THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần – Chi nhánh Chương Dương (Trang 40)

VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương

Thực hiện nghị quyết 53 HĐBT về thành lập các ngân hàng chuyên doanh hạch toán kinh tế độc lập. Chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương được thành lập từ tháng 8/1988 trên cơ sở tách từ Ngân hàng nhà nước huyện Gia Lâm thành chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương và chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Huyện Gia Lâm.

Tháng 6/ 1993, Ngân hàng Công thương Chương Dương mở rộng mạng lưới, thành lập phòng giao dịch Yên Viên.

Tháng 1/ 1994: Ngân hàng thành lập phòng giao dịch Đức Giang

Tháng 1/ 1995: Ngân hàng mở thêm phòng giao dịch Đông Anh. Đến tháng 1/ 1996, phòng giao dịch Đông Anh được nâng cấp lên chi nhánh Đông Anh, trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam (ngang hàng chi nhánh Chương Dương)

Tháng 4/ 2003: hai phòng giao dịch Yên Viên và Đức Giang tiếp tục được nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Từ một chi nhánh ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ, nguồn vốn huy động khi mới thành lập chỉ có 13tỷ đồng, nay đã lên tới 13.500 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay ngày thành lập là 5,7 tỷ đồng nay đã lên tới 8.000 tỷ đồng. Hoạt động trong những năm đầu mới thành lập chủ yếu là huy động vốn và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhà nước, nay các mặt hoạt

động ngân hàng đã phát triển đa dạng bao gồm: huy động vốn tiền gửi các tổ chức kinh tế, huy động vốn tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu bằng Việt Nam Đồng và ngoại tệ, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng Việt Nam Đồng và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế, kinh doanh vàng bạc, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán quốc tế và nghiệp vụ bảo lãnh.

Năm đầu thành lập chỉ có 344 khách hàng giao dịch, trong đó có 80 khách hàng vay vốn, đến nay đã có hơn 1800 khách hàng, trong đó có 1400 khách hàng vay vốn. Khách hàng của chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Chương Dương trước đây chủ yếu trên địa bàn Huyện Gia Lâm, nay nhiều khách hàng nội thành, Đông Anh, Từ Sơn cũng đến mở tài khoản và vay vốn.

Tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh khi mới thành lập chủ yếu ở hội sở và 4 quỹ tiết kiệm ở 3 thị trấn Đức Giang, Yên Viên và Gia Lâm. Nay chi nhánh thành lập thêm 13 phòng giao dịch ở Đức Giang, Việt Hưng Lệ Mật và 8 PGD ở nội thành. Riêng phòng giao dịch Đông Anh đã được nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam từ tháng 1/1997.

Trong những năm gần đây, chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Chương Dương được sự chỉ đạo của Quận Long Biên, được sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng công thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, chi nhánh NHCT Chương Dương đã không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo vươn lên hòa nhập với cơ chế đổi mới của ngành, đưa mọi mặt hoạt động của mình ngang tầm với một số chi nhánh lớn của hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam.

Với những thành tích trên, tập thể và các cá nhân của Vietinbank Chương Dương đã vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Bông hồng vàng Thủ đô, Cờ thi đua và Bằng khen của Thống đốc, Chủ tịch HĐQT Vietinbank vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, đưa Chi

nhánh ngày càng phát triển. Đây là vinh dự lớn của tập thể cán bộ trong toàn Chi nhánh, là động lực thúc đẩy Chi nhánh thực hiện tốt hơn nữa các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh đã đặt ra

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của chi nhánh

Bộ máy quản lý của Ngân hàng Công thương - chi nhánh Chương Dương được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, nghĩa là các phòng ban của ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của giám đốc.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Giám đốc

Khối kinh

doanh Khối dịch vụ Khối quản lý rủi ro Các Phó giám đốc Tổ thẻ P. Thẩm định và quản lý rủi ro

Khối hỗ trợ nghệ thông Khối công tin P. Khách hàng DNL P. Khách hàng DN vừa và nhỏ P. Khách hàng cá nhân P. Thanh toán XNK P. Tổ chức hành chính P. Kế toán P. Tiền tệ kho quỹ P. Tổng hợp tiếp thị P. Thông tin điện toán

2.1.3. Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương trong thời gian qua

a. Một vài nét về tình hình kinh tế xã hội

Ba năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đều có những biến động to lớn, điều này tác động trực tiếp đến Thị trường tài chính, trong đó có hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Không nằm ngoài vòng ảnh hưởng đó, trong ba năm từ năm 2007 đến năm 2009 NHCT đã gặp nhiều thử thách đồng thời cũng đứng trước cánh cửa của sự chuyển mình ngày càng vững mạnh.

Năm 2007 đánh dấu những thành công lớn của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: tăng trưởng kinh tế cao, đạt gần 8.5%, thu hút vốn FDI tới 20.3 tỷ USD, xuất khẩu đạt 48.38 tỷ USD, tăng 21.5% ( riêng xuất khẩu sang Mỹ đạt 10.2 tỷ USD) nhưng một số diễn biến trái chiều như lạm phát tăng cao hơn 2 con số, thị trường tiền tệ biến động thất thường…đã ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế bền vững cũng như trong hoạt động ngân hàng.

Trong bối cảnh đó, NHCTVN quyết tâm đổi mới tư duy, phương pháp tổ chức hoạt động kinh doanh. Chi nhánh Chương Dương đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, góp phần cho sự thành công của hệ thống NHCTVN. Với việc phát triển và củng cố hệ thống khách hàng, nâng cao chất lượng tài sản, đổi mới danh mục đầu tư, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chuyển đổi và củng cố hệ thống mạng lưới, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng cường công tác kiểm soát nội bộ…chi nhánh đã đảm bảo an toàn trong mọi mặt hoạt động; hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu do NHCTVN giao.

sức phức tạp: những tháng đầu năm lạm phát tăng cao buộc Chính phủ đã phải thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, nhất là thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư công; Những tháng cuối năm khủng hoảng tài chính Mỹ và toàn cầu đã làm cho nền kinh tế thế giới suy giảm và tăng gấp bội những khó khăn của Việt Nam.

Diễn biến của Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được coi là xấu nhất trong suốt hơn 8 năm hoạt động. Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán cũng giảm tới 75 –80 %. Sau khi các ngân hàng áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng, thị trường bất động sản đóng băng, sụt giảm về giá bình quân từ 20 – 40 %.

Lãi suất ngân hàng những tháng đầu năm tăng cùng với tỷ lệ lạm phát, do thiếu vốn, có những thời điểm các ngân hàng thương mại phải huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất trên 30 – 40 %, lãi suất huy động cũng lên sát mức 21%. Những tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh hạ lãi suất cơ bản từ cao nhất 14% xuống mức thấp nhất 8,5%. Do phải huy động vốn với mức lãi suất quá cao, khi lãi suất cho vay giảm mạnh đã làm cho tình trạng thua lỗ trở nên phổ biến trong hệ thống ngân hàng thương mại.

Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của nứơc ta. Nhờ có sự lãnh đạo nhạy bén, đúng đắn của Đảng và Nhà nước cùng các bộ ngành liên quan, nền kinh tế nước ta đã nhanh chóng thoát khỏi đà suy giảm. GDP cả năm 2009 đạt mức 5.32% cao hơn mục tiêu tăng trưởng 5% được Quốc hội thông qua. Trong bối cảnh đó, NHCT chi nhánh Chương Dương đã nỗ lực vượt khó khăn đóng góp thành tích đáng kể vào sự thành công chung của hệ thống NHCTVN

b. Các kết quả hoạt động chính của Chi nhánh • Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn của NHCT chi nhánh Chương Dương luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu của hệ thống NHCTVN. Nguồn vốn huy động lớn, ổn định vững chắc và phát triển thường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc cân đối vốn và đảm bảo khả năng thanh toán của chi nhánh đồng thời còn hỗ trợ điều chuyển vốn về NHCTVN.

Có thể theo dõi tình hình huy động vốn của NHCT chi nhánh Chương Dương cụ thể theo bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Cơ cấu tiền gửi của chi nhánh trong ba năm vừa qua

(Đơn vị tính: triệu VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

-Tiền gửi VND 7.920.000 9.000.000 10.502.000

-Tiền gửi bằng ngoại tệ 1.167.000 2.696.000 2.917.000

Tổng nợ 9.087.000 11.696.000 13.419.000

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Chi nhánh) Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2012 đạt 13.419 tỷ đồng, tăng 1.723tỷ đồng so với 31/12/2011, tỷ lệ tăng là 14,73%. Trong đó: nguồn vốn Việt Nam đồng đạt 10.502 tỷ đồng, tăng 1.544 tỷ đồng so với 31/12/2011, tỷ lệ tăng là 17,2%. Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy Việt Nam đồng đạt 2.711 tỷ đồng, tăng 139 tỷ đồng so với 31/12/2011, tỷ lệ tăng 5,4%. Có được những kết quả đáng khích lệ như trên là do chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như: khai thác nhiều kênh huy động vốn, tăng cường tiếp thị, đổi mới tác phong giao dịch, đặc biệt đã xây dựng thêm 8 phòng giao dịch, nâng cấp 9 điểm giao dịch lên thành phòng giao dịch, đã

nâng tổng số điểm giao dịch của toàn chi nhánh lên 17 phòng giao dịch. Các phòng giao dịch sau khi thành lập đều thu hút được lượng khách đông đảo với nhiều sản phẩm dịch vụ.

• Hoạt động cho vay

Quy mô và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh không ngừng mở rộng. Quy mô vốn tuy còn nhỏ nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm. Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm khách hàng để huy động vốn và cho vay, đa dạng hoá sản phẩm và hình thức huy động vốn, đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng cho khách hàng. Chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện nhờ áp dụng đồng loạt các giải pháp tăng cường năng lực tự kiểm soát chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng vốn của Chi nhánh đang được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư và phi tín dụng, đa dạng hoá cơ cấu huy động vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên, chất lượng tài sản có thấp, tốc độ tăng tài sản có tuy lớn nhưng khả năng sinh lời không được cải thiện tương ứng, do đó khả năng tự bổ sung vốn tự có bị hạn chế.

Hình 2.1.Tỷ trọng dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng năm 2012

• Một số chỉ tiêu về thu nhập, chi phí và lợi nhuận trong 3 năm qua

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng Nó cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, luôn có

mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng, ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Trên cơ sở phân tích trên, chúng ta sẽ tiến hành phân tích tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương thông qua ba yếu tố: thu nhập, chi phí và lợi nhuận.

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, có con dấu và bảng tổng kết tài sản riêng, hạch toán kế toán và quản lý tài chính theo quy định chung của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật. Hoạt động của chi nhánh tập trung vào bốn nhóm: huy động vốn, tín dụng, thanh toán và dịch vụ ngân quỹ, các hoạt động khác. Trong thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều biến động và khó khăn, cạnh tranh gay gắt trên thị trường tiền tệ, lãi suất thị trường quốc tế và trong nước tăng cao, hoạt động thị trường chứng khoán sôi động, giá vật tư nguyên liệu tăng, đóng băng thị trường bất động sản, bệnh dịch gia súc, gia cầm, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, … nhưng dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương đã vượt qua khó khăn, được những kết quả đáng kể và tiếp tục đạt được những thành công cơ bản trong lộ trình cải cách, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cổ phần hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Bảng 2.2: Thu nhập của chi nhánh trong ba năm vừa qua

(Đơn vị tính: Tỷ VNĐ)

Thu nhập 635 661 680

Tăng tuyệt đối so với năm trước - 26 19

Tăng tương đối so với năm trước (%) - 4,09 2,87

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Về thu nhập của Chi nhánh, qua bảng số liệu, ta thấy thu nhập của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Cụ thể là: thu nhập của chi nhánh năm 2010 là 635 tỷ đồng tăng lên 661 tỷ đồng năm 2011, và sang đến năm 2012, thu nhập của chi nhánh đạt được là 680 tỷ đồng. ( Bảng 2.4)

Chi nhánh đạt được kết quả này là do trong thời gian qua, nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng, từ 135.101.854 tỷ đồng ( năm 2010) tăng lên 147.214.466 tỷ đồng (năm 2011) và sang đến năm 2012 là 157.098.089 đồng, ( Phòng Tổng hợp, chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương). Chính sự tăng trưởng vốn này đã tạo điều kiện cho Chi nhánh đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư và các dịch vụ tiền tệ cũng tăng về số lượng, tín dụng tăng trưởng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước, đây cũng là một nguyên nhân góp phần làm thu nhập của chi nhánh tăng dần trong ba năm vừa qua.

Về chi phí hoạt động của chi nhánh, để đẩy mạnh cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, Chi nhánh đã tăng lãi suất huy động và thực hiện nhiều hình thức huy động cho nên nguồn vốn huy động tuy có tăng trưởng (chủ yếu là vốn huy động từ dân cư) nhưng lãi suất huy động cao, từ đó hiệu quả kinh doanh của chi nhánh chưa cao.

Bảng 2.3: Chi phí hoạt động của chi nhánh trong ba năm vừa qua

(Đơn vị tính: Tỷ VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tăng tuyệt đối so với năm trước - 17,5 43,5 Tăng tương đối so với năm trước (%) - 3,05 7,35

(Nguồn: Phòng Kế toán Chi nhánh)

Mặt khác để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh tốt hơn, Chi nhánh đã nâng cấp các điểm giao dịch, tăng cường các thiết bị kỹ thuật, đào tạo cán bộ công nhân viên ... Do vậy, trong những

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần – Chi nhánh Chương Dương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w