Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Techcombank: 1 Chính sách của nhà nước và diễn biến của thị trường thế giới:

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank (Trang 65)

B, Các yếu tố chủ quan khác:

3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Techcombank: 1 Chính sách của nhà nước và diễn biến của thị trường thế giới:

3.1.1. Chính sách của nhà nước và diễn biến của thị trường thế giới:

Việt Nam trong năm 2009 đã liên tục tăng trưởng GDP dương. Kinh tế thế giới cũng đang phục hồi chung. Các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ năm 2009 vẫn tiếp tục được triển khai vào năm tới. Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm khi đã vượt qua hai cơn bão lớn: lạm phát cao 2008 và suy giảm kinh tế 2009. Do đó, năm sau là thời điểm Việt Nam sẽ vận hành trơn tru hơn guồng máy phát triển kinh tế.

Các nguồn vốn FDI và ODA tiếp tục đổ vào Việt Nam, bên cạnh những nguồn vốn trong nước. Lợi thế này sẽ góp phần tạo ra một sức mạnh tổng thể về vốn nội lực và ngoại lực, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Đồng thời, cộng với tinh thần lạc quan của người Việt thì đặt mục tiêu chỉ số tăng trưởng kinh tế 6,5% vào năm 2010 không phải là điều quá khó.

Tuy nhiên, trong năm tới, hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự hội nhập ồ ạt từ những nhà băng nước ngoài, tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Đòi hỏi khả năng quản trị của các ngân hàng trong nước cao hơn, tăng tốc hơn và hiệu quả hơn, nhưng sự cạnh tranh này không tạo nên tình trạng bất ổn của hệ thống tài chính trong nước. Ngược lại, sẽ tạo ra một làn sóng cạnh tranh mạnh để phát triển.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp mạnh hơn vào thị trường liên ngân hàng. Hay nói cách khác, Nhà nước thông qua nghiệp vụ hoạt động thị trường mở làm cho thị trường liên ngân hàng phải tương thích với lãi suất tái cấp vốn - tái chiết khấu, tránh những cú sốc về lãi suất. Đồng thời, làm sao để

vốn can thiệp trên thị trường có thể tới tay các ngân hàng có nhu cầu. Vừa qua, việc hỗ trợ vốn đã đi tới các ngân hàng lớn, và rồi từ ngân hàng lớn lại chạy qua các ngân hàng nhỏ. Chính phủ sẽ nghiên cứu, cải tiến hoạt động nghiệp vụ thị trường mở để làm sao đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian tới. Năm 2010, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức khoảng 25%, thấp hơn nhiều so với mức 37,73% của năm 2009. Việc định hướng tăng trưởng tín dúng ở mức 25% được NHNN xem xét trên cơ sở yên cầu thắt dần chính sách tiền tệ để phòng ngừa khả năng lạm phát cao trở lại. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng tránh việc thắt chặt đột ngột có thể gây “sốc” đối với nền kinh tế cũng như đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Bởi vậy, tăng trưởng tín dụng năm 2010 ở mức 25% vẫn cao hơn so với mức 21% của năm 2008, năm điển hình của chính sách tiền tệ thắt

Nhà nước sẽ chú trọng nới lỏng gánh nặng cho doanh nghiệp bằng cách giảm thuế, kể cả thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và giá trị gia tăng. NHNN tiếp tục khẳng định quan điểm sẽ tập trung tín dụng và tạo điều kiện hỗ trợ cho các nhu cầu vay vốn trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp và phát triển nông thôn, hạn chế tín dụng đối với các nhu cầu vốn ở các lĩnh vực phi sản xuất.

Trong năm tới, thâm hụt tài khoản vãng lai dự kiến sẽ giảm so với năm 2009. Vì nhu cầu bên ngoài cao và giá xuất khẩu tăng lên sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu, lượng kiều hối chuyển về cũng sẽ tăng lên. Dòng vốn FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ gia tăng trở lại do điều kiện tài chính toàn cầu, niềm tin của các nhà đầu tư được cải thiện. Cán cân thanh toán tổng thể sẽ quay trở lại mức thặng dư.

Thị trường nội địa sẽ được chú trọng khai thác trong năm 2010, vì đây là sân nhà của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, Chính phủ sẽ tiếp tục sử

dụng chính sách tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh với các nước nhằm chống nhập siêu, cân đối cán cân thương mại.

Trong năm 2010 theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nhiều khả năng kinh tế thế giới sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Sự phục hồi, của nền kinh tế Mỹ đang được tiếp sức bởi một thị trường lao động dần ổn định và sự gia tăng đôi chút trong lĩnh vực sản xuất, mang lại hy vọng về một năm sẽ kết thúc tốt đẹp hơn dự đoán. Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 2,2% trong quý 3/2009 và các số liệu Chính phủ Mỹ công bố ngày 24/12 cho thấy, tỷ lệ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2008. Kinh tế của hầu hết các nước EU đã bắt đầu tăng trưởng trong quý 3 vừa qua. Tại Nga, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính nước này Alexei Kudrin vừa khẳng định, kinh tế nước này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý 4 năm nay. Chỉ số tăng trưởng của Nga năm 2010 dự đoán sẽ dao động từ 3 đến 5%. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, các nến kinh tế đang phát triển Châu Á sẽ đạt mức tăng trưởng 4,5% năm 2009 và mức tăng trưởng năm 2010 khoảng 6,6%, Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8.9% và Ấn Độ là 7% năm 2010.

Tuy nhiên sẽ có một số khó khăn sẽ gặp phải trong năm 2010. Kinh tế thế giới phục hồi nhưng rất mong manh và chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ tìm ẩn. Tình trạng thất nghiệp toàn cầu rất lớn làm ảnh hưởng đến tổng cầu thế giới. Các nước thực hiện nhiều chính sách bảo hộ gây khó khăn cho xuất khẩu Việt Nam. Việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm giá cả biến động mạnh... Những yếu tố này tác động trực tiếp vào nền kinh tế nước ta, theo nhiều kênh, nhiều tuyến khác nhau.

Riêng khu vực tiền tệ chưa bền vững, rủi ro cao. Các thị trường chứng khoán, tiền tệ, ngoại hối đã có dấu hiệu phục hồi, song còn chứa đựng nhiều

bất ổn. Thị trường vàng còn biến động nhiều cũng tác động không nhỏ tới ổn định tiền tệ và các cân đối vĩ mô của Việt Nam trong năm 2010.

Do vậy, các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng phải tìm hiểu nguy cơ và tiềm năng cho ngành mình để đưa ra được một định hướng và kế hoạch phát triển phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w