Công nghiệp cơ khí điện tử 50

Một phần của tài liệu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 50)

5. Cấu trúc của đề tài 14

3.2.1 Công nghiệp cơ khí điện tử 50

Ngành công nghiệp cơ khí, điện tử là ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò trong việc phát triển nền kinh tế đối với sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, củng cố và giữa gìn an ninh quốc phòng, là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Những năm gần đây, tỉnh đã phối hợp với các ngành trung ương sắp xếp lại các doanh nghiệp cơ khí, điện tử trong tỉnh.

Bng 3.4. GTSX ca ngành công nghip cơ khí, đin t tnh Hi Dương giai đon 2000 – 2012 (Đơn vị: tỷ đồng; giá thực tế) Chỉ tiêu 2000 2005 2012 GTSX Tỷđồng 726 3.802 26.444 % trong ngành CN 15,4 25,5 32,4 GTSX một số ngành chính SX máy móc, thiết bị 49 233 12.605 SX TBvp, sửa chữa khác - 8 1.426 SX máy móc thiết bịđiện - 463 929 SX radio, tivi - 2 - SX sửa chữa xe có động cơ 501 4.361 9.788 SX phương tiện vận tải khác 9 73 286 SX giường tủ, bàn ghế 167 337 1.410

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2010, 2012]

Một số sản phẩm ngành công nghiệp cơ khí, điện tử của tỉnh đã đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng, trong nước, có một số sản phẩm đã được xuất khẩu ra nước ngoài: như ô tô Ford, nhôm Tung Kuang, dây cáp điện Taya, dây điện và thiết bị thông tin của Công ty Sumidenso, máy bơm nước liên doanh EBARA … Đây là những sản phẩm đạt chất lượng cao.

GTSX công nghiệp của nhóm ngành sản xuất xe có động cơ trong những năm qua luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 50% so với tổng giá trị của ngành; tiếp sau là sản xuất máy móc, thiết bị và sản xuất thiết bị điện chiếm trên 25%.

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2010, 2012]

Những sản phẩm này đã góp phần lớn vào sự phát triển công nghiệp nhanh và bền vững của tỉnh. Năm 2012, GTSX công nghiệp ngành cơ khí đạt 26.444 tỷ đồng, gấp hơn 35 lần năm 2000 ( đạt 726 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2012 đạt hơn 20%/năm. GTSX ngành cơ khí – điện tử luôn chiếm tỷ trọng cao và không ngừng tăng lên trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh Hải Dương trong thời gian qua. Năm 2000, GTSX của ngành chỉ chiếm 15,4 % toàn ngành công nghiệp, nhưng đến năm 2012 tỷ trọng của ngành đã tăng lên gấp hơn 2 lần, ước đạt 32,4 % toàn ngành công nghiệp. Điều này khẳng định rõ vai trò quan trọng và vị thế to lớn của ngành cơ khí - điện tử.

Ưu điểm nổi bật của ngành là có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao, tiêu biểu là lục lượng lao động trong ngành sản xuất, lắp ráp các

0 5 10 15 20 25 30 2000 2005 2007 2010 2011 2012 0.7 3.8 6.9 15.1 24.1 26.4 Hình 3.2. GTSX ca ngành công nghip cơ khí - đin t tnh Hi Dương giai đon 2000 - 2012 Nghìn tỷ đồng Năm

thiết bị điện, sản xuất tàu thủy, ô tô, điện tử. Năm 2000, có khoảng 4.500 người lao động trong ngành, nhưng đến năm 2012 số lao động có trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề cao được qua đào tạo đã lên tới gần 20.000 người, đã đưa máy móc, thiết bị mới, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cao vào sản xuất cải thiện nơi làm việc, an toàn vệ sinh công nghiệp cho người lao động, đồng thời giảm thiểu được tác động xấu đến môi trường trong quá trình sản xuất.

Ngoài các sản phầm truyền thống, một số sản phẩm mới như chế tạo các thiết bị cho nhà máy điện, xi măng, tàu thủy … do các doanh nghiệp cơ khí sản xuất ra đã có uy tín trên thị trường.

Bng 3.5. Mt s kết qu hot động ca ngành công nghip cơ khí, đin t trên địa bàn tnh Hi Dương giai đon 2000 – 2012

Năm

Sản phẩm 2000 2005 2012

Máy kết hợp: in, quét, copy,

fax … (nghìn cái) - - 3.314

Máy bơm nước NN (cái) 2.773 10.418 5.414

Ô tô các loại (cái) 1.120 6.281 7.635

Tủ các loại (cái) 25.927 45.183 22.358

Bàn các loại (cái) 13.848 59.119 23.144

Ghế các loại (cái) 13.848 29.580 12.233

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương]

Bên cạnh những thành công đã đạt được, ngành công nghiệp cơ khí – điện tử Hải Dương cũng tồn tại không ít những hạn chế. Mặc dù GTSX của ngành là tương đối lớn, nhưng hình thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công lắp ráp, nên giá trị gia tăng mang lại không cao. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ nhưng hầu hết chưa qua trường lớp đào tạo nên cũng tạo ra không ít khó khăn cho các nhà tuyển dụng. Để ngành công nghiệp cơ khí – điện tử có những

bước phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai thì tỉnh Hải Dương cần có những biện pháp, chính sách khắc phục những yếu điểm nêu trên.

Nhìn chung ngành công nghiệp cơ khí - điện tử của tỉnh đã và đang khẳng định được vai trò là ngành công nghiệp trọng điểm của mình trong quá trình CNH – HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)