phụ trách đê chính.

Nhà Nguyễn chia hệ thống đê điều Bắc Kỳ thành hai loại: đê công và đê tư. Đê công do nhà nước quản lý, là đê những sông lớn và quan trọng. Đê tư do huyện xã liên kết quản lý, là đê những sông vừa và nhỏ. Đây thực chất là sự san sẻ trách nhiệm giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương và các làng xã.

Ngoài việc thành lập các cơ quan và chức quan chuyên trách về đê, dưới triều Nguyễn, các vua từ Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đều nhiều lần bàn về vấn đề trị thủy ở Bắc Bộ. Các vua Nguyễn thường ngày còn trực tiếp xem xét, phê duyệt các bản tấu sớ của các quan đê chính và tỉnh thành, các công văn của bộ Công về trị thủỵ Ví như năm 1833, khi đê điều các tỉnh Bắc Kỳ nhiều nơi tràn vỡ, Minh Mệnh đã yêu cầu “Mọi việc đều cứ thực tâu lên 3 ngày 1 lần, đến tiết Thu phân tháng 8 thì thôi” [14, 675]. Bên cạnh vua, còn có Hội nghị đình thần –một hình thức bàn bạc tập thể mới dưới thời nhà Nguyễn, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của quốc kế dân sinh, trong đó có vấn đề trị thủy ở Bắc Bộ.

Một vấn đề mấu chốt quyết định sự ổn định và phát triển của kinh tế nông nghiệp là công tác trị thủy Bắc Bộ. Tuy nhiên, qua thực tiễn nửa đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn lại thể hiện rõ sự lúng túng, từ nhận thức cho đến hành

động. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, nhà Nguyễn đặt vấn đề xem xét lại lợi hại của đê điều ở Bắc Kỳ. Cũng dễ hiểu, bởi Gia Long, Minh Mệnh và phần lớn các quan đại thần trong triều đình nhà Nguyễn mấy chục năm đầu thế kỷ XIX đều là người Đàng Trong, không quen với việc trị thủỵ Vì thế mà ý kiến mỗi người mỗi khác. Một cuộc tranh luận về vấn đề đê điều Bắc Kỳ đã nổ ra trong triều đình nhà Nguyễn từ đầu đến những năm tám mươi thế kỷ XIX, với ba nhóm ý kiến khác nhaụ

Nhóm thứ nhất chủ trương bỏ đê (Đặng Văn Thiêm, Trịnh Quang Khanh, Nguyễn Đăng Khải, Đăng Giai…), theo họ giữ đê có tới 12 điều bất tiện (hao tốn tiền của sửa đắp đê, đê vỡ gây tổn hại về nhà cửa của dân, được nơi này hại nơi kia, quan lại tham nhũng…).

Nhóm thứ hai chủ trương giữ đê (Lê Đại Cương, Ngụy Khắc Thuần, Trương Văn Uyển, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Tư Giản, Trương Đăng Quế…), theo những người này, không thể bỏ đê, vì như thế sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng tai hạị

Nhóm thứ ba, có tính trung gian (Nguyễn Công Trứ, Hoàng Tá Viêm, Trần Bình…), theo đó muốn bỏ đê thì phải lường trước hậu quả với dân ở khu vực chịu ảnh hưởng của đê để có biện pháp khắc phục, hoặc bỏ tùy nơi, hoặc ngừng sửa đắp, lâu dần thành quen. Người quyết định cuối cùng là nhà vua rốt cuộc cũng không có quan điểm dứt khoát.

Thông qua cuộc thảo luận về đê, triều đình Nguyễn hiểu thêm được rất nhiều về thế đất và thế sông ở Bắc Kỳ cũng như đã đề ra được khá nhiều biện pháp thiết thực. Song trước tình hình sông nước hàng năm đe dọa như vậy, nhà Nguyễn vẫn phải giữ đê, sửa đê, đắp đê mớị Mặt khác trong cuộc thảo luận ý kiến giữ đê vẫn thuộc về đa số. Cũng có thể nhận thấy rằng, nhà Nguyễn không có ý kiến quyết định về vấn đề đặt ra, do đó không tập trung

sức vào giải quyết một điểm nào đó, và điều này dẫn đến kết quả là nạn vỡ đê, lũ lụt xảy ra liên tiếp, trên địa bàn rộng lớn.

Bên cạnh đó, nhà Nguyễn còn đưa ra những quy định về việc thưởng phạt trong việc đắp đê và phòng hộ đê.

Quy chế khen thưởng: Trên cơ sở bản điều lệ thời Gia Long, năm Minh Mệnh thứ 9 (1828) nhà nước quyết định: đối với công trình mới đắp, trong hạn 3 năm thế nước bình thường mà đê không bị sói lở gì thì không bàn khen thưởng, nếu trong hạn bảo cố 3 năm và có sông lên cao khác thường mà đê vẫn kiên cố thì thưởng quan Đê chính Đốc tu gia tăng một cấp, quan trấn Giám tu hai lần kỷ lục, quan phủ huyện Thừa tu và Ty viên đê chính đều thưởng một lần kỷ lục. Nếu quá hạn 3 năm bảo cố và đê cũ, năm đầu nước bình thường mà đê không bị sói lở thì thưởng quan đê chính 2 lần kỷ lục, quan trấn một lần kỷ lục, quan phủ huyện và Ty viên Đê chính 3 tháng tiền lương. Đối với các thư lại bát cửu phẩm và các nhân viên chưa vào ngạch đê chính và các dịch nha phủ huyện thì do quan đê chính cùng với quan trấn xem xét lập danh sách đề nghị khen thưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy chế xử phạt: Nếu quan (Viên phủ huyện sở tại và Ty viên đê chính), lại (Lại dịch ty đê chính và phủ huyện) có trách nhiệm đốc thúc việc đắp đê mà công việc có chỗ chày nện không chắc, hoặc đắp không đầy đặn hợp thức thì quan bị giáng 2 chức, lại bị đánh 80 trượng. Ai kiêm cả hai tội thì quan giáng 4 cấp, lại bị đánh 100 trượng đều cho lưu lại làm việc. Quan đốc tu, giám tu trong hạt, nếu có một nhân viên thừa hành việc đắp đê không tốt, không hợp thức bị xử tội thì quan trấn hạt ấy bị phạt 1 năm lương, quan đê chính bị phạt 9 tháng lương. Nếu có 2 viên bị xử tội thì quan trấn bị giáng 1 cấp được lưu lại, quan đê chính giáng 2 cấp được lưu lại, phải đôn đốc bồi đắp, khi xong việc mới được thành tấu xin triều đình cho khai phục. Nếu quan đốc tu, giám tu đem tham hạch viên quan lại thừa hành làm việc không tốt, đê

đắp không kiên cố hợp thức thì được miễn tộị Trong thời hạn bảo cố (3 năm) thế nước bình thường mà đê bị xói lở thì viên phủ huyện Thừa ty và Ty viên đê chính đều bị cách chức, quan trấn giám tu giáng 4 cấp, quan đê chính Đốc tu giáng 3 cấp và đều cho lưu dùng và cho sửa đắp cho bền chắc, của công chi bao nhiêu kê thành danh sách do thành thần đệ tâu đợi chỉ giao cho bộ bàn xét bắt bồi thường.

Đê đã quá hạn 3 năm bảo cố và đê đã thành từ trước, nếu năm nào thế nước bình thường mà cũng bị xói lở thì phủ huyện Thừa ty và Ty viên đê chính đều bị giáng 4 cấp, quan trấn giám tu giáng 3 cấp, quan đê chính đốc tu giáng 2 cấp đều lưu dùng. Cho lĩnh của kho đới tội sửa đắp – số tiền của kho chi cho việc đắp không phải bồi thường.

Nếu thế nước bình thường mà đê mới trong hạn 3 năm bị vỡ đến 2 lần thì không thể là đoạn vỡ cũ hay vỡ đoạn khác, các viên phủ huyện Thừa tu, Ty viên đê chính, trấn quan Giám tu và quan đê chính Đốc tu đều bị cách chức, giao cho bộ chiểu kinh phí đắp đê là bao nhiêu, định hạn truy bắt bồi thường. Nếu đê cũ mà 2 năm có 2 lần vỡ đê liên tiếp thì quan phủ huyện Thừa tu, viên Ty đê chính đều bị giáng 4 cấp, quan trấn Giám tu phải giáng 3 cấp, quan đê chính đốc tu phải giáng 2 cấp đều phải đi nơi khác, miễn bồi thường. Đối với quan Tổng trấn có trách nhiệm trong toàn hạt mình, việc đê có được khen thưởng hoặc bị xử phạt đều có quy định riêng.

Vương triều Nguyễn đặt lệ thưởng phạt rất nghiêm khắc. Luật Gia Long xử tử hình những người có hành động phá hoại đê. Quan lại cao cấp cũng bị xử phạt nếu có sai phạm. Ngoài vụ án năm Đinh Hợi (1827). Năm 1829 lại có vụ án khác được chép vào sử: “Các hạt Sơn Tây, Sơn Nam, Bắc Ninh số tiền công đắp đê phần nhiều bị tiêu lạm. Các đê lớn phần nhiều đắp không đúng quy thức, lâu ngày không tâu báo việc chi tiêụ Trong đó đê chính Ngô Phúc Hội và Bắc thành tổng trấn Trương Văn Minh can phạm nhiều, bắt

phải bồi và chiểu luật tham tang xử tội cách chức và lưu ở thành đợi án” [13, tr. 572].

Khi có vỡ đê ngoài các quan lại bị trừng phạt, tổng lý sở tại cũng bị trừng trị: “Các đê công mà bổn phận (làng xã) phải bồi đắp canh giữ, nếu vỡ một lần thì lý trưởng sở tại phải phạt 70 trượng, cai phó tổng kém 1 bậc. Để vỡ hai năm liền thì không phân biệt chỗ cũ hay mới, lý trưởng bị phạt 100 trượng và bãi dịch, cai phó tổng kém một bậc. Những chỗ vỡ mà nếu trong 10 ngày lấp kín được thì không kể đê công hay tư đều chịu tội đáng phải lưu mà giảm cho 2 bậc” [13, tr. 921].

Đối với các vua Nguyễn, mỗi khi tai biến tự nhiên xảy ra đều coi đó như cơ hội để tự xét mình, củng cố đức trị. Năm 1833, khi nạn vỡ đê liên tiếp xảy ra ở các tỉnh thuộc Bắc Thành, vua bảo thị thần Nguyễn Khoa Minh rằng:

“Gần đây, tai biến thường xảy ra, ta ngày đêm nóng ruột, nhọc lòng rất lo đến sinh linh. Bình tâm mà nghĩ, cái cớ sở dĩ đến thế, thực lỗi tại ta” [14, 666]. Nguyễn Minh Khoa thưa rằng: “Thiên tai lưu hành là bởi khí hóa xui nên đó thôi!”. Vua nói: “Hạn, lụt, đời nào chẳng có? Xưa, đời Đường, Nghiêu cũng có thủy tai nhưng thánh đức như Đường, Nghiêu cuối cùng không tổn hại gì. Nay ta đức không ví được với Đường, Nghiêu thì thường phải tự xét lại mình, chứ không thể đổ cả cho khí hóa được” [14, 666]. Đến khi xem tờ tâu về tình hình vỡ đê, “Xem tờ tâu, ta xiết bao đau lòng, gạt nước mắt. Ta nghĩ: thẹn mình nhỏ mọn ở trên muôn dân, biết sửa đức để được khí hòa của trời đưa lại cho, thực là lỗi ở một mình ta, mà các bầy tôi giữ đất nước, không biết dự phòng trước khi xảy việc, thì cũng khó từ chối được lỗị.. Ta đương trách mình, nghĩ lỗi, sợ hãi, tu tỉnh, mong để kéo lại ý trời, chóng đón được điều lành”; “… nước lụt làm tai nạn, là bởi chính lệnh của trẫm có khuyết điểm hoặc hình phạt không đúng, biết là trời phạt, hối sao kịp được, chỉ có sợ hãi tu tỉnh mà thôi” [14, tr. 668].

Có thể nói nhà Nguyễn đã bỏ rất nhiều công sức vào việc trị thủỵ Thời Minh Mệnh chẳng hạn, trong 14 lần sửa đắp đã chi phí 970.647 quan tiền và 51.260 phương gạo [48, 123]. Thế nhưng, hiệu quả như chúng ta đã thấy trong 56 năm đầu thế kỷ XIX, đã có đến 16 lần vỡ đê trên diện rộng, ảnh

Một phần của tài liệu Tai biến tự nhiên và khắc phục của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 84)