Kiến nghị với Tòa án nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu sử dụng ngân sách nhà nước trong việc trang bị phương tiện làm việc của ngành tòa án nhân dân giai đoạn 2008 2013 – thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 71 - 75)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỂ TRANG BỊ PHƢƠNG

3.2.3 Kiến nghị với Tòa án nhân dân tối cao

- Trong trường hợp cần thiết Tòa án nhân dân tối cao báo cáo Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ bố trí kinh phí để đẩy nhanh tiến độ cũng như việc rút ngắn thời gian thực hiện.

- Mô hình mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung, căn cứ vào tình hình thực tế trong từng giai đoạn đối với từng loại tài sản, kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao quyết định tổ chức việc mua sắm tài sản trang bị cho các đơn vị thuộc ngành Tòa án nhân dân theo một trong các phương án sau đây:

Phương án 1: Tòa án nhân dân tối cao giao cho các đơn vị dự toán cấp

II, III trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao tổ chức mua sắm tài sản cho đơn vị mình và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, theo qui định và hướng dẫn của

Phương án 2: Tòa án nhân dân tối cao tổ chức mua sắm theo phương thức tập trung của toàn ngành Tòa án ngành sau đó cấp tài sản về cho các đơn vị sử dụng.

Phương án 3: Tòa án nhân dân tối cao tổ chức đấu thầu thương hiệu,

chủng loại hàng hóa để chọn nhà cung cấp sau đó chỉ đạo các đơn vi dự toán cấp II, III trực thuộc Tòa án án nhân dân tối cao ký hợp đồng với các nhà thầu do Tòa án nhân dân tối cao chọn để mua tài sản cho đơn vị mình và các đơn vị thuộc phạm vị quản lý.

KẾT LUẬN

Tòa án nhân dân là một trong những bộ phận quan trọng của bộ máy nhà nước với một hệ thống được tổ chức thành 04 cấp lớn, bao gồm : 05 tòa án chuyên trách, các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại 3 miền Bắc Trung Nam, 63 đơn vị Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương cùng với tổng biên chế được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao đến ngày 31/5/2013 là 15.237 người trong đó có 5.918 thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp.

Có thể thấy với một hệ thống lớn như vậy thì việc sử dụng ngân sách nhà nước một cách hợp lý trong việc trang bị phương tiện làm việc của ngành Tòa án là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tính đến ngày 31/5/2013, việc trang bị phương tiện làm việc cho ngành Tòa án nhân dân về cơ bản đã đạt được những kết quả khả quan, thực hiện đúng quy định của ngành cũng như luật ngân sách nhà nước, tạo bước tiền đề quan trọng trong việc phấn đấu đến năm 2020 hoàn chỉnh hệ thống “Tòa án điện tử”. Bên cạnh đó, quá trình trang bị phương tiện làm việc của ngành cũng gặp không ít những khó khăn, bất cập, cần phải được cải thiện trong giai đoạn tới, giai đoạn 2014-2018.

Trên cơ sở phân tích thực trạng việc sử dụng ngân sách nước trong việc trang bị phương tiện làm việc của ngành Tòa án nhân dân tại Vụ Kế hoạch Tài chính, đề tài đã chỉ ra được một số tồn tại và nguyên nhân để từ đó đưa ra các phương án, kiến nghị với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong việc trang bị phương tiện làm việc nói riêng và các công tác nói chung của ngành Tòa án nhân dân.

chế về kiến thức và kinh nghiệm của bản thân nên bài viết của tôi không trành khỏi những khiếm khuyết và một số vấn đề chưa giải quyết thấu đáo. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để kiến thức của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy cô khoa Tài chính tiền tệ, đặc biết là thầy giáo – TS. Nguyễn Trọng Nghĩa và các cán bộ Vụ Kế hoạch Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.

Một phần của tài liệu sử dụng ngân sách nhà nước trong việc trang bị phương tiện làm việc của ngành tòa án nhân dân giai đoạn 2008 2013 – thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)