Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm 57

Một phần của tài liệu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 57)

5. Cấu trúc của đề tài 14

3.2.3. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm 57

Chế biến lương thực thực phẩm được đánh giá là ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh Hải Dương. Đây là ngành công nghiệp có số lượng lớn các cơ sở sản xuất, chiểm trên 70% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Đây là nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh, góp phần tăng giá trị xuất khẩu của tỉnh với một số mặt hàng như : thịt lợn cấp đông, dưa chuột muối, bánh đậu xanh, bia hơi, vải sấy …

Trên thực tế, GTSX công nghiệp của ngành chế biến lương thực thực phẩm từ năm 2000 – 2012 tăng gấp gần 20 lần nhưng tỷ trọng GTSX so với tổng GTSX công nghiệp toàn ngành vẫn còn khá khiêm tốn (8,4%). Tốc độ tăng trưởng bình quân trong các giai đoạn từ 2000 – 2012 luôn ở mức cao (giai đoạn 2001 – 2006 đạt 25%, giai đoạn 2006 – 2012 đạt 14%). Đến năm 2012 GTSX công nghiệp của ngành đạt gần 7 nghìn tỷ đồng, vượt mức mục tiêu đặt ra. Có được thành quả to lớn này là do tỉnh đã phát huy được tối đa các lợi thế của ngành.

Bng 3.7. GTSX và mt s sn phm chính ngành công nghip chế biến lương thc thc phm tnh Hi Dương giai đon 2000 - 2012

Chỉ tiêu 2000 205 2012 GTSX Tỷ đồng 336 1.340 6.837 % 7,1 9 8,4 Một số sản phẩm chính Gạo, ngô xay xát (nghìn tấn) 582 692 2016 Thức ăn gia súc (nghìn tấn) 22,1 108,3 404 Bánh kẹo các loại (nghìn tấn) 3,8 20,8 21,2 Bia các loại (triệu lít) 12,4 27,2 56,1

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2005, 2012]

Một số sản phẩm chủ yếu mang lại GTSX cao cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của tỉnh Hải Dương:

Chế biến rau, củ, quả

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương chỉ có 1 doanh nghiệp nhà nước là Công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu, đã thực hiện cổ phần hóa vào cuối năm 2005. Ngoài ra còn một số doanh nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu thuộc các thành phần kinh tế khác là Công ty xuất nhập khẩu Hải Dương, Công ty TNHH Vạn Hoa, Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu Hùng Sơn, Công ty TNHH Triền Mậu, Công ty châu Á Thái Bình Dương … Các cơ sở này có đầu tư thiết bị, ứng dụng các công nghệ mới nhưng đã số vẫn còn ở quy mô nhỏ và trung bình. Một số cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài tuy có công nghệ tương đối tiên tiến nhưng quy mô sản xuất cũng không lớn. Do đó đến nay, các sản phẩm của ngành cũng chưa có tính cạnh tranh cao.

Chế biến thịt

Có 3 cơ sở chế biến thịt, chủ yếu là Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu, Công ty TNHH Việt Thành với sản phẩm lợn sữa đông lạnh, công suất thiết kế 1.500 tấn/ năm, Công ty TNHH Thắng Lợi sản xuất thịt lợn sữa đông lạnh xuất khẩu với sản lượng trung bình năm khoảng 2.000 tấn. Trong thời gian qua, các cơ sở này có đầu tư thêm thiết bị, kho lạnh nhưng chủ yếu là để đảm bảo chất lượng sản phẩm, còn công suất chế biến tăng không đáng kể. Việc phát triển thêm các cơ sở chế biến mới hầu như không có.

Năm 2012, lượng thit lợn cấp đông lạnh xuất khẩu của tỉnh đạt hơn 3.000 tấn, tăng gấp 3,5 lần so với sản lượng xuất khẩu năm 2000.

Sản xuất bánh kẹo

Đây là ngành có lợi thế cạnh tranh của tỉnh so với các tỉnh khác trong vùng và so với cả nước. Sản phẩm bánh kẹo chủ yếu trên địa bàn tỉnh là: bánh đậu xanh truyền thống của các cơ sở sản xuất có thương hiệu nổi tiếng như: Quê Hương, Hòa An, Gia Bảo … bánh kẹo của cơ sở sản xuất Hữu Bình, Nghĩa Mỹ (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Năm 2009, sản lượng bánh kẹo toàn tỉnh đạt 21.172 tấn, trong đó xuất khẩu trên 8.000 tấn.

Hiện nay, ngành sản xuất bánh kẹo cũng gặp một số khó khăn như nguyên liệu không đáp ứng đủ cho sản xuât. Nhu cầu về đỗ xanh khoảng 5-6 nghìn tấn/năm, nhưng trong tỉnh chỉ cung ứng được vài trăm tấn, các cơ sở sản xuất phải mua từ các tỉnh khác, mất thêm chi phí vận tải. Gạo nếp dùng cho sản xuất bánh kẹo xuất khẩu tuy số lượng không lớn nhưng yêu cầu về chất lượng lại chưa đáp ứng được. Về thị trường xuất khẩu bánh đậu xanh chủ yếu là Trung Quốc.

Chế biến lương thực và thức ăn gia súc

Sản lượng lương thực chế biến trong tỉnh hàng năm khoảng 600 nghìn tấn. Cơ sở chế biến nhỏ lẻ, chất lượng tuy đã từng bước được nâng lên, tuy nhiên chủ yếu vẫn là để tiêu dùng trong tỉnh và cung cấp cho các tỉnh và thành phố lân cận.

Năm 2012 sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất là khoảng hơn 300 nghìn tấn, tăng gấp gần 20 lần so với sản lượng của năm 2000. Trong những năm qua, do nhu cầu về thức ăn gia súc tăng nhanh, năm bắt được tình hình trên, nên một số cơ sở sản xuất thức ăn gia súc trong tỉnh đã mở rộng quy mô, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất sản lượng thức ăn gia súc. Một số cơ sở quy mô lớn, công nghệ sản xuất hiện đại như: Công ty thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ công suất 60 nghìn tấn/năm; Công ty TNHH ANT công suất 200 nghìn tấn/năm; Công ty Vina công suất 120 nghìn tấn/ năm.

Tổng số lao động trong ngành khá lớn so với tổng số lao động công nghiệp trong toàn tỉnh, chiếm từ 20% - 40%. Năm 2000, số lao động tham gia trong ngành là gần 25 nghìn người, chiếm 35% trong tổng số lao động công nghiệp, năm 2012 là hơn 41 nghìn người chiếm hơn 20% số lao động công nghiệp trong toàn tỉnh.

Số cơ sở sản xuất của ngành năm 2012 là gần 14 nghìn cơ sở (chiếm 55% số cơ sở sản xuất toàn ngành). Mặc dù có số lượng lớn về cơ sở sản xuất cũng như lực lượng lao động đông đảo, nhưng do quy mô còn nhỏ lẻ nên GTSX của phân ngành này chỉ chiểm một tỷ trọng nhỏ trong tổng GTSX công nghiệp của toàn tỉnh (chiếm khoảng 8,4 % năm 2012).

Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tuy không chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh Hải Dương, nhưng lại chiếm hơn 55% số cơ sở sản xuất và hơn 20% số lao động công nghiệp trong toàn tỉnh. Do vậy, đây cũng là một nhóm ngành cần được quan tâm đầu tư một cách hợp lý.

Bên cạnh những thành công đã đạt được, ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tỉnh Hải Dương cũng gặp phải không ít những hạn chế như: sản phẩm còn đơn giản, thị trường đầu ra không ổn định, máy móc thiết bị còn lạc hậu, vì nguyên liệu đầu vào đa phần là nông sản nên sản xuất còn mang tính mùa vụ … Trong thời gian tới, tỉnh Hải Dương cần phải có những chính sách, giải pháp kịp thời, đồng bộ để giải quyết các vấn đề nêu trên.

Một phần của tài liệu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 57)