Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 53

Một phần của tài liệu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 53)

5. Cấu trúc của đề tài 14

3.2.2. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 53

Hải Dương là tỉnh có nhiều lợi thế trong việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Trong nhiều năm trở lại đây, ngành luôn có mức tăng trưởng tương đối cao, đóng góp tích cực vào GTSX công nghiệp của tỉnh. Hiện tại ngành không ngừng đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở, tích cực sắp xếp lại việc tổ chức và sản xuất.

Hình 3.3. T trng GTSX ngành công nghip vt liu xây dng trong toàn ngành công nghip tnh Hi Dương

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2005, 2012]

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng luôn được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh giải giai đoạn hiện nay, trong đó, sản xuất xi măng, gạch ốp lát, gạch nung Tuynen, là những sản phẩm có sản lượng lớn, tạo dựng được uy tín trên thị trường cả nước, đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách tỉnh. 16,5%  83,5 %  Công nghiệp sản xuất VLXD Năm 2000 14,7%  85,3%  Công nghiệp khác Năm 2012

GTSX năm 2012 đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đề ra, tăng gấp gần 4 lần năm 2005 và tăng gấp hơn 6 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 – 2005 là 11,4%/ năm, giai đoạn 2006 – 2012 tăng lên 12,2%/ năm. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã phát huy được lợi thế của mình, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số. Trong giai đoạn 2000 – 2012 , tỷ trọng GTSX ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng luôn chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương (năm 2000 là 24,7%, năm 2012 là 14,8%).

Bng 3.6. GTSX và mt s sn phm chính ngành công nghip vt liu xây dng tnh Hi Dương giai đon 2000 – 2012 Chỉ tiêu 2000 2005 2012 GTSX Tỷ đồng 2.025 3.637 12.098 % 24,7 24,4 14,8 Một số sản phẩm chính Xi măng (nghìn tấn) 2.094 3.855 6.188 Gạch nung (triệu viên) 207 467 750 Gạch ceramic (nghìn m2) - 3.500 12.180

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2010, 2012]

Một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu:  Sản xuất xi măng:

Sản xuất xi măng là ngành quan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp sản xuất xi măng phát triển nhanh trên địa bàn các huyện Kinh Môn, Kim Thành, do gần với nguồn nguyên liệu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Ngành công nghiệp xi măng

chiếm tỷ trọng 25% trong sản xuất công nghiệp của tỉnh. Sản lượng đạt gần 7 triệu tấn, chiếm hơn 13% sản lượng xi măng sản xuất của cả nước.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 đơn vị sản xuất xi măng lớn:

- Nhà máy xi măng Hoàng Thạch: với 3 xây chuyền sản xuất theo công nghệ của Đan Mạch, công suất 3,5 triệu tấn/năm, chất lượng tốt, được người sử dụng ưu chuộng. Sản phẩm xi măng Hoàng Thạch năm 2009 tiêu thụ trên thị trường đạt hơn 4 triệu tấn, là một trong những công ty có sản lượng tiêu thụ đứng đầu cả nước.

Sau 30 năm đi vào hoạt động, Công ty xi măng Hoàng Thạch đã sản xuất và cung cấp cho đất nước gần 50 triệu tấn xi măng, nộp ngân sách nhà nước 3.794 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt hơn 3.800 tỷ đồng. Xi măng Hoàng Thạch luôn là đơn vị dẫn đầu, trở thành thương hiệu nổi tiếng, biểu tượng cho sự bền vững và phát triển.

- Công ty cổ phần xi măng Trung Hải: với công nghệ lò đứng, thiết bị Trung Quốc được đầu từ năm 1995 nên chất lượng xi măng Trung Hải ở mức trung bình, do vậy nên có mức tiêu thụ khá tốt. Từ năm 2004, sản xuất đã vượt công suất thiết kế (8,8 vạn tấn/ năm).

- Nhà máy xi măng Phúc Sơn: là nhà máy liên doanh giữa Việt Nam và tập đoàn Lucky (Đài Loan), vốn đầu tư 170 triệu USD, công suất thiết kế 1,8 triệu tấn/ năm, công nghệ sản xuất lò quay. Đến năm 2009, dây chuyền 2 Nhà máy xi măng Phúc Sơn chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động. Việc đưa cả 2 dây chuyền đi vào hoạt động đã đưa tổng công suất của nhà máy lên 4 triệu tấn/ năm, góp phần đưa tổng sản lượng xi măng tỉnh Hải Dương lên gần 15 triệu tấn/ năm tạo việc làm cho hơn 1000 lao động.

Sản xuất gạch nung:

Hiện tại, sản xuất gạch nung đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và một phần cung cấp cho các tỉnh lân cận. Sản lượng gạch nung năm 2012 đạt 750 triệu viên.

- Sản xuất gạch bằng lò tuynen:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 9 nhà máy sản xuất gạch bằng lò tuynen. Ngoài ra, tại mỏ sét Trúc Thôn còn có một phân xưởng với 4 lò, công suất mỗi lò 1 vạn viên mỗi năm. Công nghệ sản xuất của 9 đơn vị theo phương pháp liên hoàn sấy nung, công suất lớn, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và ít gây ô nhiễm môi trường.

- Sản xuất gạch nung thủ công:

Gạch sản xuất theo phương pháp thủ công, cung cấp cho thị trường mỗi năm từ 250 – 300 triệu viên, sử dung lao động tại chỗ. Các lò gạch thủ công phân bố rải rác khắp 2 bên bờ sông Thái Bình và Kinh Môn. Tuy nhiên gây ô nhiễm môi trường tương đối lớn trong quá trình sản xuất, nên UBND tỉnh đã ra quyết định chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công từ tháng 3/2006.

- Sản xuất gạch không nung:

Công suất hàng năm đạt khoảng 20 triệu viên, chủ yếu là gạch chất lượng thấp nên chỉ dùng để xây dựng các công trình phụ.

Sản xuất gạch ốp lát

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 nhà máy sản xuất gạch ốp lát gồm: - Nhà máy gạch ốp lát Hải Dương thuộc Công ty gạch ốp lát Hà Nội (Tổng công ty gốm sứ xây dựng – Bộ xây dựng), thiết bị và công nghệ của Italy, công suất 1 m2/năm, tiêu chuẩn chất lượng châu Âu, được người tiêu dùng ưu chuộng. Sắp tới nhà máy sẽ mở rộng, đưa công suất tăng lên khoảng 1,8 triệu m2/ năm.

- Nhà máy gạch của Công ty gạch chịu lửa Trúc Thôn, công suất 2 triệu m2/năm, thiết bị công nghệ Italy, đi vào hoạt động từ tháng 7/2003. Sản phẩm đã được xuất khẩu, chiếm 5% sản lượng, Do có nguồn nguyên liệu tại chỗ nên sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh cao.

- Nhà máy gạch ốp lát của công ty TNHH Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, công suất 3 triệu m2/năm mới đi vào sản xuất từ năm 2005.

Sản xuất vôi

Toàn tỉnh có 5 đơn vị sản xuất vôi,gồm: một công ty TNHH và 4 hợp tác xã, ngoài ra còn khoảng 170 hộ sản xuất vôi. Do xi măng và vữa xây dựng đang dần thay thế vôi trong xây dựng nên sản xuất vôi tăng chậm và không có sự đầu tư sản xuất mới.

Trong giai đoạn 10 năm tới, vật liệu xây dựng vẫn là ngành có tốc độ phát triển cao để đáp ứng như cầu xây dựng của các công trình, nhà máy và xây dựng các khu dân cư, đô thị mới. Trong đó ngành sản xuất xi măng có lợi thế hơn các ngành sản xuất công nghiệp khác là có nguồn nguyên liệu tại chỗ, chất lượng tốt, ít tạp chất với trữ lượng hơn 200 triệu tấn, đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất xi măng của các đơn vị hiện có trong thời gian dài. Các sản phẩm xi măng của Hải Dương nhất là thương hiệu xi măng Hoàng Thạch đã có uy tín trên thị trường, có khả năng cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng.

Một phần của tài liệu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 53)