1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sử dụng ngân sách nhà nước trong việc trang bị phương tiện làm việc của ngành tòa án nhân dân giai đoạn 2008 2013 – thực trạng và phương hướng hoàn thiện

76 467 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; bảo đảm

Trang 1

SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC

TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC CỦA NGÀNH

TÒA ÁN NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2008-2013 – THỰC

TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Trọng Nghĩa Sinh viên thực hiện : Nguyễn Việt Anh

Chuyên ngành : Tài chính Công

Trang 2

TRANG LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp viết về đề tài: “Sử dụng Ngân sách Nhà nước để trang bị phương tiện làm việc của ngành Tóa án nhân dân giai đoạn 2008-

2013 – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo-T.S Nguyễn Trọng Nghĩa Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi và thu thập số liệu một cách nghiêm túc, tôi tuyệt đối không sao chép bất kỳ một bài luận văn, báo cáo chuyên đề hay luận án nào

Nếu có gì sai với lời cam đoan trên, tôi xin chịu mọi trách nhiệm

Hà nội, ngày 19 tháng 5 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Việt Anh

Trang 3

1.3 Hệ thống ngân sách Nhà nước và phân cấp ngân sách 10

1.5.2 Vai trò của ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường 15

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRONG VIỆC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC CỦA NGÀNH

TÒA ÁN NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2008-2013 VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG

HƯỚNG HOÀN THIỆN CHO GIAI ĐOẠN 2014-2018

19

Trang 4

2.1 Giới thiệu chung về Vụ Kế hoạch Tài chính, Tòa án nhân dân tối

cao

19

2.1.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của ngành Tòa án nhân dân 19 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngành Tòa án nhân dân 20 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Vụ Kế hoạch Tài chính 21

2.2 Thực trạng sử dụng ngân sách Nhà nước trong việc trang bị

phương tiện làm việc của ngành Tòa án giai đoạn 2008-2013 và đề

xuất phương hướng hoàn thiện cho giai đoạn 2014-2018

2.2.2 Thực trạng sử dụng ngân sách Nhà nước để trang bị phương tiện làm

việc của ngành Tòa án giai đoạn 2008-2013

2.2.2.3 Phân tích, đánh giá về hiện trạng sử dụng Ngân sách nhà nước trong

việc trang bị phương tiện, tài sản của ngành Tòa án nhân dân giai đoạn

2008-2013

31

2.2.3 Đề xuất về tổng nhu cầu sử dụng ngân sách Nhà nước để trang bị

phương tiện làm việc của ngành Tòa án nhân dân giai đoạn 2014-2018

37

2.2.3.1 Về đề xuất tổng nhu cầu sử dụng ngân sách Nhà nước 37

Trang 5

2.2.3.4 Hiệu quả của đề án 59

CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC ĐỂ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC CỦA NGÀNH

TÒA ÁN NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2014-2018

61

3.1 Giải pháp sử dụng ngân sách Nhà nước hiệu quả trong việc trang bị

phương tiện làm việc của ngành Tòa án nhân dân

61

3.1.1 Tăng cường công tác phòng và chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách

Nhà nước, đặc biệt là trong mua sắm, trang bị phương tiện làm việc

61

3.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước trong ngành

Tòa án nói chung và trong việc trang bị phương tiện làm việc nói riêng

62

Trang 6

MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1.1 Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngành TAND

1.2 Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức Vụ Kế hoạch - Tài chính

Tòa án nhân dân tối cao

2.1 Bảng 2.1 Tổng nhu cầu trang bị phương tiện làm việc của

ngành Tòa án nhân dân giai đoạn III 2018) là 2.075.268 triệu đồng

Trang 8

(2014-MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, quyền lực Nhà nước là thống nhất có

sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; có cơ chế kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với các hoạt động tư pháp, từng bước xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân

Trong những năm qua, Tòa án nhân dân các cấp đã được Nhà nước quan tâm đến việc trang bị phương tiện làm việc phục vụ cho công tác xét xử của ngành, nhất là từ sau khi có Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”

Tuy nhiên, do tình hình kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn nên phương tiện, tài sản được trang bị chủ yếu chỉ tính bình quân cho mỗi đơn vị, mỗi cấp, chưa tính đến số lượng, chất lượng của tài sản theo yêu cầu công việc Chính vì vậy trang thiết bị phương tiện làm việc của Thẩm phán, cán bộ, công chức trong các đơn vị đã xuống cấp, mặt khác do số lượng phương tiện thì ít, khối lượng công việc ngày một tăng nên việc sử dụng các tài sản thường xuyên quá tải dẫn đến tài sản hư hỏng nhiều, đơn vị cần thiết phải thanh lý số tài sản hiện nay không còn giá trị sử dụng

Từ đó việc hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ cho công tác xét xử và

Trang 9

điều kiện làm việc của Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Toà án nhân dân phải đầy đủ tiện nghi, đồng thời xuất phát từ thực trạng, trang thiết bị của ngành Toà án nhân dân hiện nay vừa thiếu vừa lạc hậu, vì vậy nhu cầu về mua sắm trang thiết bị làm việc của cán bộ công chức ngành Toà án nhân dân trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết

2 Đối tƣợng và mục địch nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận về ngân sách Nhà nước và tình hình sử dụng ngân sách Nhà nước trong trong việc trang bị phương tiện làm việc của ngành Tòa án nhân dân

- Mục địch nghiên cứu:

Là sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước để đầu tư và phát triển hoàn chỉnh, trang bị đủ các trang thiết bị, phương tiện làm việc theo định mức đã được Nhà nước ban hành nhằm cải thiện từng bước về điều kiện làm việc của Thẩm phán, cán bộ, công chức, phục vụ trực tiếp cho hoạt động xét xử, từ đó giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo ngành Tòa án nhân dân các cấp, hỗ trợ tác nghiệp cho Thẩm phán, thư ký và công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công tác xét xử

Mục đích cụ thể:

Trang bị phương tiện làm việc của ngành Tòa án gồm các trang thiết bị cần thiết như: Xe ô tô; xe máy; máy vi tính; máy photocopy; máy điều hoà nhiệt độ; tăng âm loa đài; camera giám sát; máy quét tài liệu; máy chiếu; máy phát điện; bàn ghế phòng xử án; giá để bảo quản hồ sơ lưu trữ Bảo đảm nâng cao về mặt chất lượng cũng như công nghệ hiện đại, phấn đấu ngang tầm với các nước trong khu vực và làm cơ sở tiền đề đến năm 2020 phải hoàn chỉnh hệ thống “Toà án điện tử”

3 Phạm vi nghiên cứu

Trang 10

Nghiên cứu tại Vụ Kế hoạch và Tài chính, Tòa án Nhân dân tối cao –

262 Đội Cấn, Hà Nội

Thời gian: Trong giai đoạn 2008-2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Tham khảo các giáo trình giảng dạy, các tài liệu, tạp chí, các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Thu thập số liệu thống kê từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Vụ Kế hoạch và Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao

Phương pháp : thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp

5 Kết cấu của khóa luận

Tên khóa luận : “Sử dụng Ngân sách Nhà nước để trang bị phương

tiện làm việc của ngành Tóa án nhân dân giai đoạn 2008-2013 – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện.”

Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Ngân sách Nhà nước

Chương 2: Thực trạng sử dụng ngân sách nhà nước trong việc trang

bị phương tiện làm việc của ngành Tòa án nhân dân giai đoạn 2008-2013

Chương 3: Phương hướng hoàn thiện việc sử dụng ngân sách nhà nước để trang bị phương tiện làm việc của ngành Tòa án nhân dân trong giai đoạn 2014-2018

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước

Lịch sử phát triển của xã hội trải qua nhiều phương thức sản xuất khác nhau Trong buổi bình minh của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kinh tế hàng hoá - tiền tệ phát triển mạnh mẽ, giai cấp tư sản cần một không gian kinh tế tài chính thông thoáng để tự do sản xuất kinh doanh Sự cản trở bởi những quy định về thể chế tài chính của giai cấp phong kiến đang suy tàn, nhất là chế độ thuế khoá vô lý, chế độ chi tiêu không rõ ràng đã gây nên phản ứng mạnh mẽ đối với giai cấp tư sản Họ đấu tranh để có một chế độ thuế khoá theo luật định và chế độ chi tiêu tách bạch giữa chi tiêu chung của nhà nước và chi tiêu của gia đình các vua chúa Kết quả cuộc đấu tranh đó đã đưa đến những thay đổi lớn trong quản lý tài chính của nhà nước và thuật ngữ NSNN được dùng từ đó

Như vậy, khái niệm NSNN xuất hiện sau khái niệm nhà nước Khi nhà nước ra đời đòi hỏi phải có nguồn tài lực để đáp ứng các khoản chi tiêu của mình, hay nói cách khác đó là điều kiện cần để xuất hiện NSNN Song khái niệm NSNN ra đời trong lịch sử chỉ khi quan hệ hàng hoá - tiền tệ phát triển mạnh Đó chính là điều kiện đủ để xuất hiện NSNN

Ngày nay thuật ngữ NSNN được dùng phổ biến trong đời sống kinh tế

xã hội, song cho đến nay chưa có một quan niệm thống nhất về khái niệm NSNN

Luật NSNN được Quốc hội khoá IV kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20.3.1996, công bố ngày 3.4.1996 quy định: “NSNN là toàn bộ các khoản thu,

Trang 12

chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”

Theo giáo trình tài chính học của trường Đại học Tài chính Kế toán Hà nội : “NSNN được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước - quỹ ngân sách - để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước”

Giáo trình kinh tế chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có ghi: “NSNN là khâu tài chính tập trung nhất, là kế hoạch tài chính cơ bản, tổng hợp của nhà nước Nó giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính

và có tính chất quyết định sự phát triển của nền kinh tế quốc dân theo định hướng Xã hội chủ nghĩa”

Từ những định nghĩa trên có thể hiểu NSNN trên các khía cạnh:

Thứ nhất: NSNN là kế hoạch tài chính cơ bản, hay rõ hơn là bản dự

toán thu, chi tài chính của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định

Thứ hai: NSNN giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính

Thứ ba: NSNN là quỹ tiền tệ của nhà nước hay còn gọi là quỹ ngân

sách- phục vụ việc thực hiện chức năng của nhà nước

Các quan niệm trên đã thể hiện được mặt cụ thể, mặt vật chất của NSNN, nhưng chưa thể hiện được nội dung kinh tế, xã hội của NSNN

Trong thực tế, hoạt động NSNN nhìn bề ngoài là hoạt động thu, chi tài chính của nhà nước Hoạt động này rất đa dạng, phong phú, được tiến hành trên hầu hết các lĩnh vực, tác động đến mọi chủ thể kinh tế-xã hội Tuy vậy chúng cũng có những đặc điểm chung:

-Các hoạt động thu chi của NSNN luôn luôn gắn chặt với quyền lực

Trang 13

kinh tế - chính trị của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định

-Những hoạt động thu-chi tài chính đó đều chứa đựng nội dung kinh

tế-xã hội nhất định và chứa đựng các quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích nhất định

Với quyền lực tối cao của mình nhà nước có thể sử dụng các công cụ sẵn có để bắt buộc mỗi thành viên trong xã hội cung cấp cho mình các nguồn lực tài chính cần thiết Song cơ sở tạo lập các nguồn lực tài chính xuất phát từ sản xuất, mà chủ thể là các thành viên trong xã hội, mọi thành viên đều có lợi ích kinh tế đó Nghĩa là nhà nước không thể dựa vào quyền lực của mình để huy động sự đóng góp của xã hội dưới bất kỳ hình thức nào, bằng mọi giá mà phải có giới hạn hợp lý, đó chính là việc giải quyết một cách hài hoà giữa lợi ích nhà nước và lợi ích của các thành viên trong xã hội Nếu chỉ chú trọng đến lợi ích của nhà nước mà không chú ý đến lợi ích của xã hội thì quan hệ giữa nhà nước và xã hội trở nên căng thẳng, sản xuất đình trệ, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân Do đó việc khẳng định NSNN thể hiện các quan hệ kinh

tế giữa nhà nước và xã hội có ý nghĩa quan trọng không chỉ đơn thuần về mặt

lý luận mà còn thực sự cần thiết trong quá trình quản lý và điều hành NSNN

Mọi hoạt động thu chi của NSNN đều nhằm tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước

và các chủ thể trong xã hội: Đó là mối quan hệ giữa phần nộp vào NSNN và phần để lại cho các chủ thể kinh tế Phần nộp vào ngân sách sẽ tiếp tục được phân phối nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước và phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội nói chung

Từ những đặc điểm hoạt động thu chi của NSNN và sự phân tích trên,

có thể hiểu NSNN một cách khái quát như sau: NSNN là một phạm trù kinh

tế, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong

xã hội, phát sinh do nhà nước tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài

Trang 14

chính quốc gia nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước

1.2 Cơ cấu NSNN

NSNN được cấu thành bởi hai phần: Phần thu thể hiện các nguồn tài chính được huy động vào NSNN Phần chi thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đã huy động được vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

1.2.1 Thu ngân sách nhà nước

-Thu NSNN thực chất là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước và các chủ thể kinh tế dựa trên quyền lực nhà nước nhằm giải quyết hài hoà lợi ích kinh tế Sự phân chia đó là một tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện chức năng kinh tế-xã hội của nhà nước Đối tượng phân chia là nguồn tài chính quốc gia - kết quả do lao động sản xuất trong nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ

Thu ngân sách Nhà nước gồm:

-Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;

-Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước:

+Lợi tức từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế;

+Tiền thu hồi vốn của nhà nước vào các cơ sở kinh tế;

+Thu hồi tiền cho vay của nhà nước (cả gốc và lãi)

-Thu từ hoạt động sự nghiệp;

-Thu hồi quỹ dự trữ nhà nước;

-Tiền sử dụng đất: thu từ hoa lợi công sản và đất công ích;

-Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở;

-Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và

Trang 15

ngoài nước;

-Các khoản di sản nhà nước được hưởng;

-Thu kết dư ngân sách năm trước;

-Tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp;

-Các khoản tiền phạt, tịch thu;

-Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

-Các khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền, bằng hiện vật của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;

-Các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp bội chi và khoản huy động vốn đầu tư trong nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là tỉnh) quy định tại khoản 3 điều 8 của Luật NSNN được đưa vào cân đối ngân sách

Việc phân phối các khoản thu NSNN có ý nghĩa thiết thực trong việc phân tích đánh giá và quản lý các nguồn thu NSNN Dựa vào nội dung kinh tế

và tính chất các khoản thu có thể chia thu ngân sách thành hai nhóm: Nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc bao gồm thuế, phí và lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế nhà nước Nhóm thu không thường xuyên gồm các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản do nhà nước vay để bù đắp bội chi Ngoài ra còn có các khoản thu vay và viện trợ của nước ngoài

1.2.2 Chi ngân sách nhà nước

Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm trang trải cho chi phí bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội mà nhà nước đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định

Chi ngân sách nhà nước gồm:

-Chi thường xuyên về:

Trang 16

+Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục - thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường và các sự nghiệp khác;

+Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;

+Quốc phòng, an ninh và trật tự - an toàn xã hội;

+Hoạt động của các cơ quan Nhà nước;

+Hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam;

+Hoạt động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam;

+Trợ giá theo chính sách của nhà nước;

+Các chương trình quốc gia;

+Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;

+Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;

+Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

+Trả lãi tiền do nhà nước vay;

+Viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài;

+Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

-Chi đầu tư phát triển:

+Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không

có khả năng thu hồi vốn;

+Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật;

+Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển đối với chương trình, dự án phát triển kinh tế;

+Dự trữ nhà nước;

Trang 17

+Cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển

-Chi trả nợ gốc tiền do nhà nước vay

-Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

Có nhiều cách phân loại các khoản chi như căn cứ vào mục đích kinh tế-xã hội hay căn cứ vào lĩnh vực chi, nhưng theo thông lệ quốc tế, các khoản chi được phân thành: Chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi khác Chi thường xuyên là các khoản chi cho tiêu dùng hiện tại gồm tiêu dùng cá nhân

và tiêu dùng của các tổ chức, sự nghiệp Các khoản chi đầu tư là các khoản chi cho tiêu dùng trong tương lai, các khoản chi này có tác dụng làm tăng cơ

sở vật chất của quốc gia và góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế

1.3 Hệ thống ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách

1.3.1 Hệ thống NSNN: là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ

với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi của mỗi cấp ngân sách

Hệ thống NSNN của nước ta được xây dựng trên các nguyên tắc:

Một là, Đảm bảo tính thống nhất của nền tài chính quốc gia Đó là điều

kiện quan trọng để đưa mọi hoạt động thu chi của NSNN ở các cấp đi đúng quỹ đạo quản lý kinh tế, tài chính của nhà nước, tạo nên mối liên hệ gắn bó hữu cơ giữa các cấp ngân sách làm cho hoạt động ngân sách phù hợp với sự vận động của các phạm trù kinh tế tài chính khác

Hai là, Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong hệ thống NSNN,

vừa phát huy sức mạnh của cả hệ thống vừa đảm bảo tính năng động sáng tạo của mỗi cấp cơ sở trong việc xử lý các vấn đề của ngân sách Trong hệ thống NSNN, ngân sách trung ương đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế-xã hội trên phạm vi toàn quốc Hoạt động thu chi của NSTW có ảnh hưởng lớn đến các mặt cân đối lớn trong đời sống kinh tế-

xã hội của đất nước Ngân sách địa phương là công cụ tài chính quan trọng giúp chính quyền địa phương thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội, khai

Trang 18

thác tốt các thế mạnh của địa phương đồng thời là công cụ góp phần thực hiện

sự giám sát của nhà nước đối với các mặt hoạt động kinh tế-xã hội trên một vùng lãnh thổ nhất định

Theo luật NSNN mỗi cấp chính quyền đều có ngân sách nên tương ứng với 4 cấp chính quyền là 4 cấp ngân sách:

+Ngân sách Trung ương

so với nhiều nước trên thế giới và cũng là điểm khó khăn trong việc quyết định và phân bổ ngân sách hàng năm

1.3.2 Phân cấp ngân sách: Phân cấp ngân sách thực chất là việc giải

quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc sử dụng NSNN

Trang 19

chi, nguồn thu và cân đối ngân sách giữa các cấp chính quyền

-Giải quyết mối quan hệ trong chu trình ngân sách

Muốn thực hiện được những nội dung trên, phân cấp ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc:

Thứ nhất: Phân cấp ngân sách phải được tiến hành đồng thời với

phân cấp kinh tế và tổ chức bộ máy hành chính Tuân thủ nguyên tắc này tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết mọi quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền, xác định rõ nguồn thu trên địa bàn và quy định nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền một cách chính xác

Thứ hai: Đảm bảo thực hiện vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương

và vị trí độc lập của ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN thống nhất

Thứ ba: Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp ngân sách:

Thể hiện qua việc giao nhiệm vụ thu chi cho địa phương phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung trong cả nước, nhưng cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá, xã hội do hậu quả của phân cấp nảy sinh giữa các vùng lãnh thổ

Việc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách được quy định cụ thể trong Luật Nguồn thu cấp nào quản lý có hiệu quả hơn sẽ phân cho cấp đó Những nhiệm vụ chi trọng yếu ảnh hưởng đến toàn bộ quốc gia hoặc những khu vực rộng lớn sẽ do NSTW đảm nhiệm Những nhiệm vụ

ổn định, mang tính thường xuyên và có tính xã hội rộng rãi phân cấp cho chính quyền địa phương Đồng thời tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ và năng lực quản lý của từng cấp để phân định cho phù hợp

Nguồn thu của mỗi cấp ngân sách gồm 2 loại sau đây:

+Các khoản thu 100%: Ngân sách các cấp đều có các khoản thu 100%

Trang 20

như: ngân sách trung ương có khoản thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, các khoản thu từ dầu khí, Ngân sách cấp tỉnh có khoản: tiền cho thuê đất của các doanh nghiệp, tiền cho thuê nhà và bán nhà

ở thuộc sở hữu nhà nước; Ngân sách cấp huyện: thuế môn bài của các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn

+Các khoản thu phân chia: Do điều kiện kinh tế xã hội và dân số giữa các địa phương phát triển không đều nên số thu và yêu cầu chi ở mỗi địa phương cũng rất khác nhau, vì vậy ngoài khoản thu từng cấp được hưởng 100%, Luật NSNN đã quy định một số khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách các cấp và đây chính là "cái van" điều chỉnh nguồn thu giữa các địa phương - địa phương nào giàu (có nguồn thu lớn) thì

tỷ lệ này thấp và ngược lại, địa phương nào quá nghèo thì tỷ lệ phân chia có thể được mở đến 100%

1.4 Chu trình ngân sách nhà nước

Chu trình NSNN là quá trình từ khi hình thành ngân sách cho tới khi kết thúc để chuyển sang ngân sách mới Quá trình này bao gồm các khâu: Hình thành ngân sách (dự toán), chấp hành ngân sách, quyết toán ngân sách

1.4.1 Hình thành ngân sách là quá trình bao gồm các công việc: Lập

ngân sách, phê chuẩn ngân sách và thông báo ngân sách

-Lập ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của quá trình quản lý ngân sách Lập ngân sách thực chất là dự toán các khoản thu chi của ngân sách trong một năm ngân sách Việc dự toán thu chi đúng đắn, có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng đối với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội nói chung và việc thực hiện ngân sách nói riêng

-Phê chuẩn ngân sách là việc Quốc hội thực hiện thông qua dự toán

Trang 21

ngân sách chính thức do Chính phủ trình

-Thông báo ngân sách là bước cuối cùng của quá trình hình thành ngân sách được thực hiện sau khi có nghị quyết phê chuẩn ngân sách của Quốc hội Chính phủ ra quyết định và Bộ Tài chính giao hướng dẫn nhiệm vụ thu chi ngân sách cho các Bộ, Ngành, địa phương để thực hiện

1.4.2 Chấp hành NSNN: Sau khi ngân sách được phê chuẩn và năm

ngân sách bắt đầu thì việc thực hiện ngân sách được triển khai Nội dung của quá trình này là tổ chức thu NSNN và bố trí cấp kinh phí NSNN cho các nhu cầu đã được phê chuẩn Việc chấp hành NSNN thuộc về tất cả pháp nhân và thể nhân dưới sự điều hành của Chính phủ trong đó Bộ Tài chính có vị trí quan trọng

1.4.3 Quyết toán NSNN: Đây là khâu cuối cùng trong chu trình

NSNN Thông qua quyết toán NSNN có thể cho ta thấy bức tranh toàn cảnh

về hoạt động kinh tế-xã hội của nhà nước trong thời gian qua, hình dung được hoạt động NSNN với tư cách là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước Từ đó rút ra kinh nghiệm trong việc quản lý điều hành ngân sách của nhà nước

1.5 Chức năng, vai trò của NSNN

1.5.1 Chức năng của NSNN:

Theo quan niệm truyền thống NSNN có hai chức năng là phân phối và giám đốc Nhưng trong quá trình đổi mới đã nảy sinh tư duy mới về NSNN Xuất phát từ điều kiện tồn tại và hai đặc điểm cơ bản của hoạt động NSNN có thể cho rằng NSNN có 2 chức năng cơ bản sau:

Chức năng thứ nhất là huy động vốn, phân phối nguồn thu tập trung

của NSNN Bất cứ một nhà nước nào muốn tồn tại đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính để đáp ứng các khoản chi tiêu cho hoạt động của mình Muốn vậy

Trang 22

nhà nước phải huy động bằng nhiều cách, song đều từ 2 nguồn: Trong nước

và ngoài nước Nguồn huy động trong nước chủ yếu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu ngoài thuế Nguồn huy động từ nước ngoài gồm viện trợ, vay nợ và chênh lệch xuất nhập khẩu Mức huy động phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và đời sống dân cư trong từng thời kỳ

Phân phối của NSNN luôn gắn chặt với chủ thể phân phối là nhà nước Nhà nước sử dụng NSNN là công cụ phân phối một bộ phận tổng sản phẩm quốc dân, cùng các nguồn tài chính khác nhằm hình thành quỹ tích luỹ và tiêu dùng trong phạm vi toàn xã hôị Phân phối của NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp, dựa trên quyền lực kinh tế chính trị của nhà nước Phân phối đúng đắn phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội Ngược lại sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế Vì vậy phải phát triển mạnh

mẽ kinh tế hàng hoá-thị trường, nâng cao vai trò điều hành và quản lý kinh

tế-xã hội của nhà nước để phát huy mặt tích cực của chức năng phân phối

Chức năng thứ hai là chức năng giám đốc Giám đốc NSNN được thực

hiện trong quá trình tập trung, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước - quỹ ngân sách trên nhiều lĩnh vực và gắn với tính hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Hai chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân sách Từ đó phát huy vai trò tích cực của NSNN đối với quá trình tổ chức quản lý vĩ mô nền kinh tế, bổ sung hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhằm làm cho hoạt động của ngân sách phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước

1.5.2 Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường

Sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế từ quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã làm thay đổi căn bản vai trò của

Trang 23

NSNN Nếu như trước đây NSNN được coi là công cụ tài chính quan trọng để nhà nước “làm kinh tế” thì ngày nay nó được coi là công cụ tài chính quan trọng để giúp nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế

Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá - tiền tệ phát triển ở giai đoạn cao Sản xuất, trao đổi hàng hoá trên thị trường chịu sự tác động chủ yếu của quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật lưu thông tiền tệ Từ đó dẫn đến những ưu thế và khuyết tật của kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường một mặt thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội, đẩy mạnh quá trình xã hội hoá sản xuất, tăng nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tạo ra tính năng động và tự điều chỉnh của nền kinh tế Mặt khác tạo ra sự độc quyền trong nền kinh tế làm cho giá cả không phản ánh được quan hệ cung cầu đích thực, hạn chế sản lượng sản xuất hàng hoá, từ đó dẫn đến thất nghiệp, cung cầu lao động mất cân đối Mục tiêu cao nhất của các chủ thể kinh doanh trong kinh tế thị trường là chạy theo lợi nhuận, không chú ý đến quyền lợi chung dẫn đến hiện tượng phân cực giàu, nghèo, phát triển; tự phát, thiếu hụt hàng hoá dịch vụ công cộng, tàn phá môi trường

Có thể nói những khuyết tật đó, bản thân kinh tế thị trường không thể khắc phục được mà cần có sự can thiệp của nhà nước thông qua các công cụ chủ yếu như pháp luật, kế hoạch, tổ chức, tài chính, tiền tệ Trong các công cụ đó NSNN được coi là công cụ quan trọng nhất, điều đó thể hiện:

Một là, tác động của NSNN đối với sự tăng trưởng kinh tế bền vững

Như trên đã nói NSNN là khâu tài chính tập trung quan trọng nhất, là

kế hoạch tài chính cơ bản, tổng hợp của nhà nước Nó giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính, có tính quyết định sự phát triển của nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa NSNN lành mạnh là tiền đề phát triển

Trang 24

kinh tế Một mặt NSNN là kết quả của hoạt động kinh tế-xã hội, mặt khác nó

có tác dụng tích cực đối với việc phát triển kinh tế Thông qua phân phối NSNN có thể điều chỉnh cơ cấu, ưu tiên cho những lĩnh vực quan trọng, cân bằng những vấn đề kinh tế-xã hội, môi trường như thực hiện sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm thay đổi bộ mặt

xã hội cả thành thị và nông thôn, tăng thu nhập bình quân và nâng cao đời sống nhân dân Chi cho phát triển kinh tế là khoản chi có tính chất tích luỹ, tái sản xuất ra của cải vật chất, sản xuất mở rộng và hình thành các trung tâm tích

tụ mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp

Hai là, NSNN góp phần bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát Trong kinh

tế thị trường, sự biến động giá cả có nguyên nhân từ sự mất cân đối cung cầu Thông qua thuế và chính sách chi tiêu của NSNN, nhà nước có thể tác động vào khía cạnh cung hoặc cầu để bình ổn giá cả Đặc biệt sự hình thành quỹ dự phòng và quỹ dự trữ từ kinh phí NSNN để đối phó sự biến động của thị trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bình ổn giá cả Lạm phát là căn bệnh đối với nền kinh tế Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng Để giảm lạm phát tất yếu phải dùng các biện pháp để hạ thấp giá, hạ thấp chi phí Bằng biện pháp thu chi của ngân sách, nhà nước có thể nâng đỡ cung, giảm bớt cầu, nghĩa là khi xảy ra lạm phát một mặt nhà nước có thể tăng thuế tiêu dùng, giảm thuế đối với đầu tư phát triển, đồng thời thắt chặt các khoản chi tiêu của NSNN

Ba là, vai trò của nhà nước đối với công bằng xã hội

Thông qua hoạt động thu chi, NSNN thực hiện tái phân phối thu nhập đảm bảo sự công bằng của xã hội Cụ thể qua các hoạt động thu NSNN dưới hình thức kết hợp thuế gián thu và thuế trực thu để điều tiết thu nhập, điều tiết tiêu dùng đảm bảo thu nhập chính đáng của người lao động, hạn chế thu nhập bất chính Qua hoạt động chi dưới hình thức trợ cấp để thực hiện các chính

Trang 25

sách dân số, chính sách việc làm, chính sách bảo trợ xã hội

Trong điều kiện NSNN còn eo hẹp, chi phí giải quyết các vấn đề xã hội rất lớn, việc giải quyết các vấn đề xã hội phải triệt để thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng chăm lo Những khoản chi để giải quyết các vấn

đề xã hội phải tiết kiệm, hiệu qủa, đúng đối tượng Có như vậy mới góp phần công bằng xã hội, hạn chế những khiếm khuyết vốn có của thị trường

Từ đó ta thấy NSNN có vị trí đặc biệt quan trọng đối với nền tài chính quốc gia, nó tác động đến mọi hoạt động kinh tế-xã hội NSNN là cân đối tài chính tiền tệ quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển kinh tế, công bằng

xã hội và điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế

Trang 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC CỦA NGÀNH TÒA ÁN NHÂN DÂN GIAI

Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thành công rực rỡ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vô cùng anh dũng gần một trăm năm của nhân dân ta

“Giành được chính quyền đã khó, nhưng giữ chính quyền lại càng khó hơn” Xuất phát từ luận điểm nổi tiếng này của Lê Nin, Đảng và Nhà nước ta

đã có những sách lược đúng đắn nhằm giữ vững chính quyền non trẻ vừa mới được thành lập, đang đứng trước những thử thách và khó khăn tưởng chừng khó vượt qua

Để giữ vững chính quyền, không có cách nào khác là phải có ngay các

Trang 27

biện pháp cần thiết để vừa xây dựng, vừa củng cố bộ máy nhà nước trong đó

có Toà án nhân dân

Toà án nhân dân là một trong những bộ phận của bộ máy nhà nước, là một trong những công cụ đắc lực của chuyên chính vô sản, được giao nhiệm

vụ thực hiện quyền xét xử, vì vậy việc sớm thành lập Toà án nhân dân để thực hiện nhiệm vụ này, đặc biệt là trong những ngày đầu trứng nước của Nhà nước cách mạng non trẻ là rất cần thiết Do nhận định và đánh giá đúng, ngày 13-9-1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh thiết lập các Toà án quân sự, đánh dấu sự ra đời của Toà án nhân dân

ở nước ta

Từ đó đến nay, ngành Toà án nhân dân nước ta đã trải qua những bước phát triển khác nhau, phù hợp với nhận thức, mức độ phát triển của xã hội và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đặt ra` đối với từng giai đoạn lịch sử

2.1.2 Cơ cấu tổ chức ngành Tòa án nhân dân

Cơ cấu tổ chức ngành Tòa án nhân dân được khái quát qua hình sau :

Trang 28

Hình 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngành TAND

Trong đó, Vụ Kế hoạch Tài chính là một trong những đơn vị quan trọng trong bộ máy giúp việc của ngành Tòa án Nhân dân

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Vụ Kế hoạch Tài chính

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

Vụ Kế hoạch - Tài chính Toà án nhân dân tối cao có Vụ trưởng, các

Trang 29

Phó Vụ trưởng và các cán bộ

Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức Vụ Kế hoạch - Tài chính

Tòa án nhân dân tối cao

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ

- Tổng hợp và lập kế hoạch tài chính cho toàn ngành Toà án nhân dân bao gồm: kinh phí chi quản lý hành chính, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm phương tiện làm việc, kinh phí tổ chức việc đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ, kinh phí sự nghiệp khoa học;

- Căn cứ quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của ngành Toà án nhân dân để lập kế hoạch quản lý, sử dụng kinh phí cho các Toà án nhân dân địa phương, các đơn vị dự toán thuộc Toà

án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

- Hướng dẫn lập và báo cáo dự toán ngân sách nhà nước, theo dõi và kiểm tra công tác tài chính kế toán của các Toà án nhân dân địa phương và các đơn vị dự toán thuộc Toà án nhân dân tối cao;

- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 30

cho các Toà án nhân dân địa phương, các đơn vị dự toán thuộc Toà án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật

2.2 Thực trạng sử dụng ngân sách Nhà nước trong việc trang bị phương tiện làm việc của ngành Tòa án nhân dân giai đoạn 2008-2013 và

đề xuất phương hướng cho giai đoạn 2014-2018

Cơ sở của việc sử dụng Ngân sách Nhà nước để trang bị phương tiện làm việc của ngành Tòa án nhân dân

* Các nghị quyết, văn kiện của Đảng:

Vấn đề trang bị phương tiện làm việc cho các cơ quan tư pháp, trong đó

có ngành Tòa án nhân dân là trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp đã được thể hiện trong những văn kiện, nghị quyết của Đảng nhằm thực hiện thành công công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta, cụ thể:

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về “Một

số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”

- Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với phương hướng, nhiệm vụ bảo đảm

cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp

- Kết luận số 79-KL/TW ngày 28-7-2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện Kiểm sát và Cơ quan điều tra

- Nghị quyết số 11/2011/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012

* Các quy định của Pháp luật:

- Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

- Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân

- Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán Nhà nước,

Trang 31

Luật Quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước

- Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ

về việc tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp

- Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

- Thông tư số 94/2006/TT-BTC ngày 9/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết

bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

- Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành qui định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước

- Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành qui định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước

- Quyết định số 32/2008 /QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng tính hao mòn tài sản cố định

- Công văn số 17151/BTC-QLCS ngày 16/12/2010 của Bộ Tài chính về việc định mức xe ô tô chuyên dùng của ngành Tòa án nhân dân

- Nghị quyết số 473A/NQ-UBTVQH13, ngày 28/3/2012 về tổng biên chế

và số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự các cấp đến hết năm 2013

Trang 32

Và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan tới tổ chức bộ máy của hệ thống Tòa án nhân dân; điều kiện, tiêu chuẩn các ngạch công chức Tòa án; chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức; cơ chế đào tạo của các ngành; tiêu chuẩn về xây dựng trụ sở và trang bị phương tiện làm việc của các cơ quan Nhà nước

2.2.1 Thực trạng về cơ cấu tổ chức, bộ máy biên chế của ngành Tòa

án nhân dân

2.2.1.1 Chức năng nhiệm vụ

Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước; của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản,

tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các

vi phạm pháp luật khác

2.2.1.2 Tổ chức bộ máy

Hệ thống Tòa án nhân dân sẽ được tổ chức thành 04 cấp: Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao

2.2.1.3 Về biên chế

Với tổng biên chế của ngành Tòa án nhân dân được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao đến ngày 31/5/2013 là 15.237 người trong đó có 5.918 thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp, cụ thể:

Toà án nhân dân tối cao

- Các Toà chuyên trách: Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao

Trang 33

động, Toà hành chính và các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại 3 miền Bắc; Trung; Nam

- Bộ máy giúp việc gồm 13 đơn vị: Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao,

Vụ Tổ chức-Cán bộ, Vụ Kế hoạch-Tài chính, Vụ Thống kê-Tổng hợp, Vụ Hợp tác quốc tế, Viện khoa học xét xử, Ban thư ký, Vụ Thi đua-Khen thưởng, Ban Thanh tra, Tạp chí Tòa án nhân dân, Báo Công lý, Cơ quan Thường trực Tòa án nhân dân tối cao tại phía Nam, Trường Cán bộ Tòa án

- Biên chế của Toà án nhân dân tối cao và các đơn vị thuộc khối Tòa án nhân dân tối cao là 722 người trong đó có 120 Thẩm phán

Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Số lượng: 63 đơn vị

- Cơ cấu tổ chức của mỗi Toà án nhân dân cấp tỉnh

+ Các Toà chuyên trách: Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính

+ Bộ máy giúp việc: Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Giám đốc kiểm tra

- Biên chế của các Toà án nhân dân cấp tỉnh là 4.088 người trong đó có 1.070 Thẩm phán trung cấp

Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

- Số lượng: 700 đơn vị; biên chế được giao là 10.427 người, trong đó

có 4.856 Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp

2.2.2 Thực trạng việc sử dụng Ngân sách nhà nước để trang bị

phương tiện, tài sản của ngành Toà án nhân dân giai đoạn 2008-2013

2.2.2.1 Tổng kinh phí được cấp qua Ngân sách nhà nước

Tại Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 09/4/2009 Thủ tướng Chính phủ

Trang 34

phê duyệt Đề án Trang bị phương tiện làm việc của ngành Tòa án nhân dân

giai đoạn II (2008 -2013) được Bộ Tài chính thỏa thuận định mức tại văn bản

số 12570/BTC-HCSN ngày 22/10/2008 với tổng kinh phí của Đề án là

388.807 triệu đồng Căn cứ vào ngân sách Nhà nước cấp hàng năm như:

2.2.2.2 Thực trạng việc sử dụng Ngân sách nhà nước để trang bị

phương tiện, tài sản của ngành Toà án nhân dân giai đoạn 2008-2013

Từ năm 2008 đến nay, ngoài việc các đơn vị trong ngành Tòa án nhân

dân được trang bị phương tiện làm việc bằng nguồn kinh phí của ngân sách

Nhà nước thì hàng năm các đơn vị đã tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên,

kinh phí địa phương hỗ trợ, kinh phí viện trợ, tài trợ để mua sắm thêm các

trang thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của đơn vị cụ thể:

Xe ô tô

Tính đến 31/5/2013 toàn ngành có 243 xe ô tô các loại, nguyên giá là

141.652 triệu đồng, đưa vào sử dụng như sau:

- Năm 1997 trở về trước là 26 chiếc; năm 1998, 1999 là 17 chiếc;

- Năm 2000, 2001, 2002 là 78 chiếc; năm 2003, 2004, 2005 là 42 chiếc;

- Năm 2006, 2007, 2008 là 21 chiếc; năm 2009 đến năm 2013 là 59

chiếc

Xe máy

Trang 35

Tính đến 31/5/2013 toàn ngành có 1.913 xe máy các loại, nguyên giá là 42.145 triệu đồng, đưa vào sử dụng như sau:

- Năm 2004 trở về trước tổng số là 851 chiếc; năm 2005 tổng số là 492 chiếc;

- Năm 2006 tổng số là 26 chiếc; năm 2007 tổng số là 38 chiếc;

- Năm 2008 tổng số là 12 chiếc; năm 2009 đến năm 2013 tổng số là 494 chiếc

Máy điều hòa nhiệt độ

Tính đến 31/5/2013 toàn ngành có 4.684 chiếc điều hòa nhiệt độ các loại, nguyên giá là 50.471 triệu đồng, đưa vào sử dụng như sau:

- Năm 2007 về trước là 2.221 chiếc; năm 2008 là 106 chiếc;

- Năm 2009 là 139 chiếc; năm 2010 là 313 chiếc; năm 2011 là 89 chiếc;

- Năm 2012 là 117 chiếc; năm 2013 là 1.699 chiếc

Trang 36

tay, đưa vào sử dụng như sau:

- Năm 2007 trở về trước là 4.173 bộ; năm 2008 là 2.419 bộ;

- Năm 2009 là 1.890 bộ; năm 2010 là 1.510 bộ; năm 2011 là 1.439 bộ;

- Năm 2012 là 825 bộ; năm 2013 là 1053 bộ

Máy chủ

Toàn ngành có 63 chiếc máy chủ các loại với nguyên giá là 10.746 triệu đồng và đưa vào hoạt động năm 2013

Giá để tài liệu, hồ sơ lưu trữ

Tính đến 31/5/2013 toàn ngành có 7.038 chiếc với nguyên giá là 18.255 triệu đồng, đưa vào sử dụng như sau:

- Năm 2007 về trước là 1.651 chiếc; năm 2008 là 51 chiếc; năm 2009 là

134 chiếc;

- Năm 2010 là 1697 chiếc; năm 2011 là 190 chiếc; năm 2012 là 2.534 chiếc; năm 2013 là 814 chiếc

Tăng âm loa đài

Tính đến 31/5/2013 toàn ngành có 2.054 bộ tăng âm loa đài các loại, nguyên giá là 44.177 triệu đồng, đưa vào sử dụng như sau:

- Năm 2007 về trước là 782 bộ; năm 2008 là 23 bộ; năm 2009 là 56 bộ;

- Năm 2010 là 59 bộ; năm 2011 là 677 bộ; năm 2012 là 397 bộ;

Trang 37

- Năm 2009 là 13 chiếc; năm 2010 là 30 chiếc; năm 2011 là 06 chiếc;

- Năm 2012 là 368 chiếc; năm 2013 là 04 chiếc

Camera giám sát

Tính đến 31/5/2013 toàn ngành có 349 bộ Camera các loại, nguyên giá

là 25.258 triệu đồng, đưa vào sử dụng như sau:

- Năm 2007 về trước là 170 bộ; năm 2008 là 22 bộ; năm 2009 là 02 bộ;

- Năm 2011 là 130 bộ; năm 2012 là 14 bộ; năm 2013 là 10 bộ

Máy quét tài liệu

Tính đến 31/5/2013 toàn ngành có 142 chiếc máy Scan các loại, nguyên giá là 1.765 triệu đồng; đưa vào sử dụng:

- Năm 2007 về trước là 21 chiếc; năm 2008 là chiếc 02;

- Năm 2010 là 04 chiếc; năm 2011 là 07 chiếc;

- Năm 2012 là 93 chiếc; năm 2013 là 15 chiếc

Máy chiếu

Tính đến 31/5/2013 toàn ngành có 145 chiếc máy chiếu các loại, nguyên giá là 5.212 triệu đồng, đưa vào sử dụng như sau:

- Năm 2007 về trước là 15 chiếc; năm 2008 là 03 chiếc;

- Năm 2009, 2010 là 03 chiếc; năm 2011 là 03 chiếc;

- Năm 2012 là 117 chiếc; năm 2013 là 04 chiếc

Bàn ghế phòng họp, hội trường xử án

Tính đến 31/5/2013 toàn ngành có 1.621 bộ bàn ghế phòng họp, phòng

xử án với tổng nguyên giá là 80.105 triệu đồng, đưa vào sử dụng như sau:

- Năm 2007 về trước là 1.254 bộ; năm 2012 là 367 bộ

Trang 38

Máy Fax

Tính đến 31/5/2013 toàn ngành có 673 chiếc máy Fax các loại với nguyên giá là 4.049 triệu đồng, đưa vào sử dụng như sau:

- Năm 2007 trở về trước là 454 chiếc; năm 2008 là 58 chiếc;

- Năm 2009 là 59 chiếc; năm 2010 là 40 chiếc; năm 2011 là 21 chiếc;

- Năm 2012 là 25 chiếc; năm 2013 là 16 chiếc

2.2.2.3 Phân tích, đánh giá về hiện trạng sử dụng Ngân sách nhà nước trong việc trang bị phương tiện, tài sản của ngành Tòa án nhân dân giai đoạn 2008-2013

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về tăng cường tối đa nguồn lực cho các cơ quan tư pháp, trong đó ngành Tòa án nhân dân là trung tâm và hoạt động xét xử là trọng tâm, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 NQ-/TW và Kết luận số 79 KL-/TW của Bộ Chính trị, nên

cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành Tòa án nhân dân được tăng bình quân hàng năm cho thấy đã có sự ưu tiên đặc biệt của Nhà nước đối với ngành Tòa

án nhân dân có hoạt động mang tính đặc thù riêng, trong việc cấp ngân sách hàng năm

Tòa án nhân dân tối cao đã kịp thời xây dựng Đề án Sử dụng ngân sách Nhà nước trong việc trang bị phương tiện làm việc của ngành Tòa án nhân dân giai đoạn II (2008-2013), sau khi được phê duyệt, Tòa án nhân dân tối cao đã triển khai thực hiện, đến nay, trang thiết bị, phương tiện làm việc của Tòa án nhân dân các cấp về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu cấp thiết cho hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao

Đối với một số loại tài sản trong quá trình thực hiện Đề án đã triển khai đúng các chỉ tiêu, định mức được duyệt, tuy nhiên để phù hợp với nhu cầu thực tế của ngành trong từng giai đoạn, do vậy một số chủng loại tài sản phải

Ngày đăng: 02/03/2015, 21:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật Quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước Khác
4. Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp Khác
5. Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Khác
6. Thông tư số 94/2006/TT-BTC ngày 9/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Khác
7. Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành qui định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước Khác
8. Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành qui định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước Khác
9. Quyết định số 32/2008 /QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng tính hao mòn tài sản cố định Khác
10. Công văn số 17151/BTC-QLCS ngày 16/12/2010 của Bộ Tài chính về việc định mức xe ô tô chuyên dùng của ngành Tòa án nhân dân Khác
11. Nghị quyết số 473A/NQ-UBTVQH13, ngày 28/3/2012 về tổng biên chế và số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự các cấp đến hết năm 2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w