Những hạn chế:

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank (Trang 57)

B, Các yếu tố chủ quan khác:

2.5.2. Những hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động huy động vốn của Techcombank còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục để có thể giảm thiểu chi phí huy động vốn nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong kinh doanh.

Một là, sản phẩm tiết kiệm và tài khoản của Techcombank chưa thật đa dạng. Mặc dù, Techcombank đã cho ra nhiều sản phẩm tiết kiệm mang tính công nghệ như Tiết kiệm Online, tiết kiệm đa năng rút gốc linh hoạt, tiết kiệm F@stsaving lãi suất bậc thang, tiết kiệm nhận lãi định kỳ, sản phẩm Bancasurrance tiết kiệm tích luỹ bảo gia ... Tuy nhiên, Techcombank còn thiếu nhiều sản phẩm cạnh tranh mà các ngân hàng cùng đẳng cấp như ACB, Sacombank, Eximbank, Đông Á hay các ngân hàng khác như Nông nghiệp, SeaBank, SCB...

Về tài khoản đã có nhiều dịch vụ đi kèm và sự hỗ trợ tối đa của công nghệ nhưng sản phẩm của Techcombank vẫn chưa có nhiều sự khác biệt so với các ngân hàng khác. Trong khi đó các ngân hàng như Sacombank, ACB đã triển khai các dịch vụ tài khoản và thẻ rất linh hoạt và đa dạng đáp ứng nhu

cầu cho cả cá nhân và doanh nghiệp như tại Sacombank là dịch vụ thẻ tín dụng cho phụ nữ, tài khoản tiền gửi thanh toán lãi suất thưởng cho các doanh nghiệp có số dư càng lớn thì lãi suất càng cao...

Hai là, cơ cấu huy động vốn chưa hợp lý.

Tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn huy động còn chiếm tỷ lệ thấp, chưa phù hợp với chiến lựơc ngân hàng bán lẻ, nguồn vốn huy động từ thị trường 2 còn khá cao. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn thiếu tính ổn định và có chi phí khá cao. Việc phát hành giấy tờ có giá tập trung ở các TCTD chưa khai thác vốn nhàn rỗi trong dân cư. Khả năng quản lý vốn chưa hiệu quả, đặc biệt về khả năng quản lý thâm hụt và thặng dư vốn giữa các chi nhánh, phòng giao dịch, khả năng cân đối kỳ hạn giữa tiền gửi và tiền vay.

Ba là, sản phẩm bổ trợ, sản phẩm mới được đưa ra những tính năng của sản phẩm dịch vụ còn hạn chế.

Dịch vụ thanh toán qua internet hay bị lỗi khi truy cập, truy vấn thông tin cũng như thanh toán còn chậm, đôi khi phải đăng nhập nhiều lần mới thành công được một giao dịch, phí đăng ký tham gia dịch vụ còn cao. Việc thanh toán thẻ Visa qua internet hay bị từ chối, trang web chấp nhận thanh toán bằng thẻ Techcombank không nhiều, không đa dạng. Hệ thống Homebankinh báo số dư qua điện thoại chưa hoàn thiện (báo chậm, nghẽn mạch, không báo tin nhắn cho khách hàng, 1 giao dịch báo nhiều lần...). Ngoài ra, sản phẩm tiền gửi thanh toán chưa thiết kế cho từng nhóm khách hàng khác nhau. Chưa tạo ra các hình thức bán chéo sản phẩm để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm nhằm thu hút nhiều khách hàng.

Hoạt động phát hành thẻ hầu như chạy theo về số lượng mà không quan tâm đến chất lượng. Địa điểm đặt ATM của Techcombank chưa nhiều. Đại đa số thẻ Techcombank sử dụng máy của Vietcombank và một số ngân hàng liên minh thẻ. Giao dịch qua thẻ còn bị lỗi: tình trạng máy trong quá trình nâng

cấp, máy nuốt thẻ, giao dịch không thành công nhưng tài khoản vẫn bị trừ tiền, xử lý quá trìng tra soát khiếu nại rất chậm. Phí phát hành thẻ cao, phí thanh toán qua thẻ visa còn cao so với các ngân hàng khác, phí thường niên cao, quá trình phát hành thẻ chậm. Thời gian qua đã có rất nhiều khách hàng khoá thẻ, đóng tài khoản chỉ vì bị trừ phí thường niên, giao dịch qua ATM không thành công nhưng vẫn bị trừ tiền. Nhiều khách hàng không sử dụng dịch vụ internet banking vì phí tham gia quá cao, thêm vào đó còn e ngại tính bảo mật của dịch vụ.

Bốn là, dịch vụ của ngân hàng thiếu tính cạnh tranh.

Dịch vụ “giao dịch một cửa” đã triển khai đồng bộ trong năm 2009. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn những bất cập trong quy trình thực hiện gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình giao dịch. Thời gian chờ đợi khá lâu, đặc biệt ở phòng giao dịch – mô hình chỉ có một quỹ chính, khi giao dịch vượt quá hạn mức teller thì khách hàng phải chờ nhận và kiểm tiền ở quỹ chính. Bản thân các teller là những người giao dịch trực tiếp với khách hàng được đào tạo chưa bài bản nên tạo phong cách không chuyên nghiệp trong quá trình giao dịch, gây phản cảm với khách hàng.

Chưa có kênh cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên hạn chế trong việc phát triển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới. Kênh phân phối không đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là tiếp xúc trực tiếp tại quầy. Các hình thức giao dịch từ xa trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin và điện tử chưa phổ biến. Mặc dù, hiện nay các dịch vụ ngân hàng điện tử (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, ATM, Internet Bankinh, Homebanking...) và kênh phân phối điện tử đang trên đà phát triển nhưng chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng còn sử dụng ít. Những dịch vụ thật sự hỗ trợ cho giao dịch thanh toán thương mại điện tử của dịch vụ Internet Banking còn hạn chế, chỉ thanh toán được một số ngân hàng.

Năm là, hoạt động Marketing chỉ mới được cải thiện trong thời gian gần đây, tuy nhiên chưa thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Hoạt động marketing của ngân hàng còn rất nhiều điểm cần tiếp tục cải tiến. Hoạt động nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chưa được tiến hành thường xuyên và có hệ thống. Chưa xác định được chiến lược khách hàng phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng, chưa có chính sách khách hàng thống nhất trong toàn hệ thống. Ngân hàng có bộ phận chuyên trách nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhưng chưa phát huy được khả năng cũng như ưu thế của Techcombank. Hoạt đông quảng cáo, marketing chưa rõ nét, chưa phục vụ những mục tiêu cụ thể.

Sáu là, trình độ và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập. Hệ thống phần mền T24 đôi lúc bị lỗi, làm ngừng trệ giao dịch của khách hàng. Hệ thống máy chủ, máy trạm, đường truyền hay xảy ra sự cố rớt đường truyền, nghẽn mạch.

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w