Tác động của tai biến tự nhiên

Một phần của tài liệu Tai biến tự nhiên và khắc phục của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 74)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.Tác động của tai biến tự nhiên

3.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế

Bước vào thế kỷ XIX, do hậu quả của các biến động dữ dội vào những thập niên cuối thế kỷ XVIII, cùng với tác động của các hiện tượng tai biến tự nhiên, nền kinh tế nông nghiệp nước ta bị sa sút nghiêm trọng. Các vua Nguyễn, với tư tưởng “thương dân trọng nông là việc làm chính trị đầu tiên”

và trên cơ sở nhận thức rõ thực trạng này, đã tập trung nhiều nỗ lực vào phục hồi và phát triển nông nghiệp. Thái độ quan tâm của nhà Nguyễn đối với kinh tế nông nghiệp được thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của tai biến tự nhiên đến nền sản xuất nông nghiệp vẫn còn rất nặng nề, thể hiện trên rất nhiều mặt.

Trước hết là ý thức về kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, bởi trước sức mạnh của tự nhiên, người nông dân luôn muốn tìm cách đối phó hay chí ít cũng có ước mơ đối phó được, hoặc tìm cách hiểu rõ để thích nghi, để cùng sinh tồn và phát triển. Mặc dù vậy, trong lao động, người nông dân luôn

luôn lo lắng: Trông trời, trông đất, trông mây; Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm; Mồng chín tháng chín có mưa; Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn…Qua đó để thấy được sự tác động sâu sắc của tai biến tự nhiên đối với kinh tế nông nghiệp, đây cũng là cơ sở để người nông dân đưa ra những kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp về giống cây trồng cũng như kỹ thuật sản xuất. Và đó cũng là một trong những biện pháp phòng chống, khắc phục tai biến tự nhiên mà chúng tôi sẽ đề cập chi tiết ở phần nội dung saụ

Tác động rõ rệt thấy được với nông nghiệp là hiện tượng mất mùa, đồng ruộng bị tổn hại, giá gạo tăng cao - những hệ quả thường thấy nhất khi các tai biến tự nhiên xảy ra, đặc biệt là các tai biến tự nhiên có tần xuất và cường độ thường xuyên như lũ lụt, hạn hán.

Thống kê tình hình mất mùa, đồng ruộng bị tổn hại, giá gạo tăng cao trên toàn quốc trong thời gian từ 1802 – 1858.

STT Thời gian Địa phương bị ảnh hưởng

1 1803 Bình Định

2 1804 Sơn Nam Thượng, Nghệ An, Thanh Hoa nội ngoại, các trấn Bắc Thành, từ Quảng Bình vào Nam

3 1805 Quảng Đức, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận, Thanh Hoa, các trấn Bắc Thành, Gia Định 4 1807 Quảng Trị 5 1808 Quảng Đức, Bình Định, Phú Yên 6 1809 Năm trấn nội ở Bắc Thành 7 1811 Các trấn Bắc Thành, từ Bình Thuận đến Bắc Thành 8 1812 Bốn dinh trực lệ, Bình Định, Phú Yên

9 1814 Gia Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Định, Bồng Sơn, Quảng Nam, Bình Hòa, Bình Thuận, Thuận Thành, Nghệ An, Thanh Hoa, Thanh Bình, Bắc Thành

STT Thời gian Địa phương bị ảnh hưởng

Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Hòa, Quảng Nam, Bình Định

11 1816 Từ Quảng Bình vào Nam, từ Nghệ An ra Bắc

12 1817 Bốn dinh trực lệ, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận, Gia Định, Nghệ An, Thanh Hoa, Bắc Thành

13 1818 Thanh Hoa

14 1819 Từ Thanh Hoa ra Bắc, Quảng Nam, Quảng Ngãi

15 1822 Quảng Nam, Quảng Trị, Bình Định, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Dương, Kinh Bắc

16 1823 Phú Yên, Quảng Nam, Bình Định, Thanh Hoa, Ninh Bình, Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi

17 1824 Phiên An, Định Tường, Vĩnh Thanh, Biên Hòa, Hà Tiên, Quảng Ngãi, Phú Yên, Thanh Nghệ, Ninh Bình, Thanh Hoa, Bình Định 18 1825 Gia Định, Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Phú

Yên, Bình Hòa, Quảng Ngãi, năm huyện trấn Hải Dương, Nam Định 19 1826 Huyện Diên Phúc dinh Quảng Nam

20 1827 Quảng Nam, Quảng Trị, Định Tường, Sơn Nam, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình

21 1828 Nghệ An, Quảng Trị

22 1829 Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Yên, Quảng Nam, 23 1830 Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa

24 1831 Trấn Sơn Nam, Hải Dương, Quảng Nam, Sơn Tây, Thanh Hoa, Ninh Bình, Bắc Ninh, Nam Định, Thanh Hoa

25 1832 Bình Định, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định

26 1833 16 tỉnh Bắc Kỳ, từ Thừa Thiên vào Nam đến Bình Thuận, ra Bắc đến Quảng Bình

27 1834 Vĩnh Long, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoa

28 1835 Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thừa Thiên, Thanh Hoa, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Hóa, Sơn

STT Thời gian Địa phương bị ảnh hưởng

Tây, Cao Bằng, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên 29 1836 Quảng Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên

30 1837 Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Sơn Tây 31 1838 Hưng Yên, Thanh Hoa

32 1839 Từ Hà Tĩnh trở ra Bắc đến Lạng Sơn

33 1840 Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hoa, Ninh Bình, Hà Nội, Sơn Tây, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương

34 1841 Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh, phủ Thừa Thiên

35 1842 Vĩnh Long, An Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Yên, Biên Hòa

36 1843 Quảng Bình

37 1844 Thừa Thiên, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Nam Định, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên

38 1845 Phủ Thừa Thiên, Quảng Bình, Hà Nội, Nghệ An

39 1846 Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội, Nam Định, Sơn Tây, Hưng Yên, Thừa Thiên, Bình Thuận, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang 40 1847 Sơn Tây, Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam, Quảng Bình,

Hà Tĩnh, Thanh Hoa

41 1848 Hà Nội, Nam Định, Sơn Tây, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên 42 1849 Vĩnh Long, các tỉnh từ Bình Định đến Thanh Hóa, Hà Nội, Nam

Định, Hải Dương, Khánh Hòa, Phú Yên

43 1850 Nghệ An, Hà Nội, Hải Dương, Tuyên Quang, Quảng Yên, Lạng Sơn 44 1852 Bình Thuận, Khánh Hòa, Kinh Kỳ, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Ninh Bình,

Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên

45 1853 Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Nghệ An, Thanh Hoa, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh

46 1854 Kinh Kỳ, Lạng Sơn, Quảng Nam, Bắc Ninh, Sơn Tây, Cao Bằng, Hải Dương, Nam Định

STT Thời gian Địa phương bị ảnh hưởng

47 1856 Nam Định, Ninh Bình, Sơn Tây, Thái Nguyên, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình

48 1857 Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Nội, Nam Định, Sơn Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Hóa

Qua thống kê trên ta thấy tình hình mất mùa, đồng ruộng bị tổn hại, giá gạo tăng cao thường xuyên xảy ra hàng năm, với mức độ và tần suất khá cao, trên phạm vi toàn quốc, nhưng nhiều nhất vẫn là ở các tỉnh Bắc Bộ, kế tiếp là Trung Bộ. Đây là một trong những hệ quả tiêu cực từ các tai biến tự nhiên, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của nhân dân.

Từ thực trạng này mà nhà Nguyễn rất quan tâm đến việc khám đồng lúa, nhằm mục đích xem xét mức độ tổn hại, khả năng mất mùa, để có những biện pháp khắc phục kịp thờị Cụ thể năm 1825, chuẩn định: từ nay phàm các địa hạt, lở khi có tình hình lúa bị thiên tai đã được dân báo lên, thời một mặt phải báo lại, một mặt thân đến khám xét rõ ràng xác thực làm thành văn bản rõ ràng. Nếu hàng năm, đến khi lúa được thu hoạch không bị thiệt hại, dân không có thời cứ theo như lần trước đã chuẩn định chỉ phái người về xem xét rồi cứ tình hình mà tâu lên, không nên sức xuống dân gian khai báo, cũng không đuợc mang theo nhiều người đến tụ tập khám xét ở đồng ruộng làm biên án để phiền nhiễu cho dân. [31, tr. 575]

Cùng với mất mùa, giá gạo cao là hiện tượng diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa, làm cho sản xuất nông nghiệp bị đình trệ. Tại tỉnh Thái Bình, theo địa bạ năm 1805, tổng hợp tư liệu thống kê quy mô diện tích đất lưu hoang ở 5 huyện Chân Định, Đông Quan, Quỳnh Côi, Thanh Tiên, Vũ Tiên đã chiếm tới 15% tổng diện tích ruộng đất. Trong đó, huyện Đông Quan có diện tích đất lưu hoang nhiều nhất, khoảng trên 4.598 mẫu (chiếm 6,3/15%), rồi đến huyện Vũ Tiên khoảng 3.477 mẫu (chiếm 5,3/15%), huyện

Chân Định có ít nhất thì cũng lên tới 160 mẫu (chiếm 0,6/15%). Chủ ruộng có thể vẫn ở làng hoặc xiêu tán chưa về.

Với tinh thần “một thước đất cũng không bỏ phí”, nhà Nguyễn đồng thời áp dụng nhiều biện pháp. Với ruộng đất của dân xiêu tán, giao cho quan quân cày cấy hoặc cho phép người có khả năng lĩnh trưng khai khẩn cày cấy nộp thuế, khi nào chủ ruộng về thì trả lại (đến năm 1854 chính thức tuyên bố những lưu dân trước 1802 mà chưa trở về thì mất quyền sở hữu). Quyết liệt hơn, năm 1834 quy định ở Bắc Kỳ nếu ruộng tư bỏ hoang thì cho phép người khai khẩn trước được nhận làm ruộng tư, năm 1836 quy định ở Nam Kỳ nếu ruộng đất tư bỏ hoang thì bị sung làm công điền. Với nhà Nguyễn, thậm chí bỏ hoang ruộng đất là có tộị

Kết quả của khai hoang, phục hóa là sự tăng trưởng của diện tích đất đai canh tác. Theo thống kê, tổng diện tích đất toàn quốc các thời điểm như sau: năm 1820 là 3.748.375 mẫu, năm 1840 là 4.036.892 mẫu, năm 1847 là 4.278.013 mẫu, năm 1856 là 4.617.435 mẫu [47, 29]. Những nỗ lực của nhà Nguyễn đem lại kết quả đáng ghi nhận, góp phần mở rộng lực lượng sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế khác có xu hướng ngày càng rõ nét theo thời gian, đó là sự thu hẹp của lực lượng sản xuất nông nghiệp. Năm 1851 toàn quốc có 104.016 mẫu đất đai hoang hóa, tập trung chủ yếu ở Nam Kỳ (86.382 mẫu), thống kê từ năm 1854 về trước cả nước bỏ hoang 395.488 mẫu [47, tr. 29].

Từ những tác động trực tiếp đến nền sản xuất nông nghiệp, kéo theo sự ảnh hưởng đến các ngành nghề kinh tế khác như thủ công nghiệp dân gian, cho đến nội - ngoại thương. Trong đó nhất là thủ công nghiệp dân gian với hai hình thức chủ yếu: thủ công nghiệp với tư cách một nghề phụ - một hoạt động kinh tế kết hợp trong đơn vị làng xã và gia đình; thủ công nghiệp với các phường thủ công chuyên nghiệp, các làng thủ công chuyên nghiệp.

Ở thế kỷ XIX, dưới thời Nguyễn, mặc dù đã trải qua hơn hai thế kỷ phát triển công thương nghiệp với sự phồn vinh của nhiều đô thị và sự giao lưu với luồng thương mại quốc tế, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp là nguồn sống chủ yếu của hơn 90% cư dân và là nguồn thu nhập chính của nhà nước và hệ thống quan lạị Nhưng đồng thời lại bị ảnh hưởng trực tiếp, to nhất bởi các tai biến tự nhiên, chiến tranh, loạn lạc. Vì vậy, các vua Nguyễn, từ Gia Long đến Tự Đức đều rất quan tâm đến nông nghiệp. Những biện pháp khắc phục hậu quả do tai biến tự nhiên gây ra, những hoạt động phục hóa, khẩn hoang và thủy lợi phục vụ nông nghiệp của Nhà nước và nhân dân đương thời, đều nhằm mục đích ổn định sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân.

3.2.2. Trong lĩnh vực đời sống xã hội

Dưới thời nhà Nguyễn, trong khi những người nông dân, thợ thủ công, thương nhân, đồng bào các dân tộc thiểu số phải mang gánh nặng tô thuế, các nghĩa vụ binh dịch, lao dịch với nhà nước và hậu quả của nạn cường hào, thì họ còn luôn phải đối mặt với hàng loạt tai họa khác, nhất là tai họa tự nhiên. Điều này càng trở nên trầm trọng khi khả năng phòng chống, khắc phục thiên tai của nhà nước còn nhiều hạn chế, bất cập, và trong điều kiện sa sút của nền kinh tế cùng khả năng giải quyết hậu quả của nhà nước còn không kịp thời và thiếu hiệu quả.

Hậu quả cuối cùng của toàn bộ tình hình trên là đời sống của các tầng lớp nhân dân, mà trước hết là nông dân ngày càng trở lên khốn khó, trong đó một bộ phận đáng kể bị bần cùng hóạ Nạn đói hoành hành khắp mọi nơi, nhất là vùng miền Trung và miền Bắc, cùng đó là người chết, nhà đổ, làng xóm tiêu điềụ Có thể nêu một số sự kiện sau:

- Năm 1803, trong lúc Bắc Thành lụt to thì Thanh Hóa dân xiêu dạt, Nghệ An dân đói “mặt xanh như rau cải”;

- Năm 1809, Bắc Thành đói; - Năm 1821, Biên Hòa đói;

- Năm 1824, Bình Thuận và Thuận Thành đại hạn, dân đói đến nỗi phải ăn quả, rễ cây cho đỡ đói;

- Năm 1825, Hải Dương đói;

- Năm 1826, Bắc Thành bị nạn đói;

- Năm 1833, dân đói các tỉnh đến kiếm ăn ở Hải Dương có đến hơn 27.000 người;

- Năm 1829, Nam Định bị gió bão, mưa nhiều, nhà dân đổ nát hơn 44.000 nóc, thuyền buôn đắm hơn 170 chiếc, dân chết đuối hơn 530 người;

- Năm 1836, Quảng Trị mưa lụt, nhà của dân bị đổ đến hơn 1.000 nóc và nhiều người chết đuối; Phú Yên đổ hơn 4.000 nóc, chết đuối hơn 100 người;

- Năm 1842, bão lớn ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Nước biển dâng cao 14, 15 thước làm đổ nhà cửa 40.573 hộ, chết 5.240 người, trong đó Hà Tĩnh có 157 người chết, 696 thuyền dân bị đắm; Nghệ An bị đổ 9.160 nhà, 136 thuyền đắm;

- Năm 1846, bão lớn ở Nghệ An làm 22.980 nóc nhà đổ, 782 đình miếu sập, 296 thuyền đắm, 120 người chết; Hà Tĩnh cũng bị đổ mất 1.913 nóc nhà, chết 354 ngườị

Dịch bệnh cũng là tai họa lớn đối với người nông dân, thường đi kèm với nạn đói kém, lưu vong. Từ năm 1802 – 1858 đã diễn ra nhiều nạn dịch lớn, nhất là dịch tả, có những trận dịch cướp đi sinh mệnh hàng ngàn vạn người ( thống kê cụ thể ở mục 2, Chương 2).

Cùng với nạn đói là hiện tượng dân xiêu tán. Hình ảnh những đoàn người rách rưới kéo nhau đi ăn xin diễn ra thường xuyên dưới thời nhà

Nguyễn. Họ chính là những người nông dân xiêu tán – một hiện tượng xã hội nổi bật ở nước ta trong nửa đầu thế kỷ XIX.

Vào những thập niên ba mươi của thế kỷ XVIII, ở vùng Đàng Ngoài tình trạng dân xiêu tán trở nên hết sức trầm trọng (năm 1730 có 527 làng phiêu tán, năm 1741 tăng lên 3.691 làng). Dân xiêu tán là hậu quả cuối cùng của tình trạng nền kinh tế suy sụp và những gánh nặng mà người nông dân phải gánh chịụ Bước sang nửa đầu thế kỳ XIX, mặc dù nhà Nguyễn có cố gắng trong việc khôi phục nền kinh tế, nhưng với nhu cầu quá lớn trong việc củng cố vương triều và hưởng thụ, sự yếu kém trong việc quản lý nông thôn khiến những nguyên nhân trên không được khắc phục. Tình trạng dân xiêu tán tiếp tục diễn ra, có khi cả làng phiêu giạt hết hoặc phần lớn, nhưng phổ biến là một hiện tượng bộ phận lưu tán. Một số dẫn chứng như:

Năm 1819, các trấn Sơn Nam Thượng - Hạ, Kinh Bắc, Thái Nguyên, Hưng Hóa thuộc Bắc Thành có 8 xã, thôn, phường, nhân dân xiêu bạt, ruộng đất bỏ hoang.

Năm 1820, các huyện Đông Thanh, Quỳnh Lưu, Hương Sơn, Thanh Chương, Kỳ Anh tỉnh Nghệ An có 7 xã thôn, binh dân xiêu trốn mất tích 191 người, hơn 140 mẫu ruộng đất bỏ hoang phế.

Năm 1831, xã Tân An, huyện Diên Phúc và tộc Xuân An, huyện Hòa Vang thuộc Quảng Nam, nhân dân xiêu tán không thấy trở về.

Theo ghi chép của sử sách nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ 1802 đến năm 1806 ở Bắc Thành có 370 làng xiêu tán. Trong khoảng thời gian 1817 – 1819 riêng Nghệ An xiêu tán hai vạn người, năm 1820 cũng tại trấn này thêm 63 thôn làng xiêu tán. Năm 1820, Bắc Thành và phủ Hoài Đức xiêu tán 46 xã thôn. Năm 1824 trấn Bình Định xiêu tán 30 ấp. Năm 1826 trấn Hải Dương xiêu tán 108 xã thôn, ruộng bỏ hoang 12.7000 mẫu… Những thống kê dân đinh của nhà Nguyễn cho thấy trong suốt hơn một nửa thế kỷ, dân số tăng

Một phần của tài liệu Tai biến tự nhiên và khắc phục của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 74)