Ngành công nghiệp dệt may, d a giày 61

Một phần của tài liệu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 61)

5. Cấu trúc của đề tài 14

3.2.4. Ngành công nghiệp dệt may, d a giày 61

Đây là những ngành quan trọng trong chiến lược phát triển hàng tiêu dùng hướng ra xuất khẩu vì công nghệ đơn giản, không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, sử dụng nhiều lao động phổ thông, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho địa phương. Năm 2012, tỉnh Hải Dương có hơn 5.000 cơ sở may, da giày trong đó hơn 4.700 cơ sở sản xuất trong ngành dệt may. Số cơ sở của ngành chiếm hơn 20% số cơ sở sản xuất công nghiệp trong toàn tỉnh.

GTSX của ngành may, da giày liên tục tăng nhanh, từ năm 2000-2006 mức tăng trưởng trung bình đạt tăng trưởng 23,4 %. Đây là giai đoạn ngành dệt may có mức tăng trưởng khá cao so với giai đoạn 2006-2012 (13,6%). Tuy nhiên, tỷ trọng GTSX của ngành công nghiệp dệt may, da giày trong cơ cấu công nghiệp chế biến của tỉnh chưa cao, chiếm 7,32% trong năm 2012.

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2010, 2012]

Sản xuất quần áo may sẵn Hải Dương năm 2005 đạt sản lượng 24,1 triệu sản phẩm, tăng 5,9 lần so với năm 2000 đạt hơn 4,1 triệu sản phẩm. Đến năm 2012, sản phẩm của ngành tăng nhanh, gấp gần 6 lần so với sản lượng 0 2000 4000 6000 8000 2000 2005 2007 2010 2011 2012 461  1,720  2,057  5,122  5,579  7,492 

Hình 3.4. GTSX ngành công nghip dt - may, da - giày tnh Hi Dương giai đon 2000 - 2012

Tỷ đồng 

năm 2005, đạt 135,5 triệu sản phẩm. Mức tăng trưởng sản xuất quần áo may mặc trung bình hàng năm giai đoạn 2001- 2005 đạt trung bình 42,5 %, giai đoạn 2006 - 2012 đạt trung bình 28 %.

Sản lượng ngành sản xuất giày dép các loại của tỉnh năm 2005 đạt 6.234 nghìn đôi, tăng 2,32 lần so với sản lượng sản xuất năm 2000 (2.680 nghìn đôi), năm 2012, sản lượng tăng 11.500 nghìn đôi. Mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001-2005 đạt 15,7 %, giai đoạn 2006 - 2012 tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ còn 10,8 %.

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ngành là quần áo, giày dép các loại nhìn chung đều tăng trong giai đoạn 2000-2012: quần áo xuất khẩu năm 2012 tăng gấp 33 lần so với năm 2000; giày dép các loại tăng 4,3 lần so với năm 2000. Đây là hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ngành công nghiệp dệt may, da giày. Năm 2012 tổng giá trị xuất khẩu của quần áo và giầy dép các loại đạt 280,7 triệu USD, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Bng 3.8. Sn phm xut khu chính ca ngành công nghip may, da giày tnh Hi Dương giai đon 2000-2012

Sản phẩm Đơn vị 2000 2005 2007 2010 2012

Quần áo may sẵn Triệu cái 4,1 24,1 77,5 114,3 135,5 Giày dép các loại Triệu đôi 2,7 6,2 10,7 12,0 11,5

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2005, 2012]

Tính đến năm 2012, ngành da giày Hải Dương có 290 cơ sở, trong đó nổi bật là Công ty CP giày Cẩm Giàng (sản lượng 2 triệu đôi/ năm, trên 3000 lao động); Công ty giày Hải Dương (sản lượng 1,5 triệu đôi/năm với gần 2000 lao động). Ngoài ra có Giầy Việt Phát, Công ty TNHH STELLAR Việt Nam, Công ty Nam Hải, Bình Dương, Công ty Giày Sao Sáng …

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có khoảng 21 doanh nghiệp may mặc lớn, có tên tuổi, thương hiệu như: Công ty May I, Công ty May II, Công ty may Vĩnh Thịnh … Về tư nhân có một số cơ sở lớn như Xí nghiệp may tư

nhân Tuấn Kỳ, HTX may Cựu chiến binh thành phố Hải Dương … Về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có: Công ty may Tinh Lợi, Công ty TNHH BVT, Công ty may Fomostar Việt Nam, Công ty QT TNHH Đông Tài Việt Nam, Công ty TNHH Phú Nguyên… Công ty TNHH YA-AJM Việt Nam, năng lực sản xuất hơn 4 triệu sản phẩm may mặc/năm và 6,5 triệu chiếc mũ, nón các loại; Công ty TNHH may mặc MAKALOT Việt Nam, sản xuất sản phẩm dệt may xuất khẩu, năng lực sản xuất khoảng 2,5 triệu sản phẩm/năm.

Đây là ngành có số lao động tập trung khá lớn, chiếm trên 32% tổng số lao động của tỉnh, với khoảng gần 40.000 lao động. Trong đó chủ yếu lao động trong ngành may trang phục (70%) lao động ngành may, da giày.

Hiện nay, công nghiệp may, da giày luôn được tỉnh đánh giá cao và coi là ngành chủ lực, tạo lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp đã được đầu tư trang thiết bị tiên tiến, công nghệ mới. Các sản phẩm may mặc cũng phong phú hơn như: comple xuất khẩu, túi, mũ, sơ mi cao cấp … Nhiều sản phẩm đã tạo được thương hiệu cạnh tranh với những mặt hàng cùng loại khác ở thị trường EU, Mỹ, Nhật, Hồng Kông … góp phần lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Hải Dương là một trong những trung tâm may mặc, giầy dép lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ cả về sản xuất lẫn tiêu thụ, nhờ vào năng lực sản xuất cũng như uy tín của các doanh nghiệp lớn trong ngành. Một số doanh nghiệp may mặc có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư công nghiệp tiên tiến, trang thiết bị hiện đại, nên sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, đảm bảo tính cạnh tranh, có khả năng hội nhập cao. Trong những năm tới, công nghiệp may, da giầy vẫn sẽ tiếp tục phát triển không ngừng và cho thấy vai trò, vị thế to lớn một ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành công nghiệp may mặc, da dày Hải Dương cũng gặp phải không ít những hạn chế như: yếu kém trong

quản lý, hình thức sản xuất chủ yếu là gia công, nguồn nguyên liệu nhập khẩu hoàn toàn nên giá trị gia tăng thấp.

Một phần của tài liệu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh hải dương giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 61)