1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank

83 304 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 898 KB

Nội dung

Trên cở sở thống kê và phân tích về tình hình huy động vốn tạiTechcombank có so sánh với các ngân hàng khác trong nước và các ngânhàng nước ngoài, luận văn đã tìm hiểu được điểm tích cực

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 3

MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của luận văn 4

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Những đóng góp của luận văn 5

6 Kết cấu cấu của đề tài 6

CHƯƠNG 1 7

TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG NGÂN HÀNG 7

THƯƠNG MẠI 7

1.1 Tổng quan về ngân hàng TM: 7

1.1.1 Sự ra đời của Ngân Hàng TM: 7

1.1.2 Hoạt động của Ngân Hàng Thương mại: 9

1.2 Các nguồn vốn của Ngân hàng thương mại: 13

1.2.1 Vốn chủ sở hữu: 13

1.2.2 Nguồn tiền gửi: 15

1.2.3 Nguồn vốn đi vay: 19

1.2.4 Các nguồn vốn khác: 22

1.3 Công tác huy động vốn tại các NHTM: 22

1.3.1 Các công cụ huy động vốn: 22

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM: 24

1.4 Phương pháp để tăng cường huy động vốn: 28

1.4.1 Thực hiện các chính sách và biện pháp đồng bộ để gia tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng: 28

1.4.2 Sử dụng các công cụ cơ bản để tìm kiếm vốn: 29

1.4.3 Đa dạng hoá các nguồn vốn huy động và tạo cơ cấu phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng: 29

1.5 Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng: 29

1.5.1 Ngân hàng Citi Bank: 29

1.5.2 Ngân hàng Standard Chartered Bank: 31

1.5.3 Ngân hàng ANZ: 31

1.5.4 Một số bài học kinh nghiệm đối với NHTM Việt Nam: 33

CHƯƠNG 2 35

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP KỸ THƯƠNG 35

VIỆT NAM 35

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam: 35

2.2 Vài nét khái quát về NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam: 35

2.3 Thực trạng huy động vốn tại Techcombank: 41

2.2.1 Huy động qua tiền gửi thanh toán: 41

Trang 2

2.2.2 Huy động qua tiền gửi có kỳ hạn: 42

2.2.3 Huy động qua tiền gửi tiết kiệm: 42

2.4 Đánh giá tình hình huy động vốn tại Techcombank: 44

2.4.1 Phân tích cơ cấu huy động vốn của Techcombank: 44

2.4.2 Phân tích nguồn vốn huy động: 51

2.5 Đánh giá khái quát hoạt động huy động vốn tại Techcombank: 55

2.5.1 Những kết quả đạt được: 55

2.5.2 Những hạn chế: 59

2.5.3 Một số nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế: 62

2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan: 62

2.5.3.2 Nguyên nhân chủ quan: 65

CHƯƠNG 3 67

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 67

3.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Techcombank: 67

3.1.1 Chính sách của nhà nước và diễn biến của thị trường thế giới: 67

3.1.2 Định hướng của NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam: 70

3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn của NH TM CP Kỹ Thương Việt Nam: .72 3.2.1 Hoàn thiện và mở rộng các hình thức huy động vốn: 72

3.2.2 Phát triển các sản phẩm mới: 73

3.2.3 Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng: 75

3.2.4 Chú trọng đến chính sách nhân sự: 77

3.2.5 Đẩy mạnh chính sách Marketing: 78

3.2.6 Tăng cường công nghệ và trang bị thiết bị quản lý hiện đại: 81

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 3

Ngân hàng: NH

Ngân hàng trung ương: NHTW

Ngân hàng nhà nước: NHNN

Ngân hàng thương mại: NHTM

Ngân hàng thương mại cổ phần: NH TMCP

NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam: Techcombank

Máy rút tiền tự động: ATM

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

1 Biểu 2.1: Quy mô huy động vốn so với các NH khác

2 Biểu 2.2: Cơ cấu huy động theo loại hình của Techcombank

3 Biểu 2.3: Cơ cấu huy động theo thị trường của Techcombank

4 Biểu 2.4: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn của Techcombank

5 Biểu 2.5: Phân tích nguồn huy động qua tài khoản thanh toán

6 Biểu 2.6: Phân tích nguồn huy động qua tiền gửi tiết kiệm

MỞ ĐẦU

Trang 4

1 Tính cấp thiết của luận văn.

Nền kinh tế hiện nay có nhiều biến động nhất là về mặt giá cả chủyếu là giá xăng, giá hàng hoá tiêu dùng, giá vàng và sự mất giá của đồngViệt Nam sau khi vượt qua năm 2009 đầy biến động với biết bao sự kiện

về sự khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước đã ảnh hưởng không nhỏtới tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng đặc biệt là nghiệp vụ huyđộng vốn

Nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọngnhất của mỗi ngân hàng Nguồn vốn huy động được chính là nguyên liệuđầu vào với ngân hàng để từ đó ngân hàng sẽ luân chuyển và điều phối đểtạo ra những sản phẩm thiết thực cho thị trường Để đảm bảo đầu vào củangân hàng được đều đặn và chi phí ít nhất luôn là mục tiêu đầu tiên vớimỗi ngân hàng Trong giai đoạn hệ thống ngân hàng trong nước đang cạnhtranh gay gắt như hiện nay thì việc duy trì được nguồn vốn đầu vào giá rẻ

là rất cấp bách Techcombank hiểu rõ được nhiệm vụ hàng đầu này và đãluôn cố gắng tạo sự khác biệt, cải tiến trong dịch vụ để thu hút nhiều kháchhàng hơn nữa

Xuất phát từ nhận định trên, tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng caokhả năng huy động vốn của NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam –Techcombank”

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn.

Qua quá trình tìm hiểu và phân tích về tình hình huy động vốn củaTechcombank tôi đưa ra những nhận định về điểm mạnh cũng như điểmyếu của Techcombank Từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh

và hạn chế những điểm yếu trong đó có đưa ra những giải pháp hạn chế rủi

ro trong huy động vốn đặc biệt là rủi ro lãi suất để hỗ trợ Techcombankhuy động vốn hiệu quả hơn nữa

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạnghuy động vốn của Techcombank thông qua quy mô huy động vốn, cơ cấuhuy động vốn Sau là nghiên cứu đưa ra giải pháp thiết thực cho hoạt độnghuy động vốn của Techcombank

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chủ yếu hoạt động huy động vốncủa Techcombank trong 3 năm gần đây nhất là từ năm 2007 đến 2009 và

06 tháng đầu năm 2010

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận cơ bản cho việcnghiên cứu Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp hệ thống hoá,phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp đánh giá sự phát triển trong quy

mô huy động vốn của Techcombank

Trong đó luận văn còn sử dụng phương pháp mô hình trong phântích tình hình huy động cũng như phương pháp lượng hoá rủi ro lãi suấttrong huy động của Techcombank

5 Những đóng góp của luận văn.

Trên cở sở thống kê và phân tích về tình hình huy động vốn tạiTechcombank có so sánh với các ngân hàng khác trong nước và các ngânhàng nước ngoài, luận văn đã tìm hiểu được điểm tích cực và điểm hạn chếtrong chính sách của Techcombank Từ đó đưa ra giải pháp đúng đắn nhất

để tăng cường huy động vốn nhiều hơn cho ngân hàng đó là:

- Đa dạng hoá sản phẩm

- Nâng cao công tác chăm sóc khách hàng

- Nâng cấp hệ thống công nghệ ngân hàng

- Đẩy mạnh công tác Marketing

Trang 6

- Có chế độ đãi ngộ nhân viên tốt nhất và phù hợp với nhu cầu thực tế.

6 Kết cấu cấu của đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 3 chương sau:

Chương 1: Tổng quan về huy động vốn trong hệ thống ngân hàng.Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NH TMCP Kỹ Thương

Việt Nam

Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NH TMCP

Kỹ Thương Việt Nam

Tuy nhiên, do bị hạn chế về cập nhật thông tin cũng như về kiếnthức, luận văn chắc chắn sẽ có thiếu sót Kính mong nhận được nhiều ýkiến đóng góp của Quý thầy cô, bạn bè và độc giả để nội dung luận vănđược hoàn chỉnh hơn

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG NGÂN HÀNG

Trang 7

THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về ngân hàng TM:

1.1.1 Sự ra đời của Ngân Hàng TM:

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nềnkinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thươngmại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượngcác ngân hàng

Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nềnkinh tế Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh

tế - xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng Ngân hàng là nguồn thu nhập quantrọng của nhiều hộ gia đình Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối vớicác doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước… Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất.Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế,đặc biệt chính sách tiền tệ, vì vậy

là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn địnhkinh tế

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử pháttriển của nền sản xuất hàng hoá Qúa trình phát triển kinh tế là điều kiện vàđòi hỏi sự phát triển của ngân hàng, đến lượt mình, sự phát triển của hệ thốngngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

Nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của cácthợ vàng Việc lưu hành những đồng tiền riêng của mỗi quốc gia hoặc vùnglãnh thổ kết hợp với thương mại và giao lưu quốc tế tạo ra yêu cầu đúc và đổitiền thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngượclại Lợi nhuận thu được là từ chênh lệch giá mua bán

Trang 8

Người làm nghề đổi tiền thường là người giàu, trước đó có thể đã làmnghề cho vay nặng lãi Họ thường có két tốt để cất giữ đảm bảo an toàn Doyêu cầu cất trữ tiền của các lãnh chúa, các nhà buôn nhiều người làm nghềđổi tiền thực hiện luôn cả nghiệp vụ cất trữ hộ Thực hiện cất trữ hộ làm tăngthu nhập, tăng khả năng đa dạng các loại tiền, tăng qui mô tài sản của ngườikinh doanh tiền tệ Việc cất trữ hộ nhiều người khác là điều kiện để thực hiệnthanh toán hộ và thanh toán không dùng tiền mặt Với những ưu điểm củamình thanh toán không dùng tiền mặt đã thu hút các thương gia gửi tiền nhiềuhơn.

Trong điều kiện lưu thông tiền kim loại (bạc hoặc vàng), các chủ cửahàng vàng bạc vừa đổi tiền, thanh toán hộ, vừa đúc tiền Những ngân hàngloại này được gọi là ngân hàng của những thợ vàng

Nghề ngân hàng cũng được bắt đầu từ nghề cho vay nặng lãi Một sốngười cho vay nặng lãi đã thực hiện cả nghiệp vụ đổi tiền, giữ hộ và thanhtoán hộ

Những người kinh doanh tiền tệ đầu tiên đã dùng vốn tự có để cho vay,nhưng điều đó đã nhanh chóng thay đổi Từ hoạt động thực tiễn, các chủ ngânhàng nhận thấy thường xuyên có người gửi tiền vào và có người lấy tiền ra,song tất cả người gửi tiền không rút tiền cùng một lúc nên đã tạo số dưthường xuyên ở ngân hàng Do tính chất vô danh của tiền, chủ ngân hàng cóthể sử dụng tạm thời một phần tiền gửi của khách để cho vay Hoạt động chovay tạo nên lợi nhuận lớn cho ngân hàng, do vậy các ngân hàng đều tìm cách

mở rộng thu hút tiền gửi để cho vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền.Bằng cách cung cấp các tiện ích khác nhau mà ngân hàng huy động đượcngày càng nhiều tiền gửi, là điều kiện để mở rộng cho vay và hạ lãi suất chovay

Trang 9

Tóm lại, ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nềnkinh tế Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụhoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế Vấn đề ở chỗ các yếu tốtrên đang không ngừng thay đổi Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính – baogồm cả các công ty chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương

hỗ và công ty bảo hiểm ngân hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụcủa ngân hàng Ngược lại, ngân hàng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh(các tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấpdịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảohiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vu mới khác

Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phươngdiện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp Ngân hàng là các tổ chứctài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt

là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tàichính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế Một

số định nghĩa dựa trên các hoạt động chủ yếu Ví dụ: Luật các tổ chức tíndụng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “ Hoạt động ngânhàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dungthường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cungứng dịch vụ thanh toán”

1.1.2 Hoạt động của Ngân Hàng Thương mại:

Chương 3 của luật tổ chức tín dụng nêu ra các hoạt động của tổ chứctín dụng, trong đó chủ yếu là ngân hàng thương mại, bao gồm:

- Hoạt động huy động vốn

- Hoạt động tín dụng

- Hoạt động dịch vụ thanh toán

- Hoạt động ngân quỹ

Trang 10

- Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trườngtiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinhdoanh dịch vụ mua bảo hiểm, nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, dịch vụ tư vấn vàcác dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

■ Hoạt động huy động vốn:

Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:

 Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dướihình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loai tiền gửikhác

 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huyđộng vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước

 Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của

tổ chức tín dụng nước ngoài

 Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước

 Các hình thức huy động khác theo quy định của nhà nước

■ Hoạt động tín dụng:

Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dướicác hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảolãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàngNhà nước Trong các hoạt động tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng vàchiếm tỷ trọng lớn nhất

* Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn

Trang 11

* Bảo lãnh: NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực

hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khácbằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một NHTMkhông được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM

* Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá

ngắn hạn khác đối với các tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu cácthương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụngkhác

* Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng

phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng Việc thành lập, tổ chức vàhoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo nghị định của chínhphủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính

■ Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thôngqua ngân hàng, NHTM được mở tài khoản cho các khách hàng trong và ngoàinước Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua ngânhàng nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNNnơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư dự trữ bắt buộc theo quyđịnh Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiềngửi tại Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh Hoạtđộng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ bao gồm các hoạt động sau:

 Cung cấp các phương tiện thanh toán

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng

 Thực hiện thu hộ và chi hộ

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN

 Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép

Trang 12

 Thực hiện dịch vụ thu và phạt tiền mặt cho khách hàng.

 Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và thanh toán liên ngân hàng trongnước

 Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép

■ Các hoạt động khác:

Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng vàcung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, NHTM còn thể hiện một số hoạtđộng khác, bao gồm:

Góp vốn và mua cổ phần: NHTM được sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự

trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụngkhác trong nước theo quy định của pháp luật Ngoài ra, NHTM còn được gópvốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngânhàng liên doanh

Tham gia thị trường tiền tệ: NHTM được tham gia thị trường tiền tệ,

theo quy định của NHNN, thông qua các hình thức mua bán các công cụ củathị trường tiền tệ

Kinh doanh ngoại hối: NHTM được phép trực tiếp kinh doanh hoặc

thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trườngtrong nước và thị trường quốc tế

Uỷ thác và nhận uỷ thác: NHTM được uỷ thác và nhận uỷ thác làm

đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản

lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng

uỷ thác, đại lý

Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: NHTM được cung ứng dịch vụ bảo

hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảohiểm theo quy định của pháp luật

Trang 13

Tư vấn tài chính: NHTM được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính,

tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty

tư vấn trực thuộc ngân hàng

Bảo quản vật quý giá: NHTM được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật

quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quantheo quy định của pháp luật

1.2 Các nguồn vốn của Ngân hàng thương mại:

Trong cơ chế thị trường, vốn là một trong những yếu tố tiên quyết tácđộng đến quy mô và hiệu quả của hoạt động kinh doanh Ngân hàng thươngmại là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, một

tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền kinh tế Cho nên việc tạolập, tổ chức và quản lý vốn của ngân hàng thương mại là một trong những vấn

đề được quan tâm hàng đầu không chỉ với riêng bản thân các ngân hàngthương mại mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế

Một cách tổng thể, vốn của ngân hàng thương mại cũng bao gồm hai bộphận: Vốn chủ sở hữu và các khoản nợ Tuy nhiên, do đặc thù của lĩnh vựckinh doanh cho nên các nguồn hình thành nên vốn hoạt động của ngân hàngthương mại có những sự khác biệt, được xem xét cụ thể qua các nguồn vốncủa ngân hàng sau đây:

1.2.1 Vốn chủ sở hữu:

Vốn của ngân hàng là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng (nên còngọi là vốn chủ sở hữu), nó bao gồm vốn tự có và vốn coi như tự có

+ Vốn tự có: bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ

Vốn điều lệ: là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản

điều lệ của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi ngân hàng thương mạiđược thành lập Gọi là vốn điều lệ vì vốn này được ghi rõ trong điều lệ hoạt

Trang 14

động của ngân hàng Vốn điều lệ có thể điều chỉnh được tăng lên trong quátrình hoạt động của ngân hàng

Vốn điều lệ có thể do nhà nước cấp nếu đó là ngân hàng thương mạiquốc doanh, có thể là vốn đóng góp của cổ đông nếu là ngân hàng thương mại

cổ phần Trên thế giới, vốn của hầu hết các ngân hàng thương mại dưới dạngvốn cổ phần coi số vốn cổ phần là phần vay nợ từ các cổ động Do vậy, việchuy động vốn để thành lập ngân hàng cổ phần cũng được coi là nghiệp vụ vaynợ

Quy mô vốn điều lệ của ngân hàng thương mại lớn hay nhỏ là tuỳ vàoquy mô của ngân hàng với số lượng chi nhánh nhiều hay ít và địa bàn hoạtđộng là thành thị hay nông thôn, và không được nhỏ hơn vốn pháp định quyđinh cho ngân hàng đó Đây là số vốn tối thiểu theo luật định mà ngân hàngphải có để đi vào hoạt động Số vốn pháp định phụ thuộc vào các nghiệp vụ

mà ngân hàng thực hiện, địa bàn hoạt động, số chi nhánh mà nó có

Vốn điều lệ được sử dụng vào mục đích mua sắm tài sản, trang thiết bịban đầu cần thiết cho hoạt động của ngân hàng; góp vốn liên doanh; cho cácthành phần kinh tế vay và thực hiện các dịch vụ khác của ngân hàng Cácngân hàng không được phép sử dụng nguồn vốn nào khác ngoài vốn điều lệ

để đầu tư vào tài sản cố định của ngân hàng và hùn vốn liên doanh

Quỹ dự trữ: Được hình thành từ 2 quỹ là quỹ dự trữ để bổ sung vốn

điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro Các quỹ này được trích từ lợinhuận ròng (là lợi nhuận sau khi đã trừ thuế), hàng năm của ngân hàng Việchình thành các quỹ này nhằm làm tăng vốn tự có của Ngân hàng, đồng thờiđảm bảo an toàn trong kinh doanh

+ Vốn coi như tự có:

Vốn coi như tự có bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngânhàng Đây là những khoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chỉ tiêu

Trang 15

nhất định nhưng tạm thời chưa được sử dụng, ví dụ: lợi nhuận chờ phân bổ,tiền lương chưa đến hạn thanh toán hoặc các quỹ chuyên dùng chưa sử dụngđến như quỹ phát triển nghiệp vụ ngân hàng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,quỹ khấu hao tài sản cố định

Vốn của ngân hàng thường chiếm tỷ trọng nhỏ (không quá 10%) trongtổng nguồn vốn mà ngân hàng nắm giữ nhưng lại là nguồn vốn có ý nghĩa đặcbiệt vì nó phản ánh thực lực tài chính của ngân hàng, do vậy nó quyết địnhqui mô hoạt động của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tiến hành kinh doanh,thu hút những nguồn vốn khác và cho vay Nó được ví như một cái đệm đểchống đỡ sự giảm giá trị của những tài sản có của ngân hàng, sự giảm giá trị

có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản

1.2.2. Nguồn tiền gửi:

1.2.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn:

Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào (nên cònđược gọi là “tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu”

Tiền gửi không kỳ hạn được để trong các tài khoản gọi là tài khoảnvãng lai Người gửi tiền có thể gửi thêm tiền vào hoặc rút tiền ra khỏi tàikhoản bất cứ lúc nào Do tính chất có thể rút ra bất cứ lúc nào nên dạng tiềngửi này thường chỉ được hưởng lãi suất rất thấp hoặc không được ngân hàngtrả lãi nhưng đổi lại người gửi tiền được sử dụng các dịch vụ thanh toán quangân hàng Các ngân hàng thậm chí còn yêu cầu duy trì một số dư tối thiểutrên tài khoản Trường hợp trong thời gian dài trên tài khoản không có tiềnhoặc có số dư thấp hơn mức tối thiểu quy định thì chủ tài khoản còn phải trảphí duy trì tài khoản cho ngân hàng Phải trả phí dịch vụ thanh toán haykhông là tuỳ vào quy định của ngân hàng

Với loại tiền gửi này, người gửi không nhằm mục đích hưởng lãi màchủ yếu là nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động

Trang 16

thanh toán qua ngân hàng Chính vì vậy mà loại tiền gửi này còn được gọi làtiền gửi thanh toán.

Hầu hết các tài khoản vãng lai đều ở dạng tài khoản có khả năng phátséc, tức là ngân hàng cho phép người chủ tài khoản được phép phát hành séc

để thanh toán

1.2.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn:

Là loại tiền gửi chỉ được rút sau một thời hạn nhất định từ một vàitháng đến vài năm Mức lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn tiềngửi không kỳ hạn nhưng những người gửi tiền loại này không được hưởngdịch vụ thanh toán qua ngân hàng ( ví dụ như không được ký phát séc) Mụcđích chủ yếu của những người gửi tiền có kỳ hạn là để lấy lãi

Về nguyên tắc, tiền gửi có kỳ hạn không được rút ra trước thời hạn,song để cạnh tranh thu hút khách hàng, các ngân hàng vẫn cho phép rút trướchạn Tuy nhiên, người gửi tiền rút trước hạn sẽ phải chịu một khoản phạt,chẳng hạn chỉ được hưởng lãi suất bằng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạnhoặc không được hưởng lãi, tuỳ theo quy định của từng ngân hàng trong từngthời kỳ

Ở các nước phát triển, tiền gửi có kỳ hạn thường dưới dạng các chứngchỉ tiền gửi, còn ở Việt Nam tiền gửi có kỳ hạn thường dưới hai dạng:

- Tiền gửi có kỳ hạn theo tài khoản;

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng.Trong hình thức này, ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ để huy độngvốn nhằm mục đích đã định, ví dụ để đầu tư cho một dự án

Kỳ phiếu được phát hành theo hai phương thức:

- Phát hành theo mệnh giá: Trong hình thức này người mua trả tiền mua

kỳ phiếu theo mệnh giá như ghi trên kỳ phiếu Khi đến hạn ngân hàng sẽ hoàntrả vốn gốc và thanh toán lãi cho người mua kỳ phiếu

Trang 17

- Phát hành dưới hình thức chiết khấu: Trong hình thức này người mua

sẽ trả số tiền mua kỳ phiếu bằng mệnh giá trừ đi khoản lãi mà họ được hưởng.Khi đến hạn, ngân hàng sẽ hoàn trả cho khách hàng theo mệnh giá của kỳphiếu Như vậy, trong trường hợp này, khách hàng đã được trả lãi trước

1.2.2.3 Tiền gửi tiết kiệm:

Là khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm mụcđích hưởng lãi theo định kỳ Các mức lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn gửiđược ngân hàng công bố sẵn Các kỳ hạn thường là 1, 3, 6 ,9, 12 tháng hoặctrên 1 năm (18, 24 tháng ) Hình thức phổ biến và cổ điển nhất của tiền gửitiết kiệm là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ Khi gửi tiền, ngân hàng cấp chongười gửi một cuốn sổ dùng để ghi nhận các khoản tiền gửi vào và tiền rút ra.Quyển số này đồng thời có giá trị như một chứng thư xác nhận về khoản tiền

đã gửi Ngoài ra, còn có những hình thức khác như chứng chỉ tiết kiệm, tráiphiếu tiết kiệm

Ở Việt Nam, tiền gửi tiết kiệm bao gồm ba loại sau:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi tiết kiệm màngười gửi tiền có thể gửi vào và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cầnbáo trước cho ngân hàng Ngân hàng trả lãi cho loại tiền gửi này nhưng rấtthấp Loại tiền gửi này gần giống với tiền gửi không kỳ hạn, chỉ khác là nóluôn được hưởng lãi, nhưng đổi lại không được hưởng các dịch vụ thanh toánqua ngân hàng Gửi tiền dạng này nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và

dự phòng cho các nhu cầu chi tiêu trong thời gian ngắn đồng thời được hưởngmột chút lãi dù thấp

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi

cố định trước Loại tiền gửi này cũng tương tự như tiền gửi có kỳ hạn ở cácđiểm là không được phép rút trước hạn (nếu rút trước sẽ phải chịu phạt nhưchỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc thậm chí không được hưởng lãi),

Trang 18

được hưởng lãi cao hơn các dạng tiền gửi không kỳ hạn và không được hưởngcác dịch vụ thanh toán qua ngân hàng Với dạng tiền gửi này, người gửi chỉđược gửi tiền vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đến hạn Một lầngửi được coi là một khoản tiền gửi riêng biệt Mức tối thiểu của mỗi lần gửitiền do từng ngân hàng qui định.

- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Là hình thức tiết kiệm trung và dàihạn nhằm mục đích xây dựng nhà ở Ngoài hưởng lãi, thì người gửi tiền cònđược ngân hàng cho vay nhằm bổ sung thêm vốn cho mục đích xây dựng nhà

ở Mức cho vay tối đa bằng số dư tiền gửi tiết kiệm

Lý do phải tách riêng tiền gửi tiết kiệm ra mà không xếp vào hai dạngtiền gửi trên (tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn) mặc dù tính chấtcủa chúng rất giống nhau là vì đây là tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, làtài sản tích luỹ của quốc gia, được xem là nguồn vốn nội lực của đất nước,cho nên cần có chính sách ưu tiên bảo vệ Ví dụ: Các NHTW thường buộc cácngân hàng thương mại khi huy động dạng tiền gửi này thì phải mua bảo hiểmcho chúng; Hoặc các công ty tài chính không được huy động dạng tiền gửinày

Tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn là nguồn vốn quan trọngnhất của ngân hàng thương mại Đây là nguốn vốn tương đối ổn định vì ngânhàng nắm được những kỳ luân chuyển của vốn, vì vậy ngân hàng có thể dùng

để cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn đều được Vốn tiền gửi là nguồnvốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn, là nguồn vốn chủ yếu

để ngân hàng kinh doanh Nó phản ánh bản chất của ngân hàng là đi vay đểcho vay Chính vì vậy, người ta gọi bản chất của ngân hàng thương mại làngân hàng tiền gửi

1.2.3 Nguồn vốn đi vay:

Trang 19

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng còn có thể vay vốn từ NHTWhay các tổ chức tín dụng khác, hoặc từ thị trường tài chính trong và ngoàinước.

1.2.3.1 Vay từ NHTW:

Bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi được NHTW cho phép thành lậphoặc hoạt động đều hưởng quyền vay tiền tại NHTW trong trường hợp thiếuhụt dự trữ hay quá thiếu tiền mặt NHTW cấp tín dụng cho các ngân hàngthương mại chủ yếu dưới hai hình thức, đó là:

- Chiết khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá

- Cho vay thế chấp hay ứng trước

Do vậy, tiền vay NHTW còn gọi là tiền chiết khấu hay ứng trước

Hiện nay, NHNN Việt Nam áp dụng 3 hình thức cấp tín dụng sau:

- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạnkhác

- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng Thường là các hồ sơ tín dụng hỗ trợtheo yêu cầu của nền kinh tế, như thu mua lương thực, nông sản; dự trữ vật

tư, nguyên liệu; sản xuất hàng hoá XK thuộc diện ưu tiên

1.2.3.2 Vay ngắn hạn các khoản dự trự từ các TCTD khác:

Mục đích chính của loại vay này là nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theoqui định của NHTW Trong quá trình hoạt động, một số ngân hàng thươngmại có những ngày cho vay quá nhiều dẫn đến sự thiếu hụt dự trữ bắt buộc tạiNHTW Trong khi đó lại có một vài ngân hàng thương mại khác thừa dự trữ

Để đảm bảo dự trữ theo qui định của NHTW, ngân hàng thương mại thiếu hụt

dự trữ sẽ vay của ngân hàng thương mại có dự trữ dư thừa Thời hạn của loạicho vay này rất ngắn, thường không quá một tuần

1.2.3.3 Vay từ các công ty:

Trang 20

Ở các nước phát triển, ngân hàng thương mại còn có thể vay trực tiếp

từ các công ty bằng các hình thức:

- Vay ngắn hạn bằng các Hợp đồng mua lại: Hợp đông mua lại là hợpđồng trong đó ngân hàng bán các tín phiếu kho bạc mà mình đang nắm giữcho các tổ chức kinh tế đang tạm thời thừa thiếu tiền mặt, có kèm theo điềukhoản mua lại số tín phiếu đó sau một vài ngày hay một vài tuần với mức giácao hơn Về thực chất đây là một công cụ để vay nợ ngắn hạn (thường khôngquá hai tuần) của các ngân hàng trong đó sử dụng tín phiếu kho bạc làm vậtthế chấp Hợp đồng mua lại là một hình thức giải quyết vấn đề kẹt tiền mặtcấp thời cho ngân hàng thương mại Lượng tiền mặt thu được từ hợp đồngmua lại được xem như một khoản vay nợ ngắn hạn Ở các nước phát triển,thời gian tối đa của hợp đồng này thường không quá hai tuần

- Vay từ công ty mẹ: Ở các nước phát triển, một công ty hoặc tập đoànkinh doanh có thể là chủ của một hoặc nhiều ngân hàng thương mại Khi ngânhàng thương mại phát hành trái phiếu hay giấy nợ để vay tiền từ thị trường,

nó sẽ chịu sự quản lý và ràng buộc của NHTW về dự trữ, lãi suất và thủ tục.Trong khi đó, nếu công ty mẹ thực hiện điều này, nó không phải bị ràng buộc

về dự trữ, lãi suất, số lượng do NHTW qui định, vì bản thân nó không phải làmột ngân hàng Do vậy, các công ty mẹ của ngân hàng thường thay thế nóphát hành trái phiếu, cổ phiếu công ty hay các loại thương phiếu để huy độngvốn, sau đó chuyển vốn huy động được về cho ngân hàng hoạt động dưới hìnhthức cho vay lại

1.2.3.4 Vay từ thị trường tài chính trong nước:

Các ngân hàng thương mại có thể vay từ thị trường tài chính thông quaphát hành các chứng từ có giá như:

- Chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng: Đây thực chất là cácchứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn, có thể mua đi bán lại trên thị trường khi

Trang 21

chưa đáo hạn Thời gian đáo hạn của loại chứng chỉ này thường không quá 6tháng kể từ ngày phát hành.

- Trái phiếu ngân hàng: Đây là một công cụ vay nợ dài hạn ngân hàng

từ thị trường chứng khoán Thời hạn vay thường từ 2 năm trở lên Loại này cóthể mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán khi đáo hạn

1.2.3.5 Vay nước ngoài:

Các ngân hàng thương mại cũng có thể tìm kiếm nguồn vốn hoạt động

từ việc phát hành phiếu nợ để vay tiền ở nước ngoài Do loại tiền sử dụngtrong thanh toán quốc tế hiện nay là USD cho nên vay tiền ở nước ngoàithường vay bằng USD Các ngân hàng thương mại ở Mỹ là những ngân hàng

đi đầu trong việc vay tiền ngoài nước để hoạt động ( từ những năm 1940) Đó

là những khoản vay mượn đô la Châu Âu, tức là những khoản tiền gửi bằngUSD thuộc các ngân hàng nước ngoài hoặc những chi nhánh ở nước ngoàicủa các ngân hàng Mỹ là Châu Âu nên đã phát sinh thuật ngữ đô la Châu Âu

để chỉ các khoản vay USD từ Châu Âu của các ngân hàng thương mại Mỹ.Đến những năm 1960, các ngân hàng thương mại ở các nước Nhật, Pháp,Đức, Anh cũng phát hành phiếu nợ để vay USD từ nước ngoài không chỉ ởChâu Âu mà còn lan sang các thị trường giàu có USD khác như các nước xuấtkhẩu dầu lửa Trung Đông, Nam Mỹ, Đông Á Tuy nhiên thuật ngữ đô laChâu Âu vẫn tiếp tục được sử dụng khá phổ biến ở phần lớn các ngân hàngtrên thế giới để chỉ khoản tài sản nợ này

Loại trái phiếu đô la Châu Âu chỉ dùng để vay USD và khi đến hạncũng trả vốn và lãi bằng USD Thời gian đến hạn của loại trái phiếu nàythường rất ngắn, dưới 3 tháng Trong những thị trường tài chính lớn như NewYork, London, Paris loại trái phiếu này được xem không khác gì USD

Trang 22

Ở nhiều nước (Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan ) việc phát hành loạitrái phiếu Euro Dollar chỉ được giới hạn vào một số ngân hàng đặc biệt nhưNgân hàng ngoại thương, ngân hàng xuất nhập khẩu.

Vốn vay đã trở thành một nguồn vốn quan trọng hơn của ngân hàngtrong thời gian qua

1.3 Công tác huy động vốn tại các NHTM:

1.3.1 Các công cụ huy động vốn:

13.1.1 Tạo vốn thông qua tiền gửi thanh toán:

Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào Ngườigửi tiền có thể gửi thêm tiền vào hoặc rút tiền ra khoải tài khoản bất cứ lúcnào Với loại tiền gửi này, người gửi không nhằm mục đíc hưởng lãi mà chủyếu là nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanhtoán qua ngân hàng Do tính chất có thể rút ra bất cứ lúc nào nên dạng tiềnnày thường chỉ được hưởng lãi suất rất thấp hoặc không được ngân hàng trảlãi nhưng đổi lại người gửi tiền được hưởng các dịch vụ thanh toán qua ngânhàng Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng Tuynhiên do người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào nên nguồn vốn này thườngxuyên biến động, vì vậy ngân hàng chủ yếu dùng nó để cho vay ngắn hạn

1.3.1.2 Tạo vốn thông qua tiền gửi có kỳ hạn:

Trang 23

Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một thời hạn nhất định

từ một vài tháng đến một vài năm Mức lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thườngcao hơn tiền gửi không kỳ hạn nhưng những người gửi tiền loại này khôngđược hưởng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng Mục đích chủ yếu của ngườigửi tiền là để lấy lãi Về nguyên tắc, tiền gửi có kỳ hạn không được rút ratrước thời hạn, song để cạnh tranh thu hút khách hàng các ngân hàng vẫn chophép rút trước hạn Tuy nhiên, người gửi tiền rút trước hạn sẽ phải chịu mộtkhoản phạt, chẳng hạn chỉ được hưởng lãi suất bằng lãi suất của tiền gửikhông kỳ hạn hoặc không được hưởng lãi, tuỳ theo quy định của từng ngânhàng trong từng thời kỳ

1.3.1.3 Tạo vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm:

Là khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm mụcđích hưởng lãi theo định kỳ Các mức lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn gửiđược ngân hàng công bố sẵn Các hình thức kỳ hạn thường là 1, 3, 6, 9, 12tháng hoặc trên 1 năm Hình thức phổ biến và cổ điển nhất của tiền gửi tiếtkiệm là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ Khi gửi tiền, ngân hàng cấp cho ngườigửi một cuốn sổ dùng để ghi nhận như một chứng thư xác nhận về khoản tiền

đã gửi Ngoài ra, còn có những hình thức khác như chứng chỉ tiết kiệm, tráiphiếu tiết kiệm

Tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn là nguồn vốn quan trọngnhất của ngân hàng thương mại Đây là nguồn vốn tương đối ổn định vì ngânhàng nắm được những kỳ luân chuyển của vốn, vì vậy ngân hàng có thể dùng

để cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn đều được

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM:

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn củaNHTM, mỗi loại nguồn vốn chịu ảnh hưởng khác nhau bởi các nhân tố đó

Trang 24

Do vậy, NHTM cần phải nghiên cứu đặc điểm của từng nguồn vốn và cácnhân tố ảnh hưởng để có những biện pháp huy động phù hợp với mục tiêutăng trưởng tương ứng của ngân hàng.

1.3.2.1 Các nhân tố chủ quan:

A, Lãi suất cạnh tranh:

Lãi suất là một trong những biến số chủ chốt, cơ bản mà ngân hàng cóthể tác động vào thị trường vốn, tác động vào các đối tượng khách hàng gửitiền khác nhau đặc biệt trong cơ chế thả nổi lãi suất như hiện nay Định giánguồn vốn huy động là tiền gửi là một việc làm quan trọng và khá phức tạpđối với các nhà quản trị ngân hàng Nếu ngân hàng phải trả một mức lãi suấtlớn để thu hút và duy trì sự ổn định lượng tiền gửi của khách hàng thì phảichịu áp lực về gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận Tuy nhiên, trước sự cạnhtranh gay gắt giữa các ngân hàng, việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh làđiều khó tránh khỏi Các ngân hàng cạnh tranh với nhau để thu hút nguồn vốntiền gửi không chỉ với các ngân hàng khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm,với các công cụ của thị trường vốn (trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu)

Hiện nay, chính phủ hầu hết các nước đã loại bỏ lãi suất trần đối vớiNHTM Lúc này, việc xây dựng mức lãi suất cạnh tranh ngày càng trở nênthiết yếu; nghĩa là mỗi dịch vụ liên quan đến tiền gửi thường được định giásao cho khoản thu đủ bù đắp tất cả phần lớn chi phí cho việc cung cấp dịch vụđó

B, Các yếu tố chủ quan khác:

- Tính chất sở hữu của ngân hàng: Yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếpđến mô hình quản lý, cơ chế quản lý và chiến lược kinh doanh của các ngânhàng từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tạo lập và quản lý các nguồn vốn Ở ViệtNam trong những năm gần đây tác động của yếu tố này khá rõ nét

Trang 25

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: NHTM cần phải xác định rõnhững điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng mình nhằmđịnh vị được chỗ đứng hiện tại của ngân hàng, đồng thời có những dự đoán sựthay đổi của môi trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, trong đóphát triển quy mô và chất lượng nguồn vốn là một bộ phận quan trọng.

- Quy mô vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu được coi là đệm chống đỡ

sự sụt giảm giá trị tài sản của NHTM Để đảm bảo mức độ an toàn tối thiểu,cần có quy định giới hạn giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động nhằm tạo mộtkhoảng cách an toàn trong hoạt động của ngân hàng Trong mối tương quangiữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động, nếu chênh lệch đó càng lớn thì hệ số

an toàn của ngân hàng ngày càng thấp

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: một NHTM có trụ sở kiên cố, bề thế, mạnglưới các chi nhánh, điểm giao dịch thuận lợi cùng các trang thiết bị và côngnghệ hiện đại sẽ là một trong những yếu tố tạo uy tín cho khách hàng gửitiền vào ngân hàng

- Thương hiệu: đó chính là uy tín của ngân hàng được tạo dựng quanhiều năm, có đội ngũ lãnh đạo và nhân viên chuyên nghiệp, năng động, nhiệttình, sáng tạo, thương hiệu của ngân hàng được nhiều khách hàng biết đến vàtin tưởng thì việc huy động vốn sẽ rất thuận lợi

- Chiến lược cạnh tranh khách hàng: mức độ cạnh tranh trong lĩnh vựctài chính – ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, các tổ chức tài chính phingân hàng cũng được phép huy động vốn trên thị trường sẽ làm cho thị phầncủa các ngân hàng giảm đi Do vậy, các NHTM muốn thu hút được vốn cầnphải tăng cường các giải pháp và chính sách linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhấtnhu cầu của khách hàng về chất lượng, chủng loại, dịch vụ ngân hàng, kíchthích nhu cầu của khách hàng để đạt mức sử dụng sản phẩm của ngân hàngcao nhất Cần phải xác định rằng ngay khi ngân hàng tạo ra được một sảnphẩm được xã hội ưa chuộng thì trong thời gian ngắn gần như lập tức, các

Trang 26

ngân hàng khác cũng có thể tạo ra sản phẩm đó để cạnh tranh Do vậy, ngânhàng các ngân hàng phải luôn luôn cải tiến và nâng cao năng lực cạnh tranhmới giữ vững được vị trí trong thị trường.

- Công nghệ: Trong lĩnh vực tài chính đặc biệt là ngân hàng thì côngnghệ đóng vai trò then chốt trong việc duy trì và phát triển hệ thống ngânhàng Một ngân hàng có được hệ thống công nghệ phát triển đồng nghĩa với

ưu thế cạnh tranh trong thị trường về tính nhanh nhạy và chính xác Do vậy,

ưu tiên phát triển công nghệ là một trong những yêu cầu quan trọng trongchiến lược phát triển ngân hàng

- Chính sách đãi ngộ nhân viên: Một chính sách khuyến khích nhânviên sẽ tạo động lực cho cả một tập thể đoàn kết và cùng nhau tiến lên Chínhsách này không chỉ đánh giá trên tiền lương, thưởng tốt mà còn là môi trườnglàm việc chuyên nghiệp và cơ hội thăng tiến cho mỗi cá nhân có khả năng.Với sự cam kết về chính sách tốt sẽ giữ được nhân viên gắn bó lâu dài vàcống hiến hết khả năng cho ngân hàng

1.3.2.2 Các nhân tố khách quan:

- Lạm phát: làm giảm sức mua của đồng tiền Lạm phát tác động tiêucực đến việc huy động vốn của ngân hàng Nó làm xói mòn giá trị sức mualên mỗi đơn vị tiền tệ Ngân hàng chỉ có thể khắc phục tác động này bằngcách duy trì một mức lãi suất thực dương hoặc đảm bảo bằng một giá trị hiệnvật (chẳng hạn như tiền gửi tiết kiệm được đảm bảo bằng vàng)

- Sự ổn định về chính trị: có tác động rất lớn vào tâm lý và niềm tin củangười gửi tiền Nền chính trị quốc gia ổn định, người dân sẽ tin tưởng gửi tiềnvào hệ thống ngân hàng nhiều hơn, ngân hàng sẽ là cầu nối hữu hiệu giữa tiếtkiệm và đầu tư

- Môi trường kinh tế: được hiểu là các yếu tố như tốc độ tăng trưởngkinh tế, thu nhập quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát có ảnh hưởng rất lớnđến nguồn tiền gửi tại các NHTM Môi trường kinh tế ổn định thì nguồn tiền

Trang 27

gửi tại các ngân hàng sẽ được tăng cao Ngược lại, nếu môi trường kinh tếkhông ổn định, nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội sẽ được chuyển thành cácdạng đầu tư khác có giá trị ổn định và bền vững hơn như vàng, nhà đất

- Sự thay đổi trong chính sách tài chính, tiền tệ và các qui định củaChính phủ, của NHNN cũng gây ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn và chấtlượng nguồn vốn của các NHTM Chính phủ Việt Nam đang được đánh giá là

sử dụng các công cụ quản lý tài chính, tiền tệ ngày càng có hiệu quả hơn, thúcđẩy quá trình tiền tệ hoá nền kinh tế và gia tăng lượng tiền gửi của dân chúngvào hệ thống ngân hàng

- Môi trường văn hoá: là các yếu tố quyết định đến các tập toán sinhhoạt và thói quen sử dụng tiền của người dân Tuỳ theo đặc trưng văn hoá củamỗi quốc gia, người dân có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định lựa chọn hình thức gữitiền ở nhà, gửi vào ngân hàng hay đầu tư vào lĩnh vực khác Ở các nước pháttriển, việc thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các dịch vụ ngân hàng

đã khá quen thuộc, nhưng ở những nước đang phát triển như Việt Nam, ngườidân có thói quen giữ tiền hoặc tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ mạnh làmcho lượng vốn được thu hút vào ngân hàng còn hạn chế

- Sự phát triển của công nghệ ngân hàng và các dịch vụ như máy rút tiền tựđộng ATM, thẻ tín dụng, hệ thống thanh toán điện tử ngày càng tiện lợi, hoàn hảo

sẽ giúp cho người gửi tiền, phương thức thanh toán không bằng tiền mặt được sửdụng phổ biến hơn, qua đó cung cấp một lượng vốn đáng kể cho ngân hàng

Trên cơ sở phân tích các yếu tố trên, ngân hàng định lượng quy mô cáckhoản tiền gửi và biến dạng của chúng để đề ra các chính sách sử dụng vốnhợp lý

1.4 Phương pháp để tăng cường huy động vốn:

1.4.1 Thực hiện các chính sách và biện pháp đồng bộ để gia tăng nguồn

vốn huy động của ngân hàng:

Trang 28

- Biện pháp kinh tế: sử dụng các đòn bẩy kinh tế như lãi suất và công cụ khác

để có thể gia tăng nguồn vốn huy động Biện pháp này linh hoạt, nhạy bén cóthể giúp ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn trong trường hợp cần thiết, cấp bách.Tuy nhiên, nếu sử dụng chính sách này không đúng sẽ gây ra những tổn hạicho ngân hàng, gia tăng chi phí

- Biện pháp kỹ thuật: biện pháp này sử dụng trong lâu dài, mang tính chiến

lược, mang lại hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn Biện pháp này bao gồmnhững nội dung sau:

+ Cải tiến nâng cấp máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho việc thanhtoán được nhanh chóng, chính xác

+ Đa dạng hoá các sản phẩm huy động

+ Hoàn thiện và phát triển mạng lưới huy động (mạng lưới này sử dụngcon người là hạt nhân gồm các chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, thẻthanh toán, thẻ tín dụng )

- Biện pháp tâm lý: tác động vào tâm lý, tình cảm khách hàng nhằm tạo lập và

duy trì mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng Biện phápnày bao gồm:

+ Tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm, hình ảnh ngân hàng Từ đónâng cao uy tín, bề thế và hình ảnh ngân hàng trong mắt khách hàng Hìnhảnh và thương hiệu mạnh mang lại niềm tin cho khách hàng khiến khách hàngkhông ngần ngại khi quyết định gửi tiền

+ Phát triển đội ngũ cán bộ vừa thành thạo về chuyên môn vừa nắmvững chủ trương chính sách và có khả năng giao tiếp tốt, ứng xử tốt với kháchhàng Điều này tao nên sự thoải mái cho khách hàng và tạo nhiều điểm khácbiệt với ngân hàng bạn

1.4.2 Sử dụng các công cụ cơ bản để tìm kiếm vốn:

Trang 29

Khi nhu cầu vốn phát sinh vượt quá khả năng thanh toán, ngân hàng vay theothứ tự sau:

+ Vay qua đêm: thực hiện trong trường hợp qua ngày tiếp theo, ngânhàng sẽ có nguồn thu tương ứng

+ Vay tái cấp vốn của NHNN

+ Sử dụng các hợp đồng mua lại, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn,vay đôla Châu Âu

1.4.3 Đa dạng hoá các nguồn vốn huy động và tạo cơ cấu phù hợp với

đặc điểm hoạt động của ngân hàng:

Đối với các ngân hàng bán lẻ chủ yếu là cho vay ngắn hạn để bổ sung nhu cầutiêu dùng, nhu cầu vốn lưu động của cá nhân, doanh nghiệp nên trong tổngnguồn vốn, tiền gửi không kỳ hạn phải chiếm tỷ trọng cao để đảm bảo chi phíhuy động vốn thấp Đối với các ngân hàng bán buôn thì chủ yếu cho vaytrung và dài hạn nên đòi hỏi nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao là các loại tiền gửiđịnh kỳ, tiền gửi có kỳ hạn

1.5 Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng:

Với kinh nghiệm dày dặn và công nghệ hiện đại trên trường quốc tế,các sản phẩm huy động tiền gửi của các ngân hàng trên thế giới là những bàihọc kinh nghiệm quý báu cho các ngân hàng trong nước hiện nay Sau đây sẽ

là một số sản phẩm huy động tiền gửi của các ngân hàng lớn trên thế giới

1.5.1 Ngân hàng Citi Bank:

E – savings account:

Tiền ký quỹ là 100USD, duy trì số dư này khách hàng sẽ không bị thuphí quản lý tài khoản hàng tháng, lãi suất hưởng 1.5% và thay đổi theo lãisuất thị trường

Trang 30

Tài khoản này, khách hàng có thể giao dịch trực tuyến qua Internethoặc điện thoại

Day to day savings account:

Số dư duy trì tài khoản là 100USD, ngân hàng sẽ tự động kết nối số dưtrên tài khoản này với mọi tài khoản của khách hàng mở tại Citibank để đảmbảo số dư duy trì tài khoản của khách hàng, từ đó tránh được phí duy trì hàngtháng Miễn phí chuyển tiền trong hệ thông Citibank Khách hàng có thể đăng

ký trực tuyến để mở tài khoản Đây là loại tài khoản rất cần thiết đối vớikhách hàng thường xuyên sử dụng tiền mặt

Citibank Money Market Plus Account:

Khách hàng có thể truy cập hệ thống Online của Citibank, CitiphoneBanking đến bất kỳ chi nhánh nào của Citibank hoặc qua các máy ATM đểthực hiện giao dịch Bên cạnh được hưởng lãi suất cạnh tranh, khách hàng còn

có thể rút tiền dễ dàng Tiền trong tài khoản khách hàng được bảo hiểm lênđến 250.000 USD Khách hàng sẽ không mất phí thường niên nếu duy trì số

dư tài khoản tối thiểu 100 USD

Health savings account:

Đây là cách thông minh để trang trải cho các khoản chi phí chăm sócsức khỏe Nếu khách hàng được tham gia trong một chương trình chăm sócsức khoẻ có chất lượng, Citibank Health savings account là một giải pháp chokhách hàng Với tài khoản này, khách hàng sẽ được miễn phần đóng thuế dovậy có thể sử dụng phần miễn thuế này để thanh toán cho các khoản chi tiêubằng thuốc men

Certificates of deposit:

Một vài điều trong cuộc sống rất chắc chắn giống như những chứng chỉtiền gửi của Citibank Nó đưa ra một sự đảm bảo an toàn, một lãi suất cạnh

Trang 31

tranh cao Khách hàng có thể lựa chọn rất nhiều kỳ hạn khác nhau từ 3 đến 5năm.

1.5.2 Ngân hàng Standard Chartered Bank:

Standard Chartered Bank cung cấp cho khách hàng hàng loạt sự lựa chọn vềsản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh Khách hàng sẽ nhận thêm sự thuậntiện từ hệ thống thanh toán quốc tế của Standard Chartered Bank Khách hàng

dễ dàng truy cập tài khoản tiết kiệm của mình khi đang ở nước ngoài Một sốsản phẩm tiết kiệm của Standard Chartered Bank:

My Dream account: Đây là tài khoản tiết kiệm đặc biệt nhằm tiết kiệm

cho con em của khách hàng Khách hàng có thể dễ dàng quản lý tài khoảnnày

Pay roll account: Tài khoản này giúp công ty cải thiện chính sách chi

lương của họ Nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực và thuận tiện cho kháchhàng

Women’s account: Tài khoản này được thiết kế một cách đặc biệt để

đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính trong gia đình của chị em phụ nữ

E$aving account: Quản lý tiền của khách hàng mọi lúc mọi nơi Tiền

trong tài khoản của khách hàng ngày càng nhiều hơn do được hưởng lãi suấtcạnh tranh của từ ngân hàng

1.5.3 Ngân hàng ANZ:

Ngân hàng ANZ là một sự lựa chọn cho khách hàng muốn tối đa hoálợi nhuận cho các khoản tiết kiệm của mình Đó là thông điệp mà ANZ muốngửi gắm cho tất cả các khách hàng Sau đây là một số sản phẩm tiền gửi màANZ đang cung cấp

ANZ Progress Saver:

Mục đích: nhằm tiết kiệm tiền để đi du lịch nước ngoài, mua nhà mới,hoặc bất cứ mục đích tiết kiệm nào

Trang 32

Miễn phí thường niên hàng tháng và phí giao dịch.

Bên cạnh hưởng lãi suất tiền gửi, khách hàng còn được cộng điểmthưởng hằng ngày và sẽ được chi trả vào mỗi tháng nếu số tiền mỗi lần gửivào tài khoản là trên 10USD và không rút ra trong một tháng

Có thể giao dịch qua các máy ATM, ANZ Phone Banking, ANZInternet Banking và các điểm giao dịch Internet

ANZ Online Saver:

Hưởng lãi suất cạnh tranh, giao dịch tiền gửi trực tuyến, lãi suất tínhmỗi ngày và trả hàng tháng cho khách hàng Khách hàng hưởng lãi suất cao,hiện tại là 6.5%/năm, không phải nộp số dư duy trì tài khoản Có thể dễ dàngchuyển khoản trực tuyến từ tài khoản ANZ online Saver và các tài khoản kháccủa khách hàng tại ANZ mọi lúc thông qua ANZ Phone Banking, ANZInternet Banking Tuy nhiên khách hàng sẽ không rút tiền mặt trực tiếp

ANZ V2 Plus:

Với tài khoản này khách hàng vừa được hưởng lãi suất cao 5%/năm (lãiđược tính hàng ngày và trả hằng quý) vừa được hưởng những dịch vụ truy cậptài khoản tại các máy ATM, Internet và phone Banking Đặc biệt có một dịch

vụ tổng đài chuyên biệt để phục vụ những yêu cầu của tài khoản này Số dưtối thiểu để mở tài khoản này là 5.000USD Có thể nộp, rút tiền bất cứ lúc nào

mà không mất phí

ANZ Premium Cash Management:

Khách hàng được hưởng lãi suất bậc thang, số dư tài khoản càng nhiềulãi suất càng gửi càng cao Khách hàng được quyền phát hàng séc trên tàikhoản này Số dư tối thiểu ban đầu khi mở tài khoản là 10.000 USD Số dưduy trì là 1.000USD

1.5.4 Một số bài học kinh nghiệm đối với NHTM Việt Nam:

Trang 33

Những kinh nghiệm huy động vốn của các ngân hàng nước ngoài nổitiếng chính là thực tế mà các NHTM Việt Nam cần phải học hỏi nhiều hơnnữa như sau:

- Phân cấp khách hàng: Các NHTM nước ngoài đã thực hiện chính sáchnày từ rất lâu rồi Qua việc phân cấp khách hàng họ sẽ có các chính sách saocho thật phù hợp với đặc điểm và tính cách của từng nhóm khách hàng Đốivới từng nhóm khách hàng họ sẽ chú trọng tập trung vào một số dịch vụ chủyếu và khai thác hầu hết ở những dịch vụ đó Để có được những chương trìnhphù hợp cho từng khách hàng thì bản thân các NHTM phải thực hiện nghiêncứu rất sâu sắc về từng nhóm khách hàng một Đây chính là tài nguyên chấtxám của mỗi ngân hàng vì mỗi một ngân hàng sở hữu rất nhiều khách hàngkhác nhau nhưng tuỳ theo mục đích huy động mà mỗi ngân hàng sẽ có nhữngkhác biệt với các ngân hàng khác

- Đa dạng hoá sản phẩm: Qua nghiên cứu và phân cấp khách hàng, mỗingân hàng sẽ đưa ra các loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầucủa khách hàng nên việc đa dạng hoá sản phẩm là yếu tố tất nhiên Đa dạnghoá sản phẩm sẽ giúp ngân hàng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hànghơn và phục vụ được nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng Để giữchân được khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn nữa thìviệc đưa ra nhiều sản phẩm với nhiều tính năng sẽ giúp khách hàng thấy thoảmãn và hài lòng – đây chính là mục tiêu hướng tới của mỗi nhà cung cấpkhông chỉ có hệ thống ngân hàng

- Nâng cao chất lượng công nghệ: Với ngân hàng hệ thống công nghệgóp phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống Với số lượng khách hàngngày càng nhiều và số lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng nếu không

có công nghệ hỗ trợ thì ngân hàng sẽ không thể phát triển đi lên được Với sự

hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp ngân hàng giảm được rất nhiều công việc, bản

Trang 34

thân những nhà quản lý và nhân viên sẽ được giải phóng khỏi những côngviệc tỷ mỷ, máy móc để đầu tư thời gian cho phân tích và tìm kiếm kháchhàng.

Như vậy, với những mục tiêu chính mà các NHTM nổi tiếng đã vàđang hướng tới sẽ là những kinh nghiệm bổ ích cho NHTM Việt Nam học tập

và có định hướng đúng đắn hơn trong quá trình gia tăng huy động vốn choNHTM

Trang 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP KỸ THƯƠNG

VIỆT NAM

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam:

Năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thiên tai, dịch bênh nguyhiểm và tình hình kinh tế thế giới nhiều diễn biến phức tạp, giá dầu thô vànguyên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất tăng cao nhưng đất nước ta đã hoànthành và hoàn thành vượt mức hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,ngân sách nhà nước do quốc hội đề ra Chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 tăng6,88% và chỉ số lạm phát được duy trì dưới 7% Các lĩnh vực xã hội có nhiềuchuyển biến tốt, đặc biệt là công tác xoá đói giảm nghèo được cộng đồngquốc tế đánh giá cao Trong khi đó nền kinh tế thế giới với những biến độngbất ngờ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với sự phá sản của các tậpđoàn, công ty lớn trên thế giới đã làm niềm tin của dân chúng vào nền kinh tếsuy giảm trầm trọng Các nước trên thế giới đã phải liên kết với nhau đưa racác gói cứu trợ để ngăn chặn sự suy thoái của nền kinh tế Hàng loạt nhâncông bị mất việc, bức tranh kinh tế ngày càng trở nên ảm đạm hơn bao giờhết Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự suy thoái này Trước hết

là hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm sút nghiêm trọng do không xuất đượchàng đi, hàng loạt hợp đồng bị phá bỏ, hàng loạt thị trường không thâm nhậpđược Những nguyên nhân này đã tác động không nhỏ đến chính sách tiền tệcủa Việt Nam Chính phủ đã phải thực hiện một số biện pháp để hỗ trợ choNHTM đó là chính sách vay hỗ trợ lãi suất đối với một số ngành nghề cụ thể.Với động thái này nền kinh tế đã có những biến chuyển cụ thể và đã phục hồiđáng kể cho đến giữa năm 2010

2.2 Vài nét khái quát về NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam:

Trang 36

Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thươngmại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngânhàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bốicảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là

20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, HoànKiếm, Hà Nội

Các cột mốc lịch sử:

Từ năm 1994-1995:

- Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng

- Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn

- Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng

- Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội

Năm 2001:

- Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng

- Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

Trang 37

Năm 2002:

- Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng

- Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202

- Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng

- Ngày 30/6/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng

- Ngày 02/8/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng

- Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng

- Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus

Trang 38

- Tháng 5/2006: Nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững”

do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao

- Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi vào hoạt động 24/7

- Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công

bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s

- Tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 – 2010; Liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ

- Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng

- Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa

Năm 2007:

- Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD

- Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm2007

- HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank

- Ra mắt các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao như F@st i-Bank, sảnphẩm Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán F@st S-Bank và

Trang 39

Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay.

- Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” - giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do

Bộ Công thương trao tặng

Năm 2008:

- 02/2008: Nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do độc giả của báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn

- 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit

- 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM

- Triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng cấp hệ thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7, là thành viên của cả hai liên minh thẻ lớn nhất Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC, triển khai số Dịch vụ khách hàng miễn phí (hỗ trợ 24/7)

- 19/10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công

ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng

Năm 2010:

- Tháng 06/2010: Nhận giải thưởng Ngân Hàng tốt nhất Việt Nam doEuromoney trao tặng

Trang 40

Trong suốt giai đoạn 16 năm từ lúc khởi đầu, Techcombank đã và đang làngân hàng hết mình vì khách hàng và nâng cao hơn nữa dịch vụ để phục vụtốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp:

- Dịch vụ tài khoản

- Tín dụng doanh nghiệp

- Sản phẩm ngoại hối và quản trị rủi ro

- Dịch vụ thanh toán trong nước

- Dịch vụ thanh toán quốc tế

- Dịch vụ bao thanh toán

- F@st – I bank: Là dịch vụ quản lý tài khoản cá nhân qua mang internet Mỗi

cá nhân khi đăng ký dịch vụ F@st – I bank có thể truy vấn thông tin sổ phụ,

số dư tài khoản và chuyển tiền sang tài khoản trong cùng hệ thốngTechcombank hoặc ngoài hệ thống Techcombank mà không cần phải ra ngânhàng

Ngày đăng: 28/02/2015, 12:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2009
3. PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2004), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
4. Nguyễn Minh Kiều (2004 – 2005), Tài chính phát triển, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính phát triển
5. www.anz.com.vn Khác
6. www. citibank .com.vn Khác
7. www. standardchartered .com/vn Khác
8. www.techcombank.com.vn Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w