Những hạn chế 44

Một phần của tài liệu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 44)

5. Cấu trúc của đề tài 14

2.4.2. Những hạn chế 44

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vừa là lợi thế những đồng thời cũng là những thách thức nhất định của tỉnh Hải Dương. Điều này đặt ra cho tỉnh Hải Dương phải biết tận dụng những lợi thế cạnh

tranh của mình trước các tỉnh khác trong vùng như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh …

Số lao động qua đào tạo còn ở mức khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp còn thấp cả về năng lực quản lý, kỹ năng quản trị doanh nghiệp, chuyên gia công nghệ và trình độ tay nghề của công nhân.

Hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông nhin chung chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp như sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí – điện tử … Chất lượng đường còn thấp, đường chắp và nhiều. Giá dịch vụ hạ tầng nói chung còn cao, hệ thống cung cấp điện, nước tuy đã có nhiều ưu đãi nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chến khiến cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào địa bàn tỉnh còn nhiều e ngại.

Một số ngành sản xuất công nghiệp còn tiềm ẩn rủi ro gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các dự án đầu tư vào tỉnh đều là những dự án nhỏ, quy mô về vốn và trình động công nghệ chưa cao, trong khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn chưa được đầu tư xây dựng, nhất là hệ thống xử lý nước thải tập trung.

CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 3.1. Khái quát chung về công nghiệp tỉnh Hải Dương

Trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh Hải Dương, khu vực công nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng cao.

Bng 3. 1. T trng GDP công nghip trong GDP tnh Hi Dương giai đon 2000 – 2012

Năm 2000 2005 2010 2012

GDP toàn tỉnh (tỷ đồng – giá thực tế) 6.175 13.334 36.811 49.965 GDP công nghiệp (tỷ đồng) 2.297 5.072 13.918 17.884

% đóng góp vào GDP toàn tỉnh 37,2 38 38 36

% đóng góp vào gia tăng GDP toàn tỉnh theo giai đoạn

38,8 - -

- 37,7 -

- - 30,2

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2000, 2012] Năm 2000, tổng GDP toàn tỉnh đạt 6.175 tỷ đồng, trong đó công nghiệp đóng góp 37,2 % tổng GDP. Năm 2010, GDP đạt 36.811 tỷ đồng, gấp khoảng 6 lần năm 2000 và 2,3 lần GDP năm 2005, tỷ trọng công nghiệp tăng nhẹ lên mức 38 %. Khu vực công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong việc đóng góp vào gia tăng GDP toàn tỉnh. Với giai đoạn 2000 – 2005 đóng góp 38,8 %, và giai đoạn 2005 – 2010 đóng góp 37,7 % vào gia tăng GDP toàn tỉnh. Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012, do ảnh hưởng từ khủng hoảng và suy thoái kinh tế trên toàn thế giới nên ngành công nghiệp nước ta nói chung và công nghiệp Hải Dương nói riêng có sự sụt giảm đáng kể, mặc dù vậy nhưng GDP ngành công nghiệp vẫn đạt 17.884 tỷ đồng, chiếm 36 % toàn ngành kinh tế. Nhìn chung ta luôn thấy được vai trò hết sức quan trọng của khu vực công

nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2000 – 2012.

Bng 3.2. So sánh tc độ tăng trưởng GDP công nghip và GDP toàn tnh giai đon 2000 – 2012 (giá SS)

Giai đoạn 2001 - 2005 2006-2012

Tốc độ tăng GDP toàn tỉnh (%) 10,9 8,6 Tốc độ tăng GDP công nghiệp (%) 15,6 10,2

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương]

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSH, Hải Dương là tỉnh có ngành công nghiệp tương đối phát triển, chiếm 36 % trong cơ cấu GDP (năm 2012), cao hơn mức trung bình của cả nước (năm 2012 là 41,1%).

Nền kinh tế Hải Dương trong những năm qua cho thấy sản xuất công nghiệp luôn đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt nhịp độ tăng trưởng kinh tế chung khi liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, thường xuyên giữ được mức 2 con số và trở thành thế mạnh của tỉnh Hải Dương từ sau khi tái lập tỉnh đến nay.

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2005, 2012]

4.7  14.9  25.9  52.3  71.5  81.5  20.6 20.5 16.5 14.2 14.4 3.1 0 5 10 15 20 25 0 20 40 60 80 100 2000 2005 2007 2010 2011 2012 Hình 3.1. GTSX công nghip tnh Hi Dương

giai đon 2000 -2012

Nghìn tỷ đồng 

Năm 

Nhìn chung, ngành công nghiệp của tỉnh Hải Dương luôn đạt được những bước tiến vượt bộ trong thời gian qua, cụ thể GTSX công nghiệp của tỉnh trong những năm qua liên tục tăng. Năm 2012, GTSX công nghiệp tăng 1,6 lần so với năm 2010, tăng 3,5 lần so với năm 2005 và tăng gấp hơn 17 lần so với năm 2000. Kết quả sản xuất công nghiệp đã làm cho kinh tế - xã hội của tỉnh liên tục tăng trưởng cao, tạo nguồn thu ngân sách lớn. Tuy nhiên, chỉ số phát triển GTSX của tỉnh vẫn chưa có mức tăng đồng đều, cụ thể năm 2009, 2012 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, tăng trưởng của GTSX chỉ đạt ở mức 6,7% và 3,1% là mức tăng trưởng thấp nhất trong thập kỷ qua.

Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, năm 2000 đạt 45,5 triệu USD, năm 2005 đạt 112,5 triệu USD, năm 2010 đạt hơn 1 tỷ USD (vượt 250% so với mục tiêu đề ra), đến năm 2012 ước đạt gần 1,7 tỷ USD. Tốc độ tăng bình quân 7 năm từ 2005 – 2012 đạt 46,8%/năm, vượt xa mục tiêu đề ra (mục tiêu 26%/năm). Trong đó kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng như: giày dép các loại, hàng may mặc, bánh kẹo, thịt lợn cấp đông, hàng điện tử …

Số lao động và cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh cũng không ngừng tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có khoảng 25 nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng hơn 3 nghìn doanh nghiệp so với năm 2000. Các cơ sở sản xuất chủ yếu thuộc quy mô vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu ở TP Hải Dương, huyện Cẩm Giàng, huyện Nam Sách, huyện Tứ Kỳ, huyện Bình Giang …

Các sản phẩm công nghiệp chính của tỉnh Hải Dương cũng rất đa dạng và phong phú, được hình thành và phát triển chủ yếu dựa vào lợi thế từ các điều kiện của tỉnh, góp phần đưa ngành công nghiệp của Hải Dương không ngừng phát triển, sản phẩm được tiêu thụ mạnh trong cả nước và vươn tầm thế giới.

Bng 3.3. Mt s sn phm công nghip ch yếu ca Hi Dương Sản phẩm ĐVT 2000 2005 2012 Xi măng 1000 tấn 2.094 3.892 6.701 Điện phát ra Triệu KWh 2.055 6.766 6.855 Quần áo các loại 1000 chiếc 4.055 24.098 95.915 Giầy dép các loại 1000 đôi 2.683 5.580 9.844

Máy bơm nước Chiếc 3.365 10.418 7.250

Ô tô lắp ráp Chiếc 1.120 6.281 7.406 Nhôm hình Tấn - 5.110 5.700 Thức ăn chăn nuôi Tấn 22.130 108.324 310.000 Thịt lợn cấp đông Tấn - 3.706 3.000 Đá khai thác 1000 m³ 1.220 2.192 1.970 Nước thương phẩm 1000 m³ 4.117 7.514 14.632 Bia các loại 1000 lít 12.940 27.232 57.040 Dây cáp điện Tấn - 3.229 11.281 Gạch nung 1000 viên 207.644 500.455 665.000 Gạch Ceramic 1000 m2 - 2.887 11.180

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2010, 2012]

Ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương đã biết tận dụng và phát huy được những điểm mạnh và lợi thế của tỉnh để vươn lên trở thành một tỉnh công nghiệp mạnh của cả nước. Về quy mô sản xuất công nghiệp, Hải Dương đứng thứ 5 trọng vùng chỉ sau các tỉnh có truyền thống phát triển công nghiệp như thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc. Nếu so với cả nước thì công nghiệp Hải Dương đứng hàng thứ 8/63 tỉnh, thành phố (Năm 2009).

3.2. Hiện trạng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm tỉnh Hải Dương

3.2.1 Công nghip cơ khí - đin t

Ngành công nghiệp cơ khí, điện tử là ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò trong việc phát triển nền kinh tế đối với sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, củng cố và giữa gìn an ninh quốc phòng, là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Những năm gần đây, tỉnh đã phối hợp với các ngành trung ương sắp xếp lại các doanh nghiệp cơ khí, điện tử trong tỉnh.

Bng 3.4. GTSX ca ngành công nghip cơ khí, đin t tnh Hi Dương giai đon 2000 – 2012 (Đơn vị: tỷ đồng; giá thực tế) Chỉ tiêu 2000 2005 2012 GTSX Tỷđồng 726 3.802 26.444 % trong ngành CN 15,4 25,5 32,4 GTSX một số ngành chính SX máy móc, thiết bị 49 233 12.605 SX TBvp, sửa chữa khác - 8 1.426 SX máy móc thiết bịđiện - 463 929 SX radio, tivi - 2 - SX sửa chữa xe có động cơ 501 4.361 9.788 SX phương tiện vận tải khác 9 73 286 SX giường tủ, bàn ghế 167 337 1.410

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2010, 2012]

Một số sản phẩm ngành công nghiệp cơ khí, điện tử của tỉnh đã đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng, trong nước, có một số sản phẩm đã được xuất khẩu ra nước ngoài: như ô tô Ford, nhôm Tung Kuang, dây cáp điện Taya, dây điện và thiết bị thông tin của Công ty Sumidenso, máy bơm nước liên doanh EBARA … Đây là những sản phẩm đạt chất lượng cao.

GTSX công nghiệp của nhóm ngành sản xuất xe có động cơ trong những năm qua luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 50% so với tổng giá trị của ngành; tiếp sau là sản xuất máy móc, thiết bị và sản xuất thiết bị điện chiếm trên 25%.

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2010, 2012]

Những sản phẩm này đã góp phần lớn vào sự phát triển công nghiệp nhanh và bền vững của tỉnh. Năm 2012, GTSX công nghiệp ngành cơ khí đạt 26.444 tỷ đồng, gấp hơn 35 lần năm 2000 ( đạt 726 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2012 đạt hơn 20%/năm. GTSX ngành cơ khí – điện tử luôn chiếm tỷ trọng cao và không ngừng tăng lên trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh Hải Dương trong thời gian qua. Năm 2000, GTSX của ngành chỉ chiếm 15,4 % toàn ngành công nghiệp, nhưng đến năm 2012 tỷ trọng của ngành đã tăng lên gấp hơn 2 lần, ước đạt 32,4 % toàn ngành công nghiệp. Điều này khẳng định rõ vai trò quan trọng và vị thế to lớn của ngành cơ khí - điện tử.

Ưu điểm nổi bật của ngành là có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao, tiêu biểu là lục lượng lao động trong ngành sản xuất, lắp ráp các

0 5 10 15 20 25 30 2000 2005 2007 2010 2011 2012 0.7 3.8 6.9 15.1 24.1 26.4 Hình 3.2. GTSX ca ngành công nghip cơ khí - đin t tnh Hi Dương giai đon 2000 - 2012 Nghìn tỷ đồng Năm

thiết bị điện, sản xuất tàu thủy, ô tô, điện tử. Năm 2000, có khoảng 4.500 người lao động trong ngành, nhưng đến năm 2012 số lao động có trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề cao được qua đào tạo đã lên tới gần 20.000 người, đã đưa máy móc, thiết bị mới, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cao vào sản xuất cải thiện nơi làm việc, an toàn vệ sinh công nghiệp cho người lao động, đồng thời giảm thiểu được tác động xấu đến môi trường trong quá trình sản xuất.

Ngoài các sản phầm truyền thống, một số sản phẩm mới như chế tạo các thiết bị cho nhà máy điện, xi măng, tàu thủy … do các doanh nghiệp cơ khí sản xuất ra đã có uy tín trên thị trường.

Bng 3.5. Mt s kết qu hot động ca ngành công nghip cơ khí, đin t trên địa bàn tnh Hi Dương giai đon 2000 – 2012

Năm

Sản phẩm 2000 2005 2012

Máy kết hợp: in, quét, copy,

fax … (nghìn cái) - - 3.314

Máy bơm nước NN (cái) 2.773 10.418 5.414

Ô tô các loại (cái) 1.120 6.281 7.635

Tủ các loại (cái) 25.927 45.183 22.358

Bàn các loại (cái) 13.848 59.119 23.144

Ghế các loại (cái) 13.848 29.580 12.233

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương]

Bên cạnh những thành công đã đạt được, ngành công nghiệp cơ khí – điện tử Hải Dương cũng tồn tại không ít những hạn chế. Mặc dù GTSX của ngành là tương đối lớn, nhưng hình thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công lắp ráp, nên giá trị gia tăng mang lại không cao. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ nhưng hầu hết chưa qua trường lớp đào tạo nên cũng tạo ra không ít khó khăn cho các nhà tuyển dụng. Để ngành công nghiệp cơ khí – điện tử có những

bước phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai thì tỉnh Hải Dương cần có những biện pháp, chính sách khắc phục những yếu điểm nêu trên.

Nhìn chung ngành công nghiệp cơ khí - điện tử của tỉnh đã và đang khẳng định được vai trò là ngành công nghiệp trọng điểm của mình trong quá trình CNH – HĐH đất nước.

3.2.2. Công nghip sn xut vt liu xây dng

Hải Dương là tỉnh có nhiều lợi thế trong việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Trong nhiều năm trở lại đây, ngành luôn có mức tăng trưởng tương đối cao, đóng góp tích cực vào GTSX công nghiệp của tỉnh. Hiện tại ngành không ngừng đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở, tích cực sắp xếp lại việc tổ chức và sản xuất.

Hình 3.3. T trng GTSX ngành công nghip vt liu xây dng trong toàn ngành công nghip tnh Hi Dương

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2005, 2012]

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng luôn được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh giải giai đoạn hiện nay, trong đó, sản xuất xi măng, gạch ốp lát, gạch nung Tuynen, là những sản phẩm có sản lượng lớn, tạo dựng được uy tín trên thị trường cả nước, đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách tỉnh. 16,5%  83,5 %  Công nghiệp sản xuất VLXD Năm 2000 14,7%  85,3%  Công nghiệp khác Năm 2012

GTSX năm 2012 đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đề ra, tăng gấp gần 4 lần năm 2005 và tăng gấp hơn 6 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 – 2005 là 11,4%/ năm, giai đoạn 2006 – 2012 tăng lên 12,2%/ năm. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã phát huy được lợi thế của mình, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số. Trong giai đoạn 2000 – 2012 , tỷ trọng GTSX ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng luôn chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương (năm 2000 là 24,7%, năm 2012 là 14,8%).

Bng 3.6. GTSX và mt s sn phm chính ngành công nghip vt liu xây dng tnh Hi Dương giai đon 2000 – 2012 Chỉ tiêu 2000 2005 2012 GTSX Tỷ đồng 2.025 3.637 12.098 % 24,7 24,4 14,8 Một số sản phẩm chính Xi măng (nghìn tấn) 2.094 3.855 6.188 Gạch nung (triệu viên) 207 467 750 Gạch ceramic (nghìn m2) - 3.500 12.180

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2010, 2012]

Một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu:  Sản xuất xi măng:

Sản xuất xi măng là ngành quan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp sản xuất xi măng phát triển nhanh trên địa bàn các huyện Kinh Môn, Kim Thành, do gần với nguồn nguyên liệu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Ngành công nghiệp xi măng

chiếm tỷ trọng 25% trong sản xuất công nghiệp của tỉnh. Sản lượng đạt gần 7 triệu tấn, chiếm hơn 13% sản lượng xi măng sản xuất của cả nước.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 đơn vị sản xuất xi măng lớn:

- Nhà máy xi măng Hoàng Thạch: với 3 xây chuyền sản xuất theo công nghệ của Đan Mạch, công suất 3,5 triệu tấn/năm, chất lượng tốt, được người sử dụng ưu chuộng. Sản phẩm xi măng Hoàng Thạch năm 2009 tiêu thụ trên thị trường đạt hơn 4 triệu tấn, là một trong những công ty có sản lượng tiêu thụ đứng đầu cả nước.

Sau 30 năm đi vào hoạt động, Công ty xi măng Hoàng Thạch đã sản xuất và cung cấp cho đất nước gần 50 triệu tấn xi măng, nộp ngân sách nhà nước 3.794 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt hơn 3.800 tỷ đồng. Xi măng Hoàng Thạch luôn là đơn vị dẫn đầu, trở thành thương hiệu nổi tiếng, biểu tượng cho

Một phần của tài liệu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 44)