1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn ứng dụng một số kĩ thuật kiểm tra - đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường thpt tĩnh gia 5

21 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 238 KB

Nội dung

Trong quá trình giảng dạy tôi đã nhận thấy việc ứng dụng một số kỹthuật kiểm tra, đánh giá vào dạy học lịch sử ở trường THPT sẽ giúp cho giáoviên đánh giá được kết quả học tập của học si

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

A/ PHẦN MỞ ĐẦU 2

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 2

II/ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3

1 Mục tiêu 3

2/ Nhiệm vụ: 3

III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

IV/ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

B/ PHẦN NỘI DUNG 4

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: 4

II/ THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 5 5

1/ Thuận lợi và khó khăn: 5

2/ Mặt mạnh và mặt yếu: 6

3/ Nguyên nhân và yếu tố tác động 7

4/ Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra 8

III/ GIẢI PHÁP: 10

1/ Mục tiêu của giải pháp : 10

2/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: 10

3/ Điều kiện thực hiện giải pháp 17

4/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 17

IV/ Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của các vấn đề nghiên cứu 19

1.Đối với giáo viên 19

2/ Đối với học sinh 19

C – PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 20

I Kết luận 20

II Kiến nghị 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

A/ PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 2

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong quá trình đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nói chung vàđổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn lịch sử nói riêng Trên cơ sởvận dụng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá vào thực tiễn, mỗi giáo viên phụtrách bộ môn sẽ tiến hành linh hoạt khâu kiểm tra, đánh giá sao cho có hiệuquả nhất và qua đó đúc kết cho bản thân những kinh nghiệm riêng

Là giáo viên dạy môn lịch sử ở trường THPT BÁN CÔNG SỐ 1

TĨNH GIA nay là trường THPT TĨNH GIA 5 từ năm học 2008 - 2009 đến

nay Trong quá trình giảng dạy tôi đã nhận thấy việc ứng dụng một số kỹthuật kiểm tra, đánh giá vào dạy học lịch sử ở trường THPT sẽ giúp cho giáoviên đánh giá được kết quả học tập của học sinh, song quan trọng hơn cả việckiểm tra, đánh giá còn giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy và tạo độnglực học tập cho học sinh Tuy nhiên, trong thực tế dạy học ở trường THPTTĨNH GIA 5 hiện nay cho thấy, khâu kiểm tra, đánh giá chưa được chú ýnhiều Hình thức kiểm tra thì đơn điệu, nội dung kiểm tra chỉ dừng lại ở việckiểm tra kiến thức mà chưa hướng tới kiểm tra kỹ năng, thái độ, năng lực củangười học Nên kết quả chất lượng môn lịch sử chưa cao, chưa góp phần tíchcực vào nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giáo dục ở trường THPT.Trong khi đó các môn khoa học xã hội, trong đó có môn lịch sử ngày càngđược nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa trong việc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ.Những chuyển biến to lớn, sâu sắc trong thời đại chúng ta càng chứng tỏ sựđổi mới về nội dung, phương pháp trọng dạy học lịch sử, cũng như đối vớicác môn khoa học khác, đặc biệt là đổi mới về hình thức kiểm tra, đánh giátrong quá trình giảng dạy Càng tiến đến cuộc sống hiện đại thì càng đòi hỏi

về việc đào tạo con người một cách toàn diện, nên khâu kiểm tra, đánh giácũng hướng tới mục tiêu toàn diện về cả kiến thức lẫn kỹ năng, hành vi, thái

độ góp phân nâng cao hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng

Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả học tập bộ môn lịch sử? Đó làvấn đề mà những giáo viên dạy môn lịch sử chúng tôi luôn phải đặt ra và xuất

Trang 3

phát từ lý do trên tôi đã nghiên cứu đề tài “ Ứng dụng một số kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường THPT TĨNH GIA 5”

II/ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài ra một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá còn góp phần đánh giá toàndiện về kiến thức, kỹ năng, năng lực, ý thức, thái độ của học sinh trong khihọc Đánh giá đúng thực chất trình độ năng lực của cả thầy và trò

2/ Nhiệm vụ:

Để hoàn thành đề tài này tôi đã thực hiện các nhiệm vụ sau

- Sử dụng linh hoạt các loại hình kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp và cóhiệu quả tốt nhất

- Tìm hiểu nội dung về các hình thức kiểm tra, đánh giá

- Tự rút ra kinh nghiệm sau mỗi lần sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giátrong giờ học và sau những tiết dự giờ từ các đồng nghiệp

- Rút ra kết luận từ việc nghiên cứu đưa vào áp dụng thực tiễn

III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

Qua các lần dự giời đồng nghiệp tôi thấy nhiều giáo viên có trình độchuyên môn giỏi Nhưng kỹ năng sư phạm chưa tốt, chưa chú ý đến khâukiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử Môn Lịch sử thường rất nhiều sựkiện, mốc thời gian, khối lượng kiến thức tương đối nhiều….Nếu giáo viênkhông có kỹ thuật sư phạm tốt, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp, giờ họctrở nên quá tải, nặng nề, không gây được hứng thú học tập cho học sinh

Trang 4

Xuất phát từ thực tế trên, tôi không ngừng đổi mới phương pháp dạyhọc, nhất là đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá Tôi thấy việc ứng dụngmột số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường THPTTĨNH GIA 5 là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học.

Trong bài viết này, tôi chủ yếu khai thác một số kỹ thuật kiểm tra, đánhgiá có thể ứng dụng trong dạy học lịch sử nói riêng và các bộ môn khác nóichung ở trường THPT TĨNH GIA 5

IV/ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Học sinh cả 3 khối 10, 11, 12 và giáo viên dạy môn lịch sử ở trườngTHPT TĨNH GIA 5

V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp, nhưngtrong đó có các phương pháp được ứng dụng chủ yếu là:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu

có liên quan đến đề tài trên báo chí và nhiều tài liệu khác,

- Phương pháp thực nghiệm : Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trênlớp từ các đồng nghiệp và bản thân

B/ PHẦN NỘI DUNG

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Kiểm tra, đánh giá là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy họcnói chung và dạy Lịch sử nói riêng Kiểm tra nhằm thu thập những thông tintình hình học tập của học sinh, giúp giáo viên đánh giá đựơc kết quả học tậpcủa học sinh, song quan trọng hơn kiểm tra, đánh giá còn giúp cho việc điềuchỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên và tạo động lực học tập cho học sinh,góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáodục

Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập, xử lý kịp thời, có hệthống thông tin về hiện trạng, nguyên nhân của chất lượng, hiệu quả của giáodục căn cứ vào mục tiêu dạy học làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp

Trang 5

và hoạt động giáo dục tiếp theo Đánh giá là khâu quan trọng không thể thiếuđược trong quá trình giáo dục Đánh giá có thể là “định tính” dựa vào nhậnxét hoặc “định lượng” dựa vào các giá trị (bằng số).

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập xử lý thôngtin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập, về tác động và nguyênnhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáoviên và nhà trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày càng tiến

bộ hơn Kiểm tra là công cụ phương tiện và hình thức chủ yếu, quan trọng củađánh giá

Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề, trong đó có hai vấn đề

cơ bản là đánh giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất lượng học củatrò Đánh giá thực chất sẽ tạo động lực nâng cao chất lượng dạy và học Vìvậy trong quá trình dạy học giáo viên phải đặt ra kế hoạch kiểm tra học sinh

để đạt được những yêu cầu về các mặt mức độ kiến thức và kỹ năng mà mụctiêu giáo dục đề ra

II/ THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 5.

1/ Thuận lợi và khó khăn:

a/ Thuận lợi:

Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giánói chung và kiểm tra, đánh giá môn lịch sử nói riêng đã có nhiều tiến bộ vềquan điểm chỉ đạo, về nhận thức cũng như nội dung và phương pháp kiểm tra,đánh giá Việc kiểm tra, đánh giá đã vươn tới mục tiêu giáo dục toàn diện cả

về kiến thức lẫn kỹ năng, các hình thức kiểm tra, đánh giá ngày càng phongphú đa dạng Vì vậy khi tiến hành nghiên cứu một số kỹ thuật kiểm tra, đánhgiá có thể ứng dụng có hiệu quả trong dạy học lịch sử ở trường THPT TĨNHGIA 5, tôi đã được sự đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện, khích lệ của giám hiệunhà trường, các đồng nghiệp cùng sự hợp tác nhiệt tình của học sinh

b/ Khó khăn:

Trang 6

Mặc dù việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá đã được triển khaisâu rộng trong các trường THPT trong cả nước Song thực tế hiện nay, trongquá trình dạy học lịch sử vấn đề kiểm tra đánh giá vẫn chưa được nhiều giáoviên quan tâm Hình thức kiểm tra vẫn là kiểm tra mười lăm phút, kiểm tramột tiết và kiểm tra học kì Vì vậy làm cho việc kiểm tra trở nên cứng nhắc,

dễ gây áp lực nặng nề đối với học sinh, dẫn đến kết quả dạy – học chưa cao

Bên cạnh đó học sinh vẫn chưa thực sự yêu thích môn lịch sử, chưa chủđộng trong quá trình học tập và học mang tính đối phó Có thể nói đây là khókhăn lớn nhất khi thực hiện các kỹ thực hiện các khâu kiểm tra, đánh giátrong giờ dạy

2/ Mặt mạnh và mặt yếu:

a/ Mặt mạnh:

Một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá được ứng dụng vào dạy lịch sử ởtrường THPT sẽ giúp cho học sinh trong các khâu ôn tập bài cũ, củng cố, tiếpthu bài mới bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, vận dụng kiến thức đã học vàothực tiễn

Với kỹ thuật kiểm tra, đánh giá còn giúp giáo viên thu được thông tin phảnhồi nhanh nhất về bài giảng của mình để từ đó có những điều chỉnh kịp thời

về cách dạy, còn học sinh cũng điều chỉnh được cách học tạo điều kiện tối ưu

để quá trình dạy – học chuyển tiếp sang những bước tiếp theo đạt hiệu quảcao hơn

b/ Mặt yếu:

Kỹ thuật này đòi hỏi giáo viên phải thực hiện linh hoạt , mềm dẻo tránh

việc quá chú trọng vào khâu kiểm tra, đánh giá trong giờ dạy mà không đảmbảo được tiến độ chương trình

Một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá có thể bất lợi đối với một số học sinhkhông thích học môn lịch sử

3/ Nguyên nhân và yếu tố tác động

Mở đầu cuốn “Lịch sử nước ta” Bác Hồ viết

Trang 7

“dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Đó là lời căn dặn và cũng là lời tâm huyết của Bác Hồ kính yêu đối vớithế hệ trẻ Người luôn mong muốn, thế hệ trẻ không chỉ biết lịch sử mà phải

“tường” có nghĩa là hiểu sâu sắc về lịch sử Tuy nhiên việc dạy và học mônlịch sử ở trường THPT TINH GIA 5 hiện nay, nhất là khâu kiểm tra, đánh giácòn các tồn tại sau

* Về phía giáo viên:

Trong quá trình giảng dạy một số giáo viên vẫn chưa mạnh dạn đổi mới

về Phương Pháp dạy học đặc biệt là khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh

Giáo viên thường chỉ chú ý đến việc kiểm tra định kỳ mà chưa chú ýđến việc kiểm tra thường xuyên trong từng tiết học cũng như trong toàn bộquá trình dạy học

Nội dung kiểm tra, đánh giá chỉ chủ yếu hướng đến kiểm tra kiến thức

mà chưa chú ý đến kiểm tra kỹ năng, thái độ, năng lực của người học

Qua quá trình trao đổi với một số đồng nghiệp tôi thấy có một số yếu tốtác động cơ bản như sau:

- Do nội dung kiến thức của bài quá nhiều nên giáo viên chỉ chú ý đến việclàm sao chuyển tải hết nội dung kiến thức mà chưa chú ý đến việc kiểm tra,đánh giá lồng ghép vào từng tiết học

- Giáo viên đang công tác ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu thiết nhiều bị dạyhọc, chưa tiếp cận được với các tài liệu hướng dẫn về đổi mới hình thức kiểmtra, đánh giá nên chưa mạnh dạn trong việc áp dụng các hình thức kiểm tratrong quá trình dạy học

* Về phía học sinh :

Học sinh trường THPT TĨNH GIA 5 có điểm xuất phát thấp : Đốitượng đăng kí dự thi vào trường hầu hết là những em có học lực trung bình,hầu hết các em ở xa trường, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn

Trang 8

Mặt khác ý thức học tập chưa cao, đa phần các em chưa xác định mụctiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong các tiết học, làm bài tập ở nhà…

Qua tìm hiểu HS cũng như đồng nghiệp tôi thấy có một số yếu tố tácđộng như sau:

+ Đa phần các em đều cho rằng môn lịch sử có nhiều sự kiện nên khóhọc, khó nhớ

+ Do tác động của sự phát triển của nền kinh tế thị trường và cơ hội việclàm của các ngành khoa học kĩ thuật nên các em ít chú trọng đến các mônkhoa học xã hội

+ Do phụ huynh thờ ơ với môn Lịch sử thường hướng các em vào cácmôn học tự nhiên

+ Các em phải học nhiều môn nên thời gian cũng là yếu rố ít nhiều làmảnh hưởng đến học môn Lịch sử của các em

4/ Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.

Để đánh giá mức độ hiểu biết của HS về môn Lịch sử cũng như các hìnhthức Kiểm tra – Đánh giá trong dạy học Tôi đã tiến hành cuộc điều tra nhỏqua phiếu điều tra cho ba đối tượng học sinh, học sinhcủa ba khối 10, 11,12(số lượng là 35 học sinh/lớp)

Nội dung phiếu điều tra tập trung vào một số nội dung sau:

Câu 1 : Em có biết về các hình thức kiểm tra, đánh giá không ?

Câu 2: Em có biết về vai trò của việc kiểm tra, đánh giá trong học tập không?

Câu 3 : Em có biết về kỹ thuật kiểm tra kiến thức nền trong giờ học Lịch sử không?

Câu 4 : Em có biết kỹ thuật kiểm tra điểm nhấn không ?

Câu 5 : Em có biết kỹ thuật tóm tắt một câu không?

Câu 6 : Em có biết về kỹ thuật làm bài tập nhanh không?

Câu 7 : Em có biết thiết lập ma trận đặc trưng không?

Yêu cầu HS trả lời theo 3 mức độ sau:

Trang 9

a/ Biết b/ Không biết c/ Không nhớ

Sau khi khảo sát kết quả như sau:

Qua bảng thống kê cho ta thấy

Ở câu hỏi mang tính nhận biết về vai trò của kiểm tra, đánh giá đã đượcgiáo viên sử dụng trong quá trình dạy học (câu 1,2) thì các em nắm đượcchiếm tỷ lệ khá cao ở cả 3 khối

Còn những câu mang tính chất nhận biết về các hình thức kiểm tra, đánhgiá trong quá trình dạy học Lịch sử (câu 3,4,5,6,7) đòi hỏi phải được hướngdẫn tìm hiểu hoặc giáo viên áp dụng trực tiếp vào giờ học thì số học sinhnắm được tương đối thấp Hầu hết các em đều chưa được làm quen với các kỹthuật kiểm tra, đánh giá nêu trong phiếu điều tra

Từ kết quả theo bảng thống kê trên cho thấy, việc đổi mới phương phápkiểm tra là rất quan trọng Vì thông qua kiểm tra giáo viên sẽ đánh giá được

Trang 10

kết quả học tập của học sinh và qua đó có hoạt động sư phạm phù hợp, trang

bị cho các em những kiến thức kỹ năng cơ bản mà mục tiêu giáo dục đề ra

Trên cơ sở một số tồn tại trên tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kỹ thuậtkiểm tra, đánh giá có thể ứng dụng tốt trong dạy học lịch sử ở trường THPTTĨNH GIA 5

III/ GIẢI PHÁP:

1/ Mục tiêu của giải pháp :

Trong quá trình ứng dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạyhọc lịch sử ở trường THPT giáo viên cần đảm bảo các mục tiêu sau

- Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức kỹ năng, năng

lực, thái độ, hành vi của học sinh

- Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá phải phù

hợp với tính chất, nội dung của từng bài, từng chương

- Đảm bảo độ phân hóa: Phân loại được chính xác trình độ , năng lực học

sinh, dải phân hóa càng rộng càng tốt

- Đảm bảo tính hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá

2/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:

2.1/ Kỹ thuật kiểm tra kiến thức nền:

Kiểm tra kiến thức nền có nghĩa là kiểm tra những kiến thức, khái niệm

mà học sinh đã được học từ trước nhằm làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thứcmới; qua đó giáo viên đánh giá được khả năng nhớ các kiến thức mà học sinh

đã thu nhận được

Việc kiểm tra kiến thức nền được thực hiện một cách linh hoạt trong suốttiến trình dạy học Giáo viên có thể áp dụng kỹ thuật kiểm tra này khi bắt đầumôn học, mỗi bài học trong chương trình hoặc trước khi giới thiệu kiến thứcmới để biết học sinh đã có những gì, từ đó có thể điều chỉnh hoạt động giảngdạy của mình cho phù hợp với từng đối tượng học sinh,

Ngày đăng: 19/07/2014, 07:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 12 – NXB GD Khác
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 11 – NXB GD Khác
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 10 – NXB GD Khác
4. Kiểm tra – Đánh giá thường xuyên và định kì môn Lịch sử 12 – NXB GD Khác
5. Kiểm tra – Đánh giá thường xuyên và định kỳ môn Lịch sử 11- NXBGD Khác
6. Kiểm tra – Đánh giá thường xuyên và định kì môn Lịch sử 10 – NXB GD Khác
7. Kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập Lịch sử lớp 11 – NXB GD Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Bảng so sánh chất lượng - skkn ứng dụng một số kĩ thuật kiểm tra - đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường thpt tĩnh gia 5
Bảng 2 Bảng so sánh chất lượng (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w