skkn những sai sót hay mắc phải khi ra đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan THPT CHuyên lương thế vinh

21 2.3K 4
skkn những sai sót hay mắc phải khi ra đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan THPT CHuyên lương thế vinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT ĐỊNH QUÁN  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN : HÓA HỌC NHỮNG SAI SÓT HAY MẮC PHẢI KHI RA ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Giáo viên : Tô Lan Phương . Tổ : Hóa - Sinh Năm Học : 2013 - 2014 Định Quán , tháng 02 năm 2014. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SOẠN ĐỀ KIỂM TRA TNKQ 4 1.1. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra 4 1.1.1. Những nguyên tắc chung khi xây dựng câu hỏi TNKQ 4 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan 1.1.2. Các nguyên tắc liên quan đến việc cân đối câu hỏi với mục đích hỏi 4 1.1.3. Một số nguyên tắc trong việc biên soạn phần trả lời 5 1.2. Các yêu cầu khi ra đề kiểm tra TNKQ 6 1.2.1. Yêu cầu về nội dung 6 1.2.2. Yêu cầu về hình thức 7 1.3. Qui trình soạn đề kiểm tra TNKQ 7 CHƯƠNG 2: NHỮNG LỖI THƯỜNG MẮC PHẢI KHI SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 9 2.1. Lỗi về nội dung 9 2.2. Lỗi về cách diễn đạt 10 2.3. Lỗi về cách định dạng các ký tự 13 2.4. Lỗi về logic 14 3.1. Nguyên nhân dẫn tới sai sót khi soạn đề kiểm tra 16 3.2. Một số biện pháp hạn chế sai sót 16 3.2.1. Khi soạn câu hỏi TNKQ 16 3.2.2. Khi tiến hành soạn đề kiểm tra 17 KẾT LUẬN 20 Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 2 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan MỞ ĐẦU Kiểm tra – đánh giá là khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học – giáo dục. Nếu đề kiểm tra được chuẩn bị một cách chu đáo sẽ giúp cho giáo viên biết được năng lực học tập, khả năng tiếp thu của học sinh đối với nội dung kiến thức vừa học. Từ đó biết được hiệu quả của phương pháp giảng dạy để có thể khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng dạy học. Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục nên vấn đề đổi mới trong kiểm tra - đánh giá càng được coi trọng. Để hướng tới yêu cầu kiểm tra - đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của học sinh, người ta đưa thêm các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Tuy nhiên, viết một bài trắc nghiệm tốt là một nghệ thuật khó, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm. Đa số các câu hỏi trắc nghiệm khách quan do giáo viên soạn không được phân tích, đánh giá nên các đề kiểm tra trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Bạn càng có ý thức cố gắng bao nhiêu để viết các bài trắc nghiệm tốt, thì bạn càng nhận thức được các thiếu sót của chúng bấy nhiêu… Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 3 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SOẠN ĐỀ KIỂM TRA TNKQ 1.1. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra 1.1.1. Những nguyên tắc chung khi xây dựng câu hỏi TNKQ Nguyên tắc 1 Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc về mặt lí luận và bám sát vào nội dung của chương trình cần kiểm tra - đánh giá. Nguyên tắc này là nhân tố cần thiết đảm bảo cho tính chính xác và khoa học của các câu hỏi trắc nghiệm khách quan khi được xây dựng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường. Nguyên tắc 2 Cần phải đưa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp. Đây là quy tắc chuẩn cho quá trình xây dựng tất cả các loại câu hỏi trong kiểm tra - đánh giá. Đảm bảo chính xác về mặt cú pháp cũng là cơ sở đảm bảo cho sự chính xác và khoa học của đáp án, tránh gây sự tranh cãi, hiểu nhầm của học sinh trong quá trình hiểu câu hỏi và lựa chọn các đáp án. Nguyên tắc 3 Không được đưa ra các thuật ngữ không rõ ràng nhằm mục đích đánh đố tư duy học sinh. Câu trắc nghiệm nhằm mục đích kiểm tra kiến thức của học sinh trên cơ sở nhận thức và tư duy khoa học của các em chứ không nhằm đánh đố học sinh bằng những thủ thuật của từ ngữ. Nguyên tắc 4 Tránh các hình thức câu phủ định (cả về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa) và việc đặt nhiều mệnh đề phủ định trong câu hỏi. Sự xuất hiện nhiều mệnh đề phủ định sẽ gây phức tạp cho học sinh khi trả lời câu hỏi. Việc tích tụ nhiều mệnh đề phủ định có thể gây khả năng hiểu nhầm trong việc lựa chọn các câu trả lời. Nguyên tắc 5 Cần tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi trong câu. Cần tránh trường hợp dùng từ nối giữa phần hỏi và phần dữ kiện trả lời, hoặc các phần dữ kiện với nhau. 1.1.2. Các nguyên tắc liên quan đến việc cân đối câu hỏi với mục đích hỏi Nguyên tắc 1: Xác định nội dung cần kiểm tra trước khi xây dựng câu hỏi. Đây chính là nhân tố cơ bản nhất để đảm bảo hiệu quả của việc kiểm tra - đánh giá. Nội dung kiểm tra chính là những kiến thức cơ bản học sinh cần phải nắm thông Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 4 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan qua các bài đã học. Hay nói cách khác các câu hỏi phải đại diện cho nội dung cần kiểm tra - đánh giá, đảm bảo tính vừa sức và phân hoá được học sinh. Nguyên tắc 2: Câu hỏi trắc nghiệm phải gắn liền với mục đích kiểm tra và phù hợp với cách đánh giá. Như vậy tuỳ theo trường hợp mà chúng ta lựa chọn loại câu hỏi cho phù hợp với nội dung cần đánh giá. Ví như khi đánh giá các kiến thức mang tính chất tổng quát nên sử dụng loại câu điền thế dưới hình thức điền đầy đủ thông tin vào bảng cho sẵn theo những yêu cầu nhất định. Nguyên tắc 3. Các yếu tố gây ra sự sao nhãng trong câu hỏi cần phải chỉ rõ được các lỗi hoặc các lối tư duy không chính xác của học sinh. Đây chính là một trong những hình thức giáo dục tốt nhất giúp học sinh tránh dần được những lỗi chủ quan của mình, rèn luyện một khả năng tư duy chắc chắn. Do đó giáo viên cần phải có sự lựa chọn kĩ càng các phương án lựa chọn sao cho học sinh phải thực sự là người nắm chắc chắn kiến thức mới có thể trả lời đúng. Cần tránh trường hợp đưa ra những câu lựa chọn mà học sinh có thể dễ dàng nhìn thấy được sự khác nhau giữa đán án đúng và các phương án còn lại. 1.1.3. Một số nguyên tắc trong việc biên soạn phần trả lời Nguyên tắc 1. Các phương án trả lời phải độc lập với nhau về mặt ngữ pháp. Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi phương án là một câu hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh nhưng giữa các câu không được sử dụng các từ nối như “và”, “bên cạnh”, “cùng với” Sự liên hệ về ngữ pháp vừa vi phạm tính khoa học của một câu trắc nghiệm đồng thời không thể nào giúp học sinh chọn ra được một câu đúng nhất. Nguyên tắc 2. Các giải pháp đưa ra phải độc lập với nhau về mặt ngữ nghĩa. Người biên soạn ít kinh nghiệm hoặc không để ý thường vi phạm nguyên tắc này, nhất là trong việc đưa ra các chỉ số, mốc thời gian hoặc các đặc điểm. Nguyên tắc 3. Không được đưa ra những phương án không có nghĩa phù hợp với nội dung câu hỏi để đánh lạc hướng người trả lời. Nguyên tắc 4. Tránh dùng chung từ cho phần câu hỏi và phần giải pháp trả lời. Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 5 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan Nguyên tắc 5. Không được biên soạn câu trả lời đúng một cách chi tiết và đầy đủ nhất còn các phương án khác loại quá qua loa sơ sài. Các giải pháp trả lời phải có độ phức tạp như nhau. Nguyên tắc 6. Các dữ kiện trong phần câu hỏi phải có cùng mức độ tổng quát. Các từ như “tất cả”, “luôn luôn”, “không bao giờ” mang tính chất tuyệt đối và dứt khoát. Đây là những trường hợp thường được học sinh đề phòng và tránh lựa chọn những giải pháp có sử dụng các loại từ trên. Tâm lí học sinh thường chọn những câu có các từ ở mức độ vừa phải như “đôi khi”, “một vài”, “có thể là” Chính vì thế các giải pháp phải có mức độ phức tạp như nhau mới có thể gây nhiễu hiệu quả . Nguyên tắc 7. Trong một bài kiểm tra cần lưu ý không để cho câu dẫn của câu hỏi này là gợi ý đúng cho giải pháp lựa chọn của câu hỏi khác. Trong ngân hàng câu hỏi có thể có những câu như thế những khi lựa chọn để sắp xếp các câu hỏi trong một đề kiểm tra thì giáo viên phải lưu ý tránh vi phạm quy tắc này. 1.2. Các yêu cầu khi ra đề kiểm tra TNKQ 1.2.1. Yêu cầu về nội dung  Phù hợp với mục đích của việc kiểm tra, đánh giá được những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà học sinh cần đạt được trong quá trình học tập. Tạo điều kiện cho học sinh củng cố, nắm vững và khắc sâu kiến thức.  Phù hợp với thời gian cho phép học sinh làm bài kiểm tra.  Phù hợp với đối tượng cần kiểm tra, phân loại được học sinh. Kết quả thu được đảm bảo phân biệt được trình độ học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu.  Nội dung kiến thức nằm trong chương trình, có tính bao quát, chú ý đến kiến thức trọng tâm. Nên có phần liên hệ thực tế.  Nội dung đề kiểm tra, thi tập trung đánh giá phạm vi kiến thức rộng, bao quát chương trình học, tránh tập trung nhiều vào những mảnh nhỏ kiến thức sẽ dẫn đến mảnh rời rạc, chắp vá trong kiến thức của HS.  Đảm bảo tính công bằng, khách quan đối với mọi học sinh.  Có sự cân đối giữa các phần (giữa: phân ban và không phân ban, phần bắt buộc và phần tự chọn, lý thuyết – bài toán và thực hành, hóa đại cương – vô cơ và hữu cơ, câu khó và câu dễ…).  Số lượng câu hỏi của từng nội dung, kiến thức tương xứng với trọng số của phần đó. Dễ chi tiết hoá thang điểm, chấm bài nhanh chóng, thuận tiện. Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 6 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan  Có tính tin cậy và tính giá trị. Các số liệu, hệ thống câu hỏi và bài tập đảm bảo tính chính xác khoa học.  Không nặng về kiểm tra trí nhớ hoặc tính toán mà tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức, phát huy tính sáng tạo, phát triển các năng lực nhận thức, tư duy hóa học và hành động cho học sinh.  Tạo hứng thú khi làm bài, kích thích học sinh học tập.  Phù hợp với điều kiện thực tế, có tính khả thi cao.  Đáp án rõ ràng, chính xác, khoa học.  Nội dung các vấn đề cần hỏi phải rõ ràng, chính xác, được tất cả mọi người công nhận và không có tranh cãi.  Đáp ứng và tuân theo các hướng dẫn của các cấp. 1.2.2. Yêu cầu về hình thức  Trình bày rõ ràng, khoa học. Không quá dài, quá ngắn.  Súc tích (ngắn gọn, đủ ý, sâu sắc…).  Cách định dạng các kí tự (font, size, chữ hoa, chữ thường, in đậm, in nghiêng, sử dụng dấu “:” , dấu “,” , dấu “?”, dấu “( )”…) phải hợp lí.  Dạng câu: sử dụng câu hỏi, câu dẫn hợp lí, đúng cách (nên sử dụng câu dẫn).  Cách diễn đạt tránh sự đơn điệu, lặp lại.  Đề thi cần có tính mỹ thuật, dễ nhìn (đừng tiết kiệm giấy mà chen nhét vô lối). 1.3. Qui trình soạn đề kiểm tra TNKQ Bước 1: Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và mục tiêu dạy học. Bước 2: Thiết lập các ma trận kiến thức. Song song với quá trình này là việc biên soạn các câu hỏi TNKQ theo từng đơn vị nội dung kiến thức. Bước 3: Với ngân hàng câu hỏi đã được phân loại, giáo viên căn cứ vào ma trận kiến thức để lập các đề thi TNKQ. Bước 4: Các đề thi TNKQ sẽ được các đồng nghiệp thảo luận góp ý và đưa ra cho học sinh làm bài kiểm tra. Bước 5: Giáo viên nhìn nhận và đánh giá lại đề thi, từ đó trở lại xem xét và điều chỉnh các ma trận kiến thức và hệ thống câu hỏi trong ngân hàng. Thực chất là người giáo viên quay lại bước 2 với một tầm cao mới về kiến thức và năng lực sư phạm. Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 7 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 8 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan CHƯƠNG 2: NHỮNG LỖI THƯỜNG MẮC PHẢI KHI SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 2.1. Lỗi về nội dung  Cân đối thời gian làm bài không hợp lí, đề ra quá nặng hay quá nhẹ hay yêu cầu trả lời quá nhiều thông tin dẫn đến học sinh không đủ thời gian làm bài, hoặc dư thời gian gây mất trật tự, ảnh hưởng đến sự làm bài của học sinh khác.  Câu hỏi vụn vặt, không đúng trọng tâm của chương trình, chỉ kiểm tra những chi tiết, những nội dung mang tính chất thuộc lòng. Điều này sẽ khuyến khích HS “học vẹt”, thiếu tư duy khi làm bài.  Trong một bài kiểm tra cần lưu ý không để cho phần gốc của câu hỏi này là gợi ý cho đáp án của câu hỏi khác. Trong ngân hàng câu hỏi có thể có những câu như thế nhưng khi lựa chọn để sắp xếp các câu hỏi trong một đề kiểm tra thì giáo viên phải lưu ý tránh vi phạm quy tắc này.  Không có câu hỏi về ứng dụng của hóa học trong thực tiễn, không có câu hỏi dùng hình vẽ, sơ đồ,…  Đưa quá nhiều nội dung vào một câu hỏi. Chỉ nên tập trung vào một ý cho mỗi câu hỏi.  Sử dụng cùng một nội dung hóa học ở quá nhiều câu trong bài kiểm tra.  Các số liệu tính toán trong bài toán hóa học không phù hợp với thực nghiệm. Câu hỏi, bài toán về điều chế không đúng với thực tế. VD: Người ta tổng hợp polystiren (PS) theo sơ đồ sau: Etylbenzen → Stiren → PS. Tính khối lượng etylbenzen cần lấy để điều chế 54g PS (H=80%). (Để phù hợp với thực tế thì khối lượng của nhựa PS trong câu trên nên thay là kg hoặc tấn).  Ra đề bài toán thiếu dữ kiện, học sinh không làm được bài. VD: Đốt cháy hoàn toàn 6,3 g một anken A, thu được 19,8 g CO 2 . Công thức phân tử của A là A. C 2 H 4. B. C 3 H 6 . C. C 4 H 8 . D. C 5 H 10 . (GV đã xuất phát từ giả thuyết là đốt 0,15 mol C 3 H 6 , thu 0,45 mol CO 2 nhưng sơ ý là không thể tìm ra CTPT với dữ kiện như thế).  Chưa kiểm tra kĩ, dẫn đến sai về số liệu trong những bài toán hóa học. Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 9 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan  Dùng thuật ngữ, kí hiệu toán học hay hóa học không chính xác. Cần chú ý sự thay đổi kí hiệu, thuật ngữ hóa học, danh pháp chất hữu cơ giữa chương trình cũ (khi chưa thay sách giáo khoa) và chương trình mới (khi đã thay sách giáo khoa). VD: SGK cũ gọi tên là 1,3-butadien, nhưng SGK mới là but-1,3-dien.  Có nhiều hơn một đáp án đúng hoặc không có đáp án nào đúng trong các lựa chọn. VD: Để nhận biết 3 axit đặc nguội HCl, HNO 3 và H 2 SO 4 đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là A. CuO. B. Al. C. Cu. D. Fe. (Đáp án có thể là C hoặc D. Nếu dùng Fe là thuốc thử thì tiến hành như sau: - Lần lượt cho Fe tác dụng với 3 dd axit. Nhận biết được HCl do phản ứng tạo bọt khí thoát ra. - Dùng dd FeCl 2 thu được từ phản ứng trên lần lượt cho vào 2 lọ còn lại. - Với dd HNO 3 sẽ có khí thoát ra hóa nâu trong không khí).  Đáp án chưa chính xác do người soạn chủ quan hoặc kiến thức không vững. Ra đáp án mà khi học sinh giải sai vẫn chọn được kết quả đúng.  Các mồi nhử không hợp lý với đáp án đúng hoặc không hấp dẫn HS do không xuất phát từ các hướng giải sai. VD: Cho 200 ml dung dịch KOH vào 200 ml dung dịch AlCl3 thu được 7,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/lit của dung dịch KOH là A. 1,4 và 3,4. B. 1,5 và 3,5. C. 1,4 hoặc 3,4. D. 1,5 hoặc 3,5. (Yêu cầu tính nồng độ của 1 chất, nhưng lựa chọn có từ “và” nghĩa là 2 chất → không hợp lý). 2.2. Lỗi về cách diễn đạt  Diễn đạt dài dòng, đưa quá nhiều tư liệu không thích hợp vào câu dẫn. Tuy nhiên cũng cần chú ý sao cho câu không quá rời rạc, thô cứng. V D : Đem nung một lượng Cu(NO 3 ) 2 sau một thời gian thì dừng lại, để nguội, đem cân thấy khối lượng giảm 54 gam. Khối lượng Cu(NO 3 ) 2 đã bị nhiệt phân là A. 50 g. B. 49 g. C. 94 g. D. 98g. SỬA LẠI: Nung Cu(NO 3 ) 2 sau một thời gian thấy khối lượng giảm 54 gam. Số gam Cu(NO 3 ) 2 đã bị nhiệt phân là A. 50. B. 49. C. 94. D. 98.  Lặp lại từ hay cụm từ trong phần gốc, phần lựa chọn. Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 10 [...]... Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 19 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan KẾT LUẬN Không có một bài trắc nghiệm tốt nào có thể sáng tạo chỉ qua một đêm, cũng không ai có thể trở thành một chuyên gia viết trắc nghiệm trong có vài tuần Như vậy, để không mắc phải những sai sót khi soạn đề kiểm tra đòi hỏi người... Phương D Cả A, B đều không đúng Trang 15 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ SAI SÓT KHI SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 3.1 Nguyên nhân dẫn tới sai sót khi soạn đề kiểm tra - Người soạn chưa quan tâm đến trình độ học sinh, ra đề nhiều so với thời gian kiểm tra, khó, nặng về suy luận, tính toán - Bản thân người soạn đề không nắm qui tắc (không nắm... nhiều mệnh đề phủ định (cả về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa) trong phần gốc và phần lựa chọn Sự xuất hiện nhiều mệnh đề phủ định sẽ gây phức tạp cho học sinh khi trả lời câu hỏi, gây khả năng hiểu nhầm trong việc lựa chọn đáp án VD: Chọn câu KHÔNG đúng: A B Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 14 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan C Giáo Viên : Tô Lan Phương D Cả A, B đều không... mức độ đề kiểm tra, cho tùy hứng - Có khi giáo viên vì quá bận rộn nên không dành thời gian thích hợp, quên tới tiết kiểm tra, tranh thủ giờ giải lao soạn hoặc lấy câu hỏi ở tài liệu tham khảo, dẫn tới dễ sai sót, không “cân” được đề với trình độ học sinh, không soạn được nhiều đề trong khi lớp học đông, thiếu tính tin cậy - Không tích lũy dạng ngân hàng nên dễ gặp khó khăn vất vả - Chủ quan soạn đề quá... viên phải có trình độ chuyên môn và một số kĩ năng nhất định, có tinh thần trách nhiệm, cẩn thận, nghiêm túc trong công việc Xây dựng được các đề kiểm tra tốt, hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức sẽ giúp cho việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 20 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm. .. Viên : Tô Lan Phương Trang 20 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Giáo dục & Đào tạo (2004), Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III 2 Trịnh Văn Biều (2009), Một số vấn đề cơ bản về kiểm tra đánh giá, ĐHSP TPHCM 3 Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hoá học... nhầm VD1: Số đồng phân của hợp chất có công thức phân tử C5H10 là A 4 B 5 C 6 D 8 (không nói rõ là về đồng phân hình học, đồng phân cấu tạo hay đồng phân quang học) Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 11 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan VD2: Ở nhiệt độ thấp hơn 4450C Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất vật lý của lưu huỳnh? A Chất rắn, màu vàng B Chất lỏng linh động,... 3f . Phương Trang 7 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 8 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan CHƯƠNG. thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan C. D. Cả A, B đều không đúng. Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 15 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan CHƯƠNG. Phương Trang 18 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 19 Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan KẾT LUẬN Không

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SOẠN ĐỀ KIỂM TRA TNKQ

    • 1.1. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra

      • 1.1.1. Những nguyên tắc chung khi xây dựng câu hỏi TNKQ

      • 1.1.2. Các nguyên tắc liên quan đến việc cân đối câu hỏi với mục đích hỏi

      • 1.1.3. Một số nguyên tắc trong việc biên soạn phần trả lời

      • 1.2. Các yêu cầu khi ra đề kiểm tra TNKQ

        • 1.2.1. Yêu cầu về nội dung

        • 1.2.2. Yêu cầu về hình thức

        • 1.3. Qui trình soạn đề kiểm tra TNKQ

        • CHƯƠNG 2: NHỮNG LỖI THƯỜNG MẮC PHẢI KHI SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

          • 2.1. Lỗi về nội dung

          • 2.2. Lỗi về cách diễn đạt

          • 2.3. Lỗi về cách định dạng các ký tự

          • 2.4. Lỗi về logic

          • 3.1. Nguyên nhân dẫn tới sai sót khi soạn đề kiểm tra

          • 3.2. Một số biện pháp hạn chế sai sót

            • 3.2.1. Khi soạn câu hỏi TNKQ

            • 3.2.2. Khi tiến hành soạn đề kiểm tra

            • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan