Về đề xuất tổng nhu cầu sử dụng ngân sách Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu sử dụng ngân sách nhà nước trong việc trang bị phương tiện làm việc của ngành tòa án nhân dân giai đoạn 2008 2013 – thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 44 - 64)

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC TRANG BỊ PHƢƠNG TIỆN

2.2.3.1 Về đề xuất tổng nhu cầu sử dụng ngân sách Nhà nƣớc

Từ những hạn chế, bất cập đã nêu trên, để đảm bảo quy định về Luật Ngân sách, để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ đặc thù của ngành Tòa án nhân dân, trong thời gian tới, theo tinh thần cải cách tư pháp thì chức năng, nhiệm vụ của ngành Tòa án nhân dân sẽ tăng lên; cùng với số lượng án tăng hàng năm thì việc sử dụng hiểu quả ngân sách, bảo đảm trang, cấp đầy đủ thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Tòa án nhân dân là hết sức quan trọng và cấp thiết, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cũng như việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp từ nay cho đến năm 2020.

Căn cứ vào thực trạng về trang thiết bị, phương tiện làm việc đã nêu ở trên, căn cứ vào những quy định của Luật ngân sách, quy định của Bộ tài chính, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và tính đặc thù của ngành Tòa án nhân dân, nhất là trong giai đoạn hiện nay thực hiện công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế, quốc tế, Tòa án nhân dân tối cao xây dựng đề xuất về tổng nhu cầu sử dụng Ngân sách nhà nước để trang bị phương tiện làm việc của ngành Tòa án nhân dân giai đoạn 2014-2018, cụ thể:

Xe ô tô, tổng số kinh phí là 872.457 triệu đồng.

Định mức:

Xe ô tô chuyên dùng để phục vụ cho các Hội đồng xử án phúc thẩm tại 3 miền Bắc, Trung, Nam đi xét xử phúc thẩm lưu động tại 63 Toà án cấp tỉnh

trên phạm vi toàn quốc, mỗi Hội đồng xử án trang bị 01 xe vì bình quân Hội đồng xử án mỗi tháng đi từ 10 đến 15 ngày, mỗi đợt đi từ 2 đến 3 tỉnh.

Xe ô tô chuyên dùng phục vụ công tác xử án theo quy định của pháp luật của các Toà chuyên trách như Toà Hình sự, Toà Dân sự, Toà Lao động, Toà Kinh tế, Toà Hành chính khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm yêu cầu phải điều tra, xác minh thu thập chứng cứ do đó các Toà chuyên trách này phải có xe ô tô để phục vụ công tác xử án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm và công tác khác của ngành Tòa án nhân dân.

Xe ô tô phục vụ công tác chung của các Tòa chuyên trách cũng như các giúp việc là Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, Ban Thanh tra, Ban Thư ký, viện khoa học xét xử, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ thi đua khen thưởng, Tạp chí Tòa án, Báo công lý, Trường cán bộ Tòa án...

a/ Văn phòng Toà án nhân dân tối cao tổng số là 31 chiếc (bao gồm xe của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà nội).

+ Xe ô tô phục vụ chung định mức là 11 chiếc. + Xe ô tô chuyên dùng định mức là 20 chiếc.

b/ Cơ quan thường trực Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tổng số 11 chiếc, trong đó:

+ Xe ô tô phục vụ chung định mức là 2 chiếc; + Xe ô tô chuyên dùng định mức là 9 chiếc.

c/ Tòa phúc thẩm tại Thành phố Đà Nẵng tổng số là 06 chiếc, trong đó: + Xe ô tô phục vụ chung định mức là 01 chiếc;

+ Xe ô tô chuyên dùng định mức là 05 chiếc.

d/ Trường cán bộ Toà án (Học viện Tòa án), tổng số 07 chiếc, trong đó: + Xe ô có từ 04 đến dưới 07 chỗ ngồi là 03 chiếc;

+ Xe ô có 16 chỗ ngồi là 03 chiếc; + Xe ô có 45 chỗ ngồi là 01 chiếc.

e/ Báo công lý, Tạp chí Tòa án, Viện khoa học xét xử mỗi đơn vị trang bị 01 xe phục vụ công tác chung theo qui định.

f/ Toà án nhân dân cấp tỉnh

Toà án nhân dân cấp tỉnh được cấp xe ô tô chuyên dùng để phục vụ công tác như đi xét xử, phục vụ công tác điều tra xác minh tống đạt các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động cũng như việc giám đốc kiểm tra của Toà án cấp trên đối với các bản án, quyết định của các Toà án nhân dân cấp dưới.

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có từ 14 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện trở xuống thì định mức 03 chiếc xe chuyên dùng/01 đơn vị Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

- Toà án nhân dân cấp tỉnh có từ 15 Toà án nhân dân cấp huyện trở lên, địa hình rộng thì định mức trang bị 04 xe ô tô chuyên dùng/ 01 đơn vị Toà án nhân dân cấp tỉnh.

- Riêng Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là 07 chiếc; Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội là 07 chiếc xe ô tô, vì hai đơn vị này có số lượng biên chế cán bộ, công chức lớn, số lượng án nhiều (chiếm 1/4 lượng án toàn quốc), mặt khác 2 đơn vị trên thường xuyên có nhiều án điểm, các vụ án rất phức tạp; có nhiều Toà án Quận, Huyện trực thuộc do đó số lượng xe chuyên dùng cần gấp đôi các Toà án cấp tỉnh.

g/ Tòa án nhân dân cấp huyện.

Việc trang bị xe ô tô để phục vụ công tác xét xử và việc thực hiện nhiệm vụ chung Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

dùng cho Tòa án nhân dân cấp huyện là 01 chiếc;

- Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện có số vụ án thụ lý và giải quyết 2.000 vụ án/ 01 năm trở lên thì trang bị 02 chiếc;

- Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện có hệ số khu vực là 0.3 trở lên thì trang bị xe ô tô 2 cầu chủ lực, các huyện còn lại trang bị xe 1 cầu chủ lực.

Đơn giá dự toán :

- Xe ô tô chuyên dùng 2 cầu chủ lực 07 chỗ ngồi là 1.170 triệu đồng / 01 chiếc.

- Xe ô tô 1 cầu chủ lực có từ 04 đến dưới 16 chỗ ngồi là 818 triệu đồng / 01 chiếc.

- Xe một cầu chủ lực có 45 chỗ ngồi là 3.821 triệu đồng / 01chiếc.

(Giá bao gồm tiền mua xe theo qui định của Nhà nước; lệ phí trước bạ;

đăng ký xe và biển số)

Tổng kinh phí và giai đoạn thực hiện:

Tổng số trang bị là 911 chiếc với kinh phí là 872.457 triệu đồng (Tổng số xe ô tô theo theo định mức của toàn ngành là: 970 chiếc xe ô tô hiện có 243 chiếc, thiếu so với định mức 727 chiếc trong đó Tòa án nhân dân huyện là 705 chiếc, Tòa án nhân dân tối cao và cấp tỉnh là 22 chiếc; Thay thế xe theo qui định là 184 chiếc).

Chi tiết:

+ Xe một cầu chủ lực là 557 chiếc x 818 triệu đồng / chiếc = 455.626 triệu đồng;

+ Xe hai cầu chủ lực là 353 chiếc x 1.170 triệu đồng / chiếc = 413.010 triệu đồng;

chiếc = 3.821 triệu đồng.

Chia ra các năm trang bị như sau

- Năm 2014 tổng số 221 chiếc số tiền là 194.154 triệu đồng trong đó: + Xe một cầu chủ lực là 183 chiếc x 818 triệu đồng / chiếc = 149.694 triệu đồng;

+ Xe hai cầu chủ lực là 38 chiếc x 1.170 triệu đồng / chiếc = 44.460 triệu đồng.

- Năm 2015 tổng số 181 chiếc số tiền là 165.493 triệu đồng trong đó: + Xe một cầu chủ lực là 139 chiếc x 818 triệu đồng / chiếc = 113.702 triệu đồng;

+ Xe hai cầu chủ lực là 41 chiếc x 1.170 triệu đồng / chiếc = 47.970 triệu đồng;

+ Xe có 45 chỗ ngồi là 01 chiếc x 3.821 triệu đồng / chiếc = 3.821 triệu đồng.

- Năm 2016 tổng số 174 chiếc số tiền là 164.508 triệu đồng trong đó: + Xe một cầu chủ lực là 111 chiếc x 818 triệu đồng / chiếc = 90.798 triệu đồng;

+ Xe hai cầu chủ lực là 63 chiếc x 1.170 triệu đồng / chiếc = 73.710 triệu đồng.

- Năm 2017 tổng số 166 chiếc số tiền là 166.060 triệu đồng trong đó: + Xe một cầu chủ lực là 80 chiếc x 818 triệu đồng / chiếc = 65.440 triệu đồng;

+ Xe hai cầu chủ lực là 86 chiếc x 1.170 triệu đồng / chiếc = 100.620 triệu đồng.

- Năm 2018 tổng số 169 chiếc số tiền là 182.242 triệu đồng trong đó: + Xe một cầu chủ lực là 44 chiếc x 818 triệu đồng / chiếc = 35.992 triệu đồng;

+ Xe hai cầu chủ lực là 125 chiếc x 1.170 triệu đồng / chiếc = 146.250 triệu đồng.

Xe máy, tổng kinh phí là 36.925 triệu đồng.

Tổng kinh phí mua xe máy là 1.477 chiếc với tổng số kinh phí là 36.925 triệu đồng, chi tiết như sau

Định mức:

Hiện tại mỗi Toà án nhân dân cấp huyện bình quân có từ 02 đến 03 chiếc xe máy; Toà án nhân dân cấp tỉnh có từ 01 đến 02 chiếc xe máy. Địa bàn hoạt động của các Toà án cấp huyện thường rộng, án dân sự hàng năm tăng nhiều, chiếm 77,2 % trong tổng số lượng án xét xử do đó các xe máy được trang bị trước đây nay đã hư hỏng xuống cấp nhiều, hết khấu hao theo qui định. Do vậy, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị chỉ cấp xe máy thay thế cho các đơn vị được cấp ô tô từ năm 2016 đến 2018 và những đơn vị mới thành lập chưa được cấp xe ô tô; sau khi các đơn vị này được cấp ô tô thì không tiến hành cho thay thế xe máy mà giữ nguyên số xe hiện có, đến khi hỏng không còn sử dụng được thì tiến hành cho thanh lý đồng thời giảm xe máy không trang bị thêm.

Đơn giá dự toán:

Đơn giá là 25 triệu đồng / chiếc bao gồm cả thuế và lệ phí trước bạ, tiền đăng ký xe theo qui định.

Tổng kinh phí:

= 36.925 triệu đồng.

Chia ra các năm trang bị như sau

- Năm 2015 trang bị là 1.343 chiếc x 25 triệu đồng / chiếc = 33.575 triệu đồng.

- Năm 2018 trang bị là 134 chiếc x 25 triệu đồng / chiếc = 3.350 triệu

đồng.

Máy điều hoà nhiệt độ, tổng số kinh phí 252.720 triệu đồng.

Định mức:

Trang bị 100% cho các phòng họp và phòng làm việc hiện có của cán bộ công chức với chủng loại điều hòa có chức năng tiết kiệm điện theo qui định của Thủ tướng Chính phủ.

Đơn giá dự toán:

- Phòng họp giá 100 triệu/ phòng. - Phòng làm việc giá 20 triệu/ phòng.

Tổng kinh phí và giai đoạn thực hiện:

Tổng số là 9.144 chiếc (bổ sung định mức là 6.365 chiếc, thay thế theo qui định là 2.779 chiếc), với tổng kinh phí là 252.720 triệu đồng chi tiết như sau:

- Phòng họp 873 chiếc x 100 triệu đồng = 87.300 triệu đồng.

- Phòng làm việc 8.271 chiếc x 20 triệu đồng = 165.420 triệu đồng. Chia ra các năm trang bị như sau

- Năm 2017: Tổng số là 2.949 chiếc với số tiền là 128.820 triệu đồng. + Phòng họp 873 chiếc x 100 triệu đồng = 87.300 triệu đồng.

+ Phòng làm việc 2.076 chiếc x 20 triệu đồng = 41.520 triệu đồng. - Năm 2018: Trang bị phòng làm việc là 6.195 chiếc chiếc x 20 triệu

đồng = 123.900 triệu đồng.

Máy Photocopy, tổng kinh phí là 88.580 triệu đồng.

Tổng số kinh phí là 88.580 triệu đồng, đối với Đề án lần này Tòa án nhân dân tối cao trang bị máy pho tôcoppy với công nghệ cao, máy siêu tốc có các tính năng như phân trang, độ phân giải cao, in từ thẻ nhớ, USB, in qua mạng...

Định mức:

+ Tòa án nhân dân tối cao là 19 chiếc, trong đó 16 chiếc loại thông thường và 03 chiếc loại siêu tốc.

+ Trường cán bộ Tòa án 02 chiếc, trong đó 1 chiếc loại thông thường, 01 chiếc loại siêu tốc.

+ Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội là 5 chiếc, trong đó 4 chiếc loại thông thường, 01 chiếc loại siêu tốc.

+ Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng là 4 chiếc, trong đó 3 chiếc loại thông thường, 01 chiếc loại siêu tốc.

+ Cơ quan thường trực Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh là 3 chiếc, trong đó 2 chiếc loại thông thường, 01 chiếc loại siêu tốc.

+ Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh là 5 chiếc, trong đó 3 chiếc loại thông thường, 02 chiếc loại siêu tốc.

+ Tòa án nhân dân tối cấp tỉnh là 5 chiếc, trong đó 4 chiếc loại thông thường, 01 chiếc loại siêu tốc. Riêng Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mỗi đơn vị là 7 chiếc, trong đó 04 chiếc loại thông thường, 03 chiếc loại siêu tốc.

+ Tòa án nhân dân cấp huyện: Căn cứ vào số lượng án thụ lý và giải quyết năm 2012 như sau:

- Đối với những huyện có số lượng án thụ lý và giải quyết từ 1.000 vụ trở lên trang bị 03 chiếc, trong đó loại thường 02 chiếc ,loại siêu tốc 01 chiếc;

- Đối với những huyện có số lượng án thụ lý và giải quyết từ 600 vụ trở lên đến dưới 1.000 vụ trang bị 03 chiếc loại thường;

- Đối với những huyện có số lượng án thụ lý và giải quyết còn lại dưới 600 vụ trang bị 02 chiếc loại thường;

Đơn giá dự toán:

- Loại thường giá dự toán 50 triệu đồng / 1 chiếc. - Loại siêu tốc giá dự toán 130 triệu đồng / 1 chiếc.

Tổng kinh phí và giai đoạn thực hiện:

Tổng số mua máy photocopy là 1.530 chiếc với kinh phí là 88.580 triệu đồng trong đó:

+ Loại siêu tốc 151 chiếc x 130 triệu đồng = 19.630 triệu đồng; + Loại thường 1.379 chiếc x 50 triệu đồng = 68.950 triệu đồng. Chia ra các năm trang bị như sau.

- Năm 2015: Tổng số Loại thường 277 chiếc x 50 triệu đồng = 13.850 triệu đồng.

- Năm 2016: Tổng số là 38.630 triệu đồng.

+ Loại thường 380 chiếc x 50 triệu đồng = 19.000 triệu đồng. + Loại siêu tốc 151 chiếc x 130 triệu đồng = 19.630 triệu đồng.

- Năm 2017: Loại thường 367 chiếc x 50 triệu đồng = 18.350 triệu

- Năm 2018: Loại thường 355 chiếc x 50 triệu đồng = 17.750 triệu

đồng.

Máy vi tính, tổng số kinh phí là 224.475 triệu đồng.

Định mức:

- Hiện nay, với biên chế của ngành Tòa án nhân dân Ủy Ban thường Vụ quốc Hội giao là 15.237 người, đề nghị được trang bị như qui định tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2006 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thì mỗi biên chế là Thẩm phán, thư ký, thẩm tra viên, chuyên viên, kế toán, lưu trữ viên thuộc đối tượng trang cấp là 01 bộ/ người.

- Căn cứ vào quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước qui định thì máy tính có thời gian sử dụng là 5 năm. Đối chiếu với qui định trên thì trong Đề án vừa phải bổ sung và vừa thay thế các máy đã hết khấu hao theo qui định.

- Trang bị máy tính xách tay cho Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án và phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Thẩm tra viên cao cấp, Lãnh đạo cấp vụ, chuyên viên cao cấp, Trưởng phòng, phó trưởng phòng của Tòa án nhân dân tối cao, Kế toán trưởng Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Thẩm phán Tòa án quân sự mỗi người 01chiếc máy tính xách tay.

Đơn giá dự toán:

- Máy tính để bàn giá dự toán là 15 triệu đồng/ bộ, bao gồm CPU, màn hình, chuột, bàn ghế, lưu điện.

Một phần của tài liệu sử dụng ngân sách nhà nước trong việc trang bị phương tiện làm việc của ngành tòa án nhân dân giai đoạn 2008 2013 – thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 44 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)