1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Môn Tâm lý Giao dục ỨNG DỤNG TÂM LÝ LỨA TUỔI CỦA THANH NIÊN – SINH VIÊN VÀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TRÊN LỚP HIỆU QUẢ

11 3,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 150,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên, sinh viên – thanh niên trong hoạt động giáo dục đại học có những đặc điểm tâm lý lứa tuổi rất riêng, do vậy để đạt được mục tiêu đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục thì kh

Trang 1

Mã lớp học

phần: 2 0 2 Số thứ tự theo danh sách lớp học phần 4 0

Tâm lý học giáo dục đại học

TS HUỲNH VĂN SƠN

ỨNG DỤNG TÂM LÝ LỨA TUỔI CỦA THANH NIÊN – SINH VIÊN VÀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TRÊN LỚP HIỆU QUẢ

Loại Tiểu luận : Cuối kì Giữa kì

Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 30/10/2012

MỤC LỤC

1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của thanh niên – sinh viên 3

3 Ứng dụng thiết kế bài giảng trên lớp cho sinh viên đại học 7

Trang 2

I LỜI MỞ ĐẦU

Quá trình giáo dục là quá trình hình thành và phát triển ở cá nhân khả năng ý thức, tự ý thức và tự đánh giá của sinh viên Mọi quá trình tác động giáo dục dù có hiện đại, quy mô đến như thế nào chăng nữa, điều đó sẽ không có kết quả khi cá nhân được giáo dục không hoạt động; tức là họ không tự giáo, tích cực tiếp thu, hay nói cách khác là họ không tự giáo dục

Giáo dục ở bậc đại học hướng tới việc đạo tạo ra những con người mới với phương trâm giáo dục là lấy “học thường xuyên suốt đời” làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát của việc học, là “học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người”, nhằm hướng tới xây dựng một “xã hội học tập”

Sản phẩm đào tạo đại học ngày nay sẽ phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh có tính quốc tế hoá cao Trong bối cảnh đó, phạm trù “chất lượng đào tạo đại học” luôn được đề cao và được coi là quan trọng nhất Các quan điểm về giáo dục được thay đổi với vai trò trung tâm giờ đây là của người học, chủ thể của hoạt động giáo dục đại học lúc này là “Sinh viên” chứ không phải là giảng viên như trước kia

Tuy nhiên, sinh viên – thanh niên trong hoạt động giáo dục đại học có những đặc điểm tâm lý lứa tuổi rất riêng, do vậy để đạt được mục tiêu đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục thì khi thiết kế bài giảng trên lớp các Giảng viên cần nghiêm túc nhìn nhận những nội dung này từ đó xây dựng các bài giảng phù hợp tâm lý, lứa tuổi, thu hút được sự quan tâm yêu thích nghiên cứu tìm hiểu của Sinh viên góp phần làm cho buổi học đạt hiệu quả cao hơn

Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi xin đề cập đến vấn đề tâm lý lứa tuổi của thanh niên – sinh viên trong hoạt động giáo dục đại học, từ đó đưa ra một số đề xuất ứng dụng để thiết kế bài giảng trên lớp hiệu quả

Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và thực hiện bài tiểu luận này, do hạn chế về mặt kinh nghiệm và kiến thức nên các vấn đề tôi đưa ra còn mang tính chủ quan cá nhân, rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của thầy cô, của đồng nghiệp để bài làm của tôi được hoàn chỉnh hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

II NỘI DUNG

1.ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI CỦA THANH NIÊN – SINH VIÊN

Những đặc điểm phát triển tâm lý của thanh niên sinh viên bị chi phối bởi những đặc điểm phát triển về thể chất, môi trường sống và những quá trình tâm lý, vai trò xã hội của họ Những đặc điểm phát triển tâm lý của thanh niên sinh viên rất

đa dạng, không đồng đều, với những nét cơ bản sau:

1.1 Về thể chất

- Ở lứa tuổi từ 18 đến 23 – 25 tuổi, hình thể đạt được sự hoàn chỉnh về cấu trúc và sự phối hợp các chức năng

- Đầu thời kỳ này, con người đạt được 9/10 chiều cao và 2/3 khối lượng của

cơ thể trưởng thành Riêng não bộ đã đạt khối lượng tối đa (trung bình là 1400 gram) và số tế bào thần kinh đã phát triển đầy đủ tới xấp xỉ 15 tỷ nơron

- Quan trọng hơn, chính là ở lứa tuổi này hoạt động thần kinh cấp cao đã đạt đến mức trưởng thành

1.2 Sự thích ứng của sinh viên với hoạt động và môi trường học tập mới

- Thích nghi với hoạt động học tập: Học tập ở đại học là học nghề, nội dung học tập có tính chuyên ngành; pưhưong pháp học tập ở đại học chủ yếu là tự học, tự nghiên cứu, vì vậy đòi hỏi sinh viên phải tự giác, độc lập cao

- Môi trường hoạt động học tập của sinh viên được mở rộng

- Nội dung và cách thức giao tiếp của sinh viên với mọi người xung quanh cũng rất phong phú và đa dạng

- Trong giai đoạn này, sinh viên gặp phải một loạt những mâu thuẫn như: + Mâu thuẫn giữa ước mơ, kỳ vọng với điều kiện và khả năng đạt được + Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập kiến thức chuyên ngành chuyên sâu với yêu cầu học tập theo chương trình quy định

+ Mâu thuẫn giữa lượng thông tin khổng lồ với khả năng và thời gian hạn hẹp của sinh viên

1.3 Sự phát triển nhận thức của sinh viên

- Sinh viên nhận thức tri thức khoa học một cách khái quát, hệ thống để trở thành những chuyên gia, nhà khoa học trong tương lai

Trang 4

- Hoạt động nhận thức của sinh viên diễn ra một cách có kế hoạch, có mục đích, nội dung và chương trình nhất định

- Những phương tiện phục vụ cho hoạt động nhận thức của sinh viên cũng hết sức đa dạng, phong phú và hiện đại với những trang thiết bị như thư viện, phòng nghiên cứu, phòng học,…

- Sinh viên phải tìm được phương pháp học tập mới ở đại học cho phù hợp với chuyên ngành của mình

Như vậy, hoạt động nhận thức của sinh viên là hoạt động trid tuệ đích thực, đồi hỏi sự căng thẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt

1.4 Sự phát triển tình cảm của sinh viên

- Nó được đặc trưng bằng “thời kỳ bão táp và căng thẳng” Đây là thời kỳ đầy cảm xúc đối với mỗi cá nhân Có nhiều tình huống mới nảy sinh trong cuộc sống sinh viên, đòi hỏi họ phải phán đoán và quyết định trong khi họ còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết xã hội

- Sinh viên thường bị lúng túng khi phải giải quyết các tình huống mới, nhất

là khi bị phê bình, nhận xét nặng lời, thiếu tôn trọng Khi bị lâm vào hoàn cảnh đó, sinh viên dễ xuất hiện phản ứng như: thiếu tự tin, “khùng”, từ chối công việc hoặc làm một cách miến cưỡng,…

1.5 Sự phát triển tự ý thức của sinh viên

- Đặc điểm tâm lý quan trọng của thời kỳ chuyển tiếp ở lứa tuổi thanh niên sinh viên là sự phát triển tự ý thức

- Tự ý thức của sinh viên được hình thành trong quá trình xã hội hóa và liên quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức của sinh viên

- Sự phát triển nhân cách của sinh viên sẽ không đạt hiệu quả khi cá nhân sinh viên không có quá trình tự ý thức và tự đánh giá đúng bản thân

1.6 Về mặt xã hội

- Khi xét đến mặt xã hội trong đời sống tâm lts của sinh viên ta phải quan tâm đến kế hoạch đường đời và tự xác định nghề nghiệp của thanh niên sinh viên

- Kế hoạch đường đời là một hiện tượng tâm lý, là mô hình về cách thức đạt được trong hình thành và phát triển nhân cách nghề nghiệp cho chính mình

- Kế hoạch đường đời cũng chính là kế hoạch hoạt động của sinh viên và nó được bắt đầu bằng sự lựa chọn nghề nghiệp

Trang 5

Tóm lại:

- Sinh viên thuộc lớp sinh viên có độ tuổi từ 18 đến 25, là giai đoạn chuyển

từ sự chín muồi về thẻ lực sang sự trưởng thành về phương diện tâm lý – xã hội

- Lứa tuổi này được đánh giá là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm, đạo đức và thẩm mĩ; là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách; đặc biệt là sinh viên đã có vai trò người lớn thực sự

- Họ có kế hoạch riêng cho hoạt động của mình, chịu trách nhiệm về hành vi

và độc lập trong phán đoán

- Đây là thời kỳ có nhiều biến động mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội Sinh viên biết xác định con đường sống trong tương lai, tích cực nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu dấn thân, thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống

2 ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC

Hoạt động học tập là hoạt động lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà đích của nó là hướng vào việc làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động Hoạt động học tập ở đại học là một loạt hoạt động tâm lý (hoạt động nhận thức) của cá nhân chủ thể sinh viên, được tổ chức một cách độc đáo, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, nhằm đạt được mục đích dạy học ở đại học

Động cơ hoạt động học tập của sinh viên là những hiện tượng, sự vật kích thích, thúc đẩy người sinh viên tích cực học tập đạt kết quả nhận thức, hình thành

và phát triển nhân cách Dựa vào mục đích học tập, các nhà tâm lý học chia thành 5 loại động cơ:

+ Động cơ xã hội - thể hiện ở các nhu cầu, lợi ích xã hội, về các chuẩn mực

và mục đích xã hội

+ Động cơ nhận thức khoa học - thể hiện ở thái độ đối với quá trình nhận thức, với nội dung của vấn đề được nghiên cứu

+ Động cơ nghề nghiệp

+ Động cơ tự khẳng định là ý thức về những năng lực của mình và mong muốn được thể hiện chúng

+ Động cơ vụ lợi,…(ngoài ra còn học để vui lòng bố mẹ, học để hơn bạn,…) Nếu sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, các động cơ học tập của sinh viên có thể được xếp theo thứ tự như sau:

Trang 6

- Việc hình thành động cơ học tập của sinh viên phụ thuộc vào một số điều kiện như sau:

+ Ý thức về mục đích gần và mục đích cuối cùng của hoạt động học tập + Hiểu rõ về ý nghĩa lý luận và thực tiễn của các tri thức được lĩnh hội

+ Hình thức xúc cảm của các thông tin khoa học được trình bày

+ Sự mở rộng nội dung và cái mới của tài liệu

+ Xu hướng nghề nghiệp của hoạt động học tập

+ Mâu thuẫn về mặt nhận thức trong chính bản thân người học

+ Duy trì được tính ham hiểu biết và không khí tâm lý trong nhóm học tập + Cần làm phong phú các thành phần dộng cơ học tập của mỗi sinh viên + Tăng cường độ kích thích của các động cơ tốt của hoạt động học tập

+ Những giờ giảng được thực hiện bằng phương pháp nêu vấn đề, những giờ thảo luận sôi nổi,

+ Sự phát triển các động cơ không chỉ làm gia tăng số lượng các động cơ,

mà còn thay đổi tính chất của chúng

- Những dấu hiệu của quá trình tư duy độc lập ở sinh viên:

+ Biết tự đặt vấn đề

+ Biết tự tìm cách giải quyết vấn đề

+ Có ý chí theo đuổi mục đích đến cùng

+ Biết tự đánh giá kết quả tìm được

- Phẩm chất tư duy sáng tạo:

+ Có tính chất độc đáo, không dập khuôn theo mẫu

+ Có tính chất độc đáo, khác thường và cách thử và sai

Trang 7

+ Chọn ra phương án đơn giản nhất trong các phương án đã biét để giải quyết nhiệm vụ tương tự

- Qúa trình trí nhớ và chú ý:

+ Các quá trình trí nhớ thường diễn ra liên tục trong hoạt động học tập của sinh viên;

+ Trạng thái chú ý giúp cho quá trình học tập có hiệu quả cao hơn

3 ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TRÊN LỚP CHO SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC

Căn cứ phần lý luận về đặc điểm tâm lý lứa tuổi và động cơ học tập của của thanh niên - sinh viên, tôi xin đề xuất một số vấn đề trong việc thiết kế và xây dựng bài giảng trên lớp để tăng hiệu quả học tập của sinh viên như sau:

3.1 Thiết kế bài giảng phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của thanh niên sinh viên

Bài giảng phù hợp về mặt thể chất

- Các mục tiêu giảng dạy phải xây dựng rõ ràng và phù hợp với đối tượng Sinh viên có thể đạt được

- Phương pháp giảng dạy phù hợp, có thể giao cho Sinh viên hoặc nhóm sinh viên các dự án học tập nhỏ thuộc phạm vi bài học để sinh viên thực hiện, điều này

sẽ khuyến khích sự tư duy và tính chủ động, trách nhiệm tìm tòi nghiên cứu của sinh viên, để bộ óc được hoạt động tối đa và sinh viên có thể tự khảng định bản thân trong quá trình học tập trên lớp

- Tùy quy định của từng đơn vị đào tạo mà thời gian 1 ca học có thể là 3 hoặc 5 hoặc 6 tiết, tuy nhiên trong khoảng thời gian đó, giảng viên nên thiết kế nội dung học và phối hợp các hoạt động phù hợp với thể lực và tâm lý lứa tuổi của sinh viên

Hoạt động và môi trường học tập phù hợp

- Đối với mỗi mức độ bài giảng (Đại cương, cơ sở ngành hoặc chuyên ngành) có mức độ mới mẻ riêng trong việc tiếp cận, tuy nhiên khi xây dựng các bài giảng trên lớp, giảng viên nên dành thời gian hướng dẫn (định hướng) cho sinh viên thực hiện, tăng các ví dụ và minh chứng thực tế để sinh viên dễ tiếp cận vấn đề

- Không nên giới hạn môi trường học tập chỉ ở trên lớp, nên chăng sự hiện diện của thầy và trò lúc này là để trao đổi những kết quả nghiên cứu các nhân sinh

Trang 8

viên với nhau và người thầy sẽ định hướng và kết luận vấn đề cho đúng, hợp lý và khoa học

- Tạo điều kiện để sinh viên thể hiện bản thân, giao tiếp cở mở và chuyên nghiệp thông qua việc thuyết trình, báo cáo, hay làm việc nhóm Thay vì hoạt động chủ yếu là thuyết giảng và phát vấn sinh viên

- Để giải quyết các mâu thuẫn của sinh viên, giảng viên nên cụ thể hóa (lượng hóa) các mục tiêu học tập cụ thể từng phần cho sinh viên dễ hình dung Hướng dẫn sinh viên cách lập kế hoạch để đạt được mục tiêu từng giai đoạn từ đó đạt được mục đích cuối cùng của hoạt động học đại học

Phù hợp với sự phát triển nhận thức của sinh viên

- Khuyến khích, yêu cầu sự chủ động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên thông qua các dự án hoặc vấn đề giao về nhà Kiểm soát các hoạt động này sao cho hoạt động nhận thức của sinh viên diễn ra một cách có kế hoạch, có mục đích, nội dung và chương trình nhất định

- Cung cấp danh mục thông tin tài liệu tham khảo và cách để tìm kiếm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy thay vì đọc và thuyết giảng tất cả cho sinh viên

- Mỗi chuyên ngành có những đặc thù riêng, trong cách bài trên lớp của giảng viên cần phải thiết kế nội dung phù hợp với từng chuyên ngành đó (kiến thức,

ví dụ, phương pháp và tài liệu tham khảo,…)

Quan tâm đến sự phát triển tình cảm của sinh viên

Giảng viên ngoài việc truyền đạt kiến thức khoa học còn phải giáo dục nhận thức cũng như nhân cách cho sinh viên ở lứa tuổi này các em vẫn chưa thực sự trưởng thành mặc dù đã là một công đân đúng nghĩa do đó cần định hướng và uốn nắn phù hợp Ngoài bài giảng cần lồng ghép thêm các kiến thức về văn hóa chính trị xã hội phù hợp, rèn luyện một số kỹ năng sống cho các em

Sinh viên thường bị lúng túng khi phải giải quyết các tình huống mới, nhất

là khi bị phê bình, nhận xét nặng lời, thiếu tôn trọng Khi bị lâm vào hoàn cảnh đó, sinh viên dễ xuất hiện phản ứng như: thiếu tự tin, “khùng”, từ chối công việc hoặc làm một cách miến cưỡng,…chính vì thế cần tăng các lời động viên khen ngợi đúng lúc, nhưng cũng nghiêm túc uốn nắn những hành vi thái độ chưa đúng của các em Khi người thầy ghi nhận đóng góp và thành tích của trò một cách đúng lúc và phù hợp thì các em sẽ cảm thấy được khích lệ rất nhiều => tăng nhu cầu và sự yêu thích việc học tập nhiều hơn

Trang 9

Bài giảng phù hợp với sự phát triển tự ý thức của sinh viên

- Sinh viên có thể chưa ý thức và đánh giá đúng bản thân, ví dụ như tự ti hoặc tự huyễn hoặc bản thân mình, giảng viên cần điều chỉnh và giúp các em đánh giá đúng về bản thân

- Khi thiết kế bài giảng cần tạo điều kiện để các em thể hiện bản thân nhưng cũng kiểm soát quá trình nhận thức đó đúng quĩ đạo và tích cực

Về mặt xã hội

- Chủ động liên hệ kiến thức học với thực tế nghề nghiệp để định hướng tương lai công việc cho sinh viên

- Lồng ghép tình yêu cuộc sống và yêu nghề cùng với các trách nhiệm xã hội với trong các bài giảng

- Giảng viên không chỉ truyền kiễn thức và cần truyền “lửa”, truyền nhiệt huyết đến cho sinh viên

3.2 Thiết kế bài giảng phù hợp với động cơ học tập của Sinh viên

- Nội dung bài giảng hướng tới mục đích gần và mục đích cuối cùng của hoạt động học tập

- Làm rõ về ý nghĩa lý luận và thực tiễn của các tri thức được lĩnh hội

- Làm cho nội dung trở nên sinh động và hấp dẫn thông qua Hình thức xúc cảm của các thông tin khoa học được trình bày

- Liên hệ và mở rộng kiến thức vượt khởi giáo trình, nhất là các ứng dụng thực tế, các kinh nghiệm và nghiên cứu,… Người giảng viên cần nghiên cứu sâu và đọc nhiều tài liệu hơn để bài giảng trở nên phong phú

- Thay đổi, điều chỉnh cách tiếp cận nội dung phù hợp xu hướng nghề nghiệp của hoạt động học tập

- Giải quyết các mâu thuẫn về mặt nhận thức trong người học bằng cách lập kế hoạch mục tiêu theo từng giai đoạn một cách cụ thể và khả thi

- Tăng cường việc khen thưởng để duy trì được tính ham hiểu biết và không khí tâm lý trong nhóm học tập Tăng cường độ kích thích của các động cơ tốt của hoạt động học tập

- Thay đổi những giờ giảng, thực hiện bằng phương pháp nêu vấn đề, những giờ thảo luận sôi nổi, Ứng dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật và phương tiện

để tăng sự hứng thú và thu hút sự chú ý và tập trung của sinh viên

Trang 10

TÓM LẠI

Để có thể thiết kế được bài giảng hay là cả một quá trình nghiên cứu, xây dựng và rút kinh nghiệm của người giảng viên Sẽ có những “thầy, cô” thực hiện tốt được hoạt động này nhưng cũng có thể có nhiều người gặp vấn đề khi thực hiện Tuy nhiên, một bài giảng trên lớp hay cần đáp ứng được các động cơ học tập của sinh viên đồng thời phù hợp với đặc điểm và tâm lý lứa tuổi của sinh viên – thanh niên (người học)

Tôi xin được kết thúc bài tiểu luận của mình bằng một vài câu danh ngôn em rất tâm đắc, mong rằng trong sự nghiệp giáo dục đại học của nước ta đạt được nhiều thành tựu hơn nữa

“ Chín phần mười sự giáo dục là động viên khích lệ.”

Anatole France

~*~

Toàn bộ nghệ thuật của sự giáo dục là nghệ thuật đánh thức sự tò mò bản năng của những trí óc non trẻ nhằm thỏa mãn nó sau đó.”

Anatole France

“ Học đọc là nhóm lên ngọn lửa; từng âm tiết được đánh vần lên đều là tia lửa.”

Victor Hugo

~*~

“ Người dạy học phải tin vào sức mạnh tiềm tàng của học trò, và anh ta

phải nỗ lực hết sức để giúp học trò mình trải nghiệm được sức mạnh này.”

Alfred Adler

~*~

“Nghệ thuật tối thượng của người thầy là đánh thức niềm vui trong sự

diễn đạt và tri thức sáng tạo.”

Albert Einstein

~*~

“Thật kỳ diệu rằng sự tò mò vẫn sống sót sau giáo dục truyền thống.”

Albert Einstein

Ngày đăng: 17/03/2015, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w