1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012

83 675 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Cùng chung xu thế phát triển ấy, Hải Dương - một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cũng đã lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh để đẩy nh

Trang 1

i

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 – 2012” được thực hiện từ tháng 1/2014 – 5/2014 Trong khóa luận này, tác giả sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin này được ghi rõ nguồn gốc, có một số thông tin được thu thập từ việc điều tra thực tế ở địa phương, trong luận văn này, tác giả cũng sử dụng một phần thông tin từ nghiên cứu khoa học của tác giả trước đó đã được công bố

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này được tổng hợp và phân tích

từ số liệu thống kê các nguồn chính thông và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các tài liệu tham khảo đều có nguồn góc trích dẫn rõ ràng

Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2014

Tác giả

Lê Xuân Ánh

Trang 2

Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuệ, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận, tận tình truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Thạc sĩ Phạm Ngọc Trụ, giảng viên khoa Quy hoạch và phát triển, người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, truyền đạt kiến thức kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập tại Học viện

Tập thể giảng viên khoa Quy hoạch phát triển, Học viện Chính sách & Phát triển đã tận tình dạy dỗ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học tập và nghiên cứu tại Học viện

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và bạn

bè đã động viên giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2012

Tác giả

Lê Xuân Ánh

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU i 

1 Lý do chọn đề tài 10 

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 11 

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11 

4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 12 

5 Cấu trúc của đề tài 14 

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM 15 

1.1.  Một số vấn đề lý luận 15 

1.1.1  Một số vấn đề lý luận về ngành công nghiệp 15 

1.1.2  Ngành công nghiệp trọng điểm 18 

1.2 Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam 19 

1.2.1 Ngành công nghiệp cơ khí - điện tử 19 

1.2.2 Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng 21 

1.2.3 Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm 23 

1.2.4 Ngành công nghiệp dệt – may, da – giầy 24 

1.2.5 Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện 26 

CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TỈNH HẢI DƯƠNG 29 

2.1 Vị trí địa lý 29 

2.2 Các nhân tố tự nhiên 30 

2.2.1 Địa hình 30 

2.2.2 Sông ngòi 30 

2.2.3 Khí hậu 31 

2.2.4.Khoáng sản 32 

2.2.5 Nguồn nước 34 

2.2.6 Tài nguyên đất 35 

Trang 4

2.3 Các nhân tố kinh tế - xã hội 36 

2.3.1 Dân cư và nguồn lao động 36 

2.3.2 Kết cấu hạ tầng 37 

2.3.3 Vốn đầu tư và khoa học công nghệ 40 

2.3.4 Thị trường tiêu thụ 41 

2.3.5 Đường lối, chính sách phát triển 42 

2.4 Đánh giá chung 43 

2.4.1 Những lợi thế 43 

2.4.2 Những hạn chế 44 

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 46 

3.1 Khái quát chung về công nghiệp tỉnh Hải Dương 46 

3.2 Hiện trạng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm tỉnh Hải Dương 50 

3.2.1 Công nghiệp cơ khí - điện tử 50 

3.2.2 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 53 

3.2.3 Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm 57 

3.2.4 Ngành công nghiệp dệt - may, da - giày 61 

3.2.5 Công nghiệp sản xuất và phân phối điện 64 

CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TỈNH HẢI DƯƠNG 67 

4.1 Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương 67 

4.1.1 Quan điểm phát triển công nghiệp 67 

4.1.2 Mục tiêu phát triển công nghiệp 67 

4.1.3 Định hướng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm 69 

4.2 Các giải pháp chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm tỉnh Hải Dương 71 

4.2.1 Giải pháp về tổ chức, quản lý 71 

4.2.2 Giải pháp thị trường 72 

4.2.3 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 72 

Trang 5

4.2.4 Giải pháp về khoa học công nghệ 73 

4.2.5 Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu 73 

4.2.6 Giải pháp về xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp 74 

4.2.7 Giải pháp về vốn 74 

4.2.8 Biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 74 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 

Trang 6

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct

Investment) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GTSX Giá trị sản xuất

VLXD Vật liệu xây dựng

SX Sản xuất

TCT Tổng công ty

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng Trang

Bảng 1.1 GTSX nhóm ngành công nghiệp cơ khí – điện tử Việt Nam 11

Bảng 1.2 GTSX ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và một số sản

Bảng 1.5 GTSX ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện 17

Bảng 2.1 Các mỏ đá vôi xi măng vùng Kinh Môn 24

Bảng 2.2 Các mỏ đá sét – silic làm phụ gia xi măng 24 Bảng 2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hải Dương 31

Bảng 3.1 Tỉ trọng GDP công nghiệp trong GDP tỉnh Hải Dương giai đoạn

Bảng 3.2 So sánh tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp và GDP toàn

Bảng 3.3 Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Hải Dương 40

Bảng 3.4 GTSX của ngành công nghiệp cơ khí - điện tử tỉnh Hải Dương

Bảng 3.5 Một số kết quả hoạt động của ngành công nghiệp cơ khí - điện

Trang 8

Bảng 3.6 GTSX và một số sản phẩm chính ngành công nghiệp vật liệu

xây dựng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 – 2012 45

Bảng 3.7 GTSX và một số sản phẩm chính ngành công nghiệp chế biến

lương thực thực phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 - 2012 49

Bảng 3.8 Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ngành công nghiệp dệt -may,

da – giầy tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000-2012 53

Bảng 3.9 Một số chỉ tiêu phát triển của ngành công nghiệp sản xuất và

Bảng 4.1 Mục tiêu phát triển công nghiệp theo phân ngành 59

Trang 9

Hình 3.3 Tỷ trọng GTSX ngành công nghiệp vật liệu xây dựng

trong toàn ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương 44

Hình 3.4 GTSX ngành công nghiệp dệt - may, da- giầy tỉnh Hải

Hình 3.5 GTSX ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện tỉnh

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang đẩy mạnh tiến hành đổi mới và hội nhập, trong đó CNH-HĐH là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu Phát triển công nghiệp chính là nhiệm vụ trung tâm của quá trình CNH-HĐH đất nước, góp phần đưa Việt Nam trở thành một cường quốc kinh tế

Từ thực tế những năm qua ở Việt Nam cho thấy, lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trong quá trình CNH-HĐH là một hướng đi đúng đắn, đem lại hiệu quả cao Cùng chung xu thế phát triển ấy, Hải Dương - một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cũng đã lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh để đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH

Là một tỉnh nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Hải Dương hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Trong những năm vừa qua, Hải Dương đã đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm cả về quy mô lẫn chiều sâu Công nghiệp ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Điều này được chứng minh qua sự đóng góp vào tăng trưởng GDP cũng như GTSX của tỉnh ngày một cao Đặc biệt là các ngành công nghiệp trọng điểm đã thể hiện

rõ vai trò đầu tàu chủ đạo của mình Tuy nhiên, bên cạnh đó, phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm cũng gây ra những hạn chế nhất định

Xuất phát từ các lý do trên, nên tác giả chọn đề tài: “Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000-2012”

Trang 11

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

2.1 Mục tiêu

Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp vào quá trình nghiên cứu, đề tài tập trung phân tích đánh giá tiềm năng hiện trạng các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Hải Dương Trên cơ sở đó, đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường và phát huy lợi thế so sánh của tỉnh Hải Dương

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng và thực trạng các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Hải Dương

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: tập trung phân tích đánh giá các nguồn lực, thực trạng

phát triển công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là các ngành công nghiệp trọng điểm

- Về mặt lãnh thổ: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển các

ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, bao gồm thành phố Hải Dương và 11 huyện, thị xã

- Về mặt thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2012

Trang 12

4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1 Quan điểm nghiên cứu

4.1.1 Quan điểm tổng hợp

Các ngành công nghiệp trọng điểm phát triển được là dựa vào các nguồn lực Vì vậy, tình hình phát triển các ngành này ở Hải Dương được nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên – xã hội, hoàn cảnh lịch sử và các chính sách phát triển kinh tế chung của tỉnh Hải Dương trong bối cảnh cả nước đang thực hiện công cuộc CNH – HĐH

4.1.2 Quan điểm lãnh thổ

Khi nghiên cứu về không gian phát triển cần tìm ra sự khác biệt về yếu

tố tự nhiên, kinh tế - xã hội giữa lãnh thổ này với lãnh thổ khác Khi áp dụng nghiên cứu về vấn đề phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm tỉnh Hải Dương cần nhận ra những nét độc đáo, đặc trưng riêng biệt của tỉnh Hải Dương cũng như các địa phương trong tỉnh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội, đồng thời cần đặt vấn đề phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm tỉnh Hải Dương trong mối quan hệ với việc phát triển các ngành công nghiệp khác trong tỉnh cũng như các tỉnh khác

4.1.3 Quan điểm lịch sử viễn cảnh

Mọi sự vật điều không ngừng biến đổi theo không gian và thời gian Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Hải Dương cũng không nằm ngoài quy luật trên Do vậy cần xem xét sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh trong từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể và đặt chúng trong điều kiện phát triển của địa phương trong các thời kỳ, giai đoạn đó Trên cơ

sở đó, đánh giá khả năng phát triển của ngành trong tương lai

4.1.4 Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là khái niệm không còn xa lại với hầu hết chúng ta Quan điểm này ra đời dựa trên cơ sở rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và định hướng cho tương lai Do đó khi nghiên cứu tình hình phát triển các ngành công nghiệp

Trang 13

trọng điểm cần xem xét đến đặc điểm sản xuất, sức sản xuất, điều kiện phân

bố từng ngành và nhu cầu thị trường

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu là phương pháp truyền thống, được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu nói chung cũng như các nghiên cứu Địa lý kinh tế - xã hội nói riêng Phương pháp này tận dụng được tính đa dạng của các nguồn số liệu và có ưu thế lớn trong việc rút ngắn thời gian nghiên cứu

Các số liệu trong đề tài nghiên cứu sẽ được khai khác từ nguồn số liệu thống kê đã công bố của Cục thống kê tỉnh Hải Dương, Sở Kế hoạch và Đầu

tư tỉnh Hải Dương, Sở Công thương tỉnh Hải Dương … và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài

4.2.2 Phương pháp phân tích hệ thống

Đây là phương pháp quan trọng, xuyên suốt quá trình làm đề tài Trên

cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giả phân tích, tổng hợp, so sánh làm nổi bật nội dung đề tài về tình hình phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh Hải Dương Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh trong mối quan hệ so sánh với các tỉnh lân cận và với cả nước

Trong báo cáo nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng số liệu, tài liệu … của Cục thống kê Hải Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, các sách báo, tạp chí, trang web … có liên quan đến đề tài

4.2.3 Phương pháp dự báo

Trên cơ sở phân tích và tổng hợp quá trình phát triển công nghiệp trên

cả phương diện lý luận và thực tiễn, tác giả đưa ra dự báo về quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh trong bối cảnh công cuộc CNH – HĐH diễn ra trên

Trang 14

cả nước Từ đó tác giả đề ra định hướng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với hoàn cảnh của tỉnh và xu thế chung của đất nước

4.2.4 Phương pháp thực địa

Phương pháp thực địa rất cần thiết trong nghiên cứu đề tài Nó góp phần chính xác hóa các nhận định khoa học trên phương diện lý thuyết sao cho phù hợp với thực tế khách quan và giúp tác giả nhanh chóng kịp thời điều chỉnh hướng nghiên cứu Từ đó mang lại giá trị thực tiễn cao hơn cho đề tài nghiên cứu

5 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của đề tài được bố cục làm 4 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển các ngành

công nghiệp trọng điểm

- Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các ngành công

nghiệp trọng điểm của tỉnh Hải Dương

- Chương 3: Hiện trạng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

trên địa bàn tỉnh Hải Dương

- Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển các ngành công nghiệp

trọng điểm tỉnh Hải Dương

Trang 15

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy

- Sản xuất, chế biến các sản phẩm của công nghiệp khai thác và nông nghiệp thành nhiều sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội

- Hoạt động dịch vụ sửa chữa các sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt nhằm khôi phục giá trị sử dụng của chúng

Có nhiều định nghĩa về công nghiệp, nhưng cách hiểu phổ biến và

thông dụng hơn cả là theo quan niệm của Liên Hợp Quốc: “Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghiệp để tạo ra sản phẩm Hoạt động công nghiệp gồm 3 loại hình: công nghiệp khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch

vụ sản xuất đi kèm (dịch vụ sửa chữa, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ thông tin)”

Quan niệm đó cho thấy công nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền kinh

tế quốc dân, bao gồm 3 loại hình có quan hệ chặt chẽ với nhau: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất đi cùng Trong đó:

- Công nghiệp khai thác bao gồm: khai khoáng, khai thác nhiên liệu, khai thác tài nguyên nước, khai thác rừng, khai thác sinh vật tự nhiên …

- Công nghiệp chế biến: chế biến các vật chất tự nhiên thành dạng vật chất có tính năng đáp ứng như cầu sản xuất của đời sống con người, biến dạng vật chất thành của cải và tư liệu sản xuất cho các ngành khác

Trang 16

- Dịch vụ sản xuất đi cùng: gồm các dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, thiết kế mẫu mã, tư vấn phát triển và tiêu thụ, sửa chữa các sản phẩm công nghiệp …

Điều này cho thấy công nghiệp là một hệ thống bao gồm rất nhiều ngành sản xuất phức tạp, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau Trong đó, công nghiệp dịch vụ sửa chữa là hình thức có sau công nghiệp khai thác và chế biến

1.1.1.2 Phân loại ngành công nghiệp

Việc phân chia ngành công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng cho công tác quản lý và kế hoạch hóa sản xuất công nghiệp Có nhiều cách phân chia dựa trên các tiêu chuẩn hay dấu hiệu khác nhau Cách được sử dụng phổ biến hiện nay đó là căn cứ vào tính chất của sự tác động vào đối tượng lao động vì

nó là cơ sở để đánh giá trình độ phát triển nền công nghiệp mỗi quốc gia Theo cách phân chia này, công nghiệp được chia làm 3 nhóm ngành:

- Công nghiệp khai thác: công nghiệp khai thác các nguồn năng lượng

như dầu mỏ, khí đốt, than … khai thác quặng kim loại, khai thác các quặng phi kim loại (chủ yếu là vật liệu xây dựng), khai thác các quặng đặc biệt (uran, thori …) Trong đó, con người tác động trực tiếp vào tự nhiên để tạo ra nguyên liệu

- Công nghiệp chế biến: sản xuất và chế biến các sản phẩm phục vụ

nhu cầu tiêu dùng của con người: công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất (cơ khí, chế tạo máy, kỹ thuật điện, điện tử), công nghiệp sản xuất đối tượng lao động (luyện kim, hóa chất, hóa dầu, vật liệu xây dựng), công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng (dệt may, chế biến gỗ - giấy, công nghiệp thực phẩm và các ngành công nghiệp khác)

- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện – gas – nước: vừa sản xuất

vừa phân phối điện, gas, nước cho hoạt động sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt

Trang 17

Cách phân loại này nhằm nghiên cứu quan hệ tỷ lệ và cân đối giữa khai thác và chế biến, được sử dụng trong nghiên cứu và phân tích công nghiệp hiện nay

1.1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển công nghiệp

 Tốc độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp và GTSX công nghiệp

Cho thấy mức tăng quy mô ngành công nghiệp, đặc trưng tăng trưởng của ngành công nghiệp và tác động của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

 Tỷ trọng GDP công nghiệp trong tổng GDP và GTSX công nghiệp trong toàn ngành công nghiệp

Cho thấy quy mô ngành công nghiệp, trình độ phát triển, tác động của ngành công nghiệp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân Xem xét trong tổng cơ cấu ngành công nghiệp, nhóm ngành, ngành công nghiệp nào đóng vai trò quan trọng và chi phối sự phát triển chung của toàn ngành Trên cơ sở đó, đánh giá sự hợp lý của cơ cấu ngành công nghiệp, cũng như sự phù hợp của

cơ cấu đó đối với sự phát triển chung của toàn ngành kinh tế

 Năng suất lao động

Năng suất lao động được tính bằng GTSX công nghiệp trên 1 lao động công nghiệp

Năng suất lao động cho ta thấy hiệu quả sử dụng lao động, trình độ trang bị công nghệ và chất lượng nguồn lao động trong ngành công nghiệp

 Sản lượng công nghiệp

Sản lượng công nghiệp là tổng số sản phẩm chính được tạo ra trong toàn bộ đơn vị trong từng năm

Với Việt Nam các chỉ tiêu trên không ngừng tăng cả về số lượng tuyệt đối lẫn tương đối Cơ cấu công nghiệp nước ta ngày càng hợp lý hơn, cân đối hơn và hoàn chỉnh hơn Điều này có ý nghĩa to lớn trong quá trình công

nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

Trang 18

1.1.2 Ngành công nghiệp trọng điểm

1.1.2.1 Khái niệm

Ngành công nghiệp trọng điểm của một quốc gia là ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp, có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, đồng thời có ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác

1.1.2.2 Đặc điểm

 Là những ngành có thế mạnh lâu dài

Một ngành công nghiệp muốn được coi là trọng điểm của một quốc gia hay khu vực thì trước tiên đó phải là ngành công nghiệp có thế mạnh ở thời điểm hiện tại và thế mạnh đó còn phải kéo dài trong tương lai Thế mạnh trong tương lai đó có thể được nhận biết thông qua tiềm năng về điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế - xã hội Với những ngành công nghiệp khác nhau sẽ cần những điều kiện khác nhau để phát triển Cụ thể:

- Công nghiệp năng lượng, dựa trên thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản: dựa trên thế mạnh về nguồn nguyên liệu, lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ …

- Công nghiệp điện tử tin học, cơ khí chế tạo, hóa chất phân bón với thế mạnh về khoa học kỹ thuật, nguồn lao động chất lượng cao …

 Là những ngành có hiệu quả cao so với những ngành khác

Với những tiềm năng và thế mạnh vốn có, các ngành công nghiệp trọng điểm luôn thể hiện được vai trò to lớn của mình trong việc đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của quốc gia Các ngành công nghiệp trọng điểm không những mang lại lợi ích kinh tế lâu dài mà còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng GTSX của cả ngành công nghiệp Một số ngành công nghiệp mang lại GTSX cao so với các ngành khác trên cả nước đó là: Công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp cơ khí điện tử, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp sản xuất và phân phối điện …

Trang 19

 Có khả năng lan tỏa, tác động đến các ngành kinh tế khác, có khả năng tạo ra một thế đứng và góp phần xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ

Do mang lại hiệu quả kinh tế cao nên các ngành công nghiệp trọng điểm có khả năng lan tỏa, tác động đến các ngành kinh tế khác Một số các ngành nông nghiệp, dịch vụ cũng được đầu tư, phát triển phục vụ hỗ trợ các yếu tố trong và ngoài quá trình sản xuất cho ngành công nghiệp trọng điểm tại khu vực đó Từ đó góp phần xây dựng nên một nền kinh tế độc lập, tự chủ

 Có thể đạt tới trình độ tiên tiến trên thế giới trong thời gian không xa

Một ngành công nghiệp trọng điểm có được hầu hết các thế mạnh về các mặt như điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội thì hoàn toàn có thể đạt được tới trình độ tiên tiến trên thế giới trong thời gian không xa Điều này đã được khẳng định, dẫn chứng là một số quốc gia như Mỹ, Anh, Đức, Nhật …

Một ngành công nghiệp muốn được coi là trọng điểm của một quốc gia hay khu vực thì trước tiên đó phải là ngành công nghiệp có thế mạnh ở thời điểm hiện tại và thế mạnh đó còn phải kéo dài trong tương lai Thế mạnh trong tương lai đó có thể được nhận biết thông qua tiềm năng về điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế - xã hội Với những ngành công nghiệp khác nhau sẽ cần những điều kiện khác nhau để phát triển

1.2 Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam

Dưới đây tác giả xin trình bày thực tiễn phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm nước ta hiện nay làm dẫn chứng minh họa

1.2.1 Ngành công nghiệp cơ khí - điện tử

Với những lợi thế về lực lượng lao động có tay nghề, nguồn lao động nhân công giá rẻ … ngành công nghiệp cơ khí điện tử đã và đang dần khẳng định được vị thế của mình Trong những năm qua, ngành đã không ngừng mở rộng quy mô cũng như chất lượng sản xuất, đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân

Trang 20

Ngành công nghiệp cơ khí – điện tử trong giai đoạn 2000 – 2012 luôn

thể hiện được vị trí quan trọng trọng của mình trong toàn ngành công nghiệp

Việt Nam Giá trị sản xuất năm 2012 đạt hơn 900.000 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần

so với năm 2000 (đạt 186.724 tỷ đồng) Ngành cũng luôn chiếm tỷ trọng cao

trong nhóm ngành công nghiệp (gần 20%), thể hiện được tầm ảnh hưởng quan

trọng của ngành so với những nhóm ngành công nghiệp khác Các ngành

chiếm giá trị cao là: sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính quang học; sản xuất

thiết bị điện; sản xuất xe có động cơ; sản xuất phương tiện vận tải khác …

Bảng 1.1 Tỷ trọng GTSX nhóm ngành công nghiệp cơ khí – điện tử

Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012

[Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, 2012]

Tuy vậy, cho đến nay việc phát triển của công nghiệp cơ khí vẫn chưa

tương xứng với vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân Mặc dù

nhận được sự kì vọng cao nhưng sản phẩm của ngành vẫn không cạnh tranh

được với các nước trong khu vực

Trang 21

Sự phân bố của ngành công nghiệp cơ khí điện tử ngày càng hợp lý hơn với 2 xu hướng chủ đạo:

- Xu hướng thứ nhất là xây dựng những trung tâm cơ khí mạnh, đóng

vai trò hạt nhân trang bị kĩ thuật cho một lãnh thổ nhất định

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm chế tạo máy móc, công cụ sản xuất lớn nhất cả nước Đây cũng là hai trung tâm nghiên cứu khoa học và kĩ thuật lớn, trong đó có kĩ thuật cơ khí với nhiều trường đại học hàng đầu cả nước

Các thành phố công nghiệp khác như: Thái Nguyên, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Biên Hòa, Bình Dương … Với những lợi thế nhất định của mình

đã trở thành trung tâm cơ khí, điện tử của vùng, khu vực lân cận

- Xu hướng thứ hai là xu hướng trải rộng và đều khắp ở các tỉnh để

phục vụ nhu cầu tại chỗ với các ngành cơ khí sửa chữa máy móc, phương tiện vận tải; cơ khí nông nghiệp …

1.2.2 Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng

Bảng 1.2 GTSX ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và một số

Trang 22

Trong quá trình CNH – HĐH đất nước, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng thể hiện được vị trí quan trọng của mình Ngành được phát triển với nhịp độ nhanh, tạo ra nhiều loại sản phẩm có chất lượng Trong giai đoạn

2006 - 2012 trước nhu cầu tăng nhanh về xây dựng cơ bản, ngành sản xuất vật liệu xây dựng gia tăng với tốc độ trung bình năm là 24%, trong đó riêng xi măng là 8,8%

Xi măng - nguồn vật liệu xây dựng cơ bản đã tăng từ 30,8 triệu tấn năm

2000 lên hơn 55,5 triệu tấn năm 2012 Nếu kể cả gần 60 lò đứng của địa phương thì sản lượng còn cao hơn nữa Một số các nhà máy xi măng đóng góp lớn vào GTSX của ngành như: Nhà máy xi măng Hải Phòng, Nhà máy xi măng Hà Tiên, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Nhà máy xi măng Hoàng Thạch (Hải Dương), Chinh Fong (Hải Phòng), Bút Sơn (Hà Nam), Sao Mai (Kiên Giang) …

Gốm – sành – sứ là những mặt hàng truyền thống Trong cơ chế thị trường, ngành gốm – sành – sứ xây dựng và trang trí phát triển khá nhanh Các cơ sở sản xuất phân bố chủ yếu ở Bát Tràng (Hà Nội), Hải Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân, một số ngành sản xuất vật liệu mới ra đời như gạch chịu lửa (Hải Dương, Quảng Ninh), bê tông đúc sẵn tấm lớn (Xuân Mai, Việt Trì), gạch men, đá ốp lát, tấm lợp Các xí nghiệp sản xuất gắn liền với vùng nguyên liệu và vùng tiêu thụ

Một số nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp sản xuất xây dựng phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua đó là:

- Được đầu tư về vốn, trang bị khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới thông qua việc liên doanh với các công ty nước ngoài

- Hệ thống chính sách đối với việc sản xuất vật liệu xây dựng hợp lí, kịp thời, tạo điều kiện mở ra nhiều loại hình sản xuất, ở nhiều quy mô khác nhau, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển

- Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng

Trang 23

1.2.3 Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

Sự hình thành và phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực

phẩm phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố là nguồn nguyên liệu và thị trường

tiêu thụ Nước ta được biết đến với nguồn nguyên liệu phong phú cho ngành

chế biến lương thực thực phẩm như: Lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả,

gia súc gia cầm … Đây là cơ sở thuận lợi, đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ

thường xuyên, ổn định cho công nghiệp chế biến

Mặt khác, ngành công nghiệp này có thị trường tiêu thụ rộng lớn

Thông qua khâu chế biến, các sảm phẩm nông sản có thời hạn sử dụng được

kéo dài, đáp ứng nhu cầu vận chuyển sang các thị trường khác Hàng loạt sản

phẩm có chất lượng và đa dạng đã phục vụ trực tiếp cho nhu cầu ăn uống

ngày càng cao của toàn xã hội

Bảng 1.3 GTSX ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và

Trang 24

Với lợi thế đi lên từ một nước nông nghiệp, ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta không ngừng tăng trưởng và phát triển trong thời gian qua Cụ thể, GTSX năm 2012 đạt 925.172 tỷ đồng, gấp gần 5 lần giá trị sản xuất năm 2000 (201.524 tỷ đồng) Ngành luôn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 20%) trong các nhóm ngành công nghiệp Một số sản phẩm chính của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là: gạo xay xát (là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới); café bột và café hòa tan; thủy sản ướp đông; bia; thuốc lá …

Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm được phân bố chủ yếu ở hai đồng bằng lớn nhất cả nước đó là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long do có nguồn nguyên liệu đa dạng phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn

Nhìn chung, các sản phẩm của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trong những năm gần đây đều tăng lên, tuy mức độ có khác nhau Tuy vậy, hoạt động chế biến hiện nay chưa tương xứng với việc mở rộng vùng nguyên liệu Cơ cấu của ngành công nghiệp này vẫn còn tập trung ở các ngành truyền thống với kĩ thuật chưa thật sự được đổi mới

1.2.4 Ngành công nghiệp dệt – may, da – giầy

Nghề dệt may ở nước ta ra đời rất sớm nhưng chủ yếu là thông qua các hoạt động thủ công Tuy nhiên, nếu xét về quy mô thì việc hình thành công nghiệp dệt may được tính từ khi nhà máy dệt Nam Định ra đời

Sau khi đất nước thống nhất (1975), ngành công nghiệp dệt may, da giầy đứng trước hai khó khăn là nguồn nguyên liệu khan hiếm và thị trường tiêu thụ hạn chế Vấn đề nguyên liệu cho công nghiệp dệt đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc và không đáp ứng đầy đủ nhu cầu Số lượng vải sản xuất ra không thoả mãn nhu cầu trong nước và phải nhập từ nước ngoài Trong giai

Trang 25

đoạn đầu thập kỷ 90, hàng sản xuất ra trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu trong nước

Bảng 1.4 GTSX ngành công nghiệp dệt - may, da - giầy và một số

[Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2010, 2012]

Những năm gầy đây, ngành công nghiệp dệt – may, da giầy có nhiều khả quan hơn do bước đầu có sự thay đổi về trang bị, kĩ thuật và khai thác được thị trường mới (Tây Âu), mẫu mã kiểu dáng thì ngày càng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước Do vậy, trong giai đoạn

từ 2005 – 2012, ngành luôn chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành công nghiệp (năm 2012 chếm 11,6%), giá trị xuất khẩu của ngành đã tăng lên gấp gần 4,5 lần, từ 121.344 tỷ đồng lên đến hơn 536.683 tỷ đồng và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trên thị trường hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ

Về phân bố, các xí nghiệp dệt may, da giầy tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương … đặc biệt tại hai đồng bằng lớn ở hai đầu của đất nước, nơi có

Trang 26

nhu cầu đặc biệt về sản phẩm dệt may cũng như thế mạnh về lực lượng lao động dồi dào và nguồn nhân công giá rẻ

Các doanh nghiệp nội địa ngành dệt may, da giầy có 3 bất lợi lớn: Thứ nhất là không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phụ thuộc vào khách hàng

và các nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc Thứ hai, công nghệ yếu nên không có sức cạnh tranh và doanh nghiệp phải làm gia công cho các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là chính Và cuối cùng là do công tác xúc tiến thương mại kém, nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ở tầng thứ 2, thứ 3 Như vậy, cái gọi là sức cạnh tranh, tiềm lực mạnh của ngành da giày thực ra đều thuộc về các công ty lớn của Đài Loan, Hàn Quốc đặt tại Việt Nam Chính họ đã khai thác các lợi thế về lao động, môi trường xã hội ổn định, giá nhân công rẻ của Việt Nam

1.2.5 Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện

Những năm gần đây, công nghiệp điện lực phát triển vượt bậc trên cơ

sở mở rộng, nâng cấp các nhà máy hiện có và xây dựng thêm hàng loạt các nhà máy điện với công suất lớn, sản lượng điện tăng nhanh Cùng với thủy điện Hoà Bình (1.920MW), công nghiệp điện lực có thêm hàng loạt nhà máy mới Đặc biệt là thủy điện Sơn La (2400MW) và tổ hợp nhà máy điện, khí Phú Mỹ (3900MW) Điều đó đã giúp cho sản lượng điện tăng nhanh hơn Đến năm 2012, sản lượng điện phát ra ước đạt 114.841 triệu kwh, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005

Bảng 1.5 GTSX ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện

Chỉ tiêu 2005 2010 2011 2012

GTSX Tỷ đồng 54.601 132.501 158.206 190.937

% 5,52 4,47 4,28 4,13 Sản lượng điện phát ra Triệu kwh 52.078 91.722 101.499 114.841

[Nguồn: Niên giám thống Việt Nam 2010, 2012]

Trang 27

Cho đến nay, công nghiệp điện lực đã có hệ thống cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện

- Trước hết, đó là hệ thống các nhà máy điện bao gồm thủy điện, nhiệt điện với quy mô khác nhau được phân bố tương đối rộng rãi ở những khu vực

có nhiều tiềm năng trên phạm vi cả nước

Một số nhà máy nhiệt điện lớn tiêu biểu, chạy bằng than bao gồm: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (giai đoạn 1 công suất 440 MW hoàn thành năm 1986

và giai đoạn 2 công suất 600 MW hoàn thành năm 2003), Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, công suất 150 MW Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, công suất 100

MW … ngoài 3 nhà máy nhiệt điện công suất lớn, chạy bằng than kể trên còn hàng chục những nhà máy nhiệt điện công suất từ 1 đến 2 vạn KW nằm rải rác trên các tỉnh thành miền Bắc khác Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu

FO hoặc khí tập trung phân bố chủ yếu ở phía Nam, xung quanh các thành phố lớn Tiêu biểu có tổ hợp nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ với tổng công suất 3.900 MW, cung cấp gần 20% sản lượng điện quốc gia Tiếp đó là các nhà máy điện Bà Rịa (177 MW), Thủ Đức (165 MW), Thủ Đức mới (75 MW), Thủ Đức cũ (33 MW), Chợ Quán (53 MW), Trà Nóc (35 MW) …

Các nhà máy thủy điện mọc lên ngày càng nhiều dựa trên nguồn thủy năng rất phong phú của một số hệ thống sông

Ở phía Bắc có nhà máy thủy điện Sơn La, công suất 2.400 MW lớn nhất cả nước Nhà máy được khởi công xây dựng năm 2005, đến tháng 12/2012 nhà máy điện Sơn La chính thức được khánh thành và trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á Sản lượng điện bình quân hàng năm đạt trên 10 tỷ kWh, bằng 1/10 sản lượng điện của Việt Nam năm 2012 Tiếp theo về quy mô là nhà máy thủy điện Hoà Bình, công suất 1.920 MW Nhà máy này nằm ở thành phố Hoà Bình trên sông Đà Tiếp theo là nhà máy thủy điện Thác Bà có 3 tuốc bin với tổng công suất 120

MW, trên dòng sông Chảy thuộc địa phận huyện Yên Bình, Yên Bái với một

hồ chứa nước lớn

Trang 28

Ở miền Nam, có nhà máy thủy điện Trị An (400 MW) trên sông Đồng Nai Đứng thứ hai về quy mô ở đây là nhà máy thủy điện Đa Nhim, công suất

160 MW, nằm ở Đơn Dương gần thành phố Đà Lạt, trên vùng rìa cao nguyên

và lợi dụng độ chênh của địa hình Ngoài ra còn nhiều nhà máy khác đã và đang được xây dựng

Các tỉnh Tây Nguyên có nhiều tiềm năng về thủy điện Về phía Tây của hai tỉnh là Kon Tum và Plâyku, ở thượng lưu sông Xêxan có đến 6 khu vực có khả năng thủy điện, trong đó lớn nhất là khu vực thác Yaly Vào năm 2003 nhà máy thủy điện Yaly (720 MW) đã đi vào hoạt động và trở thành nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở khu vực Tây Nguyên

Để phục vụ cho công nghiệp điện lực đã hình thành công nghiệp thiết

bị điện và tự giải quyết việc trang thiết bị, tuốc bin cho các nhà máy thủy điện

từ 0,4 đến 250 KW với áp lực cột nước từ 10 đến 130m Nhà máy công cụ số

1 ở Hà Nội chế tạo thành công tuốc bin nước 1.000 KW cho các trạm thủy điện vừa của các tỉnh miền núi như Bản Hoàng, Thông Gót (Cao Bằng), Sông Cùng, Đại Quang, Duy Sơn 2, Phù Ninh (Đà Nẵng, Quảng Nam), Hảo Sơn (Phú Yên), Ea Tiêu (Đắc Lắk) Ngành này cũng chế tạo được các loại biến

áp từ 3.500 đến 10.000 KVA

- Thứ nữa, đó là việc thiết kế và xây dựng quy hoạch điều phối điện trên phạm vi cả nước thành một mạng lưới quốc gia thống nhất nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng giữa các vùng lãnh thổ thông qua các trạm biến áp và đường dây tải điện Riêng ở miền Bắc có các trạm biến áp

220 KV, 31 trạm 110 KV, 7.500 trạm trung gian phân phối cho 8.000 biến áp các loại

Trang 29

CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1 Vị trí địa lý

Hải Dương là tỉnh nằm ở gần trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Phía bắc và đông bắc giáp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh; Phía đông giáp thành phố Hải Phòng; Phía nam giáp tỉnh Thái Bình; Phía tây giáp tỉnh Hưng Yên

Hải Dương có diện tích tự nhiên là 1.645,8 km², chiếm khoảng 0.5% diện tích tự nhiên cả nước Tỉnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện là Kinh Môn, Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Ninh Giang, Bình Giang và Cẩm Giàng Dân số tính đến năm 2012 khoảng 1.735.084 người, chiếm 1,96% dân số cả nước Thành phố Hải Dương – đô thị loại II, là trung tâm hành chính của tỉnh, nằm trên trục quốc lộ 5, cách thành phố Hải Phòng 45km về phía đông, cách thủ đô Hà Nội 57km về phía tây

Nằm trong tam giác phát triển kinh tế phía Bắc Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh, tỉnh Hải Dương là cầu nối phát triển kinh tế giữa cả 3 trung tâm thông qua hai quốc lộ chính là quốc lộ 5 và quốc lộ 18

-Cách tỉnh Quảng Ninh – trung tâm khai thác than lớn nhất cả nước, hơn

50 km về phía đông bắc, cùng với đó là giao thông đường thủy thuận tiện đã mang lại lợi thế cho tỉnh Hải Dương trong việc phát triển các nhà máy nhiệt điện với công suất lớn

Với vị trí địa lý như trên, Hải Dương là nơi thuận tiện để xuất nhập khẩu hàng hóa, xây dựng các KCN, CCN, phát triển các dịch vụ ngoại thương… Tỉnh cũng được các nhà đầu tư đánh giá cao, nhất là đầu tư vào lĩnh vực các ngành công nghiệp trọng điểm

Trang 30

2.2 Các nhân tố tự nhiên

2.2.1 Địa hình

Địa hình tỉnh Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng

- Vùng đồi núi chiếm khoảng 10% diện tích đất tự nhiên gồm 13 xã

thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn, chủ yếu là đồi, núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và các loại cây công nghiệp Bên cạnh đó, núi đá vôi trên địa bàn tỉnh thuận lợi cho việc khai thác nguyên liệu phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng

- Vùng đồng bằng gồm các huyện, xã còn lại, có độ cao trung bình 3-4

m, đất đai bằng phẳng màu mỡ phù hợp với việc trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày Đây là vùng tạo động lực phát triển kinh

tế toàn tỉnh

Địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Phía Đông của tỉnh có một số vùng trũng, thường bị ảnh hưởng của thủy triều và bị ngập úng vào mùa mưa

2.2.2 Sông ngòi

Hệ thống sông ngòi của tỉnh khá dầy đặc, bao gồm hệ thống sông Thái Bình, sông Luộc và các sông trục Bắc Hưng Hải, có khả năng bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, đồng thời cũng là những tuyến giao thông thủy, tạo điều kiện tốt cho việc giao lưu hàng hóa trong tỉnh cũng như giữa Hải Dương với các tỉnh khác trong vùng Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển các nhà máy nhiệt điện, do tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh - trung tâm khai khác than lớn nhất cả nước Tuy nhiên, sông ngòi nhiều cũng gây khó khăn cho tỉnh Hải Dương trong việc đầu tư đắp đê phòng chống lụt bão và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất

Trang 31

2.2.3 Khí hậu

Cũng như các tỉnh khác nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm được chia làm bốn mùa rõ rệt

[Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012]

Khí hậu Hải Dương khá ẩm, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm dao động từ 85 đến 87% Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1600 mm- 1700

mm, mưa nhiều tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8

Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23,3oC, tổng nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 8.500 oC, nhiệt độ cao nhất 37-38 oC (khoảng tháng 6), thấp nhất 5-6 oC (khoảng tháng 1,2)

Điều kiện khí hậu của tỉnh thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp Đặc biệt điều kiện khí hậu vào mùa đông, thuận lợi cho việc phát triển cây rau màu thực phẩm, đặc biệt là khả năng trồng rau xuất khẩu Tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

 29.7    29.3    28.8  

 27.3    26.0    23.0  

 18.5  

010203040

Lượng mưa Nhiệt độ

Hình 2.1 Lượng mưa và nhiệt độ trung bình tỉnh Hải Dương năm 2012

Trang 32

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, với lượng mưa lớn vào các tháng mùa hè trong năm cũng mang lại cho tỉnh không ít những khó khăn Điển hình như với ngành công nghiệp khai thác khoáng sản sẽ không thể hoạt động trong những tháng có lượng mưa lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

2.2.4.Khoáng sản

Khoáng sản của tỉnh Hải Dương tương đối phong phú về chủng loại (khoảng hơn 20 loại khoáng sản), nhưng phần lớn là có trữ lượng nhỏ, ít điểm quặng Tiềm năng thế mạnh là khoáng sản phi kim loại, gồm các loại như đá vôi, đất sét, cao lanh, than đá, than bùn, bô xít, thủy ngân cung cấp cho nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, xi măng, gạch chịu lửa và hóa chất, chủ yếu phân bố tại khu vực Đông Bắc thuộc thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn Các mỏ và điểm quặng tuy có quy mô nhỏ song đều là những khoáng sản có giá trị trong công nghiệp, được chia làm 4 nhóm:

 Nhóm khoáng sản nhiên liệu: Gồm chủ yếu là than đá, phân bố thành dải chứa than kéo dài khoảng 15 km theo hướng Tây Bắc- Đông Nam trên địa bàn thị xã Chí Linh Trữ lượng dự báo khoảng 75,142 triệu tấn

 Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm chủ yếu là sắt, đồng, thủy ngân và

bô xít Các loại khoáng sản này được phát hiện chủ yếu ở huyện Kinh Môn và thị xã Chí Linh, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu và đánh giá

là có triển vọng Hiện nay mới chỉ có mỏ bôxít ở Lỗ Sơn (huyện Kinh Môn) trữ lượng 200.000 tấn, phân bố trên bề mặt bào mòn của đá vôi có tuổi Devon thuộc hệ tầng Lỗ Sơn đang được khai thác phục vụ cho sản xuất đá mài tại Công ty Đá mài Hải Dương

 Nhóm khoáng sản phi kim loại và khoáng sản công nghiệp: Nhóm khoáng sản này phát triển khá phong phú đa dạng, nhiều loại khoáng sản khác nhau được phân ra làm 3 đối tượng sử dụng chính:

Trang 33

- Nguyên liệu phân bón: chủ yếu là phosphorit và than bùn phân bố ở huyện Kinh Môn và thị xã Chí Linh Tuy nhiên do hàm lượng thấp, chất lượng kém, quy mô nhỏ nên gần như không được đưa vào khai thác

Bảng 2.1 Các mỏ đá vôi xi măng vùng Kinh Môn

[Nguồn: Địa chí Hải Dương – NXB Chính trị quốc gia, 2008]

- Nguyên liệu sét chịu lửa, gốm sứ, thủy tinh và kỹ thuật khác: chủ yếu

là sét chịu lửa, Kaoli, keratophyr, cát thủy tinh, thạch anh tinh thể, Dolomit, calcite và talc Trong đó cát thủy tinh được đánh giá có chất lượng tốt, trữ lượng nhỏ, khoảng 453,750 m3, phân bố rải rác ở vùng Kinh Môn và Chí Linh Dolomit có tiềm năng dự báo 20 triệu tấn, quy mô mỏ trung bình, có chất lượng tốt, đạt hàng lượng manhê cao (19,7%)

Bảng 2.2 Các mỏ đá sét – silic làm phụ gia xi măng

STT Tên mỏ Trữ lượng Quy mô mỏ

[Nguồn: Địa chí Hải Dương – NXB Chính trị quốc gia, 2008]

Trang 34

- Nguyên liệu vật liệu xây dựng: Đặc trưng cho loại khoáng sản này gồm đá vôi xi măng, sét xi măng, sét gạch ngói, cát đen xây dựng, đá vôi xây dựng, cuội kết thạch, cuội sỏi, đá quarzit Điển hình là: Đá vôi xi măng có 4

mỏ, trữ lượng thăm dò khoảng 200 triệu tấn, đang được khai thác tốt Cao lanh ở Kinh Môn, Chi Linh trữ lượng 400.000 tấn làm nguyên liệu cho sản xuất đồ sứ Đá sét, đá phiến Silic xi măng với trữ lượng lớn đạt 89,94 triệu

m3 Sét gạch ngói với tiềm năng lớn, đảm bảo chất lượng, điều kiện khai thác thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu công nghệ sản xuất gạch ngói Cát đen xây dựng với trữ lượng 79,12 triệu m3, đáp ứng được nhu cầu xây dựng và san lấp

 Nước nóng- khoáng: Trên địa bàn tỉnh có 5 mỏ nước nóng- khoáng : Thạch Khôi, Tứ Minh, Bệnh viên Đa khoa Hải Dương, Ái Quốc (Thành phố Hải Dương), và xã Đức Chính (huyện Cẩm Giàng) Chiều sâu các mỏ từ 175

m đến 250 m, nước có nhiệt độ từ 31oC đến 44oC Nguồn nước khoáng- nóng này có giá trị lớn trong việc ngâm tắm chữa bệnh và làm nước uống

Nhìn chung, thế mạnh khoáng sản Hải Dương thuộc về nhóm khoáng sản phi kim loại Chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Sản lượng trung bình các loại khoáng sản được khai thác hàng năm như: đá vôi làm nguyên liệu xi măng 2.153.477 tấn, đá vôi làm vật liệu xây dựng 4.639.262 tấn, đá sét xi măng 1.142.181 tấn, đá kết 200.000 tấn, sét trắng 60.830 tấn, sét chịu lửa các loại 25.518 tấn; cao lanh 8.070 tấn, silíc 4.451 tấn, bô xít 5.882 tấn, đất đồi 1.643.568 m3, sét gạch ngói 106.076 m3

Tuy nhiên, các nguồn khoáng sản của tỉnh Hải Dương vẫn còn nhỏ lẻ, phân bố chưa mang tính tập trung cao khiến cho việc khai thác còn gặp nhiều khó khăn Việc khai thác vẫn chưa được địa phương quản lý chặt chẽ, gây ra tình trạng xói mòn, sạt lở đất, tình trạng ô nhiễm môi trường …

2.2.5 Nguồn nước

Nguồn nước mặt của tỉnh Hải Dương tương đối phong phú Tỉnh có 4 sông lớn chảy qua và tổng lượng dòng chảy qua tỉnh hàng năm trên 1 tỷ m3nước Tuy nhiên, nước phân bố không đều, lượng dòng chảy về mùa hè lớn

Trang 35

(70-80%) chịu tác động của lũ thượng nguồn, nước có nhiều phù sa, dâng nhanh, phải đầu tư nhiều cho các công trình đê, kè cống mới tránh được lụt lội, vỡ đê Mùa cạn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau Tình trạng thiếu nước mùa khô gây không ít khó khăn cho sản xuất và giao thông đường thủy

Nguồn nước ngầm của tỉnh cũng có trữ lượng khá phong phú Lượng nước ngầm tại các giếng khoan có thể khai thác từ 30-50m3/ ngày đêm Ngoài

ra một số nơi phát hiện tầng nước ngầm có độ sâu 250-350m, nước có chất lượng tốt có thể khai thác phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

2.2.6 Tài nguyên đất

Theo các tài liệu thổ nhưỡng hiện có, đất đai tỉnh Hải Dương bao gồm

2 nhóm chính:

 Nhóm đất đồng bằng: Chủ yếu là phù sa sông Thái Bình có xen kẽ

phần nhỏ phù sa sông Hồng, đất màu mỡ, tầng canh tác dày, thuận lợi thâm canh tăng vụ, diện tích 147.900 ha, chiếm 88,8% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bên cạnh việc sản xuất lúa, tài nguyên đất này rất thích hợp với trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày

 Nhóm đất đồi núi: Diện tích 18.320 ha chiếm 11,0% diện tích tự

nhiên trong tỉnh, phân bố ở phía Đông Bắc tỉnh, thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn, có tầng đất mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng Đây là vùng đất thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp

Đây là điều kiện để phát triển nông nghiệp, từ đó tạo ra nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú cho các ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt đảm bảo nguồn lương thực thực phẩm đáp ứng cho lực lượng lao động làm việc tại các KCN, CCN

Trong cơ cấu sử dụng đất hiện nay của tỉnh, một phần lớn đất chuyên dùng dành cho đầu tư mở rộng, phát triển cơ sở hạ tầng KCN, CCN Cụ thể:

Trang 36

 Đất xây dựng các KCN: Đến nay toàn tỉnh đã và đang triển khai 10

KCN với diện tích 1.833,59 ha Trong đó:

+ Mở rộng 3 KCN: KCN Phúc Điền, diện tích 200 ha; KCN Tân Trường, diện tích 100 ha; KCN Việt Hòa- Ken Mark, diện tích 90 ha

+ Bổ sung 7 KCN thành lập mới: KCN Quốc Tuấn- An Bình, diện tích

180 ha; KCN Kim Thành, diện tích 120 ha; KCN Lương Điền- Ngọc Liên, diện tích 120 ha; KCN Bình Giang, diện tích 120 ha; KCN Thanh Hà, diện tích 150 ha; KCN Hoàng Diệu, diện tích 250 ha; KCN Hưng Đạo, diện tích

2.3 Các nhân tố kinh tế - xã hội

2.3.1 Dân cư và nguồn lao động

Hải Dương là tỉnh có dân số lớn Theo thống kê, năm 2012 Hải Dương

có 1.735.084 người, là tỉnh có số dân đông thứ 5 trong 11 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, và đông thứ 11 trên 63 tỉnh thành cả nước Mật độ dân

số trung bình năm 2012 đạt 1048 người/Km2, lớn hơn so với Đồng bằng sông Hồng (961 người/km2), và lớn gấp 4 lần mật độ dân số trung bình cả nước (268 người/km2) Mật độ dân số trung bình của 12 huyện, thị xã, thành phố đều cao gấp nhiều lần mức trung bình của cả nước Dân cư trong tỉnh thường tập trung đông tại các huyện, thành phố có giao thông thuận lợi, đất đai màu

mỡ như: Tp Hải Dương (3090 người/km2), Gia Lộc (1218 người/km2 ), Cẩm Giàng (1178 người/km2) Những huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là những huyện trung du miền núi hoặc xa các tuyến quốc lộ chính Thị xã Chí

Trang 37

Linh là nơi có mật độ dân số thấp nhất (567 người/km2) Các huyện còn lại đều có mật độ trung bình từ 900 người/km2 trở lên

Dân cư Hải Dương chủ yếu sống ở khu vực nông thôn Năm 2012, tỷ lệ người sống ở thành thị chỉ đạt khoảng 22% Con số này cũng phản ánh khá rõ

tỷ lệ lao động trong khu vực Nông – Lâm – Thủy sản chiểm tỷ trọng cao Tuy nhiên gần đây tỷ lệ này đang có xu hướng giảm khá rõ rệt Cụ thể, năm 2000 chiếm 82,6% số lao động của tỉnh nhưng đến năm 2012 giảm xuống còn 54%

Tỷ lệ lao động có việc làm trong khu vực phi nông nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh, năm 2000 chiếm 17,4%, đến năm 2012 tăng lên 46% tổng số lao động đang có việc làm trong các ngành kinh tế

Nguồn lao động của tỉnh là khá đông, năm 2012 có hơn 1,1 triệu người đang trong độ tuổi lao động Trung bình hàng năm số người trong độ tuổi lao động tăng khoảng 20.000 người, chưa kể lao động từ tỉnh lân cận di cư sang

Công tác đào tạo nguồn nhân lực ngày càng được quan tâm, hoạt động giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề đã có ở 12 huyện, thị xã, thành phô,

số cơ sở dạy nghề trên toàn tỉnh đã lên tới con số 47 cơ sở, góp phần làm cho trình độ nguồn nhân lực trên địa bàn ngày càng có bước chuyển biến mới, tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, với những ngày công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ… vừa tận dụng được nguồn lao động, vừa tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân

Tiềm năng về con người và nguồn lao động dồi dào của Hải Dương trong hiện tại và tương lai, thực sự là lợi thế cho công nghiệp Hải Dương phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu

2.3.2 Kết cấu hạ tầng

Trong những năm gần đây, tỉnh Hải Dương đã tập trung mọi nguồn lực

để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, điện, nước, bưu chính – viễn thông, hạ tầng cơ sở các KCN, CCN gắn với hạ tầng đô thị và các khu

Trang 38

chung cư Đây là tiền đề cho việc các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu và đầu tư vào địa bàn tỉnh

Cụ thể, hệ thống giao thông ngày càng được hoàn thiện và nâng cấp nhằm phục vụ nhu cầu vận tải

 Đường bộ:

 Quốc lộ 5: đây là tuyến quốc lộ xương sống, nối từ Hà Nội tới Hải

Phòng Phần chạy ngang qua giữa tỉnh Hải Dương dài 44,8 km

 Quốc lộ 18 nối từ Hà Nội tới Quảng Ninh, phần đường chạy qua Chí

Linh dài hơn 20 km

 Ngoài ra còn 1 số quốc lộ khác như 37 dài 65,2 km; quốc lộ 38 dài

13km; quốc lộ 183 dài 20 km; quốc lộ 10 dài 1 km

 Đường tỉnh: có 14 tuyến dài 347,3 km là đường nhựa tiêu chuẩn cấp

III đồng bằng

 Đường huyện: có 392,589 km và hơn 1300 km đường xã đảm bảo

cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa

Dự kiến đến năm 2014 – 2015, tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đi qua phía Nam tỉnh được hoàn thành sẽ tạo thêm nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp của tỉnh Hải Dương, từ đó tạo thế cân bằng trong phát

triển công nghiệp giữa các huyên, thị xã, thành phố trong tỉnh

 Đường sắt:

 Tuyến Hà Nội – Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, vận chuyển hàng hóa, hành khách qua 7 ga trong tỉnh với tổng chiều dài 46,3 km

Tốc độ cho phép tối đa đạt 70 km/h

 Tuyến Kép – Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng nông lâm, thủy sản ở các tỉnh miền núi phía bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân (Quảng Ninh), cũng như hàng nhập khẩu và than cho

các tỉnh này

Trang 39

 Đường thủy:

Có 16 tuyến sông chính nối với các sông nhỏ dài 400 km, các loại thuyền 500 tấn có thể qua lại Tuy nhiên đường thủy chưa thực sự phát triển, cảng Cống Câu là cảng lớn nhất, đạt công suất 300.000 tấn/ năm

Hải Dương có điều kiện thuận lợi về nguồn cấp điện, hệ thống trạm và lưới điện Trên địa bàn của tỉnh có nguồn cấp điện từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại I và II với công suất 1040 MW; nguồn điện bổ sung từ lưới điện quốc gia qua đường dây 35kv có chiều dài trên 600km từ tuyến Hà Nội-Hưng Yên-Hải Phòng Lưới 10kv tập trung ở các thị trấn, lưới 6kv chủ yếu ở nội thành phố Hải Dương cung cấp cho 3 xí nghiệp lớn là sứ, đá mài, máy bơm Tình trạng lưới điện 35kv: thiết diện dây dẫn nhỏ không đảm bảo chất lượng vận hành, thường xẩy ra sự cố nhất là vào mùa mưa bão

Hải Dương có 7 trạm 35/10kv với 10 máy, dung lượng 15400 KVA; 3 trạm 35/6kv với 5 máy, dung lượng 7800 KVA; một trạm nâng thế 6/35kV (3200+5600) ở Phả Lại Tổng dung lượng điện hiện có 248,5 nghìn KVA

Các trạm nguồn chính của tỉnh gồm: Trạm Đồng Niên (2x25MVA 110/35/6kV và nâng lên 105MVA); Trạm Phả Lại (2x6,3MVA-110/6kV); Trạm Hoàng Thạch (2x16MVA+1x20MVA; 110/6kV) và xây mới trạm Chí Linh (25000KVA) Mạng lưới đường dây điện đến tất cả các thôn, xóm, xã

-vùng sâu, -vùng xa đều được lắp đặt, đạt 100% số xã, tuy vậy mạng lưới

truyền tải điện năng và các trạm biến áp còn hạn chế, chưa thể đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai Mạng lưới điện nông thôn còn manh mún, chuyển tải thấp và tổn thất lớn

Với cơ sở vật chất kỹ thuật luôn được đầu tư, nâng cấp, cải thiện, tỉnh Hải Dương đã không ngừng thu hút vốn đầu tư vào các KCN, CCN tập trung Đây thực sự là thế mạnh tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các ngành công nghiệp của tỉnh Hải Dương

Trang 40

2.3.3 Vốn đầu tư và khoa học công nghệ

Vốn là yếu tố hàng đầu, quyết định sự sinh tồn và phát triển của ngành

công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp thế mạnh của địa phương

như: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí – điện tử,

công nghiệp sản xuất và phân phối điện Nhờ phát huy được các thế mạnh của

địa phương, kinh tế tỉnh Hải Dương có tốc độ tăng trưởng cao và hấp dẫn các

nhà đầu tư nước ngoài Tính đến tháng 2 năm 2012, trên địa bàn tỉnh hiện có

43 dự án FDI còn hiệu lực, đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số

vốn đăng ký gần 2,6 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện đạt 1,66 tỷ USD

(chiếm 64%) Trong số này có 105 dự án nằm trong các KCN, với tổng số

vốn đăng ký hơn 1,7 tỷ USD

Bảng 2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2012

trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Vốn đăng ký (triệu USD)

Vốn thực hiện (triệu USD)

Phân theo

ngành kinh tế

Công nghiệp chế biến, chế tạo 19 51.7 3.2 Thương nghiệp,

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2012]

Nhật Bản là nước đứng đầu cả vế số lượng dự án (32 dự án) và tổng số

vốn đăng ký (720 triệu USD) đầu tư vào địa bàn tỉnh Xét theo lĩnh vực đầu tư

Ngày đăng: 02/03/2015, 01:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Công nghiệp (2006), Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu chiến lược
Tác giả: Bộ Công nghiệp
Năm: 2006
2. Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2011), tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và năm 2010 tỉnh Hải Dương, www.haiduong.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và năm 2010 tỉnh Hải Dương
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Hải Dương
Năm: 2011
3. Cục thống kê tỉnh Hải Dương, Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2005
Nhà XB: Nxb Thống kê
4. Cục thống kê tỉnh Hải Dương, Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2010
Nhà XB: Nxb Thống kê
5. Cục thống kê tỉnh Hải Dương, Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012
Nhà XB: Nxb Thống kê
10. Tổng cục thống kê (2011), tình hình kinh tế - xã hội năm 2010, www.gso.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: tình hình kinh tế - xã hội năm 2010
Tác giả: Tổng cục thống kê
Năm: 2011
11. Triển vọng ngành công nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Hải Dương, Báo Hải Dương (2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển vọng ngành công nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Hải Dương
12. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (1995), Một số vấn đề địa lý công nghiệp, Nxb Bộ GD&ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề địa lý công nghiệp
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Bộ GD&ĐT
Năm: 1995
13. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2005), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, Nxb ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế - xã hội đại cương
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên)
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2005
14. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Báo cao tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2006 – 2020, Hải Dương, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cao tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2006 – 2020
15. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 của tỉnh Hải Dương, Hải Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 của tỉnh Hải Dương
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương
Năm: 2006
16. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2006), Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2020, Hải Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2020
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương
Năm: 2006
17. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2011), Đề án Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2011 – 2015, Hải Dương.18. Các trang web khác Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2011 – 2015
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương
Năm: 2011
6. Hải Dương ghi dấu trên bản đồ công nghiệp Việt Nam, www.haiduong.gov.vn Khác
7. Sở công thương Hải Dương (2011), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động thương mại năm 2010; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 2011 Khác
8. Sở công thương Hải Dương (2010), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động thương mại năm 2009; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 2010 Khác
9. Tổng cục thống kê (2013), Niên giám thống kê năm 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w