1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng về chính sách thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) ở việt nam giai đoạn 2007 - 2013 và các khuyến nghị chính sách

89 912 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược tổng thể về các chính sách thu hút ĐTNN cũng như chưa có quy hoạch tổng thể về Đầu tư trực tiếp nướ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, công trình này không sao chép nguyên văn của bất

kì tài liệu nào để làm sản phẩm của riêng mình Các thông tin cũng nhƣ số liệu đều đƣợc trích dẫn và có nguồn gốc rõ ràng Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nội dung của toàn bộ khóa luận này

Tác giả

Nguyễn Thanh Tùng

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể ban lãnh đạo, tập thể các giảng viên khoa Kinh tế Đối Ngoại – Học viện Chính sách và Phát triển đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Những sự hướng dẫn và giúp đỡ đó là vô cùng quý giá, giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các cán bộ nhân viên trong Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đặc biệt là các anh, chị trong Ban Chính sách đầu tư Đặc biệt là cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn của

TS Đinh Trọng Thắng, Ths Phạm Thiên Hoàng trong suốt quá trình tôi thực tập và nghiên cứu tại Viện; những kiến thức và kinh nghiệm mà các anh, chị truyền dạy thực sự có giá trị đối với tôi

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất, sự biết ơn và kính trọng nhất tới TS Bùi Thúy Vân – Giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi Trong suốt thời gian thực tập và viết khóa luận, cũng như 4 năm trên giảng đường đại học; cá nhân tôi luôn luôn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình, trách nhiệm của cô; đó là động lực to lớn và quan trọng giúp tôi hoàn thành kỳ thực tập, khóa luận tốt nghiệp và các nhiệm vụ khác Tôi không thể thể hiện hết sự biết ơn của tôi đối với cô, vì sự nhiệt thành, tận tụy và chỉ dẫn tuyệt vời của cô

Và tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới toàn thể bạn bè, gia đình, những người luôn luôn ở bên tôi, động viên, cổ vũ tinh thần cũng như ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua Đó là nguồn động lực vô giá, tiếp thêm sức mạnh giúp tôi hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và đặc biệt là hoàn thành tốt khóa luậntốt nghiệp

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 4

1.1.Tổng quan về Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.1.1.Lịch sử Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.1.2.Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài 7

1.1.3.Các hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

1.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng tới Đầu tư trực tiếp nước ngoài 10

1.2.Tổng quan về Chính sách Đầu tư trực tiếp nước ngoài 17

1.2.1.Khái niệm chính sách 17

1.2.2.Chính sách Đầu tư trực tiếp nước ngoài 17

1.2.3.Đặc điểm của Chính sách Đầu tư trực tiếp nước ngoài 18

1.2.4.Vai trò của chính sách Đầu tư trực tiếp nước ngoài 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2013 22

2.1.Tổng quan tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam 22

2.1.1.Tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy mô vốn và dự án 22 2.1.2 Tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo lĩnh vực 23

2.1.3.Tình hình Đầu và tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác 24

2.1.4.Các kết quả đạt được trong 25 năm thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI 25

2.1.5.Các hạn chế trong việc thu hút và sử dụng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài 29

2.2.Chính sách thu hút và sử dụng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2007-2013 34

2.2.1.Chính sách sở hữu và đảm bảo đầu tư 34

2.2.2.Chính sách về lĩnh vực và định hướng thu hút đầu tư 36

2.2.3.Chính sách khuyến khích tài chính 39

2.2.4.Chính sách quản lý ngoại hối 41

2.2.5.Chính sách xúc tiến đầu tư 43

Trang 4

2.2.6.Chính sách phê duyệt và quản lý đầu tư 44

2.2.7.Chính sách xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ 47

2.3.Đánh giá chung về chính sách thu hút và sử dụng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam 50

2.3.1.Những thành tựu đã đạt được 50

2.3.2.Những điểm hạn chế 50

2.3.3.Nguyên nhân 51

CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 53

3.1.Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong thời gian tới 53

3.1.1.Xu hướng dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới 53

3.1.2.Các định hướng chính sách Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam 55

3.2.Các khuyến nghị chính sách Đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Việt Nam 55

KẾT LUẬN 58

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển châu Á

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BOT Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao

BTO Xây dựng - Chuyển giao - Vận hành

CIEM Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GCI Chỉ số cạnh tranh quốc gia

GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HI Đầu tư theo chiều ngang

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

MNC Công ty đa quốc gia

NAFTA Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ

NSNN Ngân sách nhà nước

ODA Viện trợ phát triển chính thức

OFC Trung tâm tài chính ở nước ngoài

Trang 6

PPP Hợp tác công - tư

R&D Nghiên cứu và phát triển

SPE Các tổ chức với mục đích đặc biệt

TNC Công ty xuyên quốc gia

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

UNCTAD Diễn đàn thương mại và phát triển Liên Hợp Quốc

VI Đầu tư theo chiều dọc

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

XTĐT Xúc tiến đầu tư

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Lượng vốn FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 2005

tới hết quý I năm 2014

22

Bảng 2.2 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép

phân theo đối tác đầu tư chủ yếu (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2012)

25

Bảng 2.3 Vốn Đầu tư nước ngoài trong tổng vốn Đầu tư toàn xã

hội giai đoạn 2005-2013 (Tỷ đồng, giá thực tế)

Hình 2.1 Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và

đóng góp của khu vực FDI trong GDP, 2005 - 2013 27

Hình 2.2 Những trở ngại lớn nhất khi kinh doanh tại Việt Nam

Trang 8

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài

Có thể nói Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược tổng thể về các chính sách thu hút ĐTNN cũng như chưa có quy hoạch tổng thể về Đầu tư trực tiếp nước ngoài; do đó trong hơn 25 năm thu hút ĐTNN, các chính sách thu hút và sử dụng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam còn rất nhiều bất cập: hệ thống pháp luật và chính sách liên quan đến ĐTNN của Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể:

- Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật còn thấp: các chính sách vừa thừa, vừa thiếu, vừa chồng chéo; hiệu lực và tính khả thi của nhiều chính sách trong hoạt động ĐTNN còn thấp

- Các chính sách về ĐTNN liên quan tới quyền hạn, trách nhiệm của nhiều Bộ, ban ngành; trong khi đó sự phối hợp, thực thi chính sách của các cơ quan này lại chưa thực sự hiệu quả

- Năng lực của đội ngũ cán bộ hoạch định, thực thi chính sách còn thiếu

và yếu; hoạt động quản lý ĐTNN còn nhiều hạn chế từ cấp TW tới các địa phương

- Bộ máy hành chính cồng kềnh dẫn đến các thủ tục gây phiền nhiễu cho nhà ĐTNN, đặc biệt là khâu cấp phép đầu tư

Những tồn tại nêu trên dẫn đến những hạn chế trong thu hút ĐTNN của Việt Nam.Đó là tỷ lệ các dự án sử dụng CNC còn thấp, chưa thu hút được công nghệ nguồn, tỷ lệ việc làm mới chưa cao Tình trạng cấp GCNĐT không phù hợp với quy hoạch; chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề an ninh quốc gia; chưa chú ý đến hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản…còn diễn ra

ở nhiều địa phương Nhiều dự án chưa được thẩm tra, xem xét kỹ các khía cạnh công nghệ, lao động, môi trường lao động dẫn đến chất lượng các dự

án đầu tư không cao Nhiều hạn chế của hoạt động đầu tư còn tồn tại như: chuyển giá; vi phạm quyền lợi của người lao động về thời gian làm việc, tiền

Trang 9

lương, phúc lợi dẫn đến tình trạng đình công, bãi công; các vi phạm pháp luật

về môi trường còn chậm được khắc phục và chế tài xử lý thiếu tính răn đe

Nhận thấy tính cấp thiết của việc cải thiện các vấn đề chính sách trong hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam; cá nhân tôi lựa chọn đề

tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Thực trạng về chính sách thu hút,

sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam giai đoạn

2007-2013 và các khuyến nghị chính sách”

Khóa luận tốt nghiệp sẽ tổng kết lại hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong suốt hơn 25 năm qua: thông qua phân tích thực trạng chính sách thu hút và sử dụng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, các số liệu thu thập, tổng hợp và xử lý; cũng như nghiên cứu xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực và trên thế giới;khóa luận sẽ đưa ra những khuyến nghị chính sách giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý kinh tế thu hút nhiều dòng vốn FDI chất lượng cao vào Việt Nam cũng như quản lý và sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất

Khóa luận tốt nghiệp có kết cấu 3 chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và

chính sách Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chương 2: Thực trạng chính sách thu hút và sử dụng vốn Đầu tư trực

tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2007-2013

Chương 3: Những khuyến nghị hoàn thiện chính sách thu hút và sử

dụng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn 2015 -

2020

Mục tiêu nghiên cứu

-Tổng hợp lý luận chung về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chính sách quản lý, sử dụng vốn FDI

-Phân tíchtình hình thu hút và sử dụng vốn FDI, phân tích các chính sách thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn FDI của Việt Nam

Trang 10

-Các định hướng về chính sách của Chính phủ Việt Nam trong công tác thu hút, quản lý vốn FDI

-Từ đó khuyến nghị các chính sách giúp thu hút nhiều dòng vốn FDI chất lượng cao vào Việt Nam cũng như quản lý và sử dụng nguồn vốn FDI này một cách hiệu quả nhất

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các chính sách thu hút và sử dụng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2007-2013

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2007-2013

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là các chính sách thu hút và sử dụng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2007-2013

Bài nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu các chính sách chủ yếu sau: Chính sách sở hữu và đảm bảo đầu tư, chính sách về lĩnh vực và định hướng thu hút đầu tư, chính sách khuyến khích tài chính, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách xúc tiến đầu tư, chính sách phê duyệt và quản lý đầu tư, chính sách xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong khóa luận này bao gồm: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích – tổng hợp dựa trên các số liệu thu thập được tại Viện Nghiên cứu Quản lý kinh

tế Trung ương, phương pháp chuyên gia Trong đó, phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp chính, các phương pháp khác bổ trợ cho phương pháp này để bài nghiên cứu đạt được mục đích đã đề ra

Trang 11

CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.Tổng quan về Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1.Lịch sử Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong thế kỷ 19, ĐTNN là phổ biến, nhưng nó chủ yếu tồn tạidưới hình thức cho vay của nước Anh nhằm tài trợ cho phát triển kinh tế ở các nước khác cũng như hình thức sở hữu các tài sản tài chính Tuy nhiên một bài viết của Godley (1999) phân tích một số trường hợp FDI trong ngành chế tác của nước Anh trước năm 1890, cho thấy từ năm 1890 trở về trước, phần lớn FDI được thực hiện trong khu vực sản xuất hàng hóa công nghiệp Godley cũng chỉ ra rằng các nhà đầu tư ở Anh trước năm 1890 chủ yếu tham gia vào khu vực sản xuất hàng tiêu dùng, và đa số họ đã thất bại vì họ tập trung một cách quá hạn hẹp và hoàn toàn bị chi phối bởi mối quan tâm đến việc tăng trưởng tại thị trường Anh Có một ngoại lệ là công ty chế tác Singer Do công ty đã nhiệt tình cam kết với hoạt động FDI, nên nó đã nổi lên như một MNC hiện đại hàng đầu thế giới và là một trong những công ty lớn nhất trên thế giới cho đến năm 1900

Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới của thế kỷ 20, ĐTNN

đã giảm sút, nhưng đầu tư trực tiếp đã tăng lên, chiếm khoảng một phần tư tổng đầu tư Một diễn biến quan trọng khác xảy ra trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh là nước Anh đã đánh mất vị thế người cho vay chủ yếu trên thế giới; và Mỹ đã nổi lên như là một cường quốc hàng đầu về kinh tế và tài chính Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, FDI bắt đầu tăng lên

vì hai lý do:

Lý do thứ nhất là về công nghệ - sự tiến bộ trong lĩnh vực giao thông

và liên lạc tạo ra khả năng thực hiện kiểm soát từ xa

Lý do thứ hai là nhu cầu của các nước châu Âu và Nhật Bản muốn có vốn của Mỹ để đầu tư cho công cuộc tái thiết, khắc phục những tổn hại của chiến tranh

Trang 12

Hơn nữa, có một số luật thuế của Mỹ có lợi cho FDI Vào những năm

1960, tất cả những nhân tố này trở nên yếu đi tới mức chúng làm phát sinh một xu hướng đảo ngược tăng trưởng FDI

Trước hết, nhiều nước chủ nhà bắt đầu phản đối quyền sở hữu và quyền kiểm soát của Mỹ đối với ngành công nghiệp bản địa, dẫn đến sự suy giảm các dòng vốn FDI từ nước Mỹ

Thứ hai, các nước chủ nhà đã bắt đầu hồi phục, bắt đầu tiến hành FDI ở

Mỹ, và dẫn đến sự suy giảm dòng vốn FDI ròng xuất phát từ Mỹ Những năm

1970 đã chứng kiến sự chậm lại của các dòng vốn FDI, nhưng nước Anh đã nổi lên như một cường quốc lớn trong cuộc chơi này do có sự dư thừa dầu lửa

ở Biển Bắc và sự xóa bỏ kiểm soát hối đoái năm 1979

Những năm 1980 đã chứng kiến hai sự thay đổi lớn và sự tăng lên đột biến của FDI

Sự thay đổi thứ nhất là nước Mỹ đã trở thành một nước mắc nợ ròng và một nước tiếp nhận chủ yếu FDI với vị trí đầu tư quốc tế ròng âm Một trong những lý do dẫn đến tình hình này là tỷ lệ tiết kiệm thấp của nền kinh tế Mỹ, khiến nước này không thể tài trợ cho mức thâm hụt ngân sách ngày càng tăng nếu chỉ sử dụng thị trường vốn trong nước, và làm phát sinh nhu cầu vốn nước ngoài, nguồn vốn này chủ yếu đến từ Nhật Bản và Đức Một lý do khác

là chính sách thương mại hạn chế được Mỹ theo đuổi thực hiện

Sự thay đổi lớn thứ hai trong những năm 1980 là sự nổi lên của Nhật Bản như một nhà cung ứng FDI cho Mỹ và châu Âu Được thúc đẩy bởi sự mong muốn cắt giảm chi phí lao động, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản cũng đã

mở rộng ở Đông Nam Á

Sự tăng lên mạnh mẽ của FDI trong những năm 1980 được quy cho quá trình toàn cầu hóa kinh doanh Nó cũng được một số chuyên gia kinh tế quy cho là mối quan ngại ngày càng tăng đối với sự nổi lên của thương mại bị kiềm chế Hơn nữa, người ta cho rằng FDI làm lợi cho cả các MNC và nước chủ nhà, và điều giải thích tại sao người ta lại tiến hành FDI Một lý do khác

Trang 13

dẫn đến sự tăng lên mạnh mẽ của FDI là sự tăng lên của các dòng vốn FDI đổ vào nước Mỹ do sự giảm giá của đồng USD trong nửa cuối những năm 1980 Tổng các dòng FDI từ các nước công nghiệp đã tăng hơn bốn lần trong thời

ký 1984-1990

Trong thời kỳ 1990-1992, các dòng vốn FDI đã giảm sút do tốc độ tăng trưởng của các nước công nghiệp chậm lại, nhưng sau đó đã diễn ra một sự phục hồi mạnh mẽ Sự phục hồi này được giải thích bởi ba lý do:

(i) FDI không còn bị hạn chế ở các công ty lớn nữa, do một số lượng ngày càng tăng các công ty nhỏ hơn trở thành các công ty đa quốc gia;

(ii) Sự đa ngành của FDI đã mở rộng, với phần của khu vực dịch vụ tăng lên nhanh chóng;

(iii) Số nước đầu tư và nước chủ nhà của FDI đã tăng lên đáng kể Hơn nữa, những năm 1990 đã đạt được những bước cải thiện quan trọng trong môi trường đầu tư, được khởi phát một phần bởi sự thừa nhận về những lợi ích của FDI Sự thay đổi thái độ này, lại dẫn đến sự xóa bỏ những vật cản trực tiếp đối với FDI và tăng cường việc tận dụng những khuyến khích FDI Sự tiếp tục xóa bỏ những cản trở trong nước thông qua giải pháp điều tiết và tư nhân hóa cũng lan rộng

Một đặc trưng quan trọng khác trong những năm 1990 là sự sụt giảm tầm quan trọng của Nhật Bản với tư cách là nước cung cấp FDI, do sự nổ tung nền kinh tế bong bóng Nhật Bản gây ra Thời gian cuối những năm 1990 được đặc trưng bởi các vụ M&A xuyên biên giới trên tư cách là lực hấp dẫn FDI Hơn nữa, xu thế hướng tới tự do hóa các chế độ, chính sách điều tiết FDI tiếp tục diễn ra Vào cuối năm 1998, số hiệp ước tránh đánh thuế hai lần đã đạt tới 1.871 hiệp ước Trong các năm 1998 và 1999, một số thay đổi đã diễn ra trong các chính sách FDI của các chính phủ (chủ nhà), tăng cường xu thế hướng tới tự do hóa, bảo vệ và thúc đẩy FDI (UNCTAD, 2000).Xu thế này sẽ tiếp tục diễn ra trong một thời gian dài sắp tới, điều này có nghĩa là sự tăng trưởng của FDI sẽ tăng lên mạnh mẽ trong tương lai có thể thấy trước

Trang 14

1.1.2.Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa ra khái niệm như sau:Đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó

Phương diện quản lý giúp phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý

ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được

hiểu là nguồn vốn được đầu tư trực tiếp nhằm đạt được những lợi ích mang tính dài hạn trong một đơn vị kinh doanh hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư Mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý và chi phối doanh nghiệp đó

Theo luật đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thì đầu tư trực tiếp

nước ngoài (FDI) là việc tổ chức, cá nhân người nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này

Từ điển Tài chính, Ngân hàng và Đầu tư định nghĩa về Đầu tư trực tiếp

nước ngoài như sau: “Foreign Direct Investment: A CAPITAL

INVESTMENT by a company in one country in productive ASSETS located

in another country, often through a controlled foreign affiliate Also knows as DIRECT INVESTMENT”.(Erik Banks, Dictionary of Finance, Invesment and Banking, first published 2010 by PALGRAVE MACMILLAN)

Trang 15

Từ các góc độ nhìn nhận khác nhau , các nhà kinh tế đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về FDI , nhưng định nghĩa khái quát nhất về FDI có thể hiểu như sau:

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó để

có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình”

1.1.3.Các hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.3.1.Phân loại theo mục đích đầu tư

Xét theo mục đích đầu tư, FDI được phân làm 2 loại chính: Đầu tư theo chiều ngang (Horizontal Integration-HI) và đầu tư theo chiều dọc (Vertical Integration-VI) Hình thức HI phù hợp với các chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh, ví dụ về công nghệ, kỹ năng quản lý…trong sản xuất một loại sản phẩm nào đó Với lợi thế này, họ có thể kiếm lợi nhuận cao khi chuyển hoạt động sản xuất sản phẩm ra nước ngoài Mục đích của hình thức này là mở rộng và thôn tính thị trường ở nước ngoài đối với cùng loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài, do đó thường dẫn tới cạnh tranh độc quyền Đây là hình thức đầu tư ra nước ngoài dẫn điển hình của Mỹ và được thực hiện chủ yếu giữa các nước phát triển

Khác với hình thức HI, hình thức VI là đầu tư ra nước ngoài với mục đích khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên và các yếu tố sản xuất đầu vào rẻ như lao động, đất đai…Khi đầu tư ra nước ngoài, các chủ đầu tư thường chú ý đến khai thác các lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu sản xuất ra một loại sản phẩm trong phân công lao động quốc tế Do đó, các sản phẩm thường được hoàn thiện qua các khâu lắp ráp ở nước nhận đầu tư hoặc xuất khẩu sang các nước khác Đây là hình thức đầu tư ra nước ngoài điển hình của Nhật Bản, theo kiểu mô hình đàn nhạn bay và được thực hiện khá phổ biến ở các nước đang phát triển

1.1.3.2.Phân loại theo chiến lược đầu tư

Trang 16

Xét theo chiến lược đầu tư, đầu tư được thực hiện theo hai kênh chủ yếu là đầu tư mới (Greenfield Investment) và mua lại & sáp nhập (M&A) Đầu tư mới là việc các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới Đây là kênh đầu tư truyền thống của FDI và cũng là kênh chủ yếu để các nhà đầu tư ở các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển Ngược lại, kênh M&A là các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài Kênh đầu tư này chủ yếu được thực hiện bởi các nước phát triển, các nước mới công nghiệp hóa và rất phổ biến trong những năm gần đây

1.1.3.3.Phân loại theo tính chất sở hữu

Trong luật đầu tư của các nước chủ nhà có quy định tỷ lệ sở hữu của các nhà ĐTNN tùy theo lĩnh vực đầu tư Xét theo mức độ nắm giữ cổ phần và mức độ tham gia vào hoạt động đầu tư của nhà ĐTNN, FDI có thể được thực hiện dưới các hình thức: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, công ty mẹ-con, chi nhánh công ty nước ngoài…

Các hình thức Đầu tư theo Luật Đầu Tư của Việt Nam

Điều 21, chương IV của Luật Đầu tư năm 2005 khẳng định các hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm:

(1)Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà ĐTNN

(2)Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước

và nhà ĐTNN

(3)Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT

(4)Đầu tư phát triển kinh doanh

(5)Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư (6)Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

Trang 17

(7)Các hình thức đầu tư trực tiếp khác

Có thể nói hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam được bắt đầu chính thức hình thành từ năm 1977, với điều lệ đầu tư nước ngoài được ban hành kèm theo Nghị định 115/CP ngày 19/04/1977 Đây

là văn bản đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực ĐTNN

Nhằm tạo thuận lợi hơn cho nhà ĐTNN và khuyến khích vào định hướng phát triển cơ sở hạ tầng, qua các lần sửa đổi Luật (1990, 1992, 1996, 2000) đã bổ sung thêm một số hình thức đầu tư dạng hợp đồng: xây dựng-khai thác-chuyển giao (BOT), xây dựng-chuyển giao-khai thác (BTO), xây dựng-chuyển giao (BT),…

1.1.3.4.Hình thức đầu tư thâm nhập thị trường không nắm vốn chủ sở hữu

Ngoài các hình thức đầu tư trực tiếp nói trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn biểu hiện dưới các hình thức như: nhượng quyền thương mại (Franchising), cấp phép (Licensing), thuê ngoài (Outsourcing),…Đây là các hình thức mà thông qua đó các MNCs điều phối các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu của họ và ảnh hưởng đến việc quản lý công ty của nước chủ nhà

mà không cần sở hữu cổ phần trong các công ty này Các hoạt động đầu tư không nắm vốn chủ sở hữu xuyên biên giới diễn ra trên toàn thế giới và đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển Các hoạt động này tạo ra hơn 2.000 tỷ USD trong năm 2009, trong đó hợp đồng sản xuất dịch vụ thuê ngoài chiếm khoảng 1.100 – 1.300 tỷ USD, nhượng quyền thương mại chiếm khoảng 330 – 350 tỷ USD và hoạt động cấp phép chiếm khoảng 340 – 360 tỷ USD (UN, 2011)

1.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng tới Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Môi trường ĐTNN có thể hiểu là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng tới việc thu hút ĐTNN vào một nước Nó bao gồm nhóm các yếu tố bên ngoài như toàn cầu hóa, liên kết kinh tế khu vực, tăng trưởng nhanh của TNCs, môi trường nước đầu tư; và nhóm các yếu tố bên trong như yếu tố về vị trí địa lý,

Trang 18

trình độ phát triển của nền kinh tế, yếu tố văn hóa xã hội, môi trường cạnh tranh và môi trường công nghệ ở các nước nhận đầu tư

Bất kỳ sự thay đổi nào trong các nhóm yếu tố môi trường đầu tư đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của các chủ đầu tư,

vì thế tác động đến dòng vốn ĐTNN chảy vào nước nhận đầu tư

1.1.4.1.Toàn cầu hóa

Nếu liên kết kinh tế quốc tế nói về các hiệp định kinh tế giữa các nước thì toàn cầu hóa lại nhấn mạnh đến quá trình liên kết giữa các công ty trên toàn cầu để hình thành lên mạng lưới sản xuất quốc tế

Toàn cầu hóa là động lực lớn nhất làm thay đổi thế giới trong thời đại ngày nay Theo ADB thì toàn cầu hóa là một quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu thông qua việc xóa bỏ các hàng rào thương mại và hàng rào di chuyển vốn, phổ biến rộng rãi kiến thức và thông tin Đây là một quá trình mang tính lịch sử, diễn ra với tốc độ khác nhau giữa các nước và giữa các khu vực kinh tế

Cũng trong quá trình toàn cầu hóa, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước sẽ phụ thuộc vào khả năng phát minh, cải tiến hoặc tiếp nhận chuyển giao bí quyết công nghệ mới Đối với các nước đang phát triển, toàn cầu hóa

sẽ giúp tiếp nhận được các bí quyết công nghệ thông qua việc tiếp nhận dòng vốn ĐTNN, qua đó đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Toàn cầu hóa cũng giúp các nước đang phát triển nhanh chóng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, từ đó hình thành nên một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, rút ngắn được tiến trình hiện đại hóa

Toàn cầu hóa đã tạo sự cạnh tranh, cọ sát giữa các nước trong việc thu hút vốn ĐTNN Quá trình này đã thúc đẩy nhiều nước ban hành luật đầu tư, giảm bớt hoặc sửa đổi các quy chế đối với ĐTNN theo hướng thông thoáng hơn Chỉ tính riêng năm 2011, đã có ít nhất 44 nước và nền kinh tế ban hành

67 quy định có ảnh hưởng đến đầu tư quốc tế, trong số đó, một số lượng rất cao là 52 quy định liên quan tới việc tự do hóa, thúc đẩy hoạt động đầu tư

Trang 19

1.1.4.2.Liên kết kinh tế khu vực

Sự hình thành các khối thị trường chung như EU, ASEAN, NAFTA,

…đã tạo điều kiện thuận lợi cho các TNCs di chuyển địa điểm sản xuất và phân phối giữa các nước thành viên trong khối, nhờ đó thúc đẩy lưu chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế Thuận lợi này được thể hiện qua các mặt về chính sách, các yếu tố kinh tế - xã hội và điều kiện kinh doanh

Mặt khác, việc liên kết kinh tế khu vực sẽ tạo ra sự phát triển ổn định của các nước trong vùng, qua đó tạo ra cơ sở vững chắc cho các nước thành viên thực hiện các cam kết tự do hóa chính sách FDI

Trên cơ sở của sự tự do hóa thương mại, các nước trong khối đã hình thành nên khu vực tự do hóa đầu tư giữa các nước trong khối Chính sách này

đã tác động trực tiếp và thúc đẩy mạnh dòng lưu chuyển vốn đầu tư giữa các nước

Liên kết kinh tế khu vực cũng tác động tích cực đến điều kiện kinh doanh của các nhà ĐTNN Tác động đầu tiên là giảm bớt được các chi phí giao dịch trong kinh doanh Những chi phí này phát sinh do thiếu thông tin trong kinh doanh, thủ tục hành chính khác nhau giữa các nước Các hiệp định liên kết khu vực đã xây dựng các chương trình hợp tác quy mô vùng để cùng nhau xóa bỏ hoặc đưa ra các biện pháp khắc phục những hạn chế này

1.1.4.3.Tăng trưởng nhanh của TNCs

Phần lớn các hoạt động ĐTNN được thực hiện bởi TNCs nên tốc độ tăng trưởng của TNCs sẽ ảnh hưởng quan trọng đến động thái của dòng vốn FDI vào nước tiếp nhận Tốc độ tăng trưởng của TNCs được biểu hiện ở sự tăng nhanh về số lượng các công ty mẹ và các chi nhánh của chúng trên phạm

vi toàn cầu, nhất là ở các nước đang phát triển

Ở cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, hầu hết TNCs còn tập trung vào các nước phát triển với số lượng khoảng 7.000 TNCs và 27.000 chi nhánh Nhưng đến năm 1990, những con số này đã lên tới khoảng 35.000 TNCs và 150.000 chi nhánh, trong đó chủ yếu tăng nhanh vào những năm cuối của thập kỷ 80

Trang 20

Đến năm 2010, trên thế giới đã có 103.786 TNCs với 892.114 chi nhánh, trong đó có khoảng 30.209 TNCs và chi nhánh ở các nước phát triển (UNCTAD, 2010) Từ con số thống kê trên có thể thấy, TNCs đã tăng trưởng nhanh chóng Hiện tượng này đã tác động mạnh đến lưu chuyển dòng vốn đầu

tư quốc tế cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX

Dòng vốn FDI do TNCs đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước đang phát triển Bên cạnh tác động tích cực của luồng vốn FDI nói chung như tạo công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ, tăng xuất khẩu,…thì hiệu ứng tràn và hiệu ứng lôi kéo của TNCs khi tiến hành ĐTNN có những tác động đáng kể cho sự phát triển kinh tế của nước chủ nhà

1.1.4.4.Môi trường đầu tư

Thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô: Những chính sách kinh tế vĩ mô có tác động mạnh mẽ đến thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài là các chính sách về tài chính – tiền tệ, xuất nhập khẩu và quản lý ngoại hối Các chính sách này có liên quan đến các mặt: Hiệu quả sử dụng vốn của các nhà đầu tư, khả năng xuất khẩu và khả năng nhập khẩu

Sự thay đổi các chính sách tài chính – tiền tệ từ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ sang chính sách nới lỏng hay ngược lại hoặc hỗn hợp sẽ tác động mạnh đến lãi suất thực tế; qua đó làm tăng hoặc giảm khả năng tạo lợi nhuận của các nhà đầu tư

Các chính sách xuất nhập khẩu có ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài

ở chỗ: Các ưu đãi khuyến khích xuất nhập khẩu trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương của nước đầu tư sẽ tạo cơ hội cho hàng hóa của công ty nước này thâm nhập vào thị trường nước ngoài dễ dàng Vì vậy động lực đầu tư ra nước ngoài để vượt qua các rào cản thương mại bị giảm xuống Đối với nhập khẩu cũng vậy, nếu nước đầu tư giảm các rào cản nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, nhất là từ các nước đang phát triển thì sẽ thúc đẩy các công ty của họ đầu tư ra nước ngoài để khai thác lợi thế so sánh trong

Trang 21

phân công lao động quốc tế, tìm kiếm các nguồn nguyên liệu tự nhiên và thị trường tiêu thụ, sau đó nhập khẩu hàng thành phẩm về nước

Các chính sách nới lỏng hoặc thắt chặt quản lý ngoại hối ở nước đầu tư

có tác động mạnh đối với đầu tư ra nước ngoài Nếu nới lỏng quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa thị trường vốn thì các nhà đầu tư được quyền tự do chuyển vốn ra nước ngoài Ngược lại họ phải tuân thủ các quy chế giới hạn chuyển vốn ra khỏi quốc gia

Tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ và chính sách xã hội: Tiềm lực kinh tế và khoa học, công nghệ của nước đầu tư có tác động mạnh mẽ đến lực đẩy đầu tư ra nước ngoài Sự tác động này được thể hiện chủ yếu trong các khía cạnh về khả năng tích lũy của nền kinh tế, trợ cấp phúc lợi xã hội, trình

độ R&D và khả năng cung cấp công nghệ

Một quốc gia sẽ chưa thể hoạch định đầu tư ra nước ngoài khi tích lũy nội địa còn quá thấp Điều này có nghĩa là nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế còn rất cao Trái lại, khi nền kinh tế có khả năng tích lũy cao, mức độ dự trữ ngoại tệ lớn thì lúc đó sẽ có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài để khai thác hiệu quả của nguồn vốn dư thừa này Bởi vậy, mức độ tích lũy của nền kinh tế có vai trò tăng hoặc giảm áp lực đẩy dòng vốn đầu tư ra nước ngoài Thực tế cho thấy, những nước có đầu tư ra nước ngoài lớn thường là những nước có tích lũy cao

1.1.4.5.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách, địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số,…Đây là những yếu tố tác động quan trọng đến tính sinh lãi hoặc rủi ro của các hoạt động đầu tư.Các nhà đầu tư, nhất là các nhà ĐTNN, đều phải tiến hành chuyên chở hàng hóa

và dịch vụ giữa các địa điểm sản xuất và tiêu thụ nên nếu vị trí địa lý thuận lợi thì chi phí vận chuyển thấp, giảm được giá thành và hạn chế rủi ro

Khí hậu ở nước chủ nhà cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của nhà ĐTNN Yếu tố này bao gồm các đặc điểm về thời

Trang 22

tiết, độ ẩm, bão lũ,…Ví dụ, ở những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa thường phù hợp với các dự án nông nghiệp hơn là các dự án công nghiệp, vì khí hậu này thường có độ ẩm cao nên tác động xấu đến độ bền công nghệ và điều kiện sống của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư phương Tây

Mặt khác, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ cung cấp các yếu tố đầu vào phong phú và giá rẻ cho các hoạt động đầu tư Các nhà đầu tư thường rất quan tâm đến các nguồn cung cấp nguyên liệu tự nhiên và lao động ở nước chủ nhà Một nước sẽ hấp dẫn các nhà ĐTNN nếu có nguồn khoáng sản dồi dào với trữ lượng lớn, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và dân số đông Quy

mô dân số đông không chỉ có lợi thế về cung cấp nguồn lao động mà có khả năng tiêu thụ lớn Đây là những yếu tố rất hấp dẫn các nhà ĐTNN Tuy nhiên, mức độ hấp dẫn còn phải phụ thuộc vào chất lượng của thị trường lao động và sức mua của dân cư

Liên hệ với trường hợp Việt Nam: điều kiện tự nhiên của Việt Nam được đánh giá là rất phù hợp để tiến hành các hoạt động kinh tế Và trên thực

tế, các yếu tố tự nhiên chính là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định, Việt Nam không chỉ nên dựa vào những lợi thế này mà phải có những chính sách phù hợp để phát triển những lợi thế khác như nguồn lao động, môi trường chính trị, quy định pháp luật

1.1.4.6.Chính trị

Có thể nói, ổn định chính trị là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư Yếu tố này càng đặc biệt quan trọng đối với các nhà ĐTNN, vì tình hình môi trường chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của Chính phủ đối với các nhà đầu tư có thể được thực hiện Đồng thời,

ổn định chính trị là điều kiện thiết yếu để duy trì sự ổn định về tình hình kinh

tế xã hội, qua đó giảm thiểu tính rủi ro của các hoạt động đầu tư

Tình hình chính trị không ổn định thường dẫn tới đường lối phát triển không nhất quán, đe dọa đến an toàn sở hữu tài sản của các nhà ĐTNN Đây

Trang 23

là một trong những nguyên nhân quan trọng giải thích tại sao dòng vốn ĐTNN ít vào các nước châu Phi và một số nước đang phát triển khác trong thời kỳ có nhiều diễn biến chính trị xấu Ngược lại tình hình chính trị ổn định

là điều kiện tiên quyết đảm bảo đường lối phát triển nhất quán của nước chủ nhà Nhờ đó, thực hiện được các cam kết bảo đảm an toàn sở hữu tài sản hợp pháp của các nhà ĐTNN Đặc điểm này được phản ánh rất rõ ở nhiều nước phát triển và những nước công nghiệp hóa ở châu Á

1.1.4.7.Pháp lý, cơ chế chính sách

Quá trình đầu tư có liên quan đến nhiều hoạt động của các tổ chức, cá nhân và được tiến hành trong khoảng thời gian dài nên các nhà ĐTNN rất cần một môi trường pháp lý vững chắc, có hiệu lực Môi trường này bao gồm một

hệ thống đầy đủ các chính sách, quy định cần thiết; đảm bảo sự nhất quán, không chồng chéo với nhau và có hiệu lực trong thực hiện

Các hoạt động ĐTNN chịu tác động bởi nhiều chính sách của nước chủ nhà, trong đó các chính sách tác động trực tiếp như quy định về lĩnh vực được đầu tư, mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, miễn giảm thuế đầu tư, quy định các tỷ lệ xuất khẩu, tư nhân hóa, cạnh tranh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…và các chính sách có ảnh hưởng gián tiếp như các chính sách về tài chính – tiền tệ, thương mại, văn hóa – xã hội, an ninh, đối ngoại Mức độ đầy

đủ và hợp lý của các chính sách này có ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn đầu tư vào nước chủ nhà

Các quy định của nước nhận đầu tư đối với các nhà ĐTNN cũng là rào cản đối với dòng lưu chuyển vốn đầu tư quốc tế Các quy định thường là các thủ tục hành chính đối với các nhà ĐTNN trong việc đi lại, xin giấy phép đầu

tư, giải quyết các khiếu kiện và các vấn đề khác Việc ban hành quá nhiều quy định đối với các nhà ĐTNN thường dẫn đến tình trạng cửa quyền, sách nhiều của các cơ quan quản lý ĐTNN Điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư và góp phần làm tăng rủi ro trong hoạt động đầu tư của họ Trái lại, nếu nước chủ nhà có những quy định cần thiết, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu

Trang 24

tư thì sẽ góp phần tạo ra môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng và điều này

Có thể hiểu một cách khái quát nhất thì: “Chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động, phát triển, nhằm đạt được mục tiêu nhất định”

1.2.2.Chính sách Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chính sách Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hệ thống các quan điểm, tư tưởng, giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động vào hoạt động đầu tư (Đầu tư trực tiếp) của các chủ thể kinh tế nước ngoài nhằm điều tiết các hoạt động đầu tư theo chiến lược định trước, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể

Cấu thành của chính sách Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm: Chính sách thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách sử dụng Đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong đó:

- Chính sách thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng hợp các chính sách liên quan tới hoạt động đầu tư, kinh doanh, khuyến khích ưu đãi đầu tư

và các biện pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn của nhà ĐTNN nhằm tạo được sức lan tỏa có định hướng tới tăng trưởng kinh tế - xã hội của nước nhận vốn FDI và hiệu quả đầu tư của nhà ĐTNN

- Chính sách sử dụng FDI là hệ thống khung khổ pháp luật, các chính sách điều chỉnh hoạt động FDI và hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự

Trang 25

án FDI nhằm thu lợi ích kinh tế - xã hội tối đa cho nền kinh tế của nước nhận đầu tư trên cơ sở đảm bảo lợi ích của nhà ĐTNN

1.2.3.Đặc điểm của Chính sách Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chính sách FDI có một số đặc điểm chính như sau:

Thứ nhất, chính sách FDI có tính hệ thống cao, bao gồm các nguyên

tắc, công cụ và biện pháp được Chính phủ áp dụng để điều chỉnh hoạt động ĐTNN Để đảm bảo tính hệ thống, các nguyên tắc, công cụ và biện pháp phải tương thích, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau Mặt khác, chính sách FDI phải tương thích với các chính sách phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là các chính sách thương mại, tài chính, tiền tệ Ngoài ra, tính hệ thống còn thể hiện ở sự gắn kết giữa chính sách FDI với định hướng phát triển chiến lược quốc gia trong từng giai đoạn và sự phù hợp với các nguyên tắc, cam kết quốc tế

Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của chính sách FDI là hoạt động đầu tư

có yếu tố nước ngoài Toàn bộ vốn, tài sản, bí quyết kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, kỹ năng quản lý…thuộc sở hữu nhà ĐTNN sẽ được chính sách FDI bảo hộ quyền sở hữu Ngôn ngữ, tập quán kinh doanh, ý thức pháp luật…của nhà ĐTNN khác với nước sở tại Và chỉ khi thật sự tin tưởng vào chính sách, thái độ đối cư xử của nước sở tại, nhà ĐTNN mới quyết định tham gia đầu tư

Vì vậy, quá trình hoạch định của chính sách, pháp luật và quy định liên quan đến nhà ĐTNN phải có quy trình rõ ràng, minh bạch, có thể dự báo và phải có

hệ thống thông báo rộng rãi, tránh gây ra thiệt hại về lợi ích cho nhà ĐTNN

Bên cạnh đó, cần quy định rõ ràng các quan hệ giao dịch với các cấp, ngành, doanh nghiệp để nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư lâu dài; cần xử lý tốt các vấn đề liên quan đến sự an toàn cho nhà đầu tư và gia đình của họ, vấn đề thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, các dịch vụ giáo dục, y tế, vui chơi, giải trí cho nhà đầu tư…cũng như các quan hệ dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài

Thứ ba, phạm vi đối tượng điều chỉnh rộng, bao gồm nhiều nhà đầu tư

đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau Hơn nữa, FDI liên quan chặt

Trang 26

chẽ với mạng lưới sản xuất quốc tế, do đó môi trường đầu tư của nước sở tại hoặc khu vực thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của nhà ĐTNN

Thứ tư, chính sách FDI tác động mạnh mẽ tới sự phân hóa giữa các

nhóm lợi ích ở nước sở tại, đặc biệt dễ dẫn đến sự mâu thuẫn, xung đột giữa các nhà đầu tư trong nước và ĐTNN Ở các nước đang phát triển, FDI đóng vai trò hết sức quan trọng nên chính phủ nước sở tại thường đưa ra nhiều yếu

tố khuyến khích thu hút nhà ĐTNN Vì thế, trong nhiều trường hợp, nhà ĐTNN lấn át nhà đầu tư trong nước, khai thác lợi thế độc quyền, gây hậu quả

ô nhiễm môi trường…và dẫn đến sự xung đột lợi ích giữa các nhóm trong xã hội

1.2.4.Vai trò của chính sách Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.4.1.Đối với chính phủ nước sở tại

Thứ nhất, tạo khuôn khổ ổn định để điều tiết hiệu quả hoạt động FDI

Chính sách FDI thể hiện rõ ràng, công khai thái độ và quan điểm của chính phủ nước sở tại đối với việc thu hút FDI Đây là căn cứ để nhà đầu tư hiểu rõ mục đích, lĩnh vực, phương thức tổ chức thực hiện, mức độ bảo hộ và thái độ thiện chí của chính phủ nước sở tại đối với ĐTNN Chính sách FDI là căn cứ pháp lý để các cơ quan quản lý duy trì hoạt động ĐTNN trong một trật tự và

có định hướng nhất định, gắn với mục tiêu phát triển quốc gia Đặc biệt, chính sách FDI là công cụ bảo vệ quyền sở hữu, lợi ích của nước sở tại

Mặt khác, việc thực hiện chính sách FDI tốt sẽ làm gia tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ - tài khóa Trên cơ sở chính sách đã được ban hành, cơ quan quản lý nhà nước đề xuất các công cụ và biện pháp để tổ chức hoạt động vận động và xúc tiến đầu tư thích hợp, đào tạo nguồn nhân lực, thay đổi quy trình vận hành Chính sách FDI hoàn thiện và vận hành hiệu quả còn là điều kiện để hoàn thiện và thực hiện các chính sách khác trong hệ thống chính sách

Trang 27

Thứ hai, điều tiết các nguồn lực ĐTNN phù hợp với định hướng phát triển chung của nền kinh tế Chính sách FDI được xây dựng căn cứ vào nhu

cầu về ĐTNN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước sở tại Việc thu hút FDI là quá trình sử dụng hiệu quả nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý nước ngoài, nhằm giúp nước sở tại bổ sung sự thiếu hụt về các yếu tố

đó và tạo ra những lợi thế mới

Chính sách FDI được hoạch định khoa học góp phần tạo thế chủ động cho chính phủ và cơ quan quản lý đầu tư có căn cứ đủ độ tin cậy để điều tiết hợp lý các nguồn lực như vốn, đất đai, công nghệ, nhân lực…vào các ngành, vùng theo quy hoạch được xây dựng, bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà ĐTNN, bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư, bảo vệ các ngành sản xuất trong nước và phát huy được lợi thế so sánh của từng ngành, vùng cũng như khả năng của doanh nghiệp và tổ chức, hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý và bền vững Ngoài ra, chính sách còn là công cụ hiệu quả để quản lý các hoạt động ĐTNN phù hợp với mục tiêu phát triển đất nước

Thứ ba, nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI Chính sách FDI đưa ra các nguyên tắc, công cụ và biện pháp

để điều chỉnh hoạt động ĐTNN rõ ràng, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, thực hiện quy hoạch ĐTNN có cơ sở khoa học, tạo nền tảng sử dụng nguồn vốn đầu tư tối ưu Các ngành được coi trọng có khả năng thu hút nhiều vốn đầu tư hơn và đó là động lực để phát triển các ngành còn lại

Chính sách đầu tư được soạn thảo phù hợp là một lợi thế trong cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến ĐTNN Chính sách FDI phù hợp còn tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, thu nhập của chính phủ và cộng đồng, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, tăng tính ổn định của nền kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh quốc gia và mở rộng xuất khẩu, bảo vệ môi trường, thúc đẩy quá trình hội nhập của nền kinh

tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới, nâng cao vị thế quốc gia

1.2.4.2.Đối với các nhà Đầu tư nước ngoài

Trang 28

Chính sách FDI đóng vai trò quan trọng đối với các nhà ĐTNN Đây là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và chính sách điều chỉnh đến luồng vốn di chuyển, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đặc biệt là mức độ bảo hộ tài sản của nhà đầu tư cũng như các khoản lợi ích mà nhà đầu tư thu được từ tài sản đó Các vai trò này làm tăng thêm tính hiệu quả của những biện pháp điều chỉnh mà chính phủ áp dụng đối với nhà ĐTNN

Thứ nhất, chính sách FDI tạo căn cứ để nhà ĐTNN và doanh nghiệp

trong nước lựa chọn được đối tác đầu tư phù hợp về công nghệ, ngành hàng, khả năng quản lý, chiến lược kinh doanh, văn hóa…Chẳng hạn, chính sách đầu tư hướng vào các TNCs sẽ tạo căn cứ để các doanh nghiệp nội địa xây dựng chiến lược tiếp cận các TNCs, có giải pháp xúc tiến và quảng bá hợp lý

để thu hút vốn đầu tư lớn, công nghệ nguồn, kinh nghiệm quản lý hiện đại, thương hiệu nổi tiếng cũng như các quan hệ kinh doanh trong và ngoài nước

Thứ hai, chính sách FDI là văn bản pháp lý để các nhà ĐTNN và doanh

nghiệp nước sở tại áp dụng các biện pháp xử lý tranh chấp phát sinh, bao gồm các hình thức xử lý tranh chấp và các chế tài áp dụng Quy định về xử lý tranh chấp thể hiện trực tiếp và rõ ràng về thái độ và mức độ chấp nhận hoạt động ĐTNN cũng như có chế bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà ĐTNN theo đúng pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế

Thứ ba, chính sách FDI bảo vệ và phát huy lợi thế sở hữu của nhà

ĐTNN, bao gồm sở hữu về tài sản hữu hình và vô hình, tài sản vật thể và tài sản trí tuệ Khi lợi thế sở hữu được bảo hộ và phát huy hiệu quả, lợi ích trước mắt và lâu dài của nhà ĐTNN được bảo đảm, họ có thêm nguồn lực để đầu tư vào những dự án lớn hơn với hiệu quả cao hơn hoặc tăng vốn đối với các dự

án hiện tại.Kết quả là chính sách FDI tạo động lực cho dòng vốn đầu tư mới, gia tăng lòng tin đối với các nhà ĐTNN, tạo sức cạnh tranh cao hơn để họ đưa vốn vào nước sở tại

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2013

2.1.Tổng quan tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam

2.1.1.Tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy mô vốn và dự án

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn từ 2005tới hết quý I năm 2014, Việt Nam đã thu hút được gần 212,5 tỷ USD vốn đăng ký FDI, với số vốn thực hiện đạt gần 85 tỷ USD, bằng 40% lượng vốn đăng ký;với tổng số dự án FDI được cấp GCNĐT là 11.532 dự án

Bảng 2.1.Lượng vốn FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 2005 tới hết quý

Vốn thực hiện (triệu USD)

Tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký (%)

Trang 30

Năm 2013 là một năm đánh dấu nhiều sự kiện trong hoạt động ĐTNN với việc thu hút được nhiều dự án tỷ đô cho Việt Nam Năm 2013 là năm của các dự án tỷ đô, khi tổng cộng có tới 9 dự án được cấp chứng nhận đầu tư mới hoặc tăng vốn Đây là một trong những tín hiệu khả quan trong việc góp phần nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong tương lai

Đáng chú ý nhất là dự án lọc dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa được cấp GCNĐT điều chỉnh vào tháng 03/2013; với 2,8 tỷ USD vốn tăng thêm, nâng tổng vốn đầu tư của dự án lên 9 tỷ USD và trở thành một trong những dự án FDI có vốn đầu tư lớn nhất Việt Nam

Dự án nhiệt điện BOT Vĩnh Tân 1 thuộc tỉnh Bình Thuận với số vốn đầu tư lên tới 2,018 tỷ USD, được cấp GCNĐT ngày 13/10/2013 đứng ở vị trí thứ hai

Tập đoàn Samsung với 1 năm đầu tư lớn vào Việt Nam với liên tiếp 2

dự án đầu tư mới tại tỉnh Thái Nguyên và 1 dự án điều chỉnh tăng thêm vốn tại Bắc Ninh với tổng số vốn đăng ký đầu tư 3 dự án trong năm 2013 tăng lên 4,23 tỷ USD

Tiếp đó là hàng loạt các dự án tỷ đô khác thuộc các lĩnh vực khác như:

Dự án sản xuất các sản phẩm điện tử của LG ở Hải Phòng với vốn đầu tư 1,5

tỷ USD; dự án lọc dầu Vũng Rô tỉnh Phú Yên tăng vốn thêm 1,48 tỷ USD; dự

án Birdgestone tại Hải Phòng với việc điều chỉnh vốn đăng ký lên thành 1,22

tỷ USD…

2.1.2 Tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo lĩnh vực

Trong những năm gần đây, FDI vào Việt Nam đã có những biến chuyển đáng kể, góp phần quan trọng vào quá trình CNH–HĐH đất nước Chính sách thu hút FDI tại Việt Nam đã được hiện thực ngay từ khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật Xu hướng thay đổi chủ đạo trong các chính sách FDI chung là nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư và thu hẹp sự khác biệt giữa các nhà ĐTNN và nhà đầu tư trong nước Những thay đổi này thể hiện nỗ lực

Trang 31

của Chính phủ trong việc cải thiện, tạo môi trường đầu tư theo hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam Những thay đổi này xuất phát từ ba yếu tố chính:

(1) Thay đổi về nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực FDI

(2) Thay đổi trong chính sách thu hút FDI của các nước trong khu vực

và trên thế giới, tạo nên áp lực cạnh tranh đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam

(3) Thay đổi trong những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài

Theo định hướng mới, Việt Nam tập trung thu hút FDI vào những ngành và lĩnh vực có thể tận dụng được lợi thế của các MNCs, bao gồm: các ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, viễn thông…; các ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến…; có khả năng sinh lợi cao như

du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và một số ngành dịch vụ khác Một trong những mục đích quan trọng của FDI là tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước mở cửa thị trường, thực hiện đúng lộ trình mở cửa theo cam kết hội nhập WTO

Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư: trong 4 tháng đầu năm 2014, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN với 204 dự án đầu tư đăng ký mới, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 3,6 tỷ USD, chiếm 74,3% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 4 tháng đầu năm 2014 Đây là một tín hiệu tốt cho các ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam

2.1.3.Tình hình Đầu và tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2013, Việt Nam đã thu hút được hơn hơn 15.000 dự án đầu tư nước ngoài của 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư vào lãnh thổ Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt 223 tỷ USD

Trang 32

Trong đó, 10 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam Trong số đó có các nhà đầu tư đến từ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, British Virgin Islands, Hong Kong, Hoa Kỳ, Malaysia, Thái Lan

Bảng 2.2.Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày

Trang 33

Đóng góp vào nguồn thu ngân sách: Đóng góp của ĐTNN vào ngân

sách ngày càng tăng; từ 1,8 tỷ USD (1994-2000) lên 14,2 tỷ USD 2010) Năm 2012, nộp ngân sách của khu vực ĐTNN (không kể dầu thô) là 3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng thu ngân sách

(2001-Góp phần quan trọng vào xuất khẩu: Chủ trương khuyến khích ĐTNN

hướng về xuất khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực xuất khẩu, qua đó giúp chúng ta từng bước tham gia và cải thiện

vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của khu vực ĐTNN đã đạt gần 61,2% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ĐTNN góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng chế tạo; tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu

Bổ sung cho tổng vốn đầu tư xã hội:trong giai đoạn 2005 đến hết quý I

năm 2014, cả nước có 11.532 dự án ĐTNN còn hiệu lực, với tổng vốn đăng

ký đạt 212,5 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đã giải ngân được 85 tỷ USD (chiếm 40% vốn đăng ký) ĐTNN là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước.Khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam

Bảng 2.3.Vốn Đầu tư nước ngoài trong tổng vốn Đầu tư toàn xã hội giai

Trang 34

Không chỉ đóng góp nhiều cho GDP, khu vực FDI còn luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất

Hình 2.1.Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp của

khu vực FDI trong GDP, 2005 - 2013

(Nguồn:CIEM, Chuyên đề ODA – FDI)

Thứ hai, ĐTNN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng HĐH

CNH-Hiện nay, 58,4% vốn ĐTNN tập trung vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng với trình độ công nghệ cao hơn mặt bằng chung của cả nước Tốc độ tăng trưởng công nghiệp xây dựng của khu vực ĐTNN đạt bình quân gần 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành Đến nay, khu vực ĐTNN

đã tạo ra gần 45% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đa dạng hóa sản phẩm; tạo nên bộ mặt mới trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao như khách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, hoạch toán, tư vấn luật, vận tải biển, logistic, siêu thị Các dịch vụ này cũng góp phần tạo ra phương thức mới

15.99 16.98 17.96 18.68 18.33

18.72 18.97 19.4 2014.89 16.21

Trang 35

trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích hoạt động thương mại nội địa

và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Thứ ba, ĐTNN tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động

Hiện nay khu vực ĐTNN tạo ra trên 2 triệu lao động trực tiếp và khoảng 3-4 triệu lao động gián tiếp, có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH

Thứ tư, ĐTNN là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế

Từ năm 1993 đến nay, cả nước có 951 hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt/đăng ký, trong đó có 605 hợp đồng của doanh nghiệp ĐTNN, chiếm 63,6% Thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, khu vực ĐTNN đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực Khu vực ĐTNN có tác động lan tỏa gián tiếp tới khu vực doanh nghiệp sản xuất, khu vực doanh nghiệp dịch vụ trong nước

Thứ năm, ĐTNN có tác động nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của khu vực ĐTNN cao hơn so với khu vực trong nước Đồng thời, khu vực ĐTNN đã và đang có tác động thúc đẩy cạnh tranh của khu vực trong nước nói riêng và của nền kinh tế nói chung

Thứ sáu, ĐTNN góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh

Thực tiễn ĐTNN đã cho nhiều bài học, kinh nghiệm bổ ích về công tác quản lý kinh tế và doanh nghiệp, góp phần thay đổi tư duy quản lý, thúc đẩy quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách theo hướng bình đẳng, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế; đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với xu thế hội nhập

Thứ bảy, ĐTNN đã góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế

Trang 36

Hoạt động thu hút ĐTNN đã góp phần phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN,

ký Hiệp định khung với EU, Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 62 quốc gia/vùng lãnh thổ và Hiệp định

đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản và nhiều nước khác

2.1.5.Các hạn chế trong việc thu hút và sử dụng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.5.1.Hạn chế

Thứ nhất, hiệu quả tổng thể nguồn vốn ĐTNN chưa cao

Trong công nghiệp – xây dựng, các dự án ĐTNN chủyếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; có rất ít dự án về cơ sở hạ tầng; tỷ trọng dự án trong khu vực nông -lâm-ngư nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm dần Trong dịch vụ, các dự án bất động sản quy mô lớn còn cao, tuy nhiên phần nhiều các dự án này chậm triển khai, gây lãng phí về đất đai, vốn vay trong nước ĐTNN vào các dịch vụ trung gian, dịch vụ giá trị gia tăng cao, giáo dục, y tế, môi trường…còn hạn chế

ĐTNN tập trung chủ yếu tại các địa bàn có điều kiện tự nhiên thuận lợi

về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm…gây mất cân đối vùng miền, không đạt được mục tiêu hướng ĐTNN vào địa bàn khó khăn Các KCN, KKT, KCX không tạo được lợi thế khác biệt cho từng vùng địa phương và vùng lãnh thổ

Đối tác đầu tư vào Việt Nam chủ yếu từ châu Á, nhà ĐTNN là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ cao Hiện mới chỉ thu hút được trên 100 trên tổng số 500 TNCs hàng đầu thế giới Tỷ lệ vốn thực hiện thấp so với vốn đăng ký, chỉ khoảng trên 40%

Thứ hai, mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao và công nghệ nguồn), chuyển giao công nghệ chưa đạt được như kỳ vọng

Trên 80% doanh nghiệp ĐTNN sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 5-6% sử dụng công nghệ cao, 14% ở mức thấp và lạc hậu Chuyển giao

Trang 37

công nghệ chủ yếu thực hiện theo chiều ngang – giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, ít có sự biến đổi về trình độ và năng lực công nghệ Công nghệ thấp khiến các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu thực hiện việc gia công, một

số doanh nghiệp được coi là công nghệ cao nhưng những khâu sử dụng công nghệ cao lại không thực hiện ở Việt Nam Hệ quả là doanh nghiệp Việt Nam tạo ra giá trị gia tăng thấp, khó tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu

Thứ ba, số lượng việc làm tạo ra chưa tương xứng, đời sống người lao động chưa cao, tranh chấp và đình công có xu hướng gia tăng

Tỷ lệ việc làm mới do khu vực ĐTNN tạo ra không tương xứng Thu nhập bình quân theo tháng của người lao động ở khu vực ĐTNN chỉ cao hơn khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước nhưng thấp hơn khu vực doanh nghiệp nhà nước

Từ năm 1995 đến nay, cả nước có 4.142 cuộc đình công, trong đó 75,4% của doanh nghiệp ĐTNN, chủ yếu xảy ra tại các doanh nghiệp của Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản; tập trung ở ngành gia công, sử dụng nhiều lao động như dệt may, cơ khí, điện tử, da giày xuất phát từ yêu cầu về lợi ích của người lao động Hầu hết các cuộc đình công không tuân thủ theo đúng trình tự quy định của pháp luật, mặc dù 70% số cuộc đình công xảy ra ở các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn

Thứ tư, hiệu ứng lan tỏa của khu vực ĐTNN sang khu vực khác của nền kinh tế còn hạn chế, có dấu hiệu chèn lấn

Mặc dù doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi từ ĐTNN chủ yếu thông qua tác động mở rộng thị trường, nhưng từ năm 2007 đến nay, doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trong nước ở một số lĩnh vực đã chịu tác động chèn lấn của doanh nghiệp ĐTNN

Thứ năm, một số dự án được cấp phép nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, chưa chú ý đầy đủ tới an ninh quốc phòng

Trang 38

Quy định về môi trường của Việt Nam áp dụng chuẩn của các nước phát triển nhưng việc thẩm định chỉ mang tính hình thức, dẫn đến nhiều dự án khi triển khai đã vi phạm nghiêm trọng quy định về môi trường, gây tác động lâu dài tới sức khỏe của người dân và hệ sinh thái khu vực

Một số trường hợp thu hút đầu tư chưa tính đến hiệu quả tổng thể về an ninh quốc phòng, nhất là các dự án trồng rừng, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy, hải sản ở vùng nhạy cảm về an ninh quốc phòng, một số dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông nước ngoài

Thứ sáu, có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế

Nhiều doanh nghiệp ĐTNN có biểu hiện áp dụng các thủ thuật chuyển giá tinh vi như: nâng khống giá trị góp vốn, giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, dịch vụ, phí quản lý, tiền bản quyền, nhà thầu…tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách

2.1.5.2.Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, chưa chuẩn bị tốt cho thu hút ĐTNN

Kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, hệ thống doanh nghiệp trong nước…chuẩn bị chưa tốt dẫn đến giảm khả năng hấp thụ, cũng như hiệu quả của ĐTNN

Thứ hai, hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư còn bất cập, chồng chéo, chưa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước

Mặc dù Việt Nam không ngừng cải thiện môi trường chính sách, luật pháp về ĐTNN nhưng hiệu quả vẫn còn thấp Điều này được phản ánh rất rõ sau nhiều lần bổ sung sửa đổi Luật ĐTNN nhưng vẫn chưa thực sự hấp dẫn được các nhà ĐTNN Có thể nói, điểm hạn chế lớn nhất trong môi trường chính sách, luật pháp về ĐTNN ở Việt Nam là còn nhiều chính sách chồng chéo, thiếu đồng bộ, các quy định thủ tục rườm rà và hiệu lực thực thi thấp

Khi xây dựng khung pháp lý chung áp dụng cho đầu tư trong nước và ĐTNN, chưa tính hết tính đặc thù của ĐTNN Một số đạo luật chuyên ngành (thuế, kinh doanh bất động sản, xây dựng, giáo dục…) quy định cả thủ tục

Trang 39

đầu tư, gây chồng chéo và không thống nhất với Luật Đầu tư Nhiều thủ tục quy định theo hướng đơn giản, nhưng chưa tính đến yêu cầu quản lý nhà nước; thiếu hàng rào kỹ thuật để sàng lọc dự án và nhà đầu tư khi Việt Nam gia nhập WTO

-Chính sách ưu đãi đầu tư chưa phù hợp

-Chính sách về lao động, quan hệ lao động còn một số bất cập

-Thu hút và chuyển giao công nghệ chưa đạt được mục tiêu

-Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập

Hình 2.2 tổng hợp những trở ngại lớn nhất khi kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam giai đoạn 2013-2014, trong đó đề cập vấn đề nổi cộm ở Việt Nam

là hệ thống chính sách thiếu ổn định

(Nguồn: World Economic Forum : Global Competitiveness Report

2013-2014)

0.2 0.8 0.8 1.4 2.2 2.7 4.8 6 6 8.2 8.5 8.5 9.9 10 11.4

18.4

Sức khỏe cộng đồng yếu Các quy định về lao động nghiêm ngặt

Tội phạm và trộm cắp Thiếu khả năng cải tiến Bất ổn chính trị Các quy định về ngoại tệ

Bộ máy Chính phủ kém hiệu quả

Đạo đức làm việc kém của lức lượng lao động …

Thuế suất Tham nhũng Các quy định về thuế

Cơ sở hạ tầng chưa thích ứng

Lạm phát Thiếu lao động được đào tạo Chính sách thiếu tính ổn định Khả năng tiếp cận tài chính

Hình 2.2 Những trở ngại lớn nhất khi kinh doanh tại Việt

Nam 2013-2014

Trang 40

Thứ ba, quản lý nhà nước về ĐTNN chưa đạt yêu cầu

Công tác quy hoạch còn bất cập, thể hiện ở việc thiếu một số quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm; chất lượng quy hoạch chưa cao do thiếu tính dự báo dài hạn và thiếu tính liên kết vùng, liên kết ngành; việc xây dựng quy hoạch còn dàn trải, hiệu quả thấp

Thực hiện việc phân cấp đầu tư chưa phù hợp với tình hình thực tế: phân cấp đầu tư “đại trà” chưa tính toán đầy đủ tới các đặc thù của địa phương về năng lực quản lý, trình độ cán bộ, quy mô nền kinh tế địa phương Phân cấp trong bối cảnh luật pháp, chính sách còn chồng chéo, thiếu quy hoạch ngành, quy hoạch chi tiết, cụ thể và đồng bộ; thiếu nội dung phân cấp phù hợp với đặc thù của từng địa phương, vùng lãnh thổ

Chưa làm tốt cơ chế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, cùng với việc quy kết trách nhiệm, chế tài xử lý nghiêm những vi phạm liên quan đến phân cấp;

cơ chế báo cáo, trao đổi thông tin giữa TW – địa phương, giữa các bộ ngành

Quản lý nhà nước về XTĐT còn hạn chế, phương thức XTĐT chưa đạt được sự điều phối hiệu quả và thông suốt từ TW tới địa phương

Tình trạng cạnh tranh trong thu hút ĐTNN dẫn đến một số địa phương cấp phép cho các dự án tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường

Quản lý nhà nước đối với ĐTNN còn nặng về khâu cấp phép Khi số lượng dự án được cấp phép tăng, các vấn đề thực tiễn phát sinh ngày càng nhiều, đã dẫn đến tình trạng lúng túng trong quá trình xử lý vướng mắc.Một

số Bộ, ngành, địa phương chưa kịp có thời gian ban hành các hướng dẫn, tiêu chí, hàng rào kỹ thuật hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế trong từng ngành, lĩnh vực

Các Bộ, ngành chưa cập nhật, nắm bắt thông tin trong phạm vi quản lý chuyên ngành (vốn vay, lao động, môi trường, khoa học công nghệ…) Điều này một mặt gây khó khăn cho chính bộ chuyên ngành trong việc quản lý, điều hành, phân tích và dự báo về tình hình trong phạm vi mình phụ trách; mặt khác, gây khó khăn cho cả địa phương trong quá trình thực thi Năng lực

Ngày đăng: 02/03/2015, 01:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2013), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 24, 12/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Tuệ Anh
Năm: 2013
2. Ban biên tập Tạp chí đầu tư nước ngoài (2013), “10 sự kiện FDI 2012”, Tạp chí đầu tư nước ngoài số 69, 01+02/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 sự kiện FDI 2012
Tác giả: Ban biên tập Tạp chí đầu tư nước ngoài
Năm: 2013
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2013), “FDI và các con số nhiều ý nghĩa”, Tạp chí Đầu tư nước ngoài số 70, 04/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: FDI và các con số nhiều ý nghĩa
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
Năm: 2013
4. Bộ Kế Hoạch và Đầu tư (2013), “Nhà đầu tư nước ngoài nói gì?”, Tạp chí Đầu tư nước ngoài số 70, 04/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà đầu tư nước ngoài nói gì
Tác giả: Bộ Kế Hoạch và Đầu tư
Năm: 2013
5. Nguyễn Sinh Cúc (2010), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 31, 3+4/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2010
6. Tạ Thị Bích Ngọc (2014), “Sớm gỡ những vướng mắc trong thu hút FDI”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 03, 02/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sớm gỡ những vướng mắc trong thu hút FDI
Tác giả: Tạ Thị Bích Ngọc
Năm: 2014
7. Hồng Hà (2013), “9 nhóm giải pháp lớn để thu hút FDI”, Tạp chí Đầu tư nước ngoài số 70, 04/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 9 nhóm giải pháp lớn để thu hút FDI
Tác giả: Hồng Hà
Năm: 2013
8. Hồng Hà (2013), “Cuộc dịch chuyển vĩ đại”, Tạp chí đầu tư nước ngoài số 69, 01+02/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc dịch chuyển vĩ đại
Tác giả: Hồng Hà
Năm: 2013
9. Ngô Huệ và Lê Thuận (2014), “Chú trọng chất lƣợng FDI”, Tạp chí Nhà Đầu tƣ, số 75, 01+02/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chú trọng chất lƣợng FDI
Tác giả: Ngô Huệ và Lê Thuận
Năm: 2014
10. Nguyễn Mại (2013), “Phân cấp quản lý FDI trước những thách thức mới”, Tạp chí Đầu tư nước ngoài số 70, 04/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân cấp quản lý FDI trước những thách thức mới
Tác giả: Nguyễn Mại
Năm: 2013
11. Nguyễn Mại (2014), “FDI từ góc nhìn kinh tế”, Tạp chí Nhà Đầu tƣ, số 75, 01+02/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: FDI từ góc nhìn kinh tế
Tác giả: Nguyễn Mại
Năm: 2014
12. Vũ Minh (2013), “Tác động tràn của những dự án FDI lớn”, Tạp chí Nhà Đầu tƣ, số 72, 08/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động tràn của những dự án FDI lớn
Tác giả: Vũ Minh
Năm: 2013
13. Vũ Minh (2014), “10 sự kiện FDI năm 2013”, Tạp chí Nhà Đầu tƣ, số 75, 01+02/2014.IV.Các văn bản hành chính Nhà nước 1. Luật Đầu tƣ 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 sự kiện FDI năm 2013
Tác giả: Vũ Minh
Năm: 2014
2. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2012, Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Khác
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013, Kỷ yếu 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Khác
4. Nguyễn Tiến Dỵ (Chủ biên), 2012, Kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020: Chiến lƣợc – Kế hoạch – Dự báo, NXB Thống Kê Khác
6. Phùng Xuân Nhạ, 2010, Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
7. Phùng Xuân Nhạ, 2013, Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý luận và Thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
9. Võ Thanh Thu, 2008, Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, NXB Thống Kê Khác
10. Bùi Thúy Vân, 2012, Tập bài giảng Kinh tế quốc tế phần 1, Học viện Chính sách và Phát triển.II.Tiếng Anh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w