1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận chi phí cơ hội và ứng dụng vào đời sống kinh tế

5 949 22

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 20,65 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong đời sống ngày nay, mỗi ngày con người đều phải ra một quyết định liên quan đến ít nhất một vấn đề kinh tế nào đó.. Như vậy, chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

oOo

Nhóm 2

Tiểu Luận CHI PHÍ CƠ HỘI

VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO KINH TẾ - ĐỜI SỐNG

A LỜI MỞ ĐẦU

Trong đời sống ngày nay, mỗi ngày con người đều phải ra một quyết định liên quan đến ít nhất một vấn đề kinh tế nào đó Từ mua bán một món hàng, chọn lựa một món đồ hay đến sự sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp, thậm chí là sự vận hành của một đất nước đều chịu sự chi phối của nền kinh tế

Chính vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu về các lý thuyết kinh tế học là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các sinh viên theo học ngành kinh tế Các lý thuyết về kinh

tế thì rất đa dạng và phong phú nhưng trong bài viết này nhóm chúng em xin trình bày về một lý thuyết cơ bản và xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống mỗi ngày mà chưa chắc người ta đã hiểu hết và hiểu đúng về nó Đó chính là Chi phí cơ hội

B NỘI DUNG

1 Khái niệm

Chi phí cơ hội là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn Nó được vận dụng rất thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phải thực hiện sự lựa chọn Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhận được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó Như vậy, chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác; Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn) Do quy luật về sự khan hiếm nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn Hay nói cách khác, chi phí cơ hội luôn tồn tại

Một ví dụ đơn giản của chi phí cơ hội là việc bỏ ra 100 triệu đồng để đầu tư, lợi ích có thể kiếm được là rất nhiều, song chi phí bỏ ra lại không hề rõ ràng, ngoài số tiền bỏ ra để đầu tư, còn những chi phí khác không nhìn thấy được như số tiền lãi kiếm được nếu lấy

100 triệu đồng để gửi ngân hàng, hay mất thời gian, sức khỏe để thực hiện đầu tư Đây được gọi là chi phí cơ hội phải bỏ ra khi lấy 100 triệu đồng để đầu tư

Trang 2

2 Chi phí cơ hội và hành vi người tiêu dùng

a) Hành vi người tiêu dùng

Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng là nhằm giải thích quá trình mua hay không mua một loại hàng hóa nào đó Trên cơ sở nghiên cứu này, doanh nghiệp có thể đề ra chính sách marketing hợp lý trong sản xuất kinh doanh của mình

b) Các yếu tố ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng

Thực tế chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định của con người liên quan đến việc mua hàng Hành vi của người mua hàng không bao giờ đơn giản; tuy nhiên việc

am hiểu hành vi của người mua hàng lại là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với những người làm marketing Nhiệm vụ của người làm Marketing là hiểu được điều gì xảy

ra trong ý thức của người mua giữa lúc các tác nhân bên ngoài bắt đầu tác động và lúc quyết định mua Ta sẽ tập trung vào những đặc điểm của người mua: văn hoá, xã hội, cá nhân và tâm lý ảnh hưởng đến hành vi mua sắm Hành vi mua sắm của người tiêu dùng được mô tả qua bảng 3.1:

Bảng 3.1 Mô hình hành vi của người tiêu dùng

Các tác

nhân

marketing

Các tác nhân khác Đặc điểm người mua

Quá trình quyết định của người mua

Quyết định của người mua

Sản phẩm

-Giá - Địa

điểm - Cổ

động

- Kinh tế - Công nghệ

- Chính trị

- Văn hoá

- Văn hoá -

Xã hội - Cá tính -Tâm

- Nhận thức vấn đề

- Tìm kiếm thông tin - Đánh giá - Quyết định - Hành

vi mua sắm

- Lựa chọn sản phẩm - Lựa chọn nhãn hiệu - Lựa chọn đại lý - Định thời gian mua - Định số lượng mua

Yếu tố văn hóa:

Các yếu tố văn hoá có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với hành vi của người tiêu dùng Vai trò của nền văn hoá, nhánh văn hoá và giai tầng xã hội nơi người tiêu dùng cần được nghiên cứu vì các yếu tố này là một bộ phận không tách rời của môi trường văn hoá Văn hoá là nguyên nhân căn bản dẫn đến nhu cầu và hành vi của một người

Mỗi nền văn hoá bao gồm các nhóm nhỏ hơn, hay các nhánh văn hoá tạo ra sự xã hội hoá và đặc điểm cá nhân rõ nét hơn của các thành viên trong nhóm Có bốn loại nhánh văn hoá lớn nhất là: dân tộc, tôn giáo, chủng tộc và các nhóm có xuất xứ từ từ các vùng địa

lý nhất định Tầng lớp xã hội: bao gồm những thành viên có chung những giá trị, mối quan tâm và hành vi

Yếu tố xã hội:

Hành vi của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như các nhóm liên quan, gia đình, vai trò và địa vị xã hội Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ và hành vi của một người nào đó được gọi là nhóm liên quan (nhóm tham khảo)

Trang 3

Các thành viên trong gia đình người mua có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của người đó

Quyết định của người mua còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm cá nhân bao gồm tuổi tác và giai đoạn của chu trình đời sống, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, nhân cách và lẽ sống của con người.

Yếu tố tâm lý:

 Động cơ thúc đẩy

 Nhận thức

 Lĩnh hội

 Niềm tin và thái độ

3 Chi phí cơ hội và hành vi doanh nghiệp

Khi một chọn lựa kinh tế được thực hiện, các nhà kinh tế đo lường chi phí của chọn lựa đó dưới dạng chi phí cơ hội, được định nghĩa là giá trị của chọn lựa thay thế tốt nhất bị

bỏ qua

VD: Bạn muốn thành lập một công ty phần mềm, bạn phải thuê văn phòng, tuyển lập trình viên, và sau đó bán phần mềm Sau một năm, chi phí trực tiếp là: Thuê văn phòng: 12.000 đô-la Mỹ Lương: 24.000 đô-la Các chi phí tiện ích: 10.000 đô-la Tổng chi phí trong năm

là 46.000 đô la Mỹ Giả sử doanh số phần mềm là 48.000 đô la, bạn sẽ rất vui vì lợi nhuận

là 2.000 đô la! Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán tính theo cách này không đo lường chính xác

sự thành công của bạn Giả sử bạn có thể làm việc cho một ngân hàng quốc tế và kiếm được 8.000 đô-la Vậy cơ hội kiếm được 8.000 đô-la bị bỏ qua chính là chi phí cơ hội, theo đó bạn đã mất đi một khoản lợi kinh tế là 6.000 đô-la

Theo Adam Smith (1723-1790) thì “Hàng hóa giá trị sử dụng càng cao thì giá càng cao” Về lý thì đúng nhưng nó không giải thích được nguyên nhân tại sao kim cương lại đắt hơn nhiều lần so với nước trong khi nếu không có nước thì không sống được nhưng thiếu kim cương thì không chết

David Ricardo (1772-1823) là học trò của Adam Smith cho rằng “Chi phí sản xuất càng về sau càng đắt” Có nghĩa là số lượng sản xuất càng tăng thì chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm về sau càng cao hơn Sẽ giải thích rõ hơn nguyên lý này ở phía sau Alfred Marshall (1842-1924) đưa ra mô hình Cung – Cầu Giá hàng hóa được quyết định bởi người mua và người bán Nó giải thích được kim cương đắt hơn nước vì kim cương khan hiếm hơn nước Đây là một trong những nền tảng của kinh tế học Nói chung các nhà kinh tế thì có rất nhiều nhưng số người đặt nền tảng cho kinh tế học thì ít; số còn lại chủ yếu phát triển ra các nhánh khác nhau đi vào các ngách hoặc làm rõ thêm các học thuyết kinh tế nền tảng

4 Chi phí cơ hội trong đời sống hằng ngày

Trong đời sống ngày nay, phần lớn các lý do của con người đều ẩn chứa một lý do kinh

tế nào đó Từ việc mua cái gì, lựa chọn món đồ nào, các công ty sản xuất hàng hóa như thế

Trang 4

nào, Tất cả đều nhuốm màu kinh tế Có một thuyết, khi nêu tên ra, ai cũng tưởng chừng như nó đơn giản và chúng ta gặp hằng ngày trong mỗi quyết định của bản thân, thế nhưng, không phải ai cũng hiểu hết về nó, cũng như biết cách ứng dụng nó hợp lý nhất Đó chính

là chi phí cơ hội trong đời sống hằng ngày

Trong đời sống hằng ngày, bất kể trong công việc, tình yêu, hay trong cuộc sống, dù tất

cả việc lớn hay nhỏ, mỗi quyết định của chúng ta đưa ra đều tồn tại chi phí cơ hội, có nghĩa là, bạn đã mất thêm một chi phí để có một cơ hội khác tốt hơn Tất nhiên, ngay đến

cả những nhà kinh tế học tài ba cũng không tính được chi phí cơ hội trong một phương án chính xác nhất

Chi phí cơ hội còn đề cập đến sở thích

Chi phí cơ hội không chỉ nói đến tiền bạn mà nó còn đề cập để sức khỏe, tin thần sở thích do bạn chọn việc này mà không chọn việc khác Nhiều người thích chọn công việc tuy thấp hơn 1 tí nhưng lại đúng theo sở thích là vì vậy Chi phí cơ hội còn tính thêm việc này mà mọi người thường bỏ qua

Do vậy có thể thấy rằng mỗi giờ bạn bỏ phí đi bạn đã mất đi chi phí cơ hội tiềm ẩn mà bạn không nhìn ra Chi phí cơ hội của mỗi người là khác nhau Vậy cho dù bạn có làm hay không làm gì bạn luôn đánh mất đi chi phí cơ hội, hẫy tận dụng quỹ thời gian có ích và hiểu chi phí cơ hội có ý nghĩa gì đối với cuộc sống bạn để sử dụng nó hợp lí

Có thể nói nôm na về chi phí cơ hội trong đời sống hằng ngày là: “ chi phí là số tiền bạn mất đi để làm việc này mà không làm việc đó Chi phí cơ hội là số tiền lớn nhất ước tính về cơ hội bạn đã bỏ qua”

C KẾT LUẬN

Chi phí cơ hội là khái niệm chìa khóa trong kinh tế học

Do tính trừu tượng và tương đối của nó, cũng như việc nó chưa xảy ra nên chi phí cơ hội thường không xuất hiện trong các báo cáo của bộ phận tài chính, kế toán Tuy nhiên, đây luôn là vấn đề các nhà quản lý phải cân nhắc khi đưa ra một quyết định Gần như mỗi phương án sẽ liên quan đến ít nhất một chi phí cơ hội

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 http://xungnhi.blogspot.com/2011/05/chuong-4-hanh-vi-nguoi-tieu-dung.html

2 http://letsmarketing.weebly.com/cac-yeu-to-anh-huong-den-hanh-vi-mua-cua-nguoi-tieu-dung.html

3 https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_ph%C3%AD_c%C6%A1_h%E1%BB%99i

4 http://chienluocsong.com/kinh-te-hoc-p2-chi-phi-co-hoi/

Ngày đăng: 07/10/2018, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w