5. Cấu trúc của luận văn
3.1. Nhà Nguyễn và ý thức về tác động của tai biến tự nhiên
Cùng với chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, các yếu tố tự nhiên có mối quan hệ mật thiết đến việc chăm dân trị nước của các triều đại; đến việc người dân đào sông lấn biển, đắp đê, đắp hồ, nuôi trồng, đánh bắt; đến cả việc dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái; đến chuyện lập phủ xây đình, làm chùa, cất nhà và các việc kiến thiết khác... Trong tâm thức của người dân Việt đều ước mong nắm được bản chất quy luật thời tiết để nương theo đó sinh tồn và phát triển.
Thời nhà Nguyễn, vua Minh Mệnh - người đã cho thực thi nhiều chính sách mới như cải cách quân sự, quan chế, văn hóa, giáo dục, công thương nghiệp… nhằm phát triển đất nước; cũng như dùng nhiều biện pháp để khuyến khích nông - ngư, cải tạo ruộng đồng thúc đẩy sản xuất. Ông thường để tâm nhiều đến ruộng đồng, lấy mối lo của nhà nông mà trăn trở. Mỗi khi mùa màng thất bát, dân đói ăn, lại gặp cảnh mưa bão hoành hành, dịch bệnh lây lan, ông thường ăn không ngon, ngủ không yên, tìm cách “sửa đức trừ tai”, “chăm chắm mong được trị yên”.
Bằng những hiểu biết về các quy luật khí hậu thời tiết, đúc kết nhiều kinh nghiệm qua những lần vi hành, chứng kiến thực tế tại nhiều vùng, vua Minh Mệnh đã ngự chế ban ra 11 bài Nông ngạn theo thể thơ, có tính dự báo thời tiết như một quy luật vận hành của vũ trụ vừa có tính dân gian, vừa mang tính “khoa học”, giúp cho kẻ làm quan chăm dân, cũng như người làm nông,
trồng dâu nuôi tằm, đi sông đi biển, đánh bắt thủy sản hiểu được phần nào cái sự “dở chứng” của ông Trời, mà đề phòng, tính liệụ Xin chép ra đây 11 bài Nông ngạn bằng lối văn xuôi để có thể hiểu được rộng nghĩa và sát từ nguyên hơn về bệnh thời tiết do ông Trời gây nên:
1. “Tục dân ta ở kinh (tức kinh đô Huế), giờ Tý đêm trừ tịch, hễ trông thấy sắc trời sáng, sắc đất tối, thì năm ấy được mùa lúa; nếu thấy sắc đất sáng, sắc trời tối, thì năm ấy chỉ có lợi cho nghề chài lưới mà thôị
2. Tương truyền rằng, ngày mồng một đầu năm, tạnh ráo, gió đông bắc thổi thì năm ấy được mùa to; nếu gió tây bắc giá rét thì vụ hè sẽ kém năng suất.
3. Tiết mang hiện (mang chủng), trống canh năm lúc mặt trời bắt đầu mọc, phương Đông cần phải sáng sủa không có mây, sao Mão tỏ tường có thể đếm từng ngôi một, kịp khi bừng sáng, gặp trời đổ mưa hoặc trước tiết mang hiện từ một đến hai ngày hoặc sau một đến hai ngày, thì năm ấy sẽ được mùạ 4. Lại hàng năm, hễ tháng giêng, tháng hai đủ, thì mùa hè mọi thứ khoai, đậu, dưa rau đều tốt; nếu tháng năm, tháng sáu đủ, thì vụ thu lúa sẽ được mùạ
5. Vào tháng năm, lúc sao Mão mọc, nếu thấy ngôi thứ nhất và thứ nhì ở phía trên chòm sao sáng tỏ, thì ruộng cấy sớm sẽ được mùa; nếu thấy ngôi thứ ba và thứ tư ở giữa chòm sao sáng tỏ thì ruộng cấy không sớm không muộn sẽ được mùa; nếu thấy ba ngôi sao thứ năm, thứ sáu và thứ bảy sáng tỏ thì ruộng cấy muộn lại được mùạ
6. Nếu năm ấy ruộng đồng có nhiều châu chấu làm hại lúa, nhất thiết phải đề phòng sẽ có bãọ
7. Mùa hè tre mọc măng, nếu thấy đầu măng nhọn hướng vào trong bụi, thì năm ấy lúa không được lợi, mà hại có nhiều trận gió to (có thể thành bão).
8. Ngày mồng 5 tháng 5, nếu có mưa, thì lúa vụ mùa sẽ bội thu, mà rau dưa cũng được nhiềụ
9. Ở kinh đô Huế về tháng sáu, khó được mưa, nếu được mưa thì người ta cho là Trời tưới máu rồng, ý nói giọt nước rất quý; nếu năm nào trong tháng này mưa nhiều, thì ruộng lúa có hy vọng bội thụ
10. Năm nào nhãn sai quả, thì năm ấy các giống lúa đều được mùạ 11. Phương Nam khí trời ấm, mùa đông có sấm là thường, nhưng về tháng chạp, nếu sấm dậy quá khỏi giờ Tỵ, giờ Ngọ thì năm ấy sẽ được mùạ Theo truyền thuyết, nghe sấm mới vào lúc sáng dậy bụng còn đói, thì năm ấy sẽ đói; nếu nghe sấm mới vào lúc gần nửa ngày bụng ăn no, thì năm ấy sẽ được no nê?” [7, tr. 120].
Bên cạnh đó, các vua Nguyễn còn rất quan tâm tới hoạt động, vai trò của cơ quan Khâm Thiên giám cùng những nhà “thiên văn địa lý” làm việc ở đó nhằm “theo dõi sát sự giận dữ của ông Trời”.
Với các quan lại làm việc trong Khâm Thiên giám, vua Nguyễn yêu cầu
“hết thảy các điều tai hay lành do mắt thấy tai nghe đích xác thì cho cứ thực mật phong tâu ngay” [13, tr. 491].
Nhà Nguyễn đã cung cấp rất nhiều các dụng cụ phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn như: chiêm nhật kính, đại thiên lý kính và thiên lý kính; thước đo phong vũ, hàn thử biểụ Trong đó, được sử dụng nhiều, phổ biến đem cấp phát cho các địa phương dùng là thước đo phong vũ và hàn thử - được coi là “phép diệu để đo lường khí hậu”.
Thước phong vũ chuyên xem mưa gió thuận nghịch, lớn nhỏ, xét nghiệm ghi chép hằng ngàỵ Thủy ngân nấu với thuốc đựng ở trong ống pha lê ở độ nào, phân nào, ví như ở 28 độ 4 phân, bỗng lên cao 1 phân, về mùa xuân, mùa hạ thì có gió Đông Nam; về mùa thu, mùa đông thì có gió Đông, hay Đông Bắc, đều là gió nhỏ hoặc mưa nhỏ, khí hậu ôn hòa, thế là thuận.
Như lên 2 phân, thì gió mùa hơi to, hoặc nắng to nóng dữ. Bỗng thụt xuống 1 phân, về xuân, hạ thì có gió Tây Bắc hay gió Bắc; về thu, đông thì có gió Tây Nam hay gió Tây; hoặc mưa to gió lớn, khí hậu rét lạnh, hoặc oi bức khó chịu, thế là nghịch. Như sụt xuống 2, 3 phân thì có bãọ Nếu bỗng sụt xuống lại lên ngay thì khí nhẹ dễ tan, phỏng có gió mưa cũng không to lắm. Bỗng lên rồi lại xuống ngay là khí bất chính xông tới, tất ngày hôm ấy hoặc 2,3 ngày sau có gió mưa, nế không có gió mưa thì khí hậu không hòa, nhưng chỉ qua loa thôị Nếu bỗng sụt xuống 1, 2 phân mà trời đã mưa gió to, thấy thủy ngân dần dần lên, thì gió mưa trong một ngày hay vài giờ thôi, như lên chóng thì mưa gió chóng tạnh [13, tr. 525].
Thước hàn thử thì lấy mực nước ở trong ống (pha lê) lên xuống cao thấp mấy độ mà xét nghiệm. Trên thước có nét gạch ngang là chỗ bắt đầu xem nóng lạnh, như ở Kinh sư, ngày Hạ chí thì nước ở trong ống từ chỗ gạch ngang tính ngược lên khoảng trên dưới 27, 28 độ; đến ba tiết phục là lúc rất nóng cũng chỉ dưới 29 độ thôi; ngày Đông chí thì trên dưới 15 độ, 16 độ; trước sau tiết Đại hàn vài ngày, hoặc cuối Đông đầu Xuân, nếu gặp gió bấc, mưa dầm mấy ngày liền, cũng chỉ 14 độ thôị Từ trước đến nay không bao giờ cực nóng đến trên 35 độ và cực rét đến dưới 10 độ.
Vua Minh Mệnh từng bảo bộ Lễ rằng: “Thước hàn thử vốn có độ thường, như khí trời tạnh sáng thì khí dâng lên, âm u thì khí sụt xuống, biết trước khí hậu cái ấy rất nghiệm. Nếu ấm áp mà khí xuống, âm u mà khí lên thì là khí bất chính, nhân dân dễ sinh bệnh tật. Lấy thước ấy để đo lường khí hậu thực là phép diệụ Biết xem xét kỹ thì suy tính không saị” [13, tr. 525]
Triều đình còn sai ban cấp cho một số địa phương hai thước phong vũ và hàn thử. Năm 1825, “lại sai cấp cho Gia Định và Bắc Thành hai thước phong vũ và hàn thử, cho Tuyên Quang, Lạng Sơn ở cực Bắc và Hà Tiên ở
cực Nam, ba trấn ấy mỗi trấn một cái thước hàn thử để xét nghiệm đến cuối năm thì biên gộp đưa về bộ để tâu lên; [13, tr. 527]
Năm 1831, ban hàn thử biểu cho Cao Bằng để trắc nghiệm khí hậụ Và mục đích của việc này theo lời dụ rằng: “Đấy là một điểm trong việc trẫm thiết tha nghĩ đến đời sống của dân mà xét nghiệm mưa nắng”. [13, tr. 528]
Những dự báo này đã giúp người dân phần nào trong việc dự báo thời tiết để phòng tránh trước với hy vọng giảm thiểu tối đa sự thiệt hại, mất mát tang thương đến tính mạng con người và sự tổn thất về tài sản. Còn trên thực tế có tránh được, chống được đến mức độ nào đó thì không phải chuyện đơn giản, bởi vì rằng cùng với sự tác động của con người vào tự nhiên, các quy luật về thời tiết dường như cũng trở nên dữ dội hơn, bất thường hơn và cũng vô cùng bất kham đối với chính con ngườị