5. Cấu trúc của đề tài 14
1.2.5 Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện 26
Những năm gần đây, công nghiệp điện lực phát triển vượt bậc trên cơ sở mở rộng, nâng cấp các nhà máy hiện có và xây dựng thêm hàng loạt các nhà máy điện với công suất lớn, sản lượng điện tăng nhanh. Cùng với thủy điện Hoà Bình (1.920MW), công nghiệp điện lực có thêm hàng loạt nhà máy mới. Đặc biệt là thủy điện Sơn La (2400MW) và tổ hợp nhà máy điện, khí Phú Mỹ (3900MW). Điều đó đã giúp cho sản lượng điện tăng nhanh hơn. Đến năm 2012, sản lượng điện phát ra ước đạt 114.841 triệu kwh, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005.
Bảng 1.5. GTSX ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện
Chỉtiêu 2005 2010 2011 2012
GTSX Tỷ đồng 54.601 132.501 158.206 190.937 % 5,52 4,47 4,28 4,13 Sản lượng điện phát ra Triệu kwh 52.078 91.722 101.499 114.841
Cho đến nay, công nghiệp điện lực đã có hệ thống cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện.
- Trước hết, đó là hệ thống các nhà máy điện bao gồm thủy điện, nhiệt điện với quy mô khác nhau được phân bố tương đối rộng rãi ở những khu vực có nhiều tiềm năng trên phạm vi cả nước.
Một số nhà máy nhiệt điện lớn tiêu biểu, chạy bằng than bao gồm: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (giai đoạn 1 công suất 440 MW hoàn thành năm 1986 và giai đoạn 2 công suất 600 MW hoàn thành năm 2003), Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, công suất 150 MW. Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, công suất 100 MW … ngoài 3 nhà máy nhiệt điện công suất lớn, chạy bằng than kể trên còn hàng chục những nhà máy nhiệt điện công suất từ 1 đến 2 vạn KW nằm rải rác trên các tỉnh thành miền Bắc khác. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu FO hoặc khí tập trung phân bố chủ yếu ở phía Nam, xung quanh các thành phố lớn. Tiêu biểu có tổ hợp nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ với tổng công suất 3.900 MW, cung cấp gần 20% sản lượng điện quốc gia. Tiếp đó là các nhà máy điện Bà Rịa (177 MW), Thủ Đức (165 MW), Thủ Đức mới (75 MW), Thủ Đức cũ (33 MW), Chợ Quán (53 MW), Trà Nóc (35 MW) …
Các nhà máy thủy điện mọc lên ngày càng nhiều dựa trên nguồn thủy năng rất phong phú của một số hệ thống sông.
Ở phía Bắc có nhà máy thủy điện Sơn La, công suất 2.400 MW lớn nhất cả nước. Nhà máy được khởi công xây dựng năm 2005, đến tháng 12/2012 nhà máy điện Sơn La chính thức được khánh thành và trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á. Sản lượng điện bình quân hàng năm đạt trên 10 tỷ kWh, bằng 1/10 sản lượng điện của Việt Nam năm 2012. Tiếp theo về quy mô là nhà máy thủy điện Hoà Bình, công suất 1.920 MW. Nhà máy này nằm ở thành phố Hoà Bình trên sông Đà. Tiếp theo là nhà máy thủy điện Thác Bà có 3 tuốc bin với tổng công suất 120 MW, trên dòng sông Chảy thuộc địa phận huyện Yên Bình, Yên Bái với một hồ chứa nước lớn.
Ở miền Nam, có nhà máy thủy điện Trị An (400 MW) trên sông Đồng Nai. Đứng thứ hai về quy mô ở đây là nhà máy thủy điện Đa Nhim, công suất 160 MW, nằm ở Đơn Dương gần thành phố Đà Lạt, trên vùng rìa cao nguyên và lợi dụng độ chênh của địa hình. Ngoài ra còn nhiều nhà máy khác đã và đang được xây dựng.
Các tỉnh Tây Nguyên có nhiều tiềm năng về thủy điện. Về phía Tây của hai tỉnh là Kon Tum và Plâyku, ở thượng lưu sông Xêxan có đến 6 khu vực có khả năng thủy điện, trong đó lớn nhất là khu vực thác Yaly. Vào năm 2003 nhà máy thủy điện Yaly (720 MW) đã đi vào hoạt động và trở thành nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở khu vực Tây Nguyên.
Để phục vụ cho công nghiệp điện lực đã hình thành công nghiệp thiết bị điện và tự giải quyết việc trang thiết bị, tuốc bin cho các nhà máy thủy điện từ 0,4 đến 250 KW với áp lực cột nước từ 10 đến 130m. Nhà máy công cụ số 1 ở Hà Nội chế tạo thành công tuốc bin nước 1.000 KW cho các trạm thủy điện vừa của các tỉnh miền núi như Bản Hoàng, Thông Gót (Cao Bằng), Sông Cùng, Đại Quang, Duy Sơn 2, Phù Ninh (Đà Nẵng, Quảng Nam), Hảo Sơn (Phú Yên), Ea Tiêu (Đắc Lắk)... Ngành này cũng chế tạo được các loại biến áp từ 3.500 đến 10.000 KVA.
- Thứ nữa, đó là việc thiết kế và xây dựng quy hoạch điều phối điện trên phạm vi cả nước thành một mạng lưới quốc gia thống nhất nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng giữa các vùng lãnh thổ thông qua các trạm biến áp và đường dây tải điện. Riêng ở miền Bắc có các trạm biến áp 220 KV, 31 trạm 110 KV, 7.500 trạm trung gian phân phối cho 8.000 biến áp các loại.
CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1. Vị trí địa lý
Hải Dương là tỉnh nằm ở gần trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Phía bắc và đông bắc giáp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh; Phía đông giáp thành phố Hải Phòng; Phía nam giáp tỉnh Thái Bình; Phía tây giáp tỉnh Hưng Yên.
Hải Dương có diện tích tự nhiên là 1.645,8 km², chiếm khoảng 0.5% diện tích tự nhiên cả nước. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện là Kinh Môn, Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Ninh Giang, Bình Giang và Cẩm Giàng. Dân số tính đến năm 2012 khoảng 1.735.084 người, chiếm 1,96% dân số cả nước. Thành phố Hải Dương – đô thị loại II, là trung tâm hành chính của tỉnh, nằm trên trục quốc lộ 5, cách thành phố Hải Phòng 45km về phía đông, cách thủ đô Hà Nội 57km về phía tây.
Nằm trong tam giác phát triển kinh tế phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tỉnh Hải Dương là cầu nối phát triển kinh tế giữa cả 3 trung tâm thông qua hai quốc lộ chính là quốc lộ 5 và quốc lộ 18.
Cách tỉnh Quảng Ninh – trung tâm khai thác than lớn nhất cả nước, hơn 50 km về phía đông bắc, cùng với đó là giao thông đường thủy thuận tiện đã mang lại lợi thế cho tỉnh Hải Dương trong việc phát triển các nhà máy nhiệt điện với công suất lớn.
Với vị trí địa lý như trên, Hải Dương là nơi thuận tiện để xuất nhập khẩu hàng hóa, xây dựng các KCN, CCN, phát triển các dịch vụ ngoại thương… Tỉnh cũng được các nhà đầu tư đánh giá cao, nhất là đầu tư vào lĩnh vực các ngành công nghiệp trọng điểm.
2.2. Các nhân tố tự nhiên
2.2.1. Địa hình
Địa hình tỉnh Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng
- Vùng đồi núi chiếm khoảng 10% diện tích đất tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn, chủ yếu là đồi, núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và các loại cây công nghiệp. Bên cạnh đó, núi đá vôi trên địa bàn tỉnh thuận lợi cho việc khai thác nguyên liệu phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Vùng đồng bằng gồm các huyện, xã còn lại, có độ cao trung bình 3-4 m, đất đai bằng phẳng màu mỡ phù hợp với việc trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Đây là vùng tạo động lực phát triển kinh tế toàn tỉnh.
Địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Đông của tỉnh có một số vùng trũng, thường bịảnh hưởng của thủy triều và bị ngập úng vào mùa mưa.
2.2.2. Sông ngòi
Hệ thống sông ngòi của tỉnh khá dầy đặc, bao gồm hệ thống sông Thái Bình, sông Luộc và các sông trục Bắc Hưng Hải, có khả năng bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, đồng thời cũng là những tuyến giao thông thủy, tạo điều kiện tốt cho việc giao lưu hàng hóa trong tỉnh cũng như giữa Hải Dương với các tỉnh khác trong vùng. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển các nhà máy nhiệt điện, do tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh - trung tâm khai khác than lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, sông ngòi nhiều cũng gây khó khăn cho tỉnh Hải Dương trong việc đầu tư đắp đê phòng chống lụt bão và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.
2.2.3. Khí hậu
Cũng như các tỉnh khác nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm được chia làm bốn mùa rõ rệt.
[Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012]
Khí hậu Hải Dương khá ẩm, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm dao động từ 85 đến 87%. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1600 mm- 1700 mm, mưa nhiều tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8.
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23,3oC, tổng nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 8.500 oC, nhiệt độ cao nhất 37-38 oC (khoảng tháng 6), thấp nhất 5-6 oC (khoảng tháng 1,2).
Điều kiện khí hậu của tỉnh thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt điều kiện khí hậu vào mùa đông, thuận lợi cho việc phát triển cây rau màu thực phẩm, đặc biệt là khả năng trồng rau xuất khẩu. Tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
32 14 22 70 343 168 286 476 88 157 84 31 14.4 16.1 20.0 25.3 28.2 29.7 29.3 28.8 27.3 26.0 23.0 18.5 0 10 20 30 40 0 100 200 300 400 500 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa Nhiệt độ
Hình 2.1. Lượng mưa và nhiệt độ trung bình tỉnh Hải Dương năm 2012
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, với lượng mưa lớn vào các tháng mùa hè trong năm cũng mang lại cho tỉnh không ít những khó khăn. Điển hình như với ngành công nghiệp khai thác khoáng sản sẽ không thể hoạt động trong những tháng có lượng mưa lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
2.2.4.Khoáng sản
Khoáng sản của tỉnh Hải Dương tương đối phong phú về chủng loại (khoảng hơn 20 loại khoáng sản), nhưng phần lớn là có trữ lượng nhỏ, ít điểm quặng. Tiềm năng thế mạnh là khoáng sản phi kim loại, gồm các loại như đá vôi, đất sét, cao lanh, than đá, than bùn, bô xít, thủy ngân cung cấp cho nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, xi măng, gạch chịu lửa và hóa chất, chủ yếu phân bố tại khu vực Đông Bắc thuộc thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn. Các mỏ và điểm quặng tuy có quy mô nhỏ song đều là những khoáng sản có giá trị trong công nghiệp, được chia làm 4 nhóm:
Nhóm khoáng sản nhiên liệu: Gồm chủ yếu là than đá, phân bố thành dải chứa than kéo dài khoảng 15 km theo hướng Tây Bắc- Đông Nam trên địa bàn thị xã Chí Linh. Trữ lượng dự báo khoảng 75,142 triệu tấn.
Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm chủ yếu là sắt, đồng, thủy ngân và bô xít. Các loại khoáng sản này được phát hiện chủ yếu ở huyện Kinh Môn và thị xã Chí Linh, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu và đánh giá là có triển vọng. Hiện nay mới chỉ có mỏ bôxít ở Lỗ Sơn (huyện Kinh Môn) trữ lượng 200.000 tấn, phân bố trên bề mặt bào mòn của đá vôi có tuổi Devon thuộc hệ tầng Lỗ Sơn đang được khai thác phục vụ cho sản xuất đá mài tại Công ty Đá mài Hải Dương.
Nhóm khoáng sản phi kim loại và khoáng sản công nghiệp: Nhóm khoáng sản này phát triển khá phong phú đa dạng, nhiều loại khoáng sản khác nhau được phân ra làm 3 đối tượng sử dụng chính:
- Nguyên liệu phân bón: chủ yếu là phosphorit và than bùn phân bố ở huyện Kinh Môn và thị xã Chí Linh. Tuy nhiên do hàm lượng thấp, chất lượng kém, quy mô nhỏ nên gần như không được đưa vào khai thác.
Bảng 2.1. Các mỏ đá vôi xi măng vùng Kinh Môn
STT Tên mỏ Trữ lượng
(triệu tấn) Qui mô
1 Duyên Linh 35,08 Mỏ nhỏ
2 Lỗ Sơn 1,68 Mỏ nhỏ
3 Hoàng Thạch 65 Mỏ trung
4 Vạn Chánh 2,03 Mỏ nhỏ
[Nguồn: Địa chí Hải Dương – NXB Chính trị quốc gia, 2008]
- Nguyên liệu sét chịu lửa, gốm sứ, thủy tinh và kỹ thuật khác: chủ yếu là sét chịu lửa, Kaoli, keratophyr, cát thủy tinh, thạch anh tinh thể, Dolomit, calcite và talc. Trong đó cát thủy tinh được đánh giá có chất lượng tốt, trữ lượng nhỏ, khoảng 453,750 m3, phân bố rải rác ở vùng Kinh Môn và Chí Linh. Dolomit có tiềm năng dự báo 20 triệu tấn, quy mô mỏ trung bình, có chất lượng tốt, đạt hàng lượng manhê cao (19,7%).
Bảng 2.2. Các mỏ đá sét – silic làm phụ gia xi măng
STT Tên mỏ Trữ lượng Quy mô mỏ
1 Hạ Chiểu 5,4 triệu tấn mỏ trung 2 Thượng Chiểu 5,0 triệu tấn mỏ nhỏ 3 Hoàng Thạch 64,0 triệu tấn mỏ lớn 4 Núi Thần Dự báo 10 triệu m3 mỏ trung 5 Duyên Linh Dự báo 3 triệu m3 mỏ nhỏ 6 Đức Sơn Dự báo 1,8 triệu m3 mỏ nhỏ
7 Núi Lim 0,74 triệu m3 mỏ nhỏ
- Nguyên liệu vật liệu xây dựng: Đặc trưng cho loại khoáng sản này gồm đá vôi xi măng, sét xi măng, sét gạch ngói, cát đen xây dựng, đá vôi xây dựng, cuội kết thạch, cuội sỏi, đá quarzit. Điển hình là: Đá vôi xi măng có 4 mỏ, trữ lượng thăm dò khoảng 200 triệu tấn, đang được khai thác tốt. Cao lanh ở Kinh Môn, Chi Linh trữ lượng 400.000 tấn làm nguyên liệu cho sản xuất đồ sứ. Đá sét, đá phiến Silic xi măng với trữ lượng lớn đạt 89,94 triệu m3. Sét gạch ngói với tiềm năng lớn, đảm bảo chất lượng, điều kiện khai thác thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu công nghệ sản xuất gạch ngói. Cát đen xây dựng với trữ lượng 79,12 triệu m3, đáp ứng được nhu cầu xây dựng và san lấp.
Nước nóng- khoáng: Trên địa bàn tỉnh có 5 mỏ nước nóng- khoáng : Thạch Khôi, Tứ Minh, Bệnh viên Đa khoa Hải Dương, Ái Quốc (Thành phố Hải Dương), và xã Đức Chính (huyện Cẩm Giàng). Chiều sâu các mỏ từ 175 m đến 250 m, nước có nhiệt độ từ 31oC đến 44oC. Nguồn nước khoáng- nóng này có giá trị lớn trong việc ngâm tắm chữa bệnh và làm nước uống.
Nhìn chung, thế mạnh khoáng sản Hải Dương thuộc về nhóm khoáng sản phi kim loại. Chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Sản lượng trung bình các loại khoáng sản được khai thác hàng năm như: đá vôi làm nguyên liệu xi măng 2.153.477 tấn, đá vôi làm vật liệu xây dựng 4.639.262 tấn, đá sét xi măng 1.142.181 tấn, đá kết 200.000 tấn, sét trắng 60.830 tấn, sét chịu lửa các loại 25.518 tấn; cao lanh 8.070 tấn, silíc 4.451 tấn, bô xít 5.882 tấn, đất đồi 1.643.568 m3, sét gạch ngói 106.076 m3...
Tuy nhiên, các nguồn khoáng sản của tỉnh Hải Dương vẫn còn nhỏ lẻ, phân bố chưa mang tính tập trung cao khiến cho việc khai thác còn gặp nhiều khó khăn. Việc khai thác vẫn chưa được địa phương quản lý chặt chẽ, gây ra tình trạng xói mòn, sạt lở đất, tình trạng ô nhiễm môi trường …
2.2.5. Nguồn nước
Nguồn nước mặt của tỉnh Hải Dương tương đối phong phú. Tỉnh có 4 sông lớn chảy qua và tổng lượng dòng chảy qua tỉnh hàng năm trên 1 tỷ m3 nước. Tuy nhiên, nước phân bố không đều, lượng dòng chảy về mùa hè lớn
(70-80%) chịu tác động của lũ thượng nguồn, nước có nhiều phù sa, dâng nhanh, phải đầu tư nhiều cho các công trình đê, kè cống mới tránh được lụt lội, vỡ đê. Mùa cạn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Tình trạng thiếu nước mùa khô gây không ít khó khăn cho sản xuất và giao thông đường thủy.
Nguồn nước ngầm của tỉnh cũng có trữ lượng khá phong phú. Lượng nước ngầm tại các giếng khoan có thể khai thác từ 30-50m3/ ngày đêm. Ngoài ra một số nơi phát hiện tầng nước ngầm có độ sâu 250-350m, nước có chất