Dân cư và nguồn lao động 36

Một phần của tài liệu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 36)

5. Cấu trúc của đề tài 14

2.3.1. Dân cư và nguồn lao động 36

Hải Dương là tỉnh có dân số lớn. Theo thống kê, năm 2012 Hải Dương có 1.735.084 người, là tỉnh có số dân đông thứ 5 trong 11 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, và đông thứ 11 trên 63 tỉnh thành cả nước. Mật độ dân số trung bình năm 2012 đạt 1048 người/Km2, lớn hơn so với Đồng bằng sông Hồng (961 người/km2), và lớn gấp 4 lần mật độ dân số trung bình cả nước (268 người/km2). Mật độ dân số trung bình của 12 huyện, thị xã, thành phố đều cao gấp nhiều lần mức trung bình của cả nước. Dân cư trong tỉnh thường tập trung đông tại các huyện, thành phố có giao thông thuận lợi, đất đai màu mỡ như: Tp Hải Dương (3090 người/km2), Gia Lộc (1218 người/km2 ), Cẩm Giàng (1178 người/km2). Những huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là những huyện trung du miền núi hoặc xa các tuyến quốc lộ chính. Thị xã Chí

Linh là nơi có mật độ dân số thấp nhất (567 người/km2). Các huyện còn lại đều có mật độ trung bình từ 900 người/km2 trở lên.

Dân cư Hải Dương chủ yếu sống ở khu vực nông thôn. Năm 2012, tỷ lệ người sống ở thành thị chỉđạt khoảng 22%. Con số này cũng phản ánh khá rõ tỷ lệ lao động trong khu vực Nông – Lâm – Thủy sản chiểm tỷ trọng cao. Tuy nhiên gần đây tỷ lệ này đang có xu hướng giảm khá rõ rệt. Cụ thể, năm 2000 chiếm 82,6% số lao động của tỉnh nhưng đến năm 2012 giảm xuống còn 54%. Tỷ lệ lao động có việc làm trong khu vực phi nông nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh, năm 2000 chiếm 17,4%, đến năm 2012 tăng lên 46% tổng số lao động đang có việc làm trong các ngành kinh tế.

Nguồn lao động của tỉnh là khá đông, năm 2012 có hơn 1,1 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Trung bình hàng năm số người trong độ tuổi lao động tăng khoảng 20.000 người, chưa kể lao động từ tỉnh lân cận di cư sang.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực ngày càng được quan tâm, hoạt động giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề đã có ở 12 huyện, thị xã, thành phô, số cơ sở dạy nghề trên toàn tỉnh đã lên tới con số 47 cơ sở, góp phần làm cho trình độ nguồn nhân lực trên địa bàn ngày càng có bước chuyển biến mới, tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, với những ngày công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ… vừa tận dụng được nguồn lao động, vừa tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân.

Tiềm năng về con người và nguồn lao động dồi dào của Hải Dương trong hiện tại và tương lai, thực sự là lợi thế cho công nghiệp Hải Dương phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu.

2.3.2. Kết cu h tng

Trong những năm gần đây, tỉnh Hải Dương đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, điện, nước, bưu chính – viễn thông, hạ tầng cơ sở các KCN, CCN gắn với hạ tầng đô thị và các khu

chung cư. Đây là tiền đề cho việc các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu và đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Cụ thể, hệ thống giao thông ngày càng được hoàn thiện và nâng cấp nhằm phục vụ nhu cầu vận tải.

Đường bộ:

 Quốc lộ 5: đây là tuyến quốc lộ xương sống, nối từ Hà Nội tới Hải Phòng. Phần chạy ngang qua giữa tỉnh Hải Dương dài 44,8 km.

 Quốc lộ 18 nối từ Hà Nội tới Quảng Ninh, phần đường chạy qua Chí Linh dài hơn 20 km.

 Ngoài ra còn 1 số quốc lộ khác như 37 dài 65,2 km; quốc lộ 38 dài 13km; quốc lộ 183 dài 20 km; quốc lộ 10 dài 1 km.

 Đường tỉnh: có 14 tuyến dài 347,3 km là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.

 Đường huyện: có 392,589 km và hơn 1300 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa.

Dự kiến đến năm 2014 – 2015, tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đi qua phía Nam tỉnh được hoàn thành sẽ tạo thêm nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp của tỉnh Hải Dương, từ đó tạo thế cân bằng trong phát triển công nghiệp giữa các huyên, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Đường sắt:

 Tuyến Hà Nội – Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, vận chuyển hàng hóa, hành khách qua 7 ga trong tỉnh với tổng chiều dài 46,3 km. Tốc độ cho phép tối đa đạt 70 km/h.

 Tuyến Kép – Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng nông lâm, thủy sản ở các tỉnh miền núi phía bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân (Quảng Ninh), cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh này.

Đường thủy:

Có 16 tuyến sông chính nối với các sông nhỏ dài 400 km, các loại thuyền 500 tấn có thể qua lại. Tuy nhiên đường thủy chưa thực sự phát triển, cảng Cống Câu là cảng lớn nhất, đạt công suất 300.000 tấn/ năm.

Hải Dương có điều kiện thuận lợi về nguồn cấp điện, hệ thống trạm và lưới điện. Trên địa bàn của tỉnh có nguồn cấp điện từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại I và II với công suất 1040 MW; nguồn điện bổ sung từ lưới điện quốc gia qua đường dây 35kv có chiều dài trên 600km từ tuyến Hà Nội-Hưng Yên-Hải Phòng. Lưới 10kv tập trung ở các thị trấn, lưới 6kv chủ yếu ở nội thành phố Hải Dương cung cấp cho 3 xí nghiệp lớn là sứ, đá mài, máy bơm. Tình trạng lưới điện 35kv: thiết diện dây dẫn nhỏ không đảm bảo chất lượng vận hành, thường xẩy ra sự cố nhất là vào mùa mưa bão.

Hải Dương có 7 trạm 35/10kv với 10 máy, dung lượng 15400 KVA; 3 trạm 35/6kv với 5 máy, dung lượng 7800 KVA; một trạm nâng thế 6/35kV (3200+5600) ở Phả Lại. Tổng dung lượng điện hiện có 248,5 nghìn KVA.

Các trạm nguồn chính của tỉnh gồm: Trạm Đồng Niên (2x25MVA - 110/35/6kV và nâng lên 105MVA); Trạm Phả Lại (2x6,3MVA-110/6kV); Trạm Hoàng Thạch (2x16MVA+1x20MVA; 110/6kV) và xây mới trạm Chí Linh (25000KVA). Mạng lưới đường dây điện đến tất cả các thôn, xóm, xã vùng sâu, vùng xa đều được lắp đặt, đạt 100% số xã, tuy vậy mạng lưới truyền tải điện năng và các trạm biến áp còn hạn chế, chưa thể đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Mạng lưới điện nông thôn còn manh mún, chuyển tải thấp và tổn thất lớn.

Với cơ sở vật chất kỹ thuật luôn được đầu tư, nâng cấp, cải thiện, tỉnh Hải Dương đã không ngừng thu hút vốn đầu tư vào các KCN, CCN tập trung. Đây thực sự là thế mạnh tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các ngành công nghiệp của tỉnh Hải Dương.

2.3.3. Vn đầu tư và khoa hc công ngh

Vốn là yếu tố hàng đầu, quyết định sự sinh tồn và phát triển của ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp thế mạnh của địa phương như: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí – điện tử, công nghiệp sản xuất và phân phối điện. Nhờ phát huy được các thế mạnh của địa phương, kinh tế tỉnh Hải Dương có tốc độ tăng trưởng cao và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến tháng 2 năm 2012, trên địa bàn tỉnh hiện có 43 dự án FDI còn hiệu lực, đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số vốn đăng ký gần 2,6 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện đạt 1,66 tỷ USD (chiếm 64%). Trong số này có 105 dự án nằm trong các KCN, với tổng số vốn đăng ký hơn 1,7 tỷ USD. Bng 2.3. Đầu tư trc tiếp nước ngoài năm 2012 trên địa bàn tnh Hi Dương Tổng Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) 20 52,1 3,2 Phân theo ngành kinh tế Công nghiệp chế biến, chế tạo 19 51.7 3.2 Thương nghiệp, dịch vụ lưu trú 1 0,4 - Phân theo đối tác đầu tư Đài Loan 1 1,5 - Hàn Quốc 8 8,6 - Nhật 7 20,3 - Trung Quốc 2 6,2 - Anh 1 15 - Khác 1 0,5 -

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2012]

Nhật Bản là nước đứng đầu cả vế số lượng dự án (32 dự án) và tổng số vốn đăng ký (720 triệu USD) đầu tư vào địa bàn tỉnh. Xét theo lĩnh vực đầu tư

thì công nghiệp – xây dựng là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư lớn nhất, với 177 dự án với số vốn đăng ký gần 2,3 tỷ USD, chiếm 88,5% tổng số vốn FDI trên toàn địa bàn. Trong đó chủ yếu đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng như sản xuất kim loại, sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản xuất máy móc, thiết bị điện …chiếm 52% số dự án và 65,7% tổng số vốn đầu tư vào ngành công nghiệp – xây dựng.

Chỉ tính riêng trong năm 2012, Nhật Bản vẫn là quốc gia đứng đầu về tổng số vốn đăng kí đầu tư vào địa bàn tỉnh với hơn 20 triệu USD, tiếp sau đó là các quốc gia khác như Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc … Xét theo ngành kinh tế thì Công nghiệp chế biến, chế tạo được là ngành thu hút nhiều vốn đầu như nhất, với hơn 51 triệu USD trong tổng số 52,1 triệu USD, cùng với đó là 19 trên tổng số 20 dự án được đầu tư.

Khoa học công nghệ là yếu tố cấu thành cơ sở vật chất và là phương pháp của sản xuất công nghiệp. Do đó, khoa học công nghệ tác động trực tiếp đến phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh. Nhận thức rõ được tầm quan trọng này, trong những năm gần đây, tỉnh Hải Dương luôn quan tâm, chú trọng đầu tư cho khoa học công nghệ, liên tục cập nhật những tiến bộ khoa học, phương pháp tổ chức quản lý tiên tiến trong khu vực và quốc tế.

2.3.4. Th trường tiêu th

Trong xu thế hội nhập hiện nay, thị trường trong vào ngoài nước có thể coi là một trong những nhân tố quyết định tới sự hình thành hay phát triển của sản phẩm công nghiệp. Thị trường tiêu thụ của Hải Dương bao gồm thị trường của hơn 1,7 triệu dân số nội tỉnh, các tỉnh thành lân cận, xa hơn là các tỉnh trong, ngoài vùng. Ngoài ra Hải Dương còn mở rộng thị trường tiêu thụ ra ngoài nước ở một số sản phẩm công nghiệp có lợi tế so sánh cao: dệt may – da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm …

Hiện tại và tương lai, thị trường tiêu thụ các sản phẩm này tiếp tục được mở rộng với những đòi hỏi ngày càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng của thị trường trong và ngoài nước. Sự phát triển về truyền thông đại chúng

đã làm cho mọi thông tin cập nhật nhanh chóng được lan tỏa tới toàn xã hội, trong đó có thông tin về tiêu thụ. Nó kích thích nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn đối với công nghiệp. Vì vậy, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức với các ngành công nghiệp Hải Dương, phải làm thế nào để tạo được sự hấp dẫn, khẳng định thị trường ổn định, bền vững.

2.3.5. Đường li, chính sách phát trin

Đường lối, chính sách phát triển ảnh hưởng trực tiếp, mang tính chất quyết định đến quá trình thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển công nghiệp. Chính vì vậy trong quá trình tổ chức sản xuất công nghiệp cần thiết phải có một đường lối chính sách phát triển đúng đắn, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển mạnh dựa trên lợi thế so sánh của tỉnh.

Đối với phát triển công nghiệp, các chính sách ưu đãi luôn có vai trò to lớn trong việc thu hút đầu tư vào các dự án của ngành. Trong đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò then chốt để thực hiện công nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng này, trong những năm qua tỉnh Hải Dương đã không ngừng ban hành, đưa ra những chính sách ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các sở, ban, ngành đẩy mạnh việc cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại cho các doanh nghiệp cũng như đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các công ty hoạt động có hiểu quả và dễ dàng mở rộng việc sản xuất kinh doanh.

Thực hiện việc phát triển công nghiệp, ngay từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), Hải Dương đã khẩn trương tiến hành quy hoạch kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Hải Dương, UBND tỉnh cũng đã ban hành một số ưu đãi, áp dụng cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN (Quyết định số 3149/2002/QĐ – UB ngày 17/7/2002 của UBND tỉnh Hải Dương) … Các KCN, CCN thường được quy hoạch, xây dựng ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi cũng với những chính sách ưu đãi về vốn đầu tư, về xây dựng các công trình hạ tầng KCN, hỗ trợ

kinh phí đào tạo lao động KCN … Do vậy, Hải Dương luôn trở thành địa bàn hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tính đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 243 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép và đi vào hoạt động. Đồng thời tỉnh không ngừng đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư phát triển những dự án quan trọng nằm trong danh mục các dự án kêu gọi đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, tổng hợp tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án trong Danh mục, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đặc thù trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Một số dự án trong lĩnh vực công nghiệp – xây dưng được UBND tỉnh kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2013 – 2020 là cơ khí, lắp ráp và xây dựng kết cấu hạ tầng cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Nhng li thế

Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nằm ở trung tâm tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, lại có một hệ thống giao thông thuận tiện, cùng hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư và hoàn thiện, Hải Dương đã và đang khẳng định được tiềm năng thế mạnh trong các ngành công nghiệp trọng điểm mũi nhọn. Vị trí địa lý thuận lợi đã góp phần đưa Hải Dương xích lại gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia như hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Khoáng sản của Hải Dương tương đối phong phú về chủng loại, với tiềm năng thế mạnh là khoáng sản phi kim loại (đá vôi, đát sét, cao lanh, than đá, than bùn, bô xít…), thích hợp phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gốm sứ, gạch chịu lửa …)

Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt ẩm phong phú, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây trồng. Đây là cơ sở cho phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

Quỹ đất dành cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp của tỉnh vẫn còn tương đối nhiều. Đây là lợi thế đặc biệt của địa phương khi các khu vực tập trung công nghiệp cao như Thành phố Hà Nội, Hải Phòng … đang có những hạn chế đất dành cho phát triển công nghiệp.

Với nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động trẻ, có sức khỏe, văn hóa, có khả năng tiếp thu nhanh những tiến bộ của khoa học công nghệ trong sản xuất, tỉnh Hải Dương đang có những lợi thế cạnh trang so với các địa phương khác trong các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như: cơ khí điện tử, dệt may, da giày, sản xuất vật liệu xây dựng …

Thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Hải Dương cũng không ngừng

Một phần của tài liệu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 36)