1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM TRONG VIỆC THIẾT KẾ BÀI HỌC TÁC PHẨM VĂN TRƯƠNG

9 728 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 152,64 KB

Nội dung

LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM TRONG VIỆC THIẾT KẾ BÀI HỌC TÁC PHẨM VĂN TRƯƠNG Lê Thị Hằng Nga Trường PTTH DT nộ trú tỉnh Bắc Giang A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Đối với mọi cuộc cách mạng, khoa học kỹ thuật hay khoa học nhân văn, bao giờ vấn đề phương pháp cũng nổi lên như một đòn bẩy.L. Tônxtôi đã nhấn mạnh rằng: “Vấn đề quan trọng không phải là biết được trái đất tròn mà là làm sao biết được trái đất tròn”. Caca Mác cũng từng nói: “Chính trong quá trình cải tạo thiên nhiên, con người cũng cải tạo bản thân”. Những câu nói nổi tiếng đó có thể là cơ sở cho chúng ta vận dụng vào việc “lấy học sinh làm trung tâm” trong giảng dạy. Nội dung của việc lấy học sinh làm trung tâm giảng dạy là sự huy động những năng lực chủ quan của học sinh một cách có cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật cảm thụ văn học để học sinh chủ động, tích cực, hứng thú tham gia vào quá trình dạy và học văn, do đó có được sự phát triển toàn diện. Lấy học sinh làm trung tâm trong việc thiết kế bài học tác phẩm văn chương là quy trình được giáo viên thiết kế một cách khoa học bằng hệ thống những thao tác, việc làm để học sinh thực sự hoạt động trí tuệ từ bước tri giác ngôn ngữ, âm thanh đến hồi ức tưởng tượng, liên tưởng so sánh, phân tích khái quát theo con đường cảm xúc hoá phù hợp với quy luật cảm thụ văn chương. 2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay, tuy phương pháp dạy học văn theo tinh thần lấy học sinh làm trung tâm đã được triển khai phổ biến kha rộng rãi, song một thực tế đáng lo ngại là việc thấu triệt lý thuyết và áp dụng linh hoạt vào thực tế vẫn còn tồn tại, ví dụ: + Có giáo viên phủ nhận vai trò diễn giảng của giáo viên, chỉ thấy học sinh làm việc, tưởng tượng, liên tưởng một cách chủ quan từ văn bản, hoặc đứng lên ngồi xuống giơ tay phát biểu. + Có giáo viên lại quan niệm dạy văn giờ đây chỉ còn là rung động và cảm thụ của từng cá nhân học sinh dẫn tới tình trạng bài văn bị đập vụn ra theo sự gợi ý cho học sinh trên văn bản, liên tưởng nhân vật, minh hoạ một cảnh vật, một chi tiết tách biệt với văn bản chính thể. + Có giáo viên đưa ra rất nhiều câu hỏi trong một giờ dạy, học sinh liên tục trả lời nhưng hệ thống câu hỏi lại vụn vặt, không phù hợp với quy luật tiếp nhận văn học và đặc trưng của tác phẩm văn chương Từ tồn tại trên, học sinh chưa thực sự được côi là trọng tâm, chưa có sự tự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách và năng lực. 3. Mục tiêu đề tài Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn nêu trên, bằng những tri thức mới, cụ thể đã được tiếp thu qua quá trình đào tạo và một số kinh nghiệm áp dụng vào thực tế qua quá trình giảng dạy, người viết đề tài muốn trình bày cụ thể cách thức phân chia một cách bao quát những cấp độ, những hình thức hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm của học sinh trong việc thiết kế bài giảng trong tác phẩm văn chương của giáo viên theo tinh thần “lấy học sinh làm trung tâm trong giảng dạy” B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Căn cứ từ đặc điểm của tác phẩm văn chương, vào đặc trưng của quy luật tiếp nhận văn chương, từ đặc điểm của quá trình cảm nhận tác phẩm của học sinh, có thể phân chia những cấp độ, những hình thức hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm của học sinh và các phương pháp tương ứng của giáo viên như sau: 1. Hình thức hoạt động tái hiện hình tượng Mục đích: Đây là hoạt động giúp học sinh bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, tái hiện hình tượng, khắc hoạ nhân vật, nắm bắt tình tiết, hình dung các bức tranh miêu tả khiến văn bản là thế giới sống động trong trí tưởng tượng của học sinh. Phương pháp và biện pháp tương ứng - Đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc to. - Đọc phân vai - Miêu tả tâm trạng nhân vật - Dùng đồ dùng trực quan -Tường thuật, tóm tắt 2. Hình thức hoạt động tìm tòi, phát hiện Mục đích: Đòi hỏi học sinh tri giác ngôn ngữ nhệ thuật tưởng tượng, cắt nghĩa chi tiết, các yếu tố để nắm bắt tác phẩm như một chính thể. Phương pháp tương ứng: Phát vấn kết hợp diễn giảng Câu hỏi gồm các thể loại sau: - Câu hỏi phát hiện. - Câu hỏi gợi mở vấn đề. Chú ý: Câu hỏi phát hiện, tái hiện chỉ để làm tiền đề dẫn đến câu hỏi sáng tạo, gợi mở, nêu vấn đề. 3. Hình thức hoạt động phân tích – Khái quát Mục đích: Đòi hỏi học sinh trên kết quả tri thức vừa thu nhận nắm bắt được chủ đề, linh hồn tác phẩm biết phân tích được ý nghĩa khái quát của mọi yếu tố cụ thể dưới ánh sáng của tư tưởng chủ đề. Phương pháp tương ứng: Dẫn dắt phát vấn. Câu hỏi gồm các loại sau: - Câu hỏi phân tích - Câu hỏi khái quát. 4. Hình tức tự bộc lộ của học sinh Mục đích: Học sinh chuyển mọi nhận thức, hiểu biết, cảm nhận từ tác phẩm thành cảm súc của bản thân. Giáo viên nắm bắt diễn biến tình cảm của học sinh bộc lộ để kịp thời có định hướng phù hợp. Phương pháp- biện pháp tương ứng: Phát vấn, tổ chức thảo luận ngắn trong thời gian thích hợp. 5. Hoạt động dánh giá Mục đích: Tập cho học sinh phân tích, cắt nghĩa, đánh giá về tác phẩm trên cơ sở những kiến thức và cảm xúc đã có để nâng coa trình độ tiếp nhận tác phẩm. Phương pháp tiếp ứng: Phát vấn Câu hỏi gồm các loại sau: - Câu hỏi có vấn đề. - Câu hỏi bình giá – khái quát. 6. Hoạt động tri thức Mục đích: Qua quá trình đánh giá, cảm, hiểu nội dung, tư tưởng tác phẩm, học sinh tự biết mình, sự soi mình nâng mình lên thanh sạch hơn, cao thượng hơn bởi “văn học là nhân học”. Phương pháp hoạt động tương ứng: Phát vấn, đặt vấn đề để học sinh tự nhận thức. 7. Hoạt động ứng dụng Mục đích: Học sinh biết ứng dụng những kiến thức mình vừa học để có thể nhận định tổng quát về một nhóm tác phẩm hay một bộ phận văn học, một thời kỳ văn học tương ứng với tác phẩm vừa học. Về kỹ năng, học sinh nắm bắt được cách thức thâm nhập một tác phẩm văn chương (nhiều thể loại). Phương pháp tương ứng: Phát vấn Câu hỏi gồm các loại sau: - Câu hỏi gợi mở - Câu hỏi ứmg dụng (mở rộng vấn đề). Trên đây là quy định đảm bảo đầy đủ các hình hoạt động của học sinh trong bản thiết kế bài giảng tác phẩm văn chương. Tuy nhiên, bản thiết kế không phải là một khuôn mẫu xơ cứng. ình thức trình bày của bản thiết kế phản ánh những yêu cầu nói trên nhưng có thể rất linh hoạt, hoạt động này kết hợp, bao hàm hoạt động khác, phù hợp với đặc trưng nội dung từng tác phẩm, đặc điểm học tập từng đoói tượng học sinh và tài năng sở trường từng giáo viên. C. ÁP DỤNG THỰC TẾ Tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hoạt động của học sinh trong việc thiết kế bài giảng một tác phẩm cụ thể. Truyện ngắn HAI ĐỨA TRẺ - Thạch Lam- A. Mục tiêu bài dạy: Hướng dẫn học sinh. 1. Hình dung, cảm nhận được “bóng tối” và những cuộc đời chìm ngập trong bóng tối một cách âm thầm vô vọng. 2. Nắm được tư tưởng, phong cách nghệ thuật độc đáo của Thạch Lam. Tấm lòng thương yêu đôn hậu, nhạy bén với những kiếp người nghèo khổ, tối tăm Nghệ thuật xây dựng truyện ngắn không có cốt truyện nhưng chất chứa bao nhiêu cảnh đời, bao nhiêu tâm trạng sâu nắng tinh tế. 3. Hiểu rõ: Cùng các nhà văn hiện thực và các tác phẩm lãng mạn khác, Thạch Lam Bằng con đường nghệ thuật riêng đã dựng lên một mảnh đời u ám đầy bóng tối của xã hội Việt Nam những năm trước cách mạng tháng tám. 4. Biết cách phân tích mmọt truyện ngắn viết tương đối dài theo phương pháp lựa chọn yếu tố thên chốt vừa đảm bảo tính chính thể của tác phẩm. B. Thiết kế tiết học I. Tìm hiểu tác giả 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn tại lớp (nếu chưa chuẩn bị ở nhà) sau đó phát vấn: Câu hỏi: Em hãy cho biết những nét nổi bật đáng ghi nhớ ở nhà văn Thạch Lam? Học sinh phát biểu, giáo viên bổ sung, nhấn mạnh. Thạch Lam thuộc nhóm “Tực lực văn đàn” nhưng tư tưởng thẩm mỹ lại theo một hướng riêng. Thế giới nhân vật là những lớp người nghèo cơ cực, bế tắc. Không gian lựa chọn thường là nơi phố huyện tiêu điều hoặc những xóm nghèo ngoại ô Hà Nội. Thạch Lam viết với tấm lòng đôn hậu, nhạy cảm tinh tế với mọi diễn biến tâm trạng con người đau khổ. Thạc Lam sở trường về truyện ngắn không có cốt truyện mà thiêm về tâm trạng. Thạch Lam sáng tác nhiều tác phẩm giá trị hnư “Gió lạnh đầu mùa”, “Nắng trong vườn”, “Sợi tóc”, Hà Nội 36 phố phường” và cũng là cây bút tiểu luận suất sắc. 2.Giáo viên gây sự chú ý cho học sinh, khuyến khích học sinh tìm hiểu những nét đặc trưng qua tác phẩm “Hai đứa trẻ”. II. Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm 1. Học sinh tái hiện bức tranh phố huyện Câu hỏi: Em hãy thử tóm tắt tác phẩm và rút ra cảm nhận của mình khi làm công việc này? Khó hay dễ? (Học sinh tái hiện thế giới phố huyện và sơ bộ nhận thấy truyện ngắn của Thạch Lam khó tóm tắt vì không có cốt truyện). Câu hỏi: Em hãy miêu tả theo sự cảm nhận của mình về quang cảnh phố huyện và kiểm diện những nhân vật được Thạc Lam nhắc đến? Dự kiến trả lời: - Cảnh phố huyện là cảnh chiều tàn đi dần vào đêm. - Nhân vật vợ chồng bác xẩm, gia đình trị, cụ Thi điên, lũ trẻ nhặt nhạnh ở chợ, bác phở Siêu, chị em Liên – An Câu Hỏi 1 (phát hiện): Khi miêu tả cảnh đời phố huyện và cảnh người phố huyện, tác giả đặc biệt sử dụng một hình ảnh gì? Câu hỏi 2 (Nêu vấn đề): Vì sao đọc truyện ngắn này người đọc đều cảm nhận một cái gì đó u buồn tăm tối? (Cả hai câu hỏi này giúp học sinh phát hiện ra hình ảnh bóng tối bao trùm cảnh vật và con người phố huyện tác giả dụng công miêu tả từ nhiều thời điểm, từ nhiều góc nhìn nhiều tâm cảnh khác nhau. Dự kiến học sinh trả lời: Tác giả miêu tả “Bóng tối” với nhiều trạng thái của phố huyện. 1.Hướng dẫn học sinh phân tích “Bóng tối” và những con người chìm trongbóng tối. Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn đọc một vài đoạn (đoạn mở đầu hoặc đoạn “trời đã bắt đầu đậm trong đêm). Câu hỏi( phát hiện): Em hãy liệt kê xem tác giả nhắc đến bóng tối bao nhiêu lần (với nhiều cách nói khác nhau)? Dự kiến học sinh trả lời: Khoảng 30 lần ví dụ như “Buổi chiều như hòn than sắp tàn; mặt đen lại; chiều, chiều rồi; bóng tối ngập đầy; bước của buổi chiều; ngày tàn. Câu hỏi ( phân tích): Hãy phân tích xem gắn với những trạng thái khác nhau của cảnh vật phố huyện bóng tối được miêu tả như thế nào? Dự kiến học sinh trả lời: + Bóng tối đến với tiếng trống thu không trên chòi cao. + Bóng tối sắp đến với những đám mây hồng như hòn than sắp tàn. + Bóng tối đến với dãy tre làng đen lại + Bóng tối đến với cảnh muỗi bay vo vo. + Bóng tối đến với từng hòn đá nhỏ trên con đường mấp mô. + Bóng tối trùm nên đường phố và các ngõ huyện. + Bóng tối về khuya ngắn sâu với tiếng trống cầm canh ngắn, khô khan như đặc kịt lại. Câu hỏi (tổng hợp): Em nhận xét gì về hình ảnh bóng tối? Dự kiến học sinh trả lời: Bóng tối như một cái gì hãi hùng đang hoạt động, đang thâm nhập, luồn lách bán sát vào mọi cảnh vật, trạng thái hoạt động âm thầm của các sinh vật. Câu hỏi (khái quát): Theo em không gian nghệ thuật của tác phẩm là không gian nào? Dự kiến học sinh trả lời: Bóng tối là cái nền không gian nghệ thuật của tác phẩm và không gian xã hội của con người. 2. Hướng dẫn học sinh phân tích hình ảnh bóng tối có quan hệ thế nào với những cuộc đời tối tăm. Câu hỏi (phát hiện + phân tích): Em hãy tìm và phân tích những chi tiết có liên quan giữa bóng tối với cuộc đời mỗi nhân vật trong phố huyện? Dự kiến học sinh trả lời: - Chị Tí: Trời nhá nhem là mẹ con chị xuất hiện, tối đến mới dọn hàng - Bác phở siêu: Về đêm mới xuất hiện như một chấm lửa nhỏ vàng lơ lửng mất đi rồi lại hiện ra trong đêm tối bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ. - Cụ Thi điên: Bóng tối là nơi cụ mang đến và mang đi một tiếng cười khanh khánh nhỏ dần, ẩn chứa một nỗi buồn u uất - Vợ chồng bác Xẩm: Thu gọn trên manh chiếu chật hẹp bán sát mặt đất trong bóng tối của đêm khuya. - Chị em Liên: + Đêm tối ngập đầy đôi mắt của Liên. + Liên thích ngồi im lặng ngắm nhìn trong bóng tối quán hàng đầy tiếng muỗi vo vo. + Về khuya Liên ngồi yên lặng trong đêm con tàu vụt qua Liên ngập dần vào giấc ngủ 4. Hướng dẫn học sinh đi vào chiều sâu tác phẩm và tâm trạng các nhân vật đang ngập chìm trong đêm tối thông qua diễn biến tâm trạng của Liên khi chờ chuyến tầu đêm. Câu hỏi (phát hiện): Hãy tìm những chi tiết nói rõ tâm trạng của Liên? Dự kiến học sinh trả lời: - Khi tàu đến “Liên dắt em đứng dậy”. - Khi tàu đi Liên và em nhìn theo đến khi cái chấm đỏ của chiếc đèn treo khuất sau rặng tre. - Liên im lặng không đáp lời em, lặng theo mơ tưởng nhớ về Hà Nội xa xăm. - Liên so sánh con tàu đưa lại thế giới hiện tại đang sống cùng với đêm tối bao bọc xung quanh đất quê và đồng ruộng mênh mông yên lặng. - Liên liên hệ cuộc đời mình với ngọn đền của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ, Liên thấy mình sống giữa bao sự xa xôi. Câu hỏi (phân tích): Hãy phân tích các chi tiết trên và cho biết ánh sáng chuyến tàu đêm có tác động thế nào với Liên? Dự kiến học sinh trả lời: - Liên khao khát chờ chuyến tàu đêm vì con tàu như đã đem lại cho Liên một chút thế giới khác hẳn với vầng sáng của chị Tí và của bác Siêu. - Con tàu đưa Liên đến những khoảnh khắc bừng sáng hấp dẫn trước một cái gì sang trọng, sôi động, huyên náo của Hà Nội. Con tàu đánh thức Liên những kỷ niệm thích thú của những ngày trước đây cô sống ở Hà Nội khi cha chưa mất việc. Câu hỏi (nhận định khái quát): Em có nhận xét gì về cuộc đời người nghèo phố huyện? Dự kiến học sinh trả lời (giáo viên nhấn mạnh): Đó là những người lao động nghèo khổ lam lũ sống lay lắt đắm chìm trong bóng tối “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Họ là những diễn viên trên một sân khấu bi kịch, lần lượt đổi vai nhưng không đổi đời. 5. Hướng dẫn học sinh tự bộc lộ Câu hỏi thảo luận ngắn: Em hãy troa đổi và cho biết trong các nhân vật trên ai là người đau khổ nhất? Dự kiến học sinh trả lời (giáo viên gợi ý): - Liên là người đau khổ nhất bởi vì: + Liê đã biết thế nào là ánh sáng thị thành. + Liê là người hay nhạy cảm, suy nghĩ. + Liên thấm thía được cảnh tối tăm của mình và mọi người đang phải đắm chìm và Liên biết khao khát ánh sáng. III. Hướng dẫn học sinh tổng kết Câu hỏi (nhận định tổng hợp): Vì sao Thạch Lam lại đặt tên cho truyện ngắn là “Hai đứa trẻ”. Dự kiến học sinh trả lời: Hai chị em Liên là linh hồn của câu truyện, là tiêu biểu cho cảnh đời tối tăm nơi phố huyện ngày xưa. (Học sinh phải biết vận dụng sự cảm, hiểu tổng thể tác phẩm, biết so sánh các nhân vật trong cảm hứng của tác giả để thấy được ý nghĩa của “Hai đứa trẻ”. Giáo viên nhấn mạnh: Hai đứa trẻ được coi như hai chiếc chồi non trên một vũ trụ già cần cỗi. Câu hỏi(tự bộc lộ): Em thử đặt tên cho tác phẩm theo sự cảm hiểu của mình? Dự kiến: “bóng tối nơi phố huyện”, “Khát khao ánh sáng”, “Những cuộc đời tăm tối” Câu hỏi (nêu vấn đề): Em hãy xác định chủ đề của truyện ngắn này? Câu hỏi (định hướng): Theo em chủ đề là “Cuộc sống tối tăm nơi phố huyện ngày xưa” hay “Niềm khát khao ánh sáng của những kiếp người tối tăm nơi phố huyện ngày xưa”. Dự kiến học sinh trả lời giáo viên nhấn mạnh: Chủ đề: “Niềm khát khao ánh sáng của những kiếp người tối tăm nơi phố huyện ngày xưa”. Câu hỏi (mở rộng): Từ tác Phẩm em hãy khái quát những nhận định chung về Thạch Lam và phong cách nghệ thuật của Thạch Lam? Chú ý: Đây là yêu cầu không thể thiếu trong việc học tác phẩm ở bậ THPT. Học sinh: Ghi sâu được phần định hướng ở tiểu dẫn. Câu hỏi (ứng dụng - mở rộng): Em hãy nhận xét tác phẩm trong mối quan hệ với những tác phẩm hện thực và lãng mạn cùng thời. Dự kiến học sinh trả lời: So sánh với “Toả nhị kiều”, “Đời thừa”, “Tắt đèn”, “Chí pheo” tất cả đều phản ánh những tối tăm, bế tắc của con người nhiều hoàn cảnh và niềm khát khao muốn vươn ra khỏi bóng tối khổ nhục đói nghèo để cuộc sống có chút ánh sáng và giá trị làm người. Tất cả các tác giả đều có điểm nhìn nhân đạo, hiện thực với xã hội Việt Nam đang chìm trong cảnh đời nô lệ tối tăm. B. CỦNG CỐ: Kếp hợp ở phần tổng kết Hướng dẫn soạn những tác phẩm tiếp theo. D. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU Qua thực tế vận dụng linh hoạt các phương pháp bảo đảm các yêu cầu phát huy vai trò chủ thể của học sinh, cùng kinh nghiệm ít ỏi của mình, tôi nhận thấy: Học sinh có hứng thú với giờ học Văn, hoạt động của thầy đã phối hợp với hoạt động của trò, học sinh bước đầu thực sự chủ động chiếm lĩnh tác phẩm dưới sự định hướng của giáo viên. Tồn tại: Bên cạnh những kết quả khả quan bước đầu, vẫn còn những tồn tại sau: - Học sinh đã quen với lối suy nghĩ, tiếp thu thụ động nên tính tích cực chủ động chưa được phát huy thường xuyên, chưa được phát huy tối đa. - Giáo viên rất vất vả trong việc thiết kế bài học và soạn giáo án bài giảng. Trong giờ học giáo viên phải gợi mở và định hướng nhiều. (đặc biệt với đối tượng học sinh của các trường THPT DT nội trú). BÀI HỌC KINH NGHIỆM Về phía giáo viên: Phải đầu tư nhiều thời gian để tham khảo các tài liệu đổi mới phương pháp, học hỏi đồng nghiệp, tích luỹ kinh nghiệm để việc thiết kế bài học vừa đảm bảo tính khoa học vừa bộc lộ phong cách tài năng của người giáo viên, vừa thực sự “lấy học sinh làm trung tâm”. Về phía học sinh: Phải thực sự đổi mới về cách suy nghĩ, tiếp thu kiến thức, chăm chỉ đọc tác phẩm và soạn bài ở nhà, trên lớp tích cực, chủ động tham gia vào quá trình chiếm lĩnh tác phẩm theo sự hướng dẫn của giáo viên. E. Kết luận: Trên đây là một vài suy nghĩ và kinh nghiện nhỏ của tôi về việc “lấy học sinh làm trung tâm trong việc thiết kế bài học tác phẩm văn chương” trong nhà trường phổ thông. Với mục đích để người giáo viên thấu triệt phương pháp mới hơn, học sinh được phát triển toàn diện nhân cách trong cơ chế dạy học hiện nay, tôi rất mong được sự trao đổi góp ý của bạn bè, đồng nghiệp và hội đồng các cấp để kinh nghiệm giảng dạy được hoàn thiện hơn.

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w