Xu hướng tự do hoá trong lĩnh vực tài chính đã tạo ra cơ hội cho các NHTM mở rộng hoạt động về mặt địa lý, giúp cho các ngân hàng hạn chế được những tổn thương do những thay đổi điều kiện kinh tế trong nước. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng tạo ra một thị trường tài chính rủi ro hơn. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Việc xây dựng một hệ thống quản trị nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động ngân hàng.Hoạt động tín dụng hiện nay đóng vai trò quan trọng đối với các NHTM Việt Nam, nó mang lại thu nhập chính (80% thu nhập từ hoạt động tín dụng) cho các NHTM. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất hiện nay. Vì vậy, hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng là góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM. Do vậy, đánh giá đúng mức thực trạng quản trị rủi ro kinh doanh tín dụng và nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng quản trị RRTD của Vietinbank nói chung và chi nhánh Chương Dương nói riêng là cần thiết.Trước thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần – Chi nhánh Chương Dương” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế.
Trang 2CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG NGỌC ĐỨC
Hà Nội - 2014
Trang 3Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độclập của cá nhân tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn này là kháchquan, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
PHẠM QUANG NGỌC
Trang 4Để hoàn thiện được Luận văn này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng phấn đấucủa bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Học viện Ngânhàng, các thầy cô giáo Khoa sau đại học đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạtcho tôi kiến thức cơ bản tạo nền tảng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo Khoa sau đại học, đặc biệt là
TS Đặng Ngọc Đức (người hướng dẫn khoa học) đã rất tận tình hướngdẫn, thẳng thắn trao đổi qua đó giúp tôi hoàn thiện Luận văn này với chấtlượng cao nhất có thể
Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo, các anh chị em đồng nghiệp tạiVietinbank Chương Dương đã tạo điều kiện, hướng dẫn tôi trong quá trìnhnghiên cứu thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank ChươngDương
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
PHẠM QUANG NGỌC
Trang 5LỜI CAM ĐOAN 0
LỜI CẢM ƠN 0
DANH MỤC VIẾT TẮT 0
DANH MỤC BẢNG BIỂU 0
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH 0
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng 3
1.1.2 Các loại rủi ro tín dụng 4
1.1.3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng 6
1.1.4 Các dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng 6
1.1.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 10
1.1.6 Hậu quả của rủi ro tín dụng 12
1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 13
1.2.2 Nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro tín dụng 14
1.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng 14
1.2.4 Các công cụ chính để quản trị rủi ro tín dụng 24
1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 30
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương 30
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của chi nhánh 32
2.1.3 Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương trong thời gian qua 33
Trang 62.2.1 Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng đã được triển khai 41
2.2.2 Những kết quả đạt được trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương 49
2.2.3 Những tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương 52
2.2.4 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 67
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 67
3.1.1 Định hướng chung của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương 67
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương 68
3.1.3 Định hướng kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương 69
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 70
3.2.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng 70
3.2.2 Nâng cao hiệu quả thực thi quy trình tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng 73
3.2.3 Về nhân sự và cơ cấu tổ chức 82
3.3 KIẾN NGHỊ 88
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 88
3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ 91
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 7CLMS Quản lý tín dụng cá nhân
Trang 8Bảng 1.1: Những hạng mục và điểm số tín dụng trong tín dụng tiêu
Bảng 1.2: Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s: 19
Bảng 2.1: Cơ cấu tiền gửi của chi nhánh trong ba năm vừa qua 35
Bảng 2.2: Thu nhập của chi nhánh trong ba năm vừa qua 37
Bảng 2.3: Chi phí hoạt động của chi nhánh trong ba năm vừa qua 38
Bảng 2.4: Lợi nhuận của chi nhánh trong ba năm vừa qua 39
Bảng 2.5: Quy trình tín dụng tại Vietinbank Chương Dương 45
Bảng 2.6: Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ tại Vietinbank Chương Dương 48 Bảng 2.7: Bảng dư nợ cho vay theo loại tiền tệ 50
Bảng 2.8: Bảng dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng 51
Bảng 2.9: Tình hình kiểm soát nợ quá hạn 52
Trang 9SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng 4
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 32
HÌNH:
Hình 2.1 Tỷ trọng dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng năm 2012 36 Hình 2.2 Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Chi nhánh 40
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Xu hướng tự do hoá trong lĩnh vực tài chính đã tạo ra cơ hội cho cácNHTM mở rộng hoạt động về mặt địa lý, giúp cho các ngân hàng hạn chếđược những tổn thương do những thay đổi điều kiện kinh tế trong nước Tuynhiên, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng tạo ramột thị trường tài chính rủi ro hơn Trong bối cảnh đó, không một ngân hànghay tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trịrủi ro hữu hiệu Việc xây dựng một hệ thống quản trị nói chung và quản trị rủi
ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động ngân hàng
Hoạt động tín dụng hiện nay đóng vai trò quan trọng đối với cácNHTM Việt Nam, nó mang lại thu nhập chính (80% thu nhập từ hoạt động tíndụng) cho các NHTM Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựngnhiều rủi ro nhất hiện nay Vì vậy, hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tíndụng là góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng của các NHTM Do vậy, đánh giá đúng mức thực trạng quản trị rủi rokinh doanh tín dụng và nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượngquản trị RRTD của Vietinbank nói chung và chi nhánh Chương Dương nóiriêng là cần thiết
Trước thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần – Chi nhánh Chương Dương” làm đề tài
luận văn thạc sỹ kinh tế
2 Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm áp dụng kiến thức, lý luận được đào tạo;
đi sâu tìm hiểu trong lĩnh vực quản trị RRTD về cả lý thuyết và thực tiễn, qua
đó hệ thống hóa các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng giúp cho việc phân tích,
Trang 11đánh giá đúng thực trạng quản trị RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần –Chi nhánh Chương Dương (Vietinbank Chương Dương), cũng như đưa ra cácgiải pháp hoàn thiện quản trị RRTD tại Vietinbank Chương Dương,
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong ngânhàng thương mại
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào hoạt động quản trị RRTD tạiNgân hàng Thương mại Cổ phần – Chi nhánh Chương Dương với số liệu từnăm 2010 đến 2012
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp…
5 Những đóng góp của đề tài:
- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về phương quản trị rủi ro tín dụng
- Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thươngmại Cổ phần – Chi nhánh Chương Dương
- Đưa ra giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngânhàng Thương mại Cổ phần – Chi nhánh Chương Dương
6 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn bao gồm 03 chương
Chương 1: Những vấn đề chung về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần – Chi nhánh Chương Dương
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần – Chi nhánh Chương Dương
Trang 12CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng
Rủi ro là phạm trù được sử dụng phổ biến trong KTTT Theo nhà kinh tế
Mỹ Fran Knight thì rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Nhà kinh tếAnh Marilic Hurt Mrearty cho rằng, rủi ro là một tình trạng trong đó các biến
cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được Tuy diễn đạt theo nhiều cáchkhác nhau, nhưng các nhà kinh tế đều thống nhất ở điểm cho rủi ro là sự kiệnxảy ra ngoài ý muốn của chủ thể kinh doanh và đem lại hậu quả xấu Vì thế,trong khoa học kinh tế những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu
về rủi ro và cách phòng ngừa tác hại của rủi ro Khi nghiên cứu rủi ro, các nhàkinh tế thường chú ý đến hai tiêu chí định lượng rủi ro quan trọng, đó là biên
độ tác hại của rủi ro và tần số xuất hiện rủi ro
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinhdoanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụtiềm ẩn rủi ro rất lớn Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụngchiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng Mặc dù hiện nay đã
có sự chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng, theo đó thu nhập
từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm xuống và thu dịch vụ có xuhướng tăng lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ ½ đến 2/3 thunhập ngân hàng (Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại) Kinh doanhngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhậnđược là bản chất ngân hàng P Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang
Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản vay tồi thì
Trang 13đó không phải là hoạt động kinh doanh” Rủi ro tín dụng là một trongnhững nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đếnchất lượng kinh doanh ngân hàng
Có rất nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng nhưng chúng ta có thể hiểu rủi
ro tín dụng (RRTD) là những thiệt hại, mất mát mà ngân hàng phải gánh chịu
do người vay vốn hay người sử dụng vốn của ngân hàng không đúng hạn,không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với bất kỳ
lý do nào
1.1.2 Các loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích,yêu cầu nghiên cứu Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tíndụng thành các loại khác nhau
- Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phânchia thành các loại sau đây:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng
Trang 14+ Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhânphát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt chovay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro
có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vayvốn để quyết định tài trợ của ngân hàng); rủi ro bảo đảm (rủi ro phát sinh từcác tiêu chuẩn bảo đảm như mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảmbảo…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay vàhoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹthuật xử lý các khoản vay có vấn đề)
+ Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là donhững hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phânthành rủi ro nội tại (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn củakhách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàngtập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặctrong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi
ro cao)
- Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây rarủi ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủquan Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiêntai, địch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác
l àm thất thoát vốn vay trong khi n gười vay đã thực hiện nghiêm túc chế độchính sách Rủi ro chủ quan do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay
và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý
do chủ quan khác
Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo
cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đốitượng sử dụng vốn vay…
Trang 151.1.3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng
Để chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả, nhận biết các đặcđiểm của rủi ro tín dụng rất cần thiết và hữu ích Rủi ro tín dụng có những đặcđiểm cơ bản sau:
- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàngchuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng Rủi ro tín dụng xảy ra khikhách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn; Haynói cách khác những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng lànguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng
- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểuhiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tíndụng do đặc trưng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ Do đókhi phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro,xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để cóbiện pháp phòng ngừa phù hợp
- Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạtđộng tín dụng của ngân hàng thương mại: tình trạng thông tin bất cân xứng đãlàm cho ngân hàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàndiện và đầy đủ, điều này làm cho b ất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi rođối với ngân hàng Kinh doanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ởmức phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng
1.1.4 Các dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng
RRTD là một hiện tượng khó nhận biết và rất phức tạp, gắn liền với hoạtđộng của cả ngân hàng lẫn khách hàng và môi trường Trong quản lý RRTD,việc nhận biết và đánh giá đầy đủ RRTD là rất quan trọng, vì nó xác địnhđúng thời điểm RRTD xảy ra và giúp NHTM xử lý kịp thời Tuy nhiên, nhậnbiết RRTD là công việc rất khó thực hiện, bởi các hình thức RRTD xảy ra
Trang 16trong các tình huống không giống nhau, nên không thể có mô hình chung vềnhận biết RRTD Tuy nhiên, trong chừng mực có thể, các NHTM cố gắng xâydựng một số dấu hiệu nhận biết RRTD điển hình nhằm hỗ trợ hoạt động quản
lý RRTD Có thể liệt kê một số dấu hiệu sau:
a Các dấu hiệu từ người vay vốn
- Doanh nghiệp vay vốn trì hoãn nộp các báo cáo tài chính: Báo cáo tàichính là tài liệu quan trọng dùng để thẩm định cho vay, là cơ sở trực tiếp đểđánh giá việc vay vốn, sử dụng vốn của ngân hàng Vì báo cáo tài chính cómối quan hệ mật thiết với hiệu quả sử dụng khoản cho vay, cho nên NHTMđòi hỏi người vay phải xuất trình báo cáo tài chính kèm theo các tài liệu vayvốn trong suốt thời gian vay vốn của ngân hàng Việc chậm trễ trong xâydựng hoặc gửi báo cáo định kỳ của doanh nghiệp nói lên tình hình tài chínhdoanh nghiệp có vấn đề phải xem xét, có thể là người vay gặp khó khăn hoặcgian dối về tài chính, do đó ngân hàng phải tiến hành kiểm tra, phân tích vàkết luận cụ thể xem có RRTD hay không để xử lý kịp thời
- Mối quan hệ không bình thường giữa ngân hàng và người vay: Trongnền kinh tế thị trường, quan hệ giữa NHTM và người vay là mối quan hệ hợpđồng kinh doanh, bình đẳng, thoả thuận trên cơ sở ngân hàng trao cho ngườivay sử dụng vốn của mình với những điều kiện ràng buộc nhất định Mộttrong những ràng buộc đó là người vay phải cung cấp thông tin về thực thinhững cam kết của mình NHTM cũng tiến hành những hoạt động kiểm soáttrực tiếp và gián tiếp việc sử dụng vốn vay với sự hợp tác nhất định của ngườivay Sự chậm trễ, hoặc thất hẹn, hoặc trốn tránh các giao tiếp bình thường vớiNHTM chứng tỏ hoạt động sử dụng vốn vay của người vay có yếu tố khôngbình thường, có thể người vay đang gặp tình trạng sản xuất, kinh doanh khókhăn, hoặc tài chính có vấn đề Đây là dấu hiệu để NHTM tăng cường cảnhgiác và phải tìm hiểu rõ ràng xem thực chất sự bất thường này là gì, nếu như
có khả năng xảy ra rủi ro thì còn kịp thời xử lý
Trang 17- Tình hình dự trữ vật tư hàng hoá của doanh nghiệp vay vốn: Vật tưhàng hoá nói chung và vật tư hàng hoá tạo ra từ tiền vay nói riêng đều đượccoi như vật đảm bảo cho tiền vay trực tiếp, là cơ sở để vốn vay ngân hàng pháthuy hiệu quả kinh tế Do đó, dự trữ vật tư hàng hoá là việc làm cần thiết cho sảnxuất kinh doanh Tuy nhiên, nếu dự trữ vật tư hàng hoá quá lớn thì doanh nghiệp
sẽ bị ứ đọng vốn, giảm khả năng thanh toán Đặc biệt, nếu hàng hoá tồn lâu dài thì
là bằng chứng cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp kém, có khả năng dẫn kháchhàng đến thua lỗ, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng
- Chất lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp vay vốn có vấn đề:Chất lượng hàng hoá, dịch vụ là kết quả của quá trình tổ chức sản xuất kinhdoanh, nên có thể coi là tiêu thức đánh giá sự thành công hay thất bại củangười kinh doanh Tuy nhiên, chất lượng hàng hoá phải phù hợp với thịtrường, được thị trường chấp nhận và có khả năng cạnh tranh cao Nếu chấtlượng hàng hoá kém, không phù hợp thị hiếu đương nhiên khó có khả năngtiêu thụ, dẫn đến không có khả năng thu hồi vốn, không thực hiện được cácnghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp Nhất là trong trường hợp doanh nghiệp
bị gặp rắc rối hoặc tranh chấp và kiện tụng về chất lượng hàng hoá, dịch vụthì nguy cơ suy giảm tài chính sẽ thấy rõ Các doanh nghiệp trong tình trạngnày không thể trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng và tất nhiên NHTM
sẽ gặp RRTD
- Khách hàng vay vốn ngân hàng giảm bất thường giá bán hàng hoá:Khách hàng chỉ giảm giá bán hàng hoá trong các trường hợp: Giảm chi phí,các mặt hàng cùng loại giảm, khách hàng rất khó khăn về tài chính Khi códấu hiệu này, ngân hàng phải tiến hành kiểm tra xem xét, nếu khách hàng rấtkhó khăn về tài chính sẽ dẫn đến khó trả nợ cho ngân hàng
- Sự thay đổi bất thường tổ chức hoạt động của khách hàng vay vốn: Sựthay đổi này bao gồm thay đổi các nhà quản lý (cách chức, từ chức, chuyển
Trang 18công tác, ), hoặc tình trạng người lao động thiếu việc làm, hoặc bán các tàisản để giải quyết nhu cầu tài chính, đều được coi như các dấu hiệu rõ nét đểnhận biết RRTD Bởi vì, thường các doanh nghiệp có những khó khăn về sảnxuất kinh doanh và tài chính mới xuất hiện tình trạng đó và điều này dẫn đếnviệc trả nợ của khách hàng sẽ gặp khó khăn.
- Đối tác của khách hàng bị rủi ro, bị phá sản hoặc bị truy tố: Nếu đối táccủa khách hàng bị rủi ro thì nguy cơ rủi ro của khách hàng là rất lớn, dẫn đếnrủi ro cho ngân hàng
- Hoàn trả nợ vay ngân hàng không đúng kỳ hạn: Thực hiện nghĩa vụ trả
nợ vay ngân hàng theo thời hạn được coi như là một tiêu chuẩn cơ bản đểđánh giá chất lượng tín dụng Các trường hợp trả nợ vay chậm đều được coi làdấu hiệu cơ bản của RRTD, cho dù do nguyên nhân chủ quan hay kháchquan Bởi vì, mục đích cuối cùng và cơ bản nhất là ngân hàng phải thu hồiđầy đủ vốn và lãi theo thời hạn Việc không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa
vụ nợ cũng đồng nghĩa với RRTD
- Xuất hiện tình trạng vay vốn ở nhiều ngân hàng: Thông thường, kháchhàng chỉ muốn giao dịch ở một số ngân hàng tốt nhất Tuy nhiên, trongtrường hợp kinh doanh gặp khó khăn, không thể trả nợ ngân hàng đầy đủ vàđúng hạn, nên khách hàng đã vay nhiều ngân hàng để đảo nợ cho nhau và lẩntránh sự kiểm soát của ngân hàng Vì thế, tình trạng khách hàng vay vốn củanhiều ngân hàng, kể cả các ngân hàng không quen thuộc là dấu hiệu tin cậy đểngân hàng thường cho khách hàng vay vốn dự báo có rủi ro cho khoản vốn đãcho vay của mình
b Các dấu hiệu từ phía ngân hàng
- Qui trình cho vay không được thực hiện đúng qui định: Mỗi NHTMđều đưa ra một qui trình cho vay chặt chẽ nhằm làm cho mỗi đồng vốn phát
ra phải đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả và quay về ngân hàng đủ cả
Trang 19gốc lẫn lãi Tuy nhiên, qui trình này không phải lúc nào cũng được thựchiện nghiêm túc, đầy đủ Trong bối cảnh cạnh tranh diễn ra ngày càngmạnh mẽ, các NHTM có xu hướng giảm thấp các điều kiện vay vốn, bỏ quacác qui định để giữ và thu hút khách hàng, khi đó xác xuất gặp rủi ro tấtyếu sẽ tăng
- Giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ: Mọi khoản vay đều phải đảmbảo đầy đủ các thủ tục, hồ sơ theo qui định để được giải ngân Giải ngân trướckhi hoàn thành chứng từ thể hiện sự vội vã, bất ổn Sau khi đã nhận được vốnvay, khách hàng thiếu thiện chí bổ sung các thủ tục cần thiết Khi đó, khókhăn trong thu hồi nợ và khởi kiện khi khách hàng không thực hiện trả nợtheo cam kết sẽ thuộc về ngân hàng Về mặt lý thuyết, những khoản vay nhưvây sẽ có độ rủi ro cao hơn các khoản cho vay đúng quy trình
- Cho vay đảo nợ: Một khoản vay không được thanh toán đúng thời hạn,thay vì phải đàm phán với khách hàng, cán bộ tín dụng thực hiện giải quyếttình trạng quá hạn trước mắt bằng cách cho vay đảo nợ Biện pháp xử lý nàykhông kiểm soát được những rủi ro khách hàng đang đối mặt mà là sự tích tụrủi ro Qua thời gian, rủi ro đã phát triển đến mức tài chính doanh nghiệpkhông thể chịu đựng được nữa sẽ bùng phát không thể cứu vãn và rủi ro thực
sự thuộc về ngân hàng
1.1.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro hay nói cách khác Hoạt độngngân hàng luôn phải đối diện với rủi ro Vì vậy, nhận diện những nguyênnhân gây ra rủi ro tín dụng giúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa hiệu quả
và giảm thiệt hại Có 3 nhóm nguyên nhân cơ bản sau đây:
a Những nguyên dân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng
+ Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi
Trang 20nhuận dẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quánhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó.
+ Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tinkhông đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý
+ Do cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần caohơn các ngân hàng khác
+ Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hànhđúng quy trình cho vay Cán bộ tín dụng yếu kém về trình độ nghiệp vụ; Cán
bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh
+ Định giá tài sản không chính xác; không thực hiện đầy đủ các thủ tụcpháp lý cần thiết; hoặc không đảm bảo các ngu yên tắc của tài sản đảm bảo là:
đễ định giá; dễ chuyển nhượng quyền sở hữu; dễ tiêu thụ
b Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng
+ Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý
+ Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả
+ Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được
+ Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản
+ Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo.+ Do mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, ban điều hành
c Các nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường bên ngoài
+ Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…
+ Tình hình an ninh, trong nước, trong khu vực bất ổn
+ Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cáncân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thường
+ Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.Tóm lại, các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, có nhữngnguyên nhân khách quan và nh ững nguyên nhân do chủ thể tham gia quan
hệ tín dụng Những nguyên ngân chủ quan do các chủ thể có ảnh hưởng rất lớn
Trang 21đến chất lượng tín dụng và ngân hàng có thể kiểm soát được nếu có biện phápthích hợp
1.1.6 Hậu quả của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ranhững hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xãhội của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu
- Đối với ngân hàng bị rủi ro: Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và cácloại phi) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫnphải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút,thậm chí nếu trầm trọng hơn thì có thể bị phá sản
- Đối với hệ thống ngân hàng: Hoạt động của một ngân hàng trong mộtquốc gia có liên quan đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội
và cá nhân trong nền kinh tế do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt độngxấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tácđộng dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác.Nếu không có sự can thiệp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủthì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạtrút tiền tại các NHTM làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơivào tình trạng mất khả năng thanh toán
- Đối với nền kinh tế: Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh
tế, là kênh thu hút và bơm tiền cho nền kinh tế, vì vậy rủi ro tín dụng gây nên
sự phá sản một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh
tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cấu, lạm phát,thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn…
- Trong quan hệ kinh tế đối ngoại: Làm ảnh hưởng đến vị thế và hìnhảnh của hệ thống ngân hàng – tài chính quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tếcủa quốc gia đó
Trang 22Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ởcác mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải tríchlập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng khôngthu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ
và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ
bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thốngngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hếtsức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trongcho vay
1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro chính là trung tâm của hoạt động quản trị điều hành củamỗi NHTM Hiểu một cách đơn giản thì quản trị rủi ro chính là quá trình cácNHTM áp dụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản trịngân hàng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình để giám sát phòngngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu tư và cáchoạt động kinh doanh khác để ngăn chặn tổn thất thiệt hại cho ngân hàng,đồng thời không ngừng nâng cao sức mạnh và uy tín của ngân hàng trênthương trường Quản trị rủi ro là bộ phận quan trọng trong chiến lược kinhdoanh của mỗi NHTM, đồng thời với mỗi loại rủi ro cụ thể lại áp dụng cácphương pháp quản trị riêng
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược,các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu antoàn, hiệu quả và phát triển bền vững Đồng thời, phải tăng cường các biệnpháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanhtín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệuquả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM
Trang 231.2.2 Nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro tín dụng
Hoạch định phương hướng và kế hoạch phòng chống rủi ro Phươnghướng nhằm vào dự đoán xác định rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điềukiện nào, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, hậu quả ra sao,…
Phương hướng tổ chức phòng chống rủi ro có khoa học nhằm chỉ ranhững mục tiêu cụ thể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thểchấp nhận được
Tham gia xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòngchống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọnnhững công cụ kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả
do rủi ro gây ra một cách nghiêm túc
Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạchphòng chống rủi ro đã hoạch định, phát hi ện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khithực hiện giao dịch, đánh giá hiệu quả công tác phòng chống rủi ro trên cơ sở
đó đề nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thốngquản trị rủi ro
1.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng
Trong hoạt động quản trị rủi ro, cần thiết phải có một hệ thống đo lườngRRTD nhằm phân loại các mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động kinhdoanh NH, từ đó có biện pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở các mức
độ khác nhau Có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá RRTD.Các mô hình này rất đa dạng bao gồm cả định lượng và định tính Một số môhình phổ biến sau:
a Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng
Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C
Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khảnăng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không Cụ thể bao gồm 6 yếu
tố sau:
Trang 24- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đíchxin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chínhsách tín dụng hiện hành của NH hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đivay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thậpthông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ NH khác,hoặc các cơ quan thông tin đại chúng …
- Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào qui định luật phápcủa quốc gia Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành
vi dân sự
- Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồntrả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập,tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán…Sau đó cầnphân tích tình hình tài chính của DN vay vốn thông qua các tỷ số tài chính
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để NH cấp tín dụng và
là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho NH
- Các điều kiện (Conditions): NH quy định các điều kiện tùy theo chínhsách tín dụng theo từng thời kỳ
- Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi củaluậtpháp, quy chế hoạt động đến khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩncủa NH
Mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vàomức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũngnhư trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng
Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng
* Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model)
Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đốivới các DN vay vốn Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tíndụng đối với người vay và phụ thuộc vào: Trị số của các chỉ số tài chính của
Trang 25người vay (Xj); tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xácsuất vỡ nợ của người vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5Trong đó : X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”
X2: tỷ số “lợi nhận giữ lại/tổng tài sản”
X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài sản” X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”
Trị số Z càng cao thì nguời vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy,khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm
có nguy cơ vỡ nợ cao
- Z < 1,8: Khách hàng có khả năng rủi to cao
- Ưu điểm của mô hình: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đốiđơn giản
- Nhược điểm:
+ Mô hình này chỉ cho phép phân biệt khách hàng thành hai nhóm là
“vỡ nợ” và “không vỡ nợ” Tuy nhiên trong thực tế, vỡ nợ được phân thànhnhiều loại, từ không trả hay chậm trễ trong việc trả lãi tiền vay, đến việckhông hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay
+ Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số
Trang 26phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến Tương
tự như vậy, bản thân các chỉ số được chọn cũng không phải là bất biến, đặcbiệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thì trường tài chínhthay đổi liên tục
+ Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng cóthể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vaynhư danh tiếng khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và kháchhàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biến động của các chu kỳ kinh tế
* Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Ngoài mô hình điểm số Z, hiện nay nhiều ngân hàng còn sử dụngphương pháp cho điểm để xử lý các đơn xin vay của người tiêu dùng như:mua sắm xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản và kinh doanh nhỏ Cácyếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểmtín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, sốngười phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân,thời gian làm việc…
Mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng thường sử dụng từ 7 đến 12 hạngmục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 đến 10 Sau đây là những hạng mục
và điểm số tín dụng thường được sử dụng trong tín dụng tiêu dùng
- Ưu điểm: mô hình điểm số đã loại bỏ được sự phán xét chủ quantrong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng củangân hàng
- Nhược điểm: mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng
để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và những thay đổi trongcuộc sống gia đình, do đó có thể đe dọa đến chương trình tín dụng của ngânhàng mà bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộngđồng và dịch vụ ngân hàng
Trang 27Bảng 1.1 Những hạng mục và điểm số tín dụng trong tín dụng tiêu dùng
STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm
1
Nghề nghiệp của người vay
- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10
2
Trạng thái nhà ở
Kinh nghiệm nghề nghiệp
5
Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành
Các tài khoản tại ngân hàng
- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành Séc 4
* Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s:
Trang 28Rủi ro tín dụng hay rủi ro không hoàn được vốn trái phiếu của công tythường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu Những đánh giá nàyđược chuẩn bị bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó Moody’s vàStandard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất
Bảng 1.2 Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s:
CCC-CC Đầu cơ có rủi ro cao
C Trái phiếu có lợi nhuận DDD-D Không hoàn được vốn
Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard &Poor’s thì cao nhất là AAA Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody’s) và AA(Standard & Poor’s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốncao Trong đó, chứng khoán trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoánnên đầu tư, còn các loại chứng khoán bên dưới được xếp hạng rác rưởi (junk).Nhưng do có mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nên tuy việc xếp hạng thấp
Trang 29(rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng có lợi nhuận cao nên đôi lúc khách hàngchấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán này.
b Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
Vì vậy, ngân hàng thường theo dõi rất chi tiết các khoản nợ này và phân chianhững khoản nợ này như sau:
* Theo khả năng thu hồi
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: là những khoản nợ quá hạn nhưngthời gian quá hạn ngắn và ý thức trả nợ của khách hàng được đánh giá là tốt
Tỷ lệ NQH có khả năng thu hồi = NQH có khả năng thu hồi / Tổng NQH
- Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: là mức độ cao hơn của nợ quáhạn có khả năng thu hồi, thông thường là các khoản nợ nhóm 5 - nợ có khảnăng mất vốn, gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngàytrở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa
Trang 30bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý
Tỷ lệ NQH không có khả năng thu hồi = Tổng dư nợ nhóm 5 / Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi càng cao, rủi ro càng thấp Và ngượclại, tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi càng cao, rủi ro càng cao
* Theo mức độ bảo đảm: gồm NQH có Tài sản đảm bảo và NQHkhông có tài sản đảm bảo
Tỷ lệ NQH có TSBĐ = NQH có TSBĐ / Tổng NQH
Tỷ lệ NQH không có TSBĐ = NQH không có TSBĐ / Tổng NQH
Đối với một khoản vay, tài sản bảo đảm có ý nghĩa quan trọng Nó vừatạo áp lực buộc người vay vốn phải tuân thủ các điều kiện vay vốn, tạo sức épcho họ sử dụng vốn hiệu quả, trả nợ gốc và lãi đầy đủ Nó còn là nguồn thuhồi, đảm bảo an toàn cho các khoản vay khi khách hàng không thanh toán cáckhoản nợ Tỷ lệ nợ quá hạn có tài sản bảo đảm càng cao thì mức độ rủi ro củangân hàng càng thấp Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn không có tài sản bảo đảmcàng cao thì ngân hàng càng chịu nhiều rủi ro
Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thốngngân hàng thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phânchia theo thời hạn thành các cấp độ quá hạn như sau:
+ Nợ quá hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý
+ Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn
+ Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ
+ Nợ quá hạn trên 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn
Tỷ lệ nợ quá hạn < 5% được coi là bình thường
Tỷ lệ nợ khó đòi/Tổng nợ quá hạn
Tổng nợ khó đòi
Tỷ lệ nợ khó đòi = - x 100%
Trang 31Tổng nợ quá hạnĐây là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng đã cho vay và khó có khảnăng thu hồi
Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt Chỉ tiêu này cho ta biết được bao nhiêu %trong tổng nợ quá hạn là nợ khó đòi để từ đó có biện pháp xử lý tương ứng.Đồng thời kết hợp với chỉ tiêu đầu tư rủi ro sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốtrủi ro các khoản cho vay vì chỉ tiêu nợ quá hạn mới chỉ xem xét đến giá trịkhoản nợ quá hạn trong khi tỷ lệ đầu tư rủi ro lại đề cập đến món vay mà phátsinh nợ quá hạn Từ đó ngân hàng sẽ có chính sách dự phòng tốt cho cáckhoản có khả năng rủi ro, có những thông báo định kỳ về món vay không đủkhả năng thu hồi và tránh được tình trạng trong cùng một lúc, ngân hàng phảithông báo con số nợ không có khả năng thu hồi quá lớn và giảm tài sản mộtcách nghiêm trọng
+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày
- Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3): các khoản nợ được tổ chức
Trang 32tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và
có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn
từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại
- Nhóm nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4): các khoản nợ được tổ chức tín dụngđánh giá là khả năng tổn thất cao Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến
360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại
- Nhóm nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5): các khoản nợ được tổchức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn Bao gồm:Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xửlý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thờihạn đã cơ cấu lại
Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này không được vượt quá 5%
Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoảncho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngânhàng Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay củangân hàng
Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoảncho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho
Trang 33ngân hàng Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng
dư nợ cho vay của ngân hàng
Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: lànhững khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhậpmạng lại cho ngân hàng là vừa phải Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng ápđảo trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng
Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, RRTDthấp Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việccho khách hàng vay
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ ═ - x 100%
Doanh số cho vay
1.2.4 Các công cụ chính để quản trị rủi ro tín dụng
a Chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Chính sách QTRRTD là hệ thống các quan điểm, chủ trương và biệnpháp của NHTM, để nhận diện và QTRRTD một cách có hiệu quả nhằm giảmthiệt hại và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Nói cách khác,chính sách QTRRTD là cơ chế và là chính sách cụ thể để giám sát vàQTRRTD một cách có hệ thống và hiệu quả
Do đó, các NHTM cần xây dựng cơ chế cấp tín dụng hợp lý như phâncấp quản lý và uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng; xác định thị trường, ngànhnghề, lĩnh vực cho vay; xây dựng các giới hạn trong hoạt động tín dụng; xâydựng chính sách khách hàng; quy định về TSĐB…
b Chính sách phân bổ tín dụng
- Phân bổ theo khu vực địa lý: Thực hiện phân chia phạm vi cấp tín dụng
Trang 34theo khu vực địa lý, chủ trương ưu tiên mở rộng hoạt động tín dụng tại nhữngnơi có điều kiện mở rộng tín dụng và chất lượng tín dụng bảo đảm, giới hạnmột mức tối đa ở những khu vực có chất lượng tín dụng thấp.
- Phân bổ theo kỳ hạn cho vay và loại tiền cho vay: Việc cấp tín dụngphải bảo đảm sự phù hợp giữa cơ cấu kỳ hạn và loại tiền cho vay Chẳng hạn,như việc quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để chovay trung và dài hạn
- Phân bổ theo loại hình sản phẩm cho vay, đối tượng khách hàng, mặthàng và lĩnh vực đầu tư: Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay theo nguyên tắchạn chế tối đa rủi ro, đa dạng hóa các đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểurủi ro có thể xảy ra, đa dạng lĩnh vực cho vay theo nguyên tắc phù hợp với xuhướng phát triển kinh tế và chính sách vĩ mô của Nhà nước
c Chính sách lãi suất
Lãi suất là giá cả sử dụng vốn, gắn liền với hoạt động tín dụng ngânhàng, đồng thời gắn liền với mọi hoạt động kinh tế có liên quan Lãi suất làmột trong những công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia doNHNN điều hành Nó có tác động rất lớn đối với việc thu hẹp hay mở rộng tíndụng, kích thích hay cản trở đầu tư, tạo thuận lợi hay khó khăn cho hoạt độngngân hàng Vì vậy, một chính sách lãi suất đúng đắn sẽ có tác dụng thúc đẩysản xuất, lưu thông hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại
Trong thời gian qua, tình hình biến động theo chiều hướng tăng của lãisuất cho vay đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng của cácNHTM Vì vậy, các ngân hàng cần phải xem chính sách lãi suất là một công
cụ cần thiết trong QTRRTD để có những giải pháp can thiệp kịp thời nhằmhạn chế tối đa RRTD xảy ra
d Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Trang 35Hiện nay, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang trở nêncần thiết và quan trọng đối với công tác QTRR nói chung, đặc biệt là RRTDnói riêng của các ngân hàng Việc thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ nhằmmục đích là phân loại các khoản nợ, đánh giá chất lượng tín dụng, trích lập dựphòng trong các hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Xếp hạng tín dụng nội bộ được xem là một công cụ hiệu quả trong công tácthẩm định, ra quyết định cho vay và giúp ngân hàng có thể đánh giá chính xácmức độ rủi ro của từng khoản vay, phân loại nợ theo thông lệ quốc tế, và cũng là
cơ sở để nâng cao chất lượng quản lý tín dụng và trích lập dự phòng phù hợp
1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
a Tại Thái Lan
Hệ thống ngân hàng Thái Lan sau khi bị chao đảo bởi cuộc khủng hoảngtài chính tiền tệ khu vực Châu Á năm 1997-1998 đã điều chỉnh và thay đổicăn bản hoạt động ngân hàng, đặc biệt khâu trọng yếu nhất trong quản lý đó làxây dựng và thực thi hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng hiệu quả, cụ thể:
- Ngân hàng trung ương qui định và giám sát nghiêm ngặt những chỉ tiêu
an toàn vốn của từng NHTM theo qui định của Ngân hàng trung ương TháiLan phù hợp với thông lệ ngân hàng quốc tế như chỉ tiêu vốn điều lệ tối thiểucủa một ngân hàng khi thành lập là 7.500 triệu Bath; tỷ lệ vốn tự có so vớitổng vốn huy động tối thiểu 8%; giới hạn cho vay và bảo lãnh một kháchhàng, một nhóm khách hàng có liên quan không quá 25% vốn tự có của ngânhàng; tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 2% trên tổng vốn huy động Đã thành lập công
ty quản lý tài sản (Thai Asset Management Co.) vào giữa năm 2001 để quản
lý các khoản vay có vấn đề
- Các NHTM tách bạch chức năng các bộ phận và tuân thủ quy trình chovay: Tại ngân hàng Bangkok tách bộ phận cho vay thành hai bộ phận độc lập
Trang 36kiểm soát lẫn nhau (bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩmđịnh); Phân loại khách hàng theo nhóm khác nhau để áp dụng những quy trìnhthẩm định và cho vay riêng phù hợp với từng đối tượng khách hàng doanhnghiệp lớn, vừa và nhỏ, khách hàng tiêu dùng; áp dụng nghiêm ngặt nhữngnguyên tắc tín dụng, chuyển từ chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp sang thẩmđịnh chặt chẽ tình hình tài chính, năng lực của khách hàng và tính khả thi củaviệc sử dụng vốn vay.
- Ban hành hệ thống chấm điểm đánh giá xếp loại khách hàng hữu hiệu,trên cơ sở đó xếp loại khách hàng và có chính sách tín dụng phù hợp với từngkhách hàng
- Xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống đo lường, giám sát các loại rủi
ro về tín dụng, thị trường và quản lý thanh khoản theo thông lệ ngân hàngquốc tế
b Tại Hồng Kông
- Thành lập cơ quan quản lý giám sát hoạt động của các tổ chức tài chínhvới tên gọi là Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông (HongKong MonetaryAuthority) Cơ quan này qui định các biện pháp thận trọng trên cơ sở áp dụngcác quy định của Ủy Ban Basel Trong đó, có các quy định về cấp phép hoạtđộng, các tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạncho vay đối với một khách hàng…
- Các NHTM phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý khả năng chitrả nội bộ, hệ thống đánh giá xếp loại tín dụng và qui định về trích lập dựphòng rủi ro Những quy định này phải được Ngân hàng Trung Ương chấpthuận cho áp dụng Bên cạnh đó, phải lập 100% dự phòng cho các khoản nợxấu, 75% cho các khoản nợ có vấn đề và 15% cho các khoản nợ cần chú ý
c Tại Hàn Quốc
Trang 37Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á, Chính Phủ HànQuốc đã tổ chức thanh lý các ngân hàng không có khả năng hoạt động, tiếnhành sáp nhập nhiều ngân hàng hoạt động yếu kém đi đôi với cải cách cănbản hoạt động của hệ thống ngân hàng Nâng mức quy định áp dụng tỷ lệ antoàn vốn tối thiểu từ 5% lên8%, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàngkhông vượt quá 15% vốn tự có của NHTM Yêu cầu các NHTM phải phânloại khoản vay theo 5 nhóm nợ (nợ bình thường, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêuchuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) Trên cơ sở đó, phải trích lập dựphòng tương ứng nhóm nợ (0%, 10%, 20%, 50%, 100%) Thành lập hệ thống
Ủy Ban thanh tra, giám sát đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ gồm
9 thành viên Ủy ban hoạt động giám sát tại chỗ và giám sát từ xa; định kỳđánh giá xếp loại các ngân hàng theo hệ thống Camels
- Ngân hàng cần tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định và quy chế cho vay.Đào tạo và nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các nhân viên tín dụng,bảo đảm chính xác từ khâu đầu tiên của quá trình cho vay là một trong nhữngbiện pháp quản trị RRTD hiệu quả nhất
- Ngân hàng cần chú ý đến khả năng trả nợ của khách hàng, phương ánkinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản thế chấp
- Ngân hàng cần phải hoàn thiện hệ thống thông tin và các mô hìnhchấm điểm xếp hạng khách hàng hỗ trợ cho công tác phòng ngừa và hạnchế rủi ro
- Ngân hàng cần phải tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ,trích lập dự phòng rủi ro và các quy định về an toàn hoạt động kinh doanhngân hàng
- Ngân hàng cũng cần quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kếhoạch kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng theo định kỳ cũng như đánhgiá lại tài sản của khách hàng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với
Trang 38ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1, đề tài đã khái quát những lý luận cơ bản về NHTM, trong đó
đề cập tới một số khái niệm, đặc điểm của NHTM, và nội dung cơ bản về hoạtđộng tín dụng của NHTM Đặc biệt là cơ sở lý luận về RRTD và Quản trịRRTD của các ngân hàng thương mại nói chung Thêm vào đó đề tài đã đưa
ra các nội dung, công cụ cơ bản để quản trị RRTD tại các NHTM Đồng thời,
đã đề cập tới kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới về quản trịRRTD, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Namtrong quản trị RRTD
Cơ sở lý luận trình bày tại Chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá thựctrạng quản trị RRTD cũng như cơ sở để đề ra các giải pháp hoàn thiện quảntrị RRTD của các NHTM nói chung và của Ngân hàng Thương mại Cổ phầnCông thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương nói riêng trong nền kinh
tế nhằm đảm bảo Hệ thống Ngân hàng phát triển an toàn
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương
Thực hiện nghị quyết 53 HĐBT về thành lập các ngân hàng chuyêndoanh hạch toán kinh tế độc lập Chi nhánh ngân hàng công thương ChươngDương được thành lập từ tháng 8/1988 trên cơ sở tách từ Ngân hàng nhà nướchuyện Gia Lâm thành chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương vàchi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Huyện Gia Lâm
Tháng 6/ 1993, Ngân hàng Công thương Chương Dương mở rộng mạnglưới, thành lập phòng giao dịch Yên Viên
Tháng 1/ 1994: Ngân hàng thành lập phòng giao dịch Đức Giang
Tháng 1/ 1995: Ngân hàng mở thêm phòng giao dịch Đông Anh Đếntháng 1/ 1996, phòng giao dịch Đông Anh được nâng cấp lên chi nhánh ĐôngAnh, trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam (ngang hàng chi nhánhChương Dương)
Tháng 4/ 2003: hai phòng giao dịch Yên Viên và Đức Giang tiếp tụcđược nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam
Từ một chi nhánh ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ, nguồn vốn huyđộng khi mới thành lập chỉ có 13tỷ đồng, nay đã lên tới 13.500 tỷ đồng, tổng
dư nợ cho vay ngày thành lập là 5,7 tỷ đồng nay đã lên tới 8.000 tỷ đồng Hoạt động trong những năm đầu mới thành lập chủ yếu là huy độngvốn và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhà nước, nay các mặt hoạt
Trang 40động ngân hàng đã phát triển đa dạng bao gồm: huy động vốn tiền gửi các tổchức kinh tế, huy động vốn tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu bằng Việt NamĐồng và ngoại tệ, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng Việt Nam Đồng
và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế, kinh doanh vàng bạc, mua bánngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán quốc tế và nghiệp vụ bảo lãnh
Năm đầu thành lập chỉ có 344 khách hàng giao dịch, trong đó có 80 kháchhàng vay vốn, đến nay đã có hơn 1800 khách hàng, trong đó có 1400 khách hàngvay vốn Khách hàng của chi nhánh ngân hàng công thương khu vực ChươngDương trước đây chủ yếu trên địa bàn Huyện Gia Lâm, nay nhiều khách hàngnội thành, Đông Anh, Từ Sơn cũng đến mở tài khoản và vay vốn
Tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh khi mới thành lập chủ yếu ởhội sở và 4 quỹ tiết kiệm ở 3 thị trấn Đức Giang, Yên Viên và Gia Lâm Naychi nhánh thành lập thêm 13 phòng giao dịch ở Đức Giang, Việt Hưng LệMật và 8 PGD ở nội thành Riêng phòng giao dịch Đông Anh đã được nângcấp thành chi nhánh trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam từ tháng1/1997
Trong những năm gần đây, chi nhánh ngân hàng công thương khu vựcChương Dương được sự chỉ đạo của Quận Long Biên, được sự chỉ đạo trựctiếp của Ngân hàng công thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước thànhphố Hà Nội, chi nhánh NHCT Chương Dương đã không ngừng đổi mới, năngđộng và sáng tạo vươn lên hòa nhập với cơ chế đổi mới của ngành, đưa mọimặt hoạt động của mình ngang tầm với một số chi nhánh lớn của hệ thốngNgân hàng công thương Việt Nam
Với những thành tích trên, tập thể và các cá nhân của VietinbankChương Dương đã vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chươngLao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Bônghồng vàng Thủ đô, Cờ thi đua và Bằng khen của Thống đốc, Chủ tịch HĐQTVietinbank vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, đưa Chi