skkn xây dựng đồ dùng trực quan trong một tiết dạy học lịch sử ở trường phổ thông

28 567 1
skkn xây dựng đồ dùng trực quan trong một tiết dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. MỞ ĐẦU 1.1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông ngoài Sách giáo khoa cần phải có các loại tư liệu khác để phục vụ cho việc dạy và học như các loại sách tham khảo, văn kiện lịch sử, sách chính trị, sách báo văn học, bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ… Mỗi loại tư liệu có ý nghĩa và tác dụng riêng đối với việc dạy - học Lịch sử, nhưng đều góp phần giúp giáo viên nâng cao trình độ khoa học của mình, nhằm làm cho bài giảng được phong phú, sâu sắc, phản ánh kịp thời tính chất hiện đại của kiến thức Lịch sử cần truyền thụ cho học sinh, còn đối với học sinh giúp các em thu nhận tri thức Lịch sử phong phú, sinh động, rèn luyện khả năng và thói quen tự học, độc lập suy nghĩ. Qua quá trình giảng dạy Lịch sử ở trường THPT hiện nay tôi nhận thấy tư liệu trong dạy học lịch sử ở hầu hết các trường phổ thông còn rất thiếu thốn, nghèo nàn, từ sách tham khảo cho đến bản đồ, tranh ảnh… để phục vụ bài dạy. Vì vậy, đa số các giáo viên vẫn phổ biến áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên lo truyền đạt hết những nội dung trong sách giáo khoa còn học sinh cố gắng chép được những nội dung mà thầy, cô đọc cho chép. Giáo viên và học sinh gần như quên những tư liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ của bài học, chỉ chú trọng đơn thuần đến kênh chữ trong Sách giáo khoa. Do đó, trong thực tế giảng dạy lịch sử giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chưa gây được hứng thú của học sinh. Vì thế, việc xây dựng đồ dùng trực quan để phục vụ việc dạy học lịch sử ở trường THPT là việc làm vô cùng cần thiết để thông qua đó giáo viên dễ tạo biểu tượng lịch sử, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh hoặc giúp các em nhớ lâu, nhớ kỹ, hiểu sâu được những nội dung của bài góp phần khơi gợi húng thú cho các em trong các tiết học học Lịch sử và tạo được hiệu quả cao cho môn học. 1 Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, tôi nhận thấy đối với mỗi giáo viên cần phải nhận thức đúng cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học thì việc xây dựng đồ dùng trực quan phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử là việc cần thiết phải làm nhằm thực hiện được những mục tiêu bộ môn đề ra, gây hứng thú học tập bộ môn của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông. Trong khuôn khổ của bài này tôi xin trình bày đề tài: “XÂY DỰNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG MỘT TIẾT DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.” phục vụ việc dạy bài 14: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 sách giáo khoa lịch sử 12 (Ban cơ bản). 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Lí luận sử dụng đồ dùng trực quan (ĐDTQ) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã được các nhà giáo dục học, tâm lí học và giáo dục lịch sử nghiên cứu khá nhiều và có hệ thống. Liên quan vấn đề này có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố như sách, báo, các tạp chí, … Có thể kể ra một số công trình cơ bản sau: Các giáo trình về phương pháp dạy học (PPDH) Lịch sử cũng đặc biệt quan tâm đến việc phát huy tính tích cực học tập lịch sử cho học sinh qua việc sử dụng kết hợp nhiều PPDH khác nhau, trong có có phương pháp trực quan như:“Phương pháp dạy học lịch sử” tập 1 và 2 của GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên); tác phẩm“Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trung học cơ sở” của tác giả Phan Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng (chủ biên)… Qua các tác phẩm trên, các tác giả đã đề cập một cách đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Đồng thời đề ra những biện pháp sư phạm cần thiết nhằm phát huy tính tích cực của học sinh học trong học tập lịch sử. 2 Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về sử dụng ĐDTQ nhằm phát huy tính tích cực của học sinh như: tác phẩm:“Đồ dùng trực quan trong việc dạy - học lịch sử ở trường phổ thông cấp II” của tác giả Phan Ngọc Liên - Phạm Kì Tá; hay tác phẩm:“Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Côi; tác phẩm:“Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở (phần lịch sử Việt Nam) của tác giả Trịnh Đình Tùng (chủ biên) đã đề cập đến kỹ thuật thiết kế và sử dụng ĐDTQ nói chung trong dạy học lịch sử (DHLS). Qua các nghiên cứu nêu trên, có thể thấy các tác giả đều tập trung khai thác ĐDTQ trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng. Trên cơ sở đó, các tác giả đã có nhiều đóng góp thiết thực về lý luận và kỹ thuật xây dựng ĐDTQ hoặc hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về chủ đề: “XÂY DỰNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG MỘT TIẾT DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.”phục vụ việc dạy bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 sách giáo khoa lịch sử 12 (Ban cơ bản). Chính vì vậy, đề tài của chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề này và đây cũng chính là nhiệm vụ cơ bản mà đề tài cần giải quyết. 1.2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1.Đối với học sinh: việc sử dụng các phương tiện trực quan sẽ giúp các em: + Thu nhận thông tin về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử một cách đầy đủ, chính xác và cụ thể hơn. Qua đó các em sẽ dễ hiểu và dễ nhớ kiến thức mới. + Củng cố, mở rộng, đào sâu những tri thức mà các em đã, đang và sẽ lĩnh hội. 3 + Phát triển được các năng lực của tư duy: quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát, rút ra nhận xét… về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. + Gây được hứng thú học tập, làm cho các em chủ động hơn trong việc tiếp nhận thông tin. 1.2.2. Đối với giáo viên: giúp cho giáo viên có điều kiện thuận lợi để thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh một cách đầy đủ, sâu sắc, sinh động hơn theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo. Đồng thời nó còn là điều kiện để giáo viên vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp và phương tiện dạy học khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. 4 2. NỘI DUNG 2.1. XÂY DỰNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG MỘT TIẾT DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.” phục vụ việc dạy bài 14: Phong trào cách mạng 1930 - 1935 sách giáo khoa lịch sử 12 (Ban cơ bản) Bài 14: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1935 I: Việt Nam trong những năm 1929-1933 1. Tình hình kinh tế PL 01: Sơ đồ về tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 (1)Trong những năm 1929-1933 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã giáng đòn nặng nề vào các nước tư bản trong đó có nước Pháp. Do kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp cho nên những năm 1929-1933, kinh tế Việt Nam phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Pháp. Do đó kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này bước vào thời kỳ suy thoái và khủng hoảng. 5 Kinh tế Việt Nam 1929-1933 Nông nghiệp Công nghiệp Thương nghiệp - Xuất khẩu đình đốn. - Hàng hóa khan hiếm - Giá cả đắt -Sản lượng các ngành đều suy giảm - Lúa gạo sụt giá - Ruộng đất bỏ hoang Nhận xét về tình hình kinh tế Việt Nam 1929- 1933? (1) PL 02: Niên biểu về tình hình kinh tế Việt nam trong những năm 1929 -1933 Nội dung Nông nghiệp Công nghiệp Thương nghiệp Tình hình Kinh tế Việt Nam 1929-1933 - Lúa gạo sụt giá - Ruộng đất bỏ hoang -Sản lượng các ngành đều suy giảm - Xuất khẩu đình đốn. - Hàng hóa khan hiếm - Giá cả đắt đỏ PL 03: Niên biểu chuyên đề tình hình kinh tế Việt nam trong những năm 1929-1933 Năm 1929 1933 Nội dung Gạo (đồng / tạ) 11.58 3.2 Ruộng đất hoang (hecta) 200.000 500.000 Than (nghìn tấn) 1.305 782 6 PL 04: Đồ thị sản lượng ngành khai thác than xuất khẩu ở Việt Nam 1929- 1933 7 2. tình hình xã hội PL 05: Sơ đồ xã hội Việt Nam trong những năm 1929-1933 (2) Do tác động của sự suy thoái ,khủng hoảng về kinh tế nên đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động hết sức cơ cực, mâu thuẫn xã hội gay gắt (nông dân >< địa chủ phong kiến, dân tộc Việt nam >< thực dân Pháp ) đó là nguyên nhân sâu sa dẫn đến cao trào cách mạng 1930-1931. 8 Xã hội Việt Nam 1929-1933 Công nhân Nông dân Các tầng lớp khác - Thợ thủ công: thất ngiệp. - Nhà buôn nhỏ: đóng cửa. - Viên chức: bị sa thải. -Tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn - Thuế cao. - Vay nợ nặng lãi - Nông phẩm bán ra giá thấp. - Ruộng đất bị chiếm đoạt - Bị sa thải - Đồng lương ít ỏi Nhận xét về xã hội Việt Nam 1929- 1933 (2) PL 06: Niên biểu so sánh xã hội Việt Nam trong những năm 1929-1933 Đặc điểm Giai cấp Riêng Chung Công nhân - Bị sa thải - Đồng lương ít ỏi - Đời sống của các tầng lớp nhân dân hết sức khó khăn ,cơ cực. - Mâu thuẫn xã hội gay gắt. - Dân tộc Việt Nam mâu thuẫn với thực dân Pháp. Nông dân - Thuế cao. - Vay nợ nặng lãi - Nông phẩm bán ra giá thấp. - Ruộng đất bị chiếm đoạt Các tầng lớp khác Thợ thủ công thất ngiệp. Nhà buôn nhỏ đóng cửa Viên chức bị sa thải. Tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn 9 II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ -Tĩnh 1.Phong trào cách mạng 1930-1931 PL 07: Luợc đồ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh PL 08: Đồ thị phản ánh phong trào cách mạng 1930-1931 Tháng 2  4 nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Tháng 5: công nhân VN biểu tình ngày quốc tế lao động 1/5 Nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân nông dân và các tầng lớp lao động khác 9/1930: Phong trào đấu tranh dâng cao ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [...]... chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 2.2 NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông rất phong phú, đa dạng mỗi loại có nội dung ý nghĩa khác nhau nên cách sử dụng cũng khác nhau Trong bài phong trào cách mạng 1930-1935 đồ dùng trực quan đã được xây dựng trong hồ sơ tư liệu nêu trên gồm có: tranh ảnh, lược đồ, chân dung nhân... LUẬN Xây dựng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử là việc làm rất quan trọng và cần thiết Nó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông Mỗi loại đồ dùng trực quan có vị trí và tác dụng nhất định nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì hiệu quả sư phạm của nó rất lớn, hơn thế tài liệu lịch sử là căn cứ khoa học, là bằng chứng hiển nhiên, hùng hồn về một thời đại, một nước, một. .. bài dạy của giáo viên đạt được hiệu quả cao nhất, học sinh sẽ lĩnh hội và tiếp thu được kiến thức của bài học thật trọn vẹn, sâu sắc 26 Qua đây tôi cũng xin đưa ra một đề xuất là mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông rất nên xây dựng, thiết kế đồ dùng trực quan cho mình trong hồ sơ tư liệu phục vụ việc giảng dạy các bài học lịch sử nội khóa ở trường phổ thông Đây là một. .. liệu lịch sử cụ thể hóa kiến thức mà học sinh cần thu nhận, tạo biểu tượng chân thực, rõ ràng, hình thành khái niệm khoa học, gây cho các em hứng thú học tập, rèn luyện óc phê phán, sự nhận xét, phân tích, bồi dưỡng quan điểm lập trường tư tưởng Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với các phương pháp trong dạy học lịch sử một cách phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông Trên cơ sở... năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan (vẽ bản đồ, tường thuật trên bản đồ, lập niên biểu…) - Kết hợp các loại tài liệu khi sử dụng đồ dùng trực quan 2.3 Dự kiến phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan phục vụ việc dạy 14 : Phong trào cách mạng 1930 - 1935 sách giáo khoa lịch sử 12 (Ban cơ bản) NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ NẮM I VIỆT NAM TRONG NHỮNG Hoạt... Khi sử dụng những đồ dùng trực quan này trong dạy và học bài phong trào cách mạng 1930 - 1935 nói riêng và trong giảng dạy lịch sử nói chung cần chú ý các nguyên tắc sau : - Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng, thích hợp - Định rõ phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan Phải bảo đảm cho học sinh được sử. .. duy và các kĩ năng bộ môn cho học sinh, đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, nhất là dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh Trong khuôn khổ của đề tài này tôi đã thực hiện việc xây dựng đồ dùng trực quan phục vụ việc dạy bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 sách giáo khoa lịch sử 12 (Ban cơ bản) Với những đồ dùng trực quan trong hồ sơ tư liệu này và phương... đủ đồ dùng trực quan khắc phục tình trạng học sinh chỉ xem để minh họa cho nội dung sự kiện mà không giúp cho các em hiểu sự kiện 18 - Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan, không chỉ để cụ thể hóa kiến thức mà cần đi sâu phân tích bản chất sự kiện để tiếp thu kiến thức, hiểu sâu sắc, làm bài kiểm tra… - Đảm bảo lời nói kết hợp với việc trình bày các đồ dùng trực quan, đồng... thiết trong quá trình tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên cũng như trong công tác giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông Góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giáo dưỡng - giáo dục của bộ môn lịch sử 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ giáo dục – đào tạo (2008), Sách giáo khoa lịch sử 12, NXB Giáo dục 2 Bộ giáo dục – đào tạo (2008), Sách giáo viên lịch sử 12,... phổ thông Trên cơ sở hệ thống đồ dùng trực quan đã được xây dựng giáo viên sẽ có được đầy đủ những tài liệu cần thiết phục vụ cho bài giảng làm cho bài giảng thêm sinh động lôi cuốn, hấp dẫn khơi gợi được hứng thú học tập lịch sử ở mỗi học sinh Qua đó học sinh có thể tiếp thu bài giảng một cách tốt nhất, cung cấp cho các em những hiểu biết sinh động, cụ thể, sâu sắc về bài học rèn luyện khả năng tư duy . lượng dạy và học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông. Trong khuôn khổ của bài này tôi xin trình bày đề tài: “XÂY DỰNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG MỘT TIẾT DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.”. và phương tiện dạy học khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. 4 2. NỘI DUNG 2.1. XÂY DỰNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG MỘT TIẾT DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.” phục vụ việc dạy bài 14: Phong. phẩm:“Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông của tác giả Nguyễn Thị Côi; tác phẩm:“Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở (phần lịch sử Việt Nam)

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan