Biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 74

Một phần của tài liệu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 74)

5. Cấu trúc của đề tài 14

4.2.8. Biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 74

Thực hiện tốt việc lựa chọn, chấp thuận các dự án đầu tư có đủ các điều kiện cần thiết về sản xuất, môi trường. Thường xuyên tiến hành việc đánh giá hiện trạng môi trường đối với các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất hiện có. Phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề phải gắn với công tác bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng môi trường, ngăn ngừa và giảm thiếu ô nhiễm ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Có các chế tài đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường và cần di dời nếu nằm trong khu dân cư. Trong các KCN, CCN cần xây dựng các xí nghiệp xử lý môi trường tập trung. Sau năm 2010 chỉ chấp thuận đầu tư cho các dự án sản xuất công nghiệp bảo đảm môi trường vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Hải Dương là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp trọng điểm nói riêng, trong đó nổi bật là: Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú; Nguồn lao động tại chỗ dồi dào, chất lượng cao; Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện; Chính sách hợp lý của các cấp lãnh đạo …

2. Ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương ngày càng tăng cao về giá trị sản xuất công nghiệp. Đặc biệt là các ngành công nghiệp trọng điểm như: công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí - điện tử; công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm; công nghiệp may, da giày; công nghiệp sản xuất và phân phối điện ngày càng thể hiện được vai trò đầu tầu của mình, đóng góp quan trọng vào tình hình phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh.

3. Từ thực tiễn phát triển các ngành công nghiệp trọng của tỉnh Hải Dương, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị để công nghiệp tỉnh Hải Dương đẩy mạnh hơn nữa sức cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững:

- Tiếp tục triển khai sâu rộng, thực hiện có hiệu quả đề án “Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp công nghệ cao”, nhằm phát huy cao nhất thế mạnh của mình. Đây cũng là ngành tạo sức đột phá cho công nghiệp Hải Dương. Tuy nhiên phải tập trung phát triển theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững

- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở trong tỉnh. Thực tế cho thấy công nghiệp phụ trợ tạo ra nhiều việc làm, giúp giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và dịch vụ tại chỗ đi kèm. Đây là một điều kiện quan trọng tạo nên diện mạo mới cho ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công nghiệp (2006), Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam,

Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Hà Nội.

2. Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2011), tình hình kinh tế - xã hội tháng 12

và năm 2010 tỉnh Hải Dương, www.haiduong.gov.vn.

3. Cục thống kê tỉnh Hải Dương, Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm

2005, Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Cục thống kê tỉnh Hải Dương, Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm

2010, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5. Cục thống kê tỉnh Hải Dương, Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm

2012, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Hải Dương ghi dấu trên bản đồ công nghiệp Việt Nam, www.haiduong.gov.vn.

7. Sở công thương Hải Dương (2011), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động

thương mại năm 2010; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 2011.

8. Sở công thương Hải Dương (2010), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động

thương mại năm 2009; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 2010.

9. Tổng cục thống kê (2013), Niên giám thống kê năm 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. Tổng cục thống kê (2011), tình hình kinh tế - xã hội năm 2010, www.gso.gov.vn

11. Triển vọng ngành công nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Hải Dương, Báo Hải Dương (2011).

12. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (1995), Một số vấn đề địa lý công nghiệp,

Nxb Bộ GD&ĐT, Hà Nội.

13. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2005), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương,

14. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Báo cao tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2006 – 2020, Hải Dương, 2005.

15. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội 5 năm 2006 – 2010 của tỉnh Hải Dương, Hải Dương.

16. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2006), Quy hoạch phát triển công

nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2020, Hải Dương. 17. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2011), Đề án Phát triển các ngành

công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2011 – 2015, Hải Dương.

18. Các trang web khác:

-Trang web Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.Mpi.gov

-Trang web Sở Công thương Hải Dương: www.haiduongintrade.vn -Trang web của tỉnh Hải Dương: www.haiduong.gov.vn

PHỤ LỤC ẢNH

Lắp ráp ôtô tại Công ty TNHH Ford (TP Hải Dương)

Công ty cổ phần chế tại bơm (TP Hải Dương)

Công ty xi măng Hoàng Thạch (Kinh Môn)

Sản xuất dưa chuột bao tửđóng hộp (Kim Thành)

Sản xuất bánh ngọt tại công ty TNHH Hữu Bình (TP Hải Dương)

Công nhân công ty TNHH may Tinh Lợi (Nam Sách)

Một phần của tài liệu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 74)