Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1

  • QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước; Đầu tư XDCB là kênh đầu tư gắn với việc sử dụng lượng vốn lớn để xây dựng các công trình hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống dân sinh, tạo ra những điều kiện tốt nhất để bảo vệ Tổ quốc. Trên tinh thần đó, việc sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB nếu không đạt hiệu quả cao thì không chỉ lãng phí NSNN, mà còn làm chậm tiến trình phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu khác.

  • Chương 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIẾN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

  • NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

  • Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

  • 1.1. Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản

  • Sáu là, phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái.

  • Một số vấn đề về đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản

  • Đầu tư là từ để chỉ việc đem công sức, trí tuệ, tiền bạc làm một việc gì nhằm đem lại kết quả, lợi ích nhất định. Dưới góc độ kinh tế, đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực (vốn, tài nguyên) trong 1 thời gian nhất định để thu được lợi nhuận kinh tế hoặc lợi ích xã hội. Theo cách hiểu chung nhất, đầu tư là bỏ vốn vào một doanh nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách vốn tự có, liên doanh, hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hoá, mở rộng doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận hay phát triển phúc lợi công cộng. Theo đó, hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm duy trì những tiềm lực sẵn có hoặc tạo thêm tiềm lực mới để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, dịch vụ, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

  • Theo Luật Đầu tư năm 2005, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật. Hoạt động đầu tư gắn liền với hai đặc trưng là tính sinh lãi và tính rủi ro. Mục đích của việc đầu tư là sinh lãi, nghĩa là tạo ra những lợi ích lớn hơn trong tương lai từ nguồn vốn đầu tư ban đầu. Mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư tuỳ thuộc vào loại hình đầu tư và trong những điều kiện nhất định.

  • Tùy theo cách phân loại, có nhiều hình thức đầu tư. Thông thường, người ta quan niệm có hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Ở hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư bỏ vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu tư còn đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Theo bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại, có thể coi các hình thức đầu tư gồm: Đầu tư tài chính, đầu tư tài sản vật chất và nguồn nhân lực, đầu tư thương mại, đầu tư xây dựng. Trong đó, đầu tư tài chính là các hoạt động đầu tư vốn vào lĩnh vực kinh doanh khác, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích mở rộng cơ hội thu lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro trong kinh doanh; Đầu tư tài sản vật chất và nguồn nhân lực là loại đầu tư nhằm trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động xã hội; Đầu tư thương mại là loại đầu tư, trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lại lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán; Đầu tư xây dựng là hoạt động bỏ vốn vào việc xây dựng, mua sắm nhà xưởng, thiết bị, máy móc, nhà ở, bệnh viện, trường học, cầu đường, bến cảng, sân bay… bao gồm việc xây dựng các xí nghiệp, công trình mới, khôi phục, cải tạo, mở rộng các xí nghiệp, công trình sẵn có (không kể các chi phí sửa chữa, kể cả sửa chữa lớn các tài sản cố định). Theo trên, trong đầu tư xây dựng có một bộ phận đặc biệt đó là kênh đầu tư vào các công trình có tính chất xây dựng như: Công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, cầu cảng, xây dựng nhà cửa, công sở, nhà máy để phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế và các công trình phúc lợi xã hội như nhà văn hóa, công viên, rạp chiếu phim.... nhằm mang lại lợi ích, phục vụ cho các ngành và nhiều người trong xã hội, được gọi là đầu tư XDCB. Do tính chất của đầu tư XDCB là đầu tư cho nhiều người, cho xã hội nên thông thường chủ đầu tư của kênh đầu tư này là nhà nước với vốn đầu tư là từ nguồn NSNN. Tuy nhiên, cũng có thể chủ đầu tư là nhà nước nhưng vốn đầu tư là vốn kết hợp giữa nhà nước với tập thể hoặc cá nhân trên cơ sở nhà nước và nhân dân cùng làm.

  • Như vậy, đầu tư XDCB chỉ là một kênh trong đầu tư xây dựng, là việc chủ đầu tư bỏ vốn vào các công trình có tính chất xây dựng để tạo ra những điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống. Đối với nước ta, đầu tư XDCB là đầu tư xây dựng các công trình để hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống dân sinh, tạo ra những điều kiện tốt nhất để bảo vệ Tổ quốc. Đầu tư XDCB tác động đến tổng cung và tổng cầu, làm thay đổi cơ cấu kinh tế vĩ mô, từ cơ cấu ngành, vùng đến cơ cấu thành phần kinh tế; Tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; tạo tiền đề áp dụng nhanh các thành tựu của khoa học và công nghệ vào thực tiễn cuộc sống và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

    • Những thành công về sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân có sự ủng hộ, đóng góp công sức đáng kể của các tầng lớp nhân dân. Trong toàn Quận, việc duy trì quy chế dân chủ được đảm bảo khá tốt. Nhân dân đã đóng góp ý kiến về sử dụng NSNN; đã đề xuất, góp vốn xây dựng nhiều công trình XDCB có ý nghĩa bức thiết đối với đời sống chính trị, tinh thần của nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Nhân dân cũng là người giám sát hoạt động của các tổ chức chính quyền, đoàn thể đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động trong đó có đầu tư XDCB từ NSNN đi đúng hướng, đảm bảo hiệu quả.

    • - Nguyên nhân khách quan của hạn chế là do cơ chế thực hiện đầu tư còn chồng chéo dẫn đến vai trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong các khâu, bước chưa rõ ràng, khó quy trách nhiệm.

    • - Nguyên nhân chủ quan của hạn chế là thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện và nghiệm thu dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN có mặt chưa tốt; nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân về sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB chưa đúng.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan