Những khó khăn, bất cập

Một phần của tài liệu sử dụng ngân sách nhà nước trong việc trang bị phương tiện làm việc của ngành tòa án nhân dân giai đoạn 2008 2013 – thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 40 - 44)

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC TRANG BỊ PHƢƠNG TIỆN

2.2.2.4 Những khó khăn, bất cập

Trang bị xe ô tô phục vụ công tác

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị công tác của ngành, đặc biệt là hoạt động công tác về giải quyết các loại án, theo quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự, Luật tố tụng Hành chính khi giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh thương mại và hành chính (hàng năm các loại án này chiếm tỉ lệ 77,30% tổng số án; Hình sự chỉ chiếm 22,70%) Thẩm phán phải tiến hành xây dựng hồ sơ vụ án, thu thập tài liệu chứng cứ, tiến hành định giá tài sản, xem xét thẩm định tại chỗ về tài sản.... để thực hiện được các quy định nêu trên, Tòa án nhân dân cấp huyện phải thành lập Hội đồng định giá, Hội đồng giám định tư pháp, các thành viên trong Hội đồng định giá, giám định liên quan đến các cơ quan chuyên ngành của Nhà nước và một số cơ quan tiến hành tố tụng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Tòa án nhân dân cấp huyện đó gặp không ít khó khăn trong việc bố trí phương tiện để tổ chức đưa đón Hội đồng định giá hoặc Hội đồng giám định tư pháp về tài sản để đến nơi cần định giá, giám định.

Thực hiện Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, từ ngày 14/5/2009, thì 100% các đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện đều được tăng thẩm quyền xét xử cả về hình sự và dân sự, như vậy số lượng các vụ án thụ lý và xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện ngày một nhiều hơn trước, số lượng bị can, bị cáo trong mỗi vụ án đông hơn, xảy ra các địa bàn rộng và khác

nhau, tính chất của các vụ án ngày phức tạp, khó giải quyết, liên quan đến nhiều đối tượng ở khắp các địa bàn.

Thực hiện Nghị quyết 09/1998 NQ - CP "Về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”, Quyết định số 138/1998/QĐ- TTg ngày 31/7/1998 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, Chỉ thị số 37/CT-TTg về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09/CP và chương trình quốc gia phòng chống tội phạm; Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân ở xã, phường, thị trấn, trong những năm qua ngành Tòa án nói chung và Tòa án nhân dân cấp huyện nói riêng đó thực hiện rất hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân mà Tòa án nhân dân cấp huyện đó đóng vai trò quan trọng và chủ yếu, đặc biệt là thông qua tổ chức phiên toà xét xử lưu động các vụ án hình sự, dân sự được tổ chức xét xử tại các cơ sở là xã, phường, thị trấn như hiện nay. Trong quá trình tổ chức xét xử lưu động, Tòa án nhân dân cấp huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuê phương tiện để vận chuyển âm ly loa đài, máy phát điện và các trang thiết bị khác phục vụ cho xét xử, đưa đón Hội đồng xét xử, Người phiên dịch, Luật sư chỉ định. Hiện nay chủ yếu Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng hình thức đi thuê phương tiện bên ngoài, việc thuê xe thường xuyên bị động.

Do vậy việc sử ngân sách nhà nước nước hợp lý để trang bị thêm phương tiện xe ô tô cho Tòa án nhân dân cấp huyện là việc rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Việc trang bị xe bảo đảm các tiêu chí cơ bản của loại xe ô tô chuyên dùng có 07 chỗ ngồi, động cơ dung tích xi lanh từ 2.4 trở lên, có 02 cầu chủ lực, và loại xe 01 cầu chủ lực có 16 chỗ ngồi, phù hợp với điều kiện của các địa hình thành phố thị xã, đồng bằng, vùng trung du, vùng núi cao. Định mức mỗi Tòa án nhân dân cấp huyện trang bị 01 chiếc

Đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tòa án nhân dân tối cao trong nhưng năm qua đã được quan tâm trang bị xe ô tô theo tiêu chuẩn và định mức từ nguồn ngân sách do Bộ Tài chính và Nhà nước qui định, song số xe được trang bị trong thời gian qua đến nay đã hư hỏng nhiều, sử dụng vượt quá thời gian qui định của Nhà nước, không bảo đảm an toàn khi vận hành tham gia giao thông (trong những năm gần đây hầu như không mua xe để bổ sung thay thế cho những xe đã hết thời gian sử dụng theo qui định đồng thời đã bị hư hỏng không còn hoạt động) do vậy cần phải thay thế đồng thời đề nghị bổ sung cho mỗi Tòa án nhân dân tỉnh được trang bị 01 chiếc xe ô tô phục vụ công tác chung của đơn vị.

Trang bị máy photocopy, máy vi tính

Trong thực tế với Đề án sử dụng ngân sách giai đoạn II (2008-2013) Tòa án nhân dân các cấp đã được trang bị máy photocopy, máy tính cơ bản đáp ứng được yêu cầu cấp bách, cấp thiết trong giai đoạn thực hiện Đề án, tuy nhiên tại thời điểm đó công nghệ còn nhiều lạc hậu so với hiện nay do vậy máy photo được trang bị chỉ là những máy photo thông thường có tốc độ chậm, độ phân giải chưa cao, chưa có chức năng phân trang nên khi cần photo tài liệu, bản án, hồ sơ vụ án với số lượng lớn để phục vụ cho công tác xét xử cũng như sao gửi cho các cơ quan theo qui định của luật tố tụng thì không đáp ứng kịp thời; việc trang bị máy vi tính rất cần thiết khi soạn thảo bản án, quyết định và các văn bản tố tụng, ghi biên bản phiên tòa, phục vụ việc khai thác các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng xét xử nhất là khi xét xử lưu động... Mặt khác đến nay nhiều máy photocopy, máy vi tính đã hết khấu hao theo qui định, cùng với khối lượng công việc tăng hàng năm từ 10-15% số vụ (năm 2009 là 260.000/vụ việc; năm 2010 là 290.000/vụ việc; năm 2011 là 310.000/vụ việc; năm 2012 là 366.091/vụ việc), do vậy trong giai đoạn tới vừa phải bổ sung thay thế các máy hư hỏng, đã hết khấu hao theo qui định đồng thời bổ sung thay thế loại máy photo kỹ thuật số, siêu tốc, độ phân giải

cao có các chức năng hiện đại như phân đóng trang, in nối mạng, in từ thẻ nhớ, in từ USB, ... và bổ sung, trang bị máy vi tính xách tay cho các đối tượng là lãnh đạo cấp Vụ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán trung cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng

thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Kế toán trưởng của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là rất cần thiết.

Trang bị tăng âm loa đài

Trong những năm qua, việc trang bị tăng âm loa đài từ nguồn ngân sách để phục vụ hoạt động xử án của Tòa án nhân dân các cấp số lượng ít, công nghệ thiết bị lạc hậu, cấu hình không phù hợp với công năng sử dụng của phòng xử án, phòng họp hoặc xét xử án lưu động ngoài trời, trong Nhà văn hóa của địa phương; mặt khác do số lượng ít nên 01 bộ loa đài được sử dụng đa năng, dẫn đến chất lượng thiết bị xuống cấp nhanh; cần bổ sung trang bị cho 100% các phòng xử án, phòng họp của Tòa án nhân dân các cấp đồng thời trang bị cho mỗi đơn vị 01 bộ tăng âm loa đài chuyên dùng phục vụ cho đi xét xử lưu động của đơn vị là việc rất cần thiết.

Trang bị Camera giám sát

Để thực hiện nhiệm vụ của Tòa án trong công tác tổ chức xét xử; để bảo đảm an ninh, trật tự tại phiên tòa, bảo đảm việc tách ly những người tham gia tố tụng, bảo vệ người làm chứng, người bị hại trong vụ án xâm phạm nhân thân, người chưa thành niên; ghi hình toàn bộ diễn biến tại phiên tòa, truyền hình phiên tòa lên phòng chỉ đạo tổ chức xét xử; làm căn cứ để xử lý hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa đồng thời tăng cường bảo vệ tài sản công, bảo vệ hồ sơ vụ án, việc trang bị camera giám sát cho phòng xử án, phòng họp, phòng tách ly, phòng báo chí, phòng tiếp dân và hành lang bảo vệ của Tòa án các cấp là hết sức cần thiết và cấp bách, liên quan đến hoạt động đặc thù của

ngành Tòa án “Hoạt động xét xử là trọng tâm”; đề nghị trang bị mỗi phòng 01 bộ camera kèm theo nhiều webcam để lắp đặt theo nhu cầu thực tế.

Một phần của tài liệu sử dụng ngân sách nhà nước trong việc trang bị phương tiện làm việc của ngành tòa án nhân dân giai đoạn 2008 2013 – thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)