1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đề tài chi phí cơ hội và ứng dụng vào kinh tế đời sống hàng ngày

25 6,1K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 343 KB

Nội dung

Trong đời sống ngày nay, phần lớn các quyết định của con người đều ẩn chứa một lý do kinh tế nào đó. Từ việc bạn mua cái gì, chọn lựa món đồ nào, đến việc các công ty sản xuất hàng hóa như thế nào, và ngay cả việc vận hành đất nước của chính phủ… Tất cả đều có nhuốm màu sắc của các lý thuyết kinh tế học. Các lý thuyết về kinh tế thì có rất nhiều, đa dạng và phong phú, đã trở thành những đề tài nghiên cứu thú vị của rất nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng. Nhưng ở đây, nhóm chúng tôi chỉ đề cập đến một lý thuyết mà khi nêu tên ra , tưởng chừng như vô cùng đơn giản, và chúng ta gặp hằng ngày trong mỗi quyết định của mình, thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết về nó, cũng như biết cách ứng dụng nó để đưa ra một quyết định sáng suốt nhất. Đó chính là lý thuyết chi phí cơ hội. Nói một cách nôm na, “chi phí cơ hội là khoản chi phí vô hình mà bạn phải trả khi lựa chọn phương án này mà không lựa chọn một phương án khác. Nhìn chung, mọi việc, từ nhỏ cho đến lớn, dù là công việc, hay tình yêu, hay cuộc sống. Mỗi lựa chọn và quyết định của bạn cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mất thêm một chi phí để có cơ hội khác có thể tốt hơn. Tất nhiên, ngay cả các nhà kinh tế học tài ba nhất cũng không thể tính toán chính xác chi phí cơ hội thực sự của một phương án lựa chọn. Do đó, chi phí cơ hội lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn nữa, đòi hỏi chúng ta phải hiểu biết rõ về nó cũng như biết cách áp dụng được nó một cách tốt nhất. Đây cũng là lý do mà chúng tôi chọn đề tài này.

Trang 1

Mục lục

Trang

A LỜI MỞ ĐẦU 03

B PHẦN NỘI DUNG 04

1 Cơ sở lý luận 04

1.1 Sự đánh đổi 04

1.2 Chi phí cơ hội 05

1.3 Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán 07

2 Chi phí cơ hội và hành vi người tiêu dùng 08

2.1 Một số khái niệm 08

2.2 Ứng dụng lý thuyết CPCH để phân tích hành vi người tiêu dùng 10

3 Chi phí cơ hội và hành vi của doanh nghiệp 17

3.1 Lý thuyết về chi phí sản xuất 17

3.2 Vận dụng CPCH trong việc giải thích hành vi của doanh nghiệp 18

4 Chi phí cơ hội trong đời sống hàng ngày 21

C KẾT LUẬN 23

D PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT 24

E PHỤ LỤC 2: TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 2

Trong đời sống ngày nay, phần lớn các quyết định của con người đều ẩn chứa một

lý do kinh tế nào đó Từ việc bạn mua cái gì, chọn lựa món đồ nào, đến việc các công tysản xuất hàng hóa như thế nào, và ngay cả việc vận hành đất nước của chính phủ… Tất cảđều có nhuốm màu sắc của các lý thuyết kinh tế học

Các lý thuyết về kinh tế thì có rất nhiều, đa dạng và phong phú, đã trở thành những

đề tài nghiên cứu thú vị của rất nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng Nhưng ở đây, nhóm chúngtôi chỉ đề cập đến một lý thuyết mà khi nêu tên ra , tưởng chừng như vô cùng đơn giản, vàchúng ta gặp hằng ngày trong mỗi quyết định của mình, thế nhưng không phải ai cũng hiểuhết về nó, cũng như biết cách ứng dụng nó để đưa ra một quyết định sáng suốt nhất Đóchính là lý thuyết chi phí cơ hội

Nói một cách nôm na, “chi phí cơ hội" là khoản chi phí vô hình mà bạn phải trả khilựa chọn phương án này mà không lựa chọn một phương án khác Nhìn chung, mọi việc, từnhỏ cho đến lớn, dù là công việc, hay tình yêu, hay cuộc sống Mỗi lựa chọn và quyết địnhcủa bạn cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mất thêm một chi phí để có cơ hội khác có thể tốthơn Tất nhiên, ngay cả các nhà kinh tế học tài ba nhất cũng không thể tính toán chính xácchi phí cơ hội thực sự của một phương án lựa chọn Do đó, chi phí cơ hội lại càng trở nênquan trọng và cấp thiết hơn nữa, đòi hỏi chúng ta phải hiểu biết rõ về nó cũng như biết cách

áp dụng được nó một cách tốt nhất Đây cũng là lý do mà chúng tôi chọn đề tài này

Trang 3

B NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận:

Mặc dù kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế dưới nhiều giác độ khác nhau, nhưngkinh tế học vẫn thống nhất với nhau ở một số ý tưởng cơ bản Trong đề tài này, chúng tôixem xét các vấn đề dựa trên một trong Mười nguyên lý của kinh tế học

Chúng tôi mở đầu hành trình của mình bằng cách đề cập đến bốn nguyên lý chi phốitới quá trình ra quyết định cá nhân

- Nguyên lý 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi

- Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó

- Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên

- Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích thích

Trong đó, đề tài của chúng tôi xin được nhấn mạnh về nguyên lý thứ 2, hay còn gọitắt là chi phí cơ hội

Theo định nghĩa trong sách Nguyên Lý Kinh Tế Học của N.Gregory Mankiw thì,

Chi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó.

Hay có thể nói, chi phí cơ hội chính là khoản chi phí vô hình mà bạn phải trả khi lựachọn phương án này mà không lựa chọn một phương án khác

Ở đây, ta phân biệt kỹ giữa hai nguyên lý một và hai Sự đánh đổi và Chi phí cơ hội.

1.1 Sự đánh đổi

“Sự đánh đổi” được hiểu một cách đơn giản là bỏ cái này để lấy cái kia hay muốnđược cái này thì phải từ bỏ cái khác Trong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt vớinhững sự đánh đổi như vậy, bạn bỏ ra một giờ để được xem một bộ phim thì bạn mất đimột giờ để làm những việc khác Tức là để có được một thứ ưa thích, chúng ta thường phải

từ bỏ một thứ khác mà mình thích

Chúng ta cần ý thức được rằng riêng việc con người phải đối mặt với sự đánh đổi không cho chúng ta biết họ sẽ hoặc sẽ cần ra những quyết định như thế nào.

Trang 4

Một cách tổng quát, ta có A và ta có một tập hợp các cơ hội có thể thay thế A là B,

C, D…Ta muốn đổi A lấy B thì ta không thể có C hoặc D…, ta muốn đổi A lấy C thì takhông có B hoặc D…Hay nói rõ ràng hơn nếu ta đổi A lấy B thì ta không có cơ hội đểdùng A đổi C hoặc D…

Tuy nhiên đó mới chỉ là sự đánh đổi về hình thức mà chưa quan tâm tới nội dungcủa nó Khi bạn đổi A lấy B thì bạn quan tâm đến việc bạn được gì ở B và ở đây bạn quantâm tới lợi ích B’ của nó Khi bạn được B’ thì đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ qua cơ hộiđược có lợi ích C’ từ C hay D’ từ D…

Như vậy đánh đổi bao gồm hai phần: đánh đổi về hình thức và đánh đổi về nội dung

Từ các phân tích sau bạn sẽ thấy, sự đánh đổi về nội dung sẽ là nền tảng để chúng ta bàn

về chi phí cơ hội.

Việc nhận thức được những sự đánh đổi trong cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng,bởi vì con người chỉ có thể ra quyết định đúng đắn khi họ hiểu rõ những phương án mà họ

có thể lựa chọn

1.2 Chi phí cơ hội:

Vì con người luôn phải đối mặt với “sự đánh đổi”, nên quá trình ra quyết định đòi

hỏi phải so sánh chi phí và ích lợi của các đường lối hành động khác nhau Song trong

nhiều trường hợp, chi phí của một số cơ hội không phải lúc nào cũng rõ ràng như biểu hiệnban đầu của chúng

Theo trường hợp tổng quát nêu ra ở trên:

Giả sử rằng bạn đã quyết định đổi A lấy B Vậy điều nào đã quyết định hành vi này

của bạn Nếu giả sử bạn không nhắm mắt chọn bừa thì điều quyết định đến hành vi trao đổi của bạn là xuất phát từ chi phí cơ hội.

Việc hiểu chi phí cơ hội như thế nào thực tế lại phức tạp hơn ta tưởng Nếu như tậphợp các cơ hội thay thế cho A là duy nhất, tức là bạn chỉ có duy nhất B (hoặc C hay D…)

Trang 5

để trao đổi thì chi phí cơ hội không xảy ra Tuy nhiên, nếu như bạn có một tập hợp từ hai

cơ hội trao đổi trở lên thì chi phí cơ hội sẽ xảy ra Bạn sẽ thấy ngay như sau:

Đầu tiên chúng ta hãy nói đến chi phí nói chung Chúng ta có thể hiểu một cách

chung chung như thế này: Chi phí của một thứ là tất cả những gì bạn phải bỏ ra để có được nó Vậy chi phí của B là gì? Có phải là A không? Chúng ta cần đi sâu vào vấn đề một

chút A có lợi ích A’ nào đó Và bạn đang dùng lợi ích A’ này để đánh đổi với lợi ích B’.Chính vì vậy khi nói đến chi phí nói chung bạn cần phải tính đến cả phần lợi ích mà bạn từbỏ

Như vậy chúng ta cũng thấy rằng xuất phát từ hai loại đánh đổi, để tính chi phí

chúng ta có thể chia làm hai loại chi phí là chi phí cho hình thức và chi phí cho nội dung.

Chi phí cho hình thức có thể gọi nó dưới một cái tên là chi phí thuần tuý Chi phí thuần tuý là loại chi phí chưa tính đến chi phí cơ hội, nó thể hiện bằng khối lượng trao đổi

Tuy nhiên, Chi phí cơ hội với một người không nhất thiết phải được đánh giá về mặttiền bạc hay hàng hóa mà nên được đánh giá theo thứ có giá trị nhất với người đó, hoặc với

người đánh giá Ví dụ, một người dùng toàn bộ tiền đầu tư của mình mua cổ phiếu FPT thì

sẽ không còn tiền để mua các cổ phiếu khác

Chi phí cơ hội được sử dụng như là căn cứ để so sánh với lợi ích thu được khi thựchiện các sự lựa chọn, và đó là chi phí kinh tế Các nhà kinh doanh và người tiêu dùng thực

Trang 6

hiện lựa chọn trên cơ sở so sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra tại mỗi điểm biên (tức làtại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc tiêu dùng thêm) Ví dụ trong việc lựachọn lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa được tiêudùng thêm là giá cả một đơn vị sản phẩm, và nó được so sánh với lợi ích cận biên thu đượckhi tiêu dùng thêm đơn vị sản phẩm đó Trong việc lựa chọn lượng hàng hóa sản xuất tối

ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa sản xuất thêm là chi phí cận biên của mỗi đơn

vị sản phẩm sản xuất thêm, và được so sánh với doanh thu cận biên của đơn vị sản phẩmtăng thêm đó Việc phân tích, so sánh lợi ích - chi phí tại điểm biên chính là nội dung củaphương pháp phân tích cận biên

Do tính trừu tượng và tương đối của nó, cũng như việc nó chưa xảy ra nên chi phí

cơ hội thường không xuất hiện trong các báo cáo của bộ phận tài chính, kế toán Tuy nhiên,đây luôn là vấn đề các nhà quản lý phải cân nhắc khi đưa ra một quyết định Gần như mỗiphương án sẽ liên quan đến ít nhất một chi phí cơ hội Các chuyên gia về Phân tích giatăng, Phân tích dự án luôn phải phân tích chi phí cơ hội

Khái niệm chi phí cơ hội được sử dụng rộng rãi trong nhiều lý thuyết, phân tích kinh

1.3 Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán:

Trong cuốn sách “Principles of Economics”, N Gregory Mankiw – Giáo sư kinh tếhọc trường đại học tổng hợp Harvard - xây dựng hai thuật ngữ này dựa trên nền tảng là chi

Trang 7

phí cơ hội Ông cho rằng sự khác biệt giữa hai thuật ngữ là do chi phí cơ hội bao gồm hailoại chi phí: chi phí hiện và chi phí ẩn Nhà kinh tế đưa tất cả chi phí cơ hội vào phân tích,trong khi nhà kế toán chỉ tính chi phí hiện Do đó, lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn lợi nhuận kếtoán Như vậy, để một doanh nghiệp có lợi nhuận theo quan điểm của các nhà kinh tế, tổngdoanh thu phải bù đắp được tất cả các chi phí cơ hội, kể cả chi phí ẩn và chi phí hiện.Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn trong phần chi phí cơ hội và hành vi của doanh nghiệp.

2. Chi phí cơ hội và hành vi người tiêu dùng:

Có thể nói, lý thuyết về chi phí cơ hội ảnh hưởng rất nhiều đến sự lựa chọn củangười tiêu dùng và nó là tư tưởng nền tảng để xây dựng nên lý thuyết về sự lựa chọn củangười tiêu dùng cũng như lý thuyết hành vi của người tiêu dùng

Khi bước vào cửa hàng, bạn đứng trước hàng ngàn loại hàng hóa mà bạn có thểmua Nhưng do nguồn tài chính có giới hạn, bạn không thể mua mọi thứ mà bạn muốn, vìthế bạn sẽ phải quyết định mua một giỏ hàng hóa đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốncủa bạn sau khi đã xem xét giá cả của nhiều loại mặt hàng khác nhau Như thế, người tiêudùng sẽ phải đối mặt với sự đánh đổi, và đương nhiên, đi kèm với nó, là chi phí cơ hội.Chúng ta cùng nghiên cứu xem người tiêu dùng sẽ đối mặt như thế nào để đưa ra quyếtđịnh dựa trên việc phân tích lý thuyết chi phí cơ hội Nhưng trước hết, chúng ta cần nắm rõmột số khái niệm sau:

2.1 Một số khái niệm:

2.1.1 Hữu Dụng (utility)

Lý thuyết lựa chọn kinh tế dựa trên khái niệm Hữu Dụng (utility) Hữu Dụng(utility) được định nghĩa là mức thỏa mãn hoặc hài lòng đi cùng với những sự lựa chọnthay thế Các nhà kinh tế cho là khi các cá nhân đối mặt với một sự lựa chọn những hànghoá thay thế khả dĩ, họ luôn lựa chọn hàng hoá thay thế mang lại mức Hữu Dụng (utility)lớn nhất

Trang 8

2.1.2 Hữu dụng toàn bộ(Total Utility) và Hữu dụng cận biên (Marginal

VD: tiêu dùng bánh Pizza.Bảng dưới đây minh hoạ mối quan hệ tồn tại giữa hữu

dụng toàn bộ và hữu dụng cận biên trong việc tiêu dùng bánh pizza của một cá nhân (trongmột giai đoạn thời gian định trước)

Số miếng bánh Hữu dụng toàn bộ Hữu dụng cận biên

Nhận xét: Khi hữu dụng biên là âm,người tiêu dùng sẽ không chấp nhận đánh

đổi bất cứ thứ gì để được tiêu dùng loại hàng hoá trên,và chi phí cơ hội sẽ là lớn nhất.

2.2 Ứng dụng lý thuyết chi phí cơ hội để phân tích hành vi của người tiêu dùng:

Trang 9

2.2.1 Vai trò của người tiêu dùng:

Người tiêu dùng trong nền 1 kinh tế thị trường phải đưa ra nhiều loại quyết địnhtrong cuộc sống hằng ngày: mua thực phẩm, quần áo, nhà cửa, phương tiện đi lại và giải trítrong giới hạn khả năng tài chính của mình, và họ mong muốn có khả năng mua nhiều hơnnữa Tuy nhiên, người tiêu dùng có vai trò quan trọng hơn trong cơ chế hoạt động tổngquát của nền kinh tế thị trường so với vai trò của họ trong nền kinh tế nhà nước Thực tế làcác nền kinh tế thị trường đôi khi được miêu tả như là các hệ thống thuộc “chủ quyền củangười tiêu dùng” vì các quyết định chi tiêu hàng ngày theo sự lựa chọn của người tiêu dùng

sẽ quyết định một phần lớn đến việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Lựa chọn của người tiêu dùng bị tác động bởi rất nhiều yếu tố (khách quan lẫn chủquan), nhưng đối với đề tài này thì chúng ta chỉ sẽ phải phân tích dưới tác động của chi phí

cơ hội và sự đánh đổi

Khi người tiêu dùng lựa chọn cho mình sản phẩm cuối cùng để mua, sau khi cânnhắc trước các lựa chọn khác, thì họ đã phải tính toán các mức hữu dụng mà các sản phẩm

đó mang lại Tuy nhiên, mức độ hữu dụng có thể không cho ta được một cách tiếp cậnnhanh đến nguời tiêu dùng khi nó vẫn còn phải bị tác động bởi yếu tố thu nhập Đôi khingười tiêu dùng có thể chấp nhận tiêu dùng những loại hàng hóa không thể thỏa mãn nhucầu của họ để có thể giảm bớt các gánh nặng chi phí, vì vậy chúng ta nên phân tích theohướng chi phí cơ hội sẽ đánh giá toàn diện hơn tâm lý người tiêu dùng khi đứng trước rổhàng hóa

2.2.3 Tâm lý người tiêu dùng và tác động của chi phí cơ hội:

Chi phí cơ hội của một lựa chọn thay thế được định nghĩa như chi phí do đã không

lựa chọn cái thay thế "tốt nhất kế tiếp"

Việc lựa chọn cái tốt nhất đối với người tiêu dùng không chỉ phải là sản phẩm đápứng đúng nhu cầu của họ, mà còn phải đảm bảo giá trị thực của sản phẩm không vượt quámức chi tiêu của họ

Trang 10

Mức độ đắn đo sẽ giảm dần theo giá trị hàng hóa đó Việc mua 1 sản phẩm đối vớingười tiêu dùng như một quyết định đầu tư, họ sẽ đánh giá việc sử dụng sản phẩm nhưthước đo cho việc đầu tư có thành công vào nhãn hiệu đó không (chúng ta có thể giả định

là người tiêu dùng biết đến tất cả chất lượng của các loại sản phẩm trên)

Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định chi phí cơ hội của việc lựa chọn hàng hóa là rấtkhó Chi phí cơ hội có thể biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc người tiêu dùngchấp nhận đánh đổi loại hàng hóa đó như thế nào

Vì vậy ,trong các tài liệu nghiên cứu kinh tế, chi phí cơ hội thường được biểu hiệndưới các dạng số, còn đối với người tiêu dùng, ta có thể chia ra thành 2 loại cơ bản nhất:

Thời gian - Không gian

Tiền - Chi phí - Khuyến mãi

2.2.3.1 Tình huống mua sắm:

Một quyết định mua sắm có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tình huống mà người tatìm thấy chính họ Tổng quát, một tình huống là hoàn cảnh mà một người phải đối mặt khiđưa ra quyết định mua sắm, chẳng hạn như bản chất của môi trường vật chất, trạng tháicảm xúc của họ, hay sự thúc ép của thời gian Không phải tình huống nào cũng có thể kiểmsoát được, trong trường hợp đó thì người tiêu dùng có thể sẽ không theo quá trình đưa raquyết định mua sắm thông thường của họ

Quá trình tiêu dùng được thể hiện theo thứ tự 5 bước dưới đây:

Nhận biết nhu cầu - -mức độ hữu dụng

Tìm kiếm -cung sản phẩm

Đánh giá các lựa chọn -chi phí cơ hội, thu nhập

Mua sản phẩm

Trang 11

Sau khi mua sản phẩm -hữu dụng biên và tổng hữu dụng củasản phẩm.

Tuy nhiên, việc một người tiêu dùng có thực hiện từng bước một hay không còn phụthuộc vào loại quyết định mua sắm mà họ gặp phải

Chẳng hạn, với những khách hang tái mua sắm những mặt hàng thứ yếu, người tiêu

dùng có thể khá trung thành với những sản phẩm cùng loại, do đó quyết định này là mangtính nếp quen hàng ngày (ví dụ mua cùng sản phẩm) và họ ít nỗ lực trong việc đưa ra quyếtđịnh mua sắm Trong trường hợp thói quen hàng ngày, những khách hàng trung thành mộtnhãn hiệu có thể sẽ bỏ qua một vài bước trong quá trình mua sắm vì khi biết chính xácmình cần cái gì thì người tiêu dùng sẽ qua nhanh những bước này

Nhưng với những quyết định phức tạp hơn, chẳng hạn như mua sắm những sảnphầm mới, trọng yếu, giá trị cao, quá trình mua sắm có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần,nhiều tháng và có thể lâu hơn Họ sẽ so sánh các mức giá các sản phẩm, loại hàng cùng loại

và ở nhiều của hàng khác nhau rồi mới có những quyết định chi tiêu

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số sinh viên trường ĐH Kinh Tế- Luật để kiểmđịnh lại các điều đã nói trên Trong đó, chúng tôi có đề ra một số tình huống mua sắm của

người tiêu dùng (xin xem phần phụ lục đính kèm về bảng khảo sát ở cuối bài ), và có

các số liệu dưới đây:

2.2.3.2 Kết quả khảo sát và phân tích:

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 200 sinh viên ĐH Kinh Tế- Luật, với số phiếu hợp

lệ là 178 Sau đây là kết quả ứng với từng tình huống được đặt ra trong bảng khảo sát

Tình huống 1: Chọn Laptop ở Nguyễn Kim và Bách Khoa computer.

Trang 12

Có thể nhận thấy việc mua hàng Laptop là một việc quan trọng trong tiêu dùng củasinh viên, giá trị của chiếc máy tính có thể làm cho bạn rất đắn đo về hãng phân phối(chúng tôi đã giả định đây là chiếc máy mà các bạn rất quan tâm và phù hợp mọi điều kiệncủa bạn- không có chuyện hàng kém chất lượng trong ví dụ trên đây) Nếu bạn mua hàng ởSiêu thị điện máy Nguyễn Kim, bạn sẽ nhận được các dịch vụ bảo hành, chăm sóc kháchhàng và khuyến mãi nhiều hơn so với Bách Khoa Computer Còn không, bạn sẽ chấp nhậnmua hàng ở Bách Khoa với mức giá rẻ tương đối (chi phí cho việc đi lên Nguyễn Kim đểmua hàng chỉ là bằng 2 chiếc vé xe bus so với mua hàng ở Bách Khoa, bạn sẽ tiết kiệmđược hơn 412.000đ) và sẽ nhận được các chương trình hậu mãi mà công ty dành cho kháchhàng.

Với số lượng tỷ lệ áp đảo, hơn 68% các bạn được khảo sát đã đồng ý mua hàng ởtrung tâm siêu thị điện máy Nguyễn Kim Lý do mà được các bạn đưa ra thực sự rất giốngvới các suy nghĩ ban đầu của nhóm, chủ yếu tập trung vào :

Đảm bảo uy tín chất lượng và hậu mãi tốt, độ tin cậy về hàng hóa cao, temnhãn hàng đầy đủ Chất lượng bảo hành tốt,dịch vụ đi kèm nhiều…

Giá trị thương hiệu mạnh, thể hiện đẳng cấp của người mua

Ngày đăng: 04/03/2015, 15:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w