1. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong công việc, đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý..., phải có người đứng đầu. Đây là hoạt động giúp người thủ trưởng phối hợp nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng động, trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Nói đến hoạt động này, người ta thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc của K.Mác: ``Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng``. Thuật ngữ ``Quản lý`` (tiếng Việt gốc Hán) lột tả được bản chất hoạt động này trong thực tiễn. Nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau : Quá trình ``quản`` gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ``ổn định``; quá trình ``lý`` gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa hệ vào thế ``phát triển`` ( theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo). Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lo việc ``quản``, tức là chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ; tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến việc ``lý``, tức là chỉ lo việc sắp xếp tổ chức, đổi mới mà không đặt trên nền tảng của sụ ổn định, thì sự phát triển của tổ chức không bền vững. Trong ``quản`` phải có ``lý`, trong ``lý`` phải có ``quản`` để động thái của hệ ở thế cân bằng động: Hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực). 2. Hoạt động quản lý chỉ nảy sinh khi có ``Tổ chức``. Tổ chức là thể nền của quản lý. Ý tưởng của Mác dẫn ra trên kia đã nói lên mối liên hệ hữu cơ của hai phạm trù “tổ chức” và “quản lý”. ``Tổ chức`` là cấu trúc của những người kết lại thành nhóm hoạt động theo lý tưởng, mục tiêu xác định có tính chất bền vững lâu dài mà từng thành viên khi hoạt động riêng lẻ thì không thực hiện được lý tưởng, mục tiêu đó. Đặc trưng của tổ chức bao gồm các tiêu chí chủ yếu : Lý tưởng, sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức. Quy mô của tổ chức. Cơ cấu thiết chế của tổ chức. Nội dung công việc của tổ chức. Điều kiện tồn tại và phát triển của tổ chức. Nói về hai phạm trù ``Tổ chức`` và ``Quản lý`` thường có ba quan điểm sau đây: Phạm trù tổ chức trùm lên phạm trù quản lý với hàm ý có tổ chức mới có quản lý. Hai phạm trù này tích hợp với nhau, lồng ghép vào nhau. Tổ chức là bộ phận, song là bộ phận quan trọng, then chốt của quản lý. Sự đúc kết, phát triển về mặt lý luận (khái quát thành các khái niệm, luận đề, quy luật; xem xét đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp) của hai lĩnh vực này có thể phân biệt thành khoa học tổ chức, khoa học quản lý. Tuy nhiên, xét về mặt thực tiễn, vấn đề tổ chức và vấn đề quản lý trong công việc, trong từng hoạt động cụ thể luôn luôn bổ sung lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau, gắn kết với nhau. Nói đến quản lý là phải nói tới công tác tổ chức: xây dựng tổ chức, điều phối tổ chức, phát triển tổ chức..., nếu không thì quản lý không có mục tiêu, không vận động đến mục tiêu; ngược lại, nói đến ``tổ chức`` là phải nói tới ``quản lý`` : Quản lý nhân sự, tài chính, phương tiện của tổ chức, vì một tổ chức không có quản lý là tổ chức đã đi vào quá khứ, đã tiêu vong. II. Người cán bộ quản lý trong cơ sở giáo dục – đào tạo Bước vào thế kỷ 21, ngành giáo dục – đào tạo nước nhà đang diễn ra sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực quản lý cả về 2 mặt: một là quản lý điều hành theo khoa học với các tri thức của bộ môn khoa học quản lý với các phương tiện của công nghệ tin học – viễn thông và hai là tiêu chuẩn nhân sự quản lý với các yêu cầu cụ thể về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Có thể nói thế kỷ XXI là thế kỷ của nhân tố con người trong mọi lĩnh vực hoạt động. Các nhà quản lý giáo dục, để xứng đáng với tầm cỡ và sự tôn vinh của xã hội cần có hoặc rèn luyện để có các tố chất cơ bản tiêu biểu cho một tầng lớp tinh hoa của đất nước. Đó là phải có một trái tim tâm huyết với người với nghề ( Trái tim) và một trí tuệ sáng suốt để điều hành công việc đạt hiệu quả ( Cái đầu). Để trở thành một người cán bộ quản lý giáo dục giỏi cần phải sử dụng cái Đầu và Trái tim như thế nào? Có thể xảy ra một trong các trường hợp sau:
BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG TRONG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 1 ĐỀ BÀI: Lấy hình ảnh “Cái đầu” và “Trái tim” để nói về tính cách của người quản lý. Hãy cho biết thủ trưởng của mình có tính cách nào? Vì sao? Lấy dẫn chứng và nói lời góp ý? Bài làm Tổng quan về tổ chức và quản lý: I. Hoạt động quản lý: 1. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong công việc, đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý , phải có người đứng đầu. Đây là hoạt động giúp người thủ trưởng phối hợp nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng động, trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Nói đến hoạt động này, người ta thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc của K.Mác: ``Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng``. Thuật ngữ ``Quản lý`` (tiếng Việt gốc Hán) lột tả được bản chất hoạt động này trong thực tiễn. Nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau : Quá trình ``quản`` gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ``ổn định``; quá trình ``lý`` gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa hệ vào thế ``phát triển`` ( theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo). Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lo việc ``quản``, tức là chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ; tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến việc ``lý``, tức là chỉ lo việc sắp xếp tổ chức, đổi mới mà không đặt trên nền tảng của sụ ổn định, thì sự phát triển của tổ chức không bền vững. Trong ``quản`` phải có ``lý`, trong ``lý`` phải có ``quản`` để động thái của hệ ở thế cân bằng động: Hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực). 2. Hoạt động quản lý chỉ nảy sinh khi có ``Tổ chức``. Tổ chức là thể nền của quản lý. Ý tưởng của Mác dẫn ra trên kia đã nói lên mối liên hệ hữu cơ của hai phạm trù “tổ chức” và “quản lý”. ``Tổ chức`` là cấu trúc của những người kết lại thành nhóm hoạt động theo lý tưởng, mục tiêu xác định có tính chất bền vững lâu dài mà từng thành viên khi hoạt động riêng lẻ thì không thực hiện được lý tưởng, mục tiêu đó. Đặc trưng của tổ chức bao gồm các tiêu chí chủ yếu : - Lý tưởng, sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức. - Quy mô của tổ chức. - Cơ cấu thiết chế của tổ chức. 2 - Nội dung công việc của tổ chức. - Điều kiện tồn tại và phát triển của tổ chức. Nói về hai phạm trù ``Tổ chức`` và ``Quản lý`` thường có ba quan điểm sau đây: - Phạm trù tổ chức trùm lên phạm trù quản lý với hàm ý có tổ chức mới có quản lý. Hai phạm trù này tích hợp với nhau, lồng ghép vào nhau. Tổ chức là bộ phận, song là bộ phận quan trọng, then chốt của quản lý. Sự đúc kết, phát triển về mặt lý luận (khái quát thành các khái niệm, luận đề, quy luật; xem xét đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp) của hai lĩnh vực này có thể phân biệt thành khoa học tổ chức, khoa học quản lý. Tuy nhiên, xét về mặt thực tiễn, vấn đề tổ chức và vấn đề quản lý trong công việc, trong từng hoạt động cụ thể luôn luôn bổ sung lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau, gắn kết với nhau. Nói đến quản lý là phải nói tới công tác tổ chức: xây dựng tổ chức, điều phối tổ chức, phát triển tổ chức , nếu không thì quản lý không có mục tiêu, không vận động đến mục tiêu; ngược lại, nói đến ``tổ chức`` là phải nói tới ``quản lý`` : Quản lý nhân sự, tài chính, phương tiện của tổ chức, vì một tổ chức không có quản lý là tổ chức đã đi vào quá khứ, đã tiêu vong. II. Người cán bộ quản lý trong cơ sở giáo dục – đào tạo Bước vào thế kỷ 21, ngành giáo dục – đào tạo nước nhà đang diễn ra sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực quản lý cả về 2 mặt: một là quản lý - điều hành theo khoa học với các tri thức của bộ môn khoa học quản lý với các phương tiện của công nghệ tin học – viễn thông và hai là tiêu chuẩn nhân sự quản lý với các yêu cầu cụ thể về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Có thể nói thế kỷ XXI là thế kỷ của nhân tố con người trong mọi lĩnh vực hoạt động. Các nhà quản lý giáo dục, để xứng đáng với tầm cỡ và sự tôn vinh của xã hội cần có hoặc rèn luyện để có các tố chất cơ bản tiêu biểu cho một tầng lớp tinh hoa của đất nước. Đó là phải có một trái tim tâm huyết với người với nghề ( Trái tim) và một trí tuệ sáng suốt để điều hành công việc đạt hiệu quả ( Cái đầu). Để trở thành một người cán bộ quản lý giáo dục giỏi cần phải sử dụng cái Đầu và Trái tim như thế nào? Có thể xảy ra một trong các trường hợp sau: Người cán bộ quản lý có cái Trái tim nóng và cái Đầu cũng nóng. Ở một trường THPT nọ có một người Hiệu trưởng hết sức nhiệt tình với công việc. ( Ta tạm gọi là Hiệu trưởng A) Việc dù nhỏ đến đâu ông cũng tìm cách quan tâm quán xuyến đến từng chi tiết… Việc này chưa xong ông đã bắt tay vào thực hiện công việc khác. Đặc biệt ông luôn muốn mọi việc phải được hoàn thành một cách tốt nhất và luôn lo lắng rằng cấp dưới không hoàn thành nhiệm vụ hoặc làm không đúng ý ông nên ông ít khi chia sẻ, ủy quyền cho cấp dưới mà thường tự 3 mình làm mọi việc. Mọi người trong cơ quan đánh giá ông là người hiệu trưởng không có chuyên môn giỏi. Thực ra ông chính là một hiệu trưởng thực sự có tâm huyết, nên rất nhiệt tình, trách nhiệm và là người rất lo lắng đến công việc, ông không an tâm khi giao việc cho cấp dưới nên cứ phải luôn quan tâm tới mọi hoạt động của nhà trường bằng sự tham gia và chỉ đạo thực hiện công việc trực tiếp. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cũng cần lắm những vị hiệu trưởng có cái tâm vì công việc chung như Ông. Đây chính là nét đáng thương, đáng quí, đáng nể ở ông vì sự nhiệt tình, là tính quán xuyến, là cái tâm, là tấm lòng cho việc chung. Vậy ở ông hiệu trưởng A có điều gì mà mọi người cảm thấy không vừa lòng? Có lẽ câu trả lời chính là ông hiệu trưởng này còn thiếu nhiều tri thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm trong quản lý, thiếu kế hoạch cụ thể chi tiết, ông chưa nắm hết công việc nên không lường hết mọi tình huống có thể diễn ra, cộng với sự bức xúc phải hoàn thành tốt công việc trong khi bản lĩnh hiệu trưởng là chưa đủ nên đã phải căng người ra trong mọi công việc nhà trường. Hậu quả là ông đã tạo ra một đội ngũ dưới quyền ỷ lại, ngại việc, thiếu trách nhiệm và không sáng tạo, thiếu vắng ông là công việc lại rối tung, lỗi này không phải của họ mà hoàn toàn là của ông. Vậy ông hiệu trưởng A cần làm gì để công việc hoàn thành nhẹ nhàng, hiệu quả? 2. Đối lập hình ảnh của ông hiệu trưởng A là ông hiệu trưởng B. Ông lại có phong cách chỉ đạo khác :việc to việc nhỏ, ông đều quản lí theo kế hoạch và phân định rõ trách nhiệm cho từng bộ phận quản lí và báo cáo. Song không ít người lại chê bai cách quản lí của ông là quan liêu, thiếu sâu sát Thoạt đầu mới gặp ông ai cũng đồng tình với phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng này. Ông là một người đã có nhiều năm làm công tác quản lý , lãnh đạo nên có uy phong và bản lĩnh cao của người đứng đầu một đơn vị. Vì ông quản lý công việc theo kế hoạch và biết phân định rõ trách nhiệm cho các bộ phận quản lý và báo cáo nên có hiệu quả công việc cao hơn. Ông hiệu trưởng B có phương pháp quản lý đúng đắn hơn và thể hiện bản lĩnh lãnh đạo. Mặt mạnh của ông là biết phân định rõ công việc và trách nhiệm cho đội ngũ cấp dưới khiến họ tự chịu trách nhiệm với công việc. Ngay việc chào cờ đầu tuần giao cho phụ trách Đoàn quán xuyến, công việc trong nhà trường diễn ra nhẹ nhàng, phát huy được tính chủ động của mọi người. Ông giao việc cho mọi người chủ yếu thông qua các mệnh lệnh hành chính mang tính chất đơn phương và đánh giá kết quả thực hiện chúng bằng những thước đo với những con số lạnh lùng, dửng dung, vô cảm. Trong các cuộc họp rút kinh nghiệm của ông có qua nhiều lời chỉ trích mà thiếu đi những lời chỉ bảo ân cần. Mọi người nói ông có cái đầu lạnh và trái tim cũng lạnh. 4 Quản lý bằng kế hoạch và báo cáo là đúng . Tuy nhiên mọi người trong cơ quan không đồng ý phong cách làm việc của ông bởi vì theo họ đó là phong cách lãnh đạo khô khan về tình cảm cad mạng đậm tính cá nhân. Điều này có thể không có gì sai với các nhà lãnh đạo ở lĩnh vực khác nhưng với tư cách hiệu trưởng, người lãnh đạo có trách nhiệm đào tạo con người thì ông cần truyền thêm cho đội ngũ của ông tấm lòng của người mẹ để rồi đội ngũ của ông lại tiếp tục truyền cho học sinh tác phong công nghiệp của ông nhưng vẫn ấm áp tình người. Mặt khác, khi ông thể hiện sự quán xuyến công việc thông qua cấp dưới nhưng đậm chất ân cần hơn thì có lẽ mọi người sẽ cảm phục, tôn kính ông hơn, họ làm việc tốt hơn vì chữ “Người” thay vì họ làm việc vì danh dự của họ hoặc vì đồng lương hàng tháng mà họ nhận được. Mỗi người mỗi cảnh, khác nhau cả về mặt tính cách, năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm, tùy vào điều kiện cụ thể mà phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu, do vậy khó có công thức chung cho một hiệu trưởng toàn năng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. nhưng nhìn chung, để làm tốt công việc của người cán bộ quản lý và lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục, chúng ta cần có một Trái tim nóng và một cái Đầu lạnh. Một cái đầu lạnh sẵn sàng đặt những câu hỏi khó. Một cái đầu lạnh phải suy nghĩ thật kỹ càng. Một cái đầu lạnh luôn cân nhắc công bằng giữa các lựa chọn và tự hỏi: “Đâu là điều hợp lý để thực hiện?”. Một trái tim ấm luôn thấu cảm. Một trái tim ấm cân nhắc đến cảm xúc và các mối quan hệ. Một trái tim ấm sẽ tự hỏi: “Lương tâm bảo mình nên làm thế nào?” Một số quyết định được chúng ta thực hiện bằng cái đầu. Một số khác bằng trái tim. Nhưng để không phải hối hận, chúng ta cần đến sự mách bảo của trái tim và một lý trí tỉnh táo. Các nhà khoa học giáo dục đã nghiên cứu và xác định những phẩm chất và năng lực cần có của một nhà quản lý – lãnh đạo giáo dục như sau: Chữ Tâm của người Hiệu trưởng. Chữ Tâm được đưa lên hàng đầu như là nền tảng cho các tố chất khác. Đó là ý chí lập nghiệp mãnh liệt, có tinh thần mạo hiểm để tận dụng thời cơ, tính tự tin cao ở tài năng để vượt mọi trở lực, thách thức; không dễ dàng đầu hàng trước mọi nguy cơ. Tâm còn là tâm huyết, tận tâm tận lực với công việc, coi công việc là tất cả ý nghĩa cuộc sống, quên cả mệt mỏi. Đó cũng là ý thức trách nhiệm cao trước xã hội, là lòng yêu người, yêu nghề, trân trọng đồng nghiệp, tận tụy với phụ huynh và hết lòng thương yêu học sinh. 5 Là người quản lý và phân phối các nguồn lực, người hiệu trưởng có Tâm là người có đức tính liêm khiết, minh bạch, sòng phẳng, công bằng, biết quý đồng tiền mô hôi nước mắt của mình và của người lao động. Tâm còn có nghĩa là tự trọng, khiêm nhường, chân thành, biết cư xử lịch thiệp trong quan hệ với cấp dưới. Chữ Trí được thể hiện như thế nào trong Hiệu trưởng – nhà quản lý giáo dục hiện đại? Chữ Trí là phần chủ yếu của tài năng, đó là trí tuệ, bao gồm tầm nhìn và kiến thức, cái nền của năng lực quản lý. Trí là tầm nhìn xa trông rộng, biết dự báo nhạy bén, biết đề ra mục tiêu lâu dài, xây dựng sứ mạng và biết thúc đẩy cấp dưới hướng tới và thực hiện bằng được, có những ý tưởng táo bạo và dám mạo hiếm có tính toán. Trí còn có nghĩa là có kiến thức và kỹ năng về nhiều mặt liên quan đến hoạt động quản lý, vừa tổng họp vừa chuyên sâu đủ để vận dụng vào thực tiễn quản lý, trong đó không dàn đều mà có tỷ lệ nhất định tùy cương vị (bao quát hay chuyên từng phần việc). Trí còn là năng lực làm việc. Nhà quản lý có trí trước hết biết rõ mình phải làm những việc gì, làm như thế nào, bằng cách gì và dùng phương tiện gì để đạt kết quả cao với sự tiêu hao nguồn lực thấp nhất. Đó là khả năng hoạch định, tổ chức, điều hành, phối họp và kiểm tra mọi khâu trong guồng máy quản lý, đưa ra được nhiều phương án, qua đó lựa chọn phương án tối ưu (tốt nhất song khả thi) và các quyết định đúng. Quản lý thực chất là quản lý con người (ở các cấp quản lý) để tác động đến đối tượng cuối cùng. Vì vậy, năng lực quản lý được thể hiện ở năng lực dùng người (trong quan hệ với tổ chức bộ máy). Biết tổ chức công việc của bản thân cũng là một biểu hiện của tài trí. Công việc của nhà quản lý rất nặng nề, phức tạp và căng thẳng, đòi hỏi phải biết sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên và phân bố thòi gian, sức lực hợp lý. Đó là khả năng biết phân công, phân quyền để tránh ôm đồm, bao biện, bỏ việc lớn làm việc nhỏ. Nhà quản lý giáo dục còn đòi hỏi có phong cách làm việc tốt, hài hòa các phong cách quyết đoán với dân chủ tập thể. Tính năng động, uyển chuyển và sáng tạo là những yếu tố đặc biệt quan trọng của nhà quản lý có tài trí. Người Hiệu trưởng – cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục còn cần có phong cách ứng xử đẹp. Cái đẹp ở đây hàm nghĩa văn hóa, nhân văn gồm những giá trị tinh thần trong quan hệ ứng xử, tác động đến tâm lý, tình cảm/ ý thức và hành vi của mọi đối tượng giao tiếp. Thính nhân văn thể hiện tập trung trong cái thường được gọi là văn hóa tổ chức. Nhà quản lý có phong cách phải xác định cho mình một tư 6 tưởng quản lý, một triết lý giáo dục để tạo được nét đặc sắc (tính cách riêng, hình ảnh riêng) của tổ chức, qua đó tạo ảnh hưởng và dấu ấn rõ nét tới các giáo viên và học sinh trong cơ quan. Đó là động lực tinh thần, tạo ra sức mạnh vật chất và đó là tài sản vô hình. Phong cách lãnh đạo của nhà quản lý còn bao hàm nghệ thuật quản lý kết hợp với khoa học quản lý, kết hợp tri thức và kinh nghiệm để xử lý linh hoạt. Đó là việc biết khai thác tốt các tiềm năng (nhân tài, vật lực) biết tận dụng các cơ hội, biết vận dụng các biện pháp và công cụ để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục nhanh và bền vững. Trên đây là khái quát những tố chất cơ bản của một Hiệu trưởng có bản lĩnh có trí tuệ. Những người đó sẽ được hình thành để nhận lãnh những trách nhiệm nặng nề nhất và vinh quang nhất trong sự nghiệp xây dựng con người mới phục vụ sự phát triển đất nước trong thế kỷ tới. 7 . sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức. - Quy mô của tổ chức. - Cơ cấu thiết chế của tổ chức. 2 - Nội dung công việc của tổ chức. - Điều kiện tồn tại và phát triển của tổ chức. Nói về hai phạm trù. có cái tâm vì công việc chung như Ông. Đây chính là nét đáng thương, đáng quí, đáng nể ở ông vì sự nhiệt tình, là tính quán xuyến, là cái tâm, là tấm lòng cho việc chung. Vậy ở ông hiệu trưởng. việc. Ngay việc chào cờ đầu tuần giao cho phụ trách Đoàn quán xuyến, công việc trong nhà trường diễn ra nhẹ nhàng, phát huy được tính chủ động của mọi người. Ông giao việc cho mọi người chủ yếu