1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn kỹ năng nhận xét biểu đồ

27 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 360 KB

Nội dung

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực tế, trong các bài kiểm tra, bài thi học kì, thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi và thi vào các trường đại học cao đẳng thuộc bộ môn địa lí thì tỉ lệ điểm của phần biểu đồ chiếm một tỉ lệ điểm khá lớn trong bài làm của các em (khoảng 30% trên tổng số điểm toàn bài). Trong kỹ năng biểu đồ, học sinh phải nắm được các nội dung như: 1. Cách nhận dạng biểu đồ (tức là chọn loại biểu đồ thích hợp nhất để vẽ) 2. Cách xử lý số liệu (đối với những bài tập có yêu cầu hoặc buộc phải xử lý số liệu mới có thể tiến hành vẽ được) 3. Cách vẽ các loại biểu đồ (tức là các bước để xây dựng từ bảng số liệu thành một dạng biểu đồ) 4. Nhận xét biểu đồ Thế nhưng, hiện nay bản thân tôi nhận thấy đa số giáo viên chúng ta thường chỉ chủ trọng giảng dạy cho học sinh 3 nội dung đầu, còn nội dung thứ 4 - cách nhận xét biểu đồ thì còn sơ sài, thiếu tính hệ thống và thậm chí là còn thiếu sự thống nhất về cách dạy giữa các giáo viên ở các trường khác nhau. Điều này làm cho học sinh lủng củng khi làm bài thi và thường không đạt được điểm tối đa trong phần kỹ năng biểu đồ nói chung và ở trường THPT Tôn Đức Thắng nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng nhận xét biểu đồ ở bậc THPT” với hi vọng góp một chút kinh nghiệm của bản thân để cho các đồng nghiệp tham khảo nhằm mục đích giúp cho công việc giảng dạy địa lí chúng ta có hiệu quả cao hơn. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Lịch sử đề tài Kỹ năng nhận xét biểu đồ ở môn Địa Lí của bậc THPT không phải là một vấn đề mới. Đây là một phần kỹ năng mà đã có nhiều tác giả viết sách đề cập đến như: “Tuyển tập và giải các đề thi đại học trọng tâm môn Địa Lí” của tác giả Lê Kim Hải và Nguyễn Thị Ánh Xuân, “Chuyên đề ôn tập và luyện thi Địa Lí 12” của tác giả Đỗ Ngọc Tiến, “Giải đáp lí thuyết và bài tập Địa Lí lớp 12” của tác giả Nguyễn Hoàng Anh, “Tài liệu hướng dẫn ôn tập và làm bài kiểm tra Địa Lí 12” của tác giả Nguyễn Trang 1 Hoàng Anh, “Luyện thi đại học cấp tốc môn Địa Lí” của tác giả Nguyễn Hoài Thanh và Phạm Thị Xuân Thọ, “Hướng dẫn làm bài thi vào các trường đại học cao đẳng môn Địa Lí” của tác giả Bùi Minh Tuấn … Ngoài ra, mỗi giáo viên dạy Địa Lí nói chung và giáo viên dạy Địa Lí ở bậc THPT ai cũng có những kinh nghiệm của bản thân về kỹ năng nhận xét biểu đồ và có nhiều giáo viên đã chia sẽ kinh nghiệm của mình trên mạng internet. Tuy nhiên, các tác giả viết sách tham khảo và nhiều giáo viên khác chỉ đưa ra hướng dẫn rời rạc, những kỹ năng nhận xét ở một bài tập cụ thể, thiếu tính khái quát, hệ thống để giúp học sinh nắm bắt một cách đầy đủ về kỹ năng này. Vấn đề là phải làm sao giúp học sinh nắm kiến thức một cách có hệ thống để các em dễ nhớ, dễ học và nắm bắt một cách đầy đủ kỹ năng nhận xét. Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Kỹ năng nhận xét biểu đồ”. 2. Thực trạng và những giải pháp thay thế tại đơn vị công tác 2.1 .Thực trạng - Về giáo viên Hiện nay, việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới cũng như việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học nói chung và ở môn Địa Lí nói riêng đang được triển khai có hiệu quả. Tuy nhiên, ở các trường THPT trong Tỉnh chưa có tài liệu nào quy định thống nhất về tiêu chuẩn, quy tắc nhận xét biểu đồ. Trong khi đó, một số tài liệu tham khảo môn Địa Lí lại chưa thể hiện sự nhất quán và chưa có tính hệ thống trong kỹ năng nhận xét các loại biểu đồ, điều đó gây lúng túng cho giáo viên trong việc soạn giảng cũng như thực hiện các giờ thực hành vẽ và nhận xét biểu đồ trên lớp và đặc biệt là ôn thi tốt nghiệp, giáo viên chỉ dạy được cho học sinh nhận xét được ở những bài tập cụ thể có trong SGK. Vì vậy, khi kiểm tra hoặc đi thi các em gặp phải một bài tập khác lại lúng túng không làm được. - Về học sinh Trên thực tế, học sinh lớp THPT phần lớn đều yếu kỹ năng quan trọng này. Thường thì các em không xác định được yêu cầu của đề bài, không xác định được các bước tiến hành nhận xét biểu đồ như thế nào, không biết cách dùng từ chính xác trong khi nhận xét, hay nhận xét dài dòng, lọng cọng và thiếu số liệu để chứng minh làm sáng tỏ ý nhận xét của mình. Trang 2 2.2. Giải pháp thay thế cho vấn đề Từ thực trạng nêu trên, với mục đích nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ môn Địa Lí. Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi đã tiến hành thay đổi phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh ở các khối lớp của trường tôi như sau: - Thứ nhất, tiến hành phân loại biểu đồ: phải truyền đạt cho học sinh thuộc các khối lớp biết được là có tất cả bao nhiêu dạng biểu đồ mà mình phải nhận xét trong chương trình địa lí THPT, công việc này tôi tiến hành ở lớp 10. - Thứ 2, dựa vào chương trình SGK Địa Lí của các khối lớp tiến hành thống nhất với các giáo viên cùng bộ môn của mình về kế hoạch rèn luyện kỹ năng biểu đồ nói chung cho các khối lớp. Ví dụ: lớp 10, 11, 12 yêu cầu dạy những biểu đồ gì? Lớp 11 yêu cầu nắm những biểu đồ gì? Còn lại là dạy trong lớp 12. Dạy kỹ năng nhận xét vào những tiết nào? Tiết thực hành hay tiết ôn tập? Việc ra đề kiểm tra, đề thi phần kỹ năng căn cứ vào nội dung thống nhất này. - Thứ ba, tiến hành soạn nội dung để giảng dạy phần kỹ năng nhận xét. Nội dung dạy phần kỹ năng nhận xét này soạn theo hình thức khái quát cách nhận xét thành các bước, chú trọng cho học sinh nắm được cách thức nhận xét một dạng biểu đồ gồm những bước nào. Ví dụ: Gặp tiết thực hành có nội dung nhận xét biểu đồ cột nhóm thì trước tiên giáo viên phải dạy cho học sinh nắm cách nhận xét dạng biểu đồ cột nhóm gồm những bước nào? Còn việc nhận xét cụ thể bài thực hành như là một ví dụ minh hoạ. Như vậy, học sinh sẽ lần lượt nắm được cách nhận xét của các dạng biểu đồ một cách có hệ thống và không bỡ ngỡ khi gặp các bài tập nhận xét biểu đồ mà mình chưa hề gặp vì đã nắm được cách nhận xét của tất cả các dạng biểu đồ. Trên đây là những giải pháp thay thế mà tôi áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giảng Địa Lí ở trường tôi. Giải pháp này được đưa ra dựa kinh nghiệm 9 năm đi dạy của bản thân và góp nhặt kinh nghiệm của những thế hệ giáo viên đàn anh, đàn chị cũng như qua các nguồn sách tham khảo mà tôi đã nêu ở phần lí do chon đề tài. Từ những góp nhặt đó tôi đã khái quát thành các bước nhận xét ở các dạng biểu đồ cho học sinh dễ nắm bắt. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Trang 3 Từ thực tiễn và lí luận trình bày ở trên, tôi xin trình bày cụ thể các giải pháp mà tôi đã tiến hành “Rèn luyện kỹ năng nhận xét biểu đồ” tại trường THPT Tôn Đức Thắng trong những năm vừa qua. Trước khi rèn luyện kỹ năng nhận xét ta cần giúp học sinh nắm được một số nội dung khái quát. 1. Khái quát chung Khi nhận xét, phân tích biểu đồ cần : * Hiểu yêu cầu của đề Đọc kỹ câu hỏi để nắm yêu cầu và phạm vi cần nhận xét, phân tích. Cần tìm ra mối liên hệ (hay tính qui luật nào đó) giữa các số liệu. Không được bỏ sót các dữ kiện cần phục vụ cho nhận xét, phân tích. * Có kỹ năng tính - Đối với yêu cầu vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm mà bảng số liệu đã cho là số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau, thì phải tính tốc độ tăng trưởng của từng sản phẩm so với giá trị của năm gốc như sau: Lấy năm đầu tiên trong dãy số liệu là năm gốc (năm gốc bằng 100%), ta có tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm gốc là: Tt(%)=Gs/Gg .100 Trong đó: Tt là tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm gốc, Gs là giá trị của năm sau, Gg là giá trị của năm gốc. Tính chỉ số phát triển (mức tăng liên hoàn) là mức tăng của năm sau so với năm trước được tính theo công thức: Tt(%)=Gs/Gt .100 Trong đó: Tt là tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm gốc, Gs là giá trị của năm sau, Gt là giá trị của năm trước. - Tính tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số: Tỉ suất gia tăng tự nhiên (%) = Tỉ suất sinh thô (‰) - tỉ suất tử thô (‰) (chú ý sau khi tính xong cần chuyển về đơn vị %) - Tính tỉ suất gia tăng cơ giới của dân số: Tỉ suất gia tăng cơ giới (%) = Tỉ suất xuất cư - tỉ suất nhập cư Trang 4 -Tính năng suất của một loại cây trồng nào đó: Năng suất = sản lượng/diện tích gieo trồng (tạ/ha) -Tính bình quân lương thực theo đầu người BQLT = Sản lượng LT/Số dân (kg/người) -Tính thu nhập bình quân theo đầu người Thu nhập BQ = Tổng GDP/Số dân (USD hoặc VN đồng /người) -Tính giá trị xuất nhập khẩu (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) Giá trị xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu -Tính cán cân xuất nhập khẩu Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu - Giá trị nhập khẩu - Tính tỉ lệ xuất nhập khẩu Tỉ lệ XK (%) = giá trị xuất khẩu/tổng giá trị xuât nhậpp khâu .100 Tính tỉ lệ nhập khẩu Tỉ lệ NK(%)= giá trị nhập khẩu/ tổng giá trị XNK .100 Tính tỉ lệ XK so với NK - TỈ LỆ XK so với nhập khẩu (%)=giá trị XK/GT nhập khẩu.100 - Tính tỉ lệ (%), hoặc tính ra số lần tăng (hay giảm) để chứng minh cụ thể ý kiến nhận xét, phân tích . * Hiểu cách sử dụng ngôn ngữ trong bài nhận xét Trong các loại biểu đồ cơ cấu: số liệu đã được qui thành các tỉ lệ (%). Khi nhận xét phải dùng từ “tỷ trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận xét. Ví dụ, nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế ta qua một số năm. Không được ghi: ”Giá trị của ngành nông - lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”. Mà phải ghi: “Tỉ trọng giá trị của ngành nông - lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”. Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ, cần sử dụng những từ ngữ phù hợp. Ví dụ: ▪ Về trạng thái tăng: Ta dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như: “Tăng”; “Tăng mạnh”; “Tăng nhanh”; “Tăng đột biến”; “Tăng liên tục”, … Kèm theo với các từ đó, bao giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỉ đồng, triệu người; Hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu lần?).v.v. Trang 5 ▪ Về trạng thái giảm: Cần dùng những từ sau: “Giảm”; “Giảm ít”; “Giảm mạnh”; “Giảm nhanh”; “Giảm chậm”; “Giảm đột biến” Kèm theo cũng là những con số dẫn chứng cụ thể. (triệu tấn; tỉ đồng, triệu dân; Hay giảm bao nhiêu (%); Giảm bao nhiêu lần?).v.v. ▪ Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như:”Phát triển nhanh”; “Phát triển chậm”; ”Phát triển ổn định”; “Phát triển không ổn định”; ”Phát triển đều”; ”Có sự chệnh lệch giữa các vùng”.v.v. ▪ Những từ ngữ thể hiện phải: Ngắn, gọn, rõ ràng, có cấp độ; Lập luận phải hợp lý sát với yêu cầu * Dàn ý một bài nhận xét: Phần nhận xét, phân tích bảng số liệu, biểu đồ, thường có 2 nhóm ý : - Những ý nhận xét về diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu: dựa vào biểu đồ đã vẽ & bảng số liệu đã cho để nhận xét . + Trước tiên cần nhận xét, phân tích các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó phân tích các số liệu thành phần. + Tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo hàng ngang, tìm mối quan hệ so sánh các con số theo hàng dọc. + Tìm giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất & trung bình (đặc biệt chú ý đến những số liệu hoặc hình nét đường, cột … trên biểu đồ thể hiện sự đột biến tăng hay giảm) . - Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đó. (Nếu đề yêu cầu giải thích thì mới làm phần giải thích). + Dựa vào những kiến thức đã học để giải thích nguyên nhân. + Kinh nghiệm cho thấy phần nhận xét đưa ra những nhận xét gì thì phần giải thích giải thích cho từng nhận xét đã đưa ra. + Để giải thích có tính thuyết phục cần phải có kiến thức địa lí liên quan, phải xác định được đối tượng được biểu hiện trên biểu đồ chịu tác động bởi các yếu tố nào, chú ý đến những yếu tố có tính chất sự kiện của từng giai đoạn. Trong quá trình nhận xét, nguyên tắc chung tập trung vào nội dung đó. Tuy nhiên, ứng với mỗi dạng biểu đồ ta lại có thêm một số ý cần phải nhận xét riêng, chi tiết. 2. Cách nhận xét một số dạng biểu đồ Trang 6 2.1. Dạng 1: Biểu đồ cột Đối với biểu đồ hình cột + Nếu biểu đồ thể hiện sự so sánh qui mô giữa các đối tượng địa lí, khi so sánh phải tính bằng lần (gấp mấy lần). + Nếu biểu đồ thể hiện sự so sánh giữa các đối tượng địa lí nhưng vẽ bằng giá trị tương đối (%), khi so sánh phải tính ra giá trị trung bình, sau đó so sánh các thành phần với giá trị trung bình (cao hơn/thấp hơn mức trung bình bao nhiêu %). + Biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu của một tổng thể khi so sánh phải so sánh tỉ trọng thành phần trong cơ cấu, nhận xét sự thay đổi cơ cấu qua các năm hay sự khác nhau về cơ cấu giữa các vùng lãnh thổ. + Biểu đồ cột thể hiện động thái phát triển của đối tượng: nhận xét xu hướng phát triển (tăng hay giảm), tình hình phát triển ổn định hay không ổn định, nhanh hay chậm. a. Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố) * Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? và tăng giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia đều được). * Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không liên tục? (lưu ý những năm nào không liên tục). * Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm.Nếu không liên tục: thì năm nào không liên tục. * Kết luận và giải thích qua về xu hướng của đối tượng. Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ và nhận xét tình hình dân số ở nước ta theo bảng sau và nhận xét Năm Dân (triệu người) Năm Dân số (triệu người) 1921 15.5 1979 52.7 1936 18.8 1989 64.4 1956 27.5 1999 76.3 1960 30.2 2007 85.2 1970 41.0 a. Vẽ biểu đồ Trang 7 Biểu đồ và nhận xét tình hình dân số ở nước ta b. Nhận xét - Từ năm 1921 đến năm 2007: dân số nước ta tăng liên tục và tăng từ 15,5 triệu người lên 85.2 triệu người (tăng 69,7 triệu người; hay tăng gấp gần 5,5 lần). - Từ năm 1921 đến năm 1960: dân số nước ta tăng chậm, gấp 2 lần trong 39 năm (hay tăng 14,7 triệu người trong 39 năm, bình quân mỗi năm tăng 0,37 triệu người). - Từ năm 1960 đến năm 1989: dân số nước ta tăng nhanh hơn, gấp 2,1 lần chỉ trong 29 năm (hay tăng 34.2 triệu người trong 29 năm, bình quân mỗi năm tăng gần 1,2 triệu người). - Năm 1989 đến năm 2007: dân số nước ta có xu hướng tăng chậm lại, tăng 20.8 triệu người trong 18 năm, bình quân mỗi năm tăng 1,1 triệu người. - Dân số nước ta tăng nhanh qua các năm, đặc biệt vào những năm 60 và 70, đây là thời kì bùng nổ dân số ở nước ta. Xu hướng tăng chậm lại vào đầu thế kỉ 21.Tuy tỉ lệ tăng dân số hàng năm có giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh bởi vì dân số nước ta đông. b. Trường hợp cột đôi, ba (ghép nhóm) … (có từ hai yếu tố trở lên) * Nhận xét xu hướng chung. * Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn) * Sau đó kết luận (có thể so sánh, hay tìm yếu tố liên quan giữa hai cột) Trang 8 * Có một vài giải thích và kết luận. Ví dụ 2: Cho bảng số liệu dưới đây về diện tích và sản lượng cà phê nhân nước ta thời kì 1990- 2005. Năm 1990 1995 2001 2005 Diện tích trồng cà phê (nghìn ha) 119 186 565 497 Sản lượng cà phê nhân (nghìn tấn) 92 218 840 752 a.Vẽ biểu đồ kết hợp tốt nhất thể hiện sự phát triển diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta thời kì 1990- 2005. b. Qua biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét, giải thích về sự biến động diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta thời kì trên. a. Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện sự phát triển diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta thời kì 1990- 2005 b. Nhận xét Từ 1990 đến 2005 diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta nhìn chung ngày càng tăng nhanh nhưng tốc độ tăng và quá trình tăng khác nhau + Về diện tích: tăng gần 4,2 lần và thay đổi qua 2 giai đoạn: (1990 - 2001 tăng rất nhanh, tăng 445,7 nghìn ha và 2001- 2005 giảm 67,6 nghìn ha) Trang 9 + Về sản lượng cà phê nhân tăng nhanh hơn diện tích, tăng gần 8,2 lần. Giai đoạn 1990 - 2001 tăng 748 nghìn tấn và giai đoạn 2001 - 2005 giảm 88 nghìn tấn. - Giải thích + Diện tích trồng cà phê ngày càng tăng do nước ta có nhiều điều kiện để phát triển (như đất đỏ bazan, khí hậu nhiệt đới phân hoá theo độ cao, thị trường tiêu thụ ngày càng rộng). + Sản lượng cà phê nhanh tăng do diện tích tăng và năng suất tăng(0.25đ) + Giai đoạn từ 2001- 2005 diện tích và sản lượng cà phê nhân giảm do biến động thị trường, thiên tai c. Trường hợp cột là các vùng, các nước … - Cái đầu tiên đó là nhìn nhận chung nhất về bảng số liệu nói lên điều gì. - Tiếp theo hãy xếp hạng cho các tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì … thấp nhất (cần chi tiết). Rồi so sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất - Một vài điều kết luận và giải thích. Ví dụ 3: Công suất của một số nhà máy thủy điện ở nước ta. (Đơn vị: nghìn KW) Nhà máy Hòa Bình Trị An Thác Mơ Đa Nhim Thác Bà Yaly Công suất 1.920.000 400.000 150.000 160.000 110.000 720.000 a. Vẽ biểu đồ thể hiện công suất các nhà máy thủy điện ở nước ta b. Nhận xét về tình hình công suất các nhà máy thủy điện ở nước ta a. Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện công suất các nhà máy thủy điện ở nước ta Trang 10 [...]... học sinh nắm vững các bước cơ bản để nhận xét một biểu đồ Sau đó từng bước nâng dần kỹ năng, và từ kỹ năng biến thành kỹ xảo Trong quá trình rèn luyện các em dần dần khắc phục các sai sót của mình khi gặp phải Học sinh sẽ bắt đầu cảm nhận được niềm vui, sự hứng thú khi tự mình có thể nhận xét được biểu đồ Trang 24 Tóm lại, thực hiện được các kỹ năng nhận xét biểu đồ trong việc dạy-học môn Địa Lí trong... Biểu đồ hai nửa tròn (biểu đồ vành khăn) Loại biểu đồ này thường để thể hiện tỉ trọng các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu Các bước nhận xét biểu đồ này giống với biểu đồ tròn Trang 19 Nếu biểu đồ tròn mỗi móc thời gian chỉ có một tổng thể tương ứng với 100% thì biểu đồ hai nửa tròn mỗi móc thời gian có 2 tổng thể (mỗi nửa tròn tương ứng với 100%) a Khi chỉ có một biểu đồ (một năm): - Thứ nhất ta nhận. .. biểu đồ biểu đồ - Bài nhận xét của các em ngắn gọn, đủ ý nên tiết kiệm thời gian làm bài hơn Trang 23 Từ đó tỉ lệ học sinh nhận xét biểu đồ được đánh giá qua các bài kiểm tra một tiết ngày càng cao hơn qua các năm Kết quả cụ thể như sau: BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ CỦA HỌC SINH LỚP 11 TRONG CÁC BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT QUA CÁC NĂM Tổng số Tổng số điểm HS nhận xét biểu HS nhận xét biểu đồ Học... các kỹ năng trên vào giảng dạy, số học sinh vẽ và nhận xét biểu đồ đúng chỉ đạt 72.0% - Năm học: 2012-2013, số học sinh vẽ và nhận xét biểu đồ đúng đạt 81.5% - Năm học: 2013-2014, số học sinh vẽ và nhận xét biểu đồ đúng đạt 88.9%, tăng hơn so với năm học 2011-2012 đến 16.9% Như vậy, qua các số liệu này cho chúng ta nhận định rằng kỹ năng nhận xét biểu đồ địa lí của học sinh lớp 11 ngày càng được củng... nước có nhiều chính sách trong phát triển nông nghiệp 2.5 Dạng 5: Biểu đồ kết hợp - Đối với biểu đồ kết hợp cột và đường: + Nhận xét từng đối tượng như trong phần nhận xét đối với biểu đồ hình cột hoặc đường + Nhận xét về mối quan hệ giữa các đối tượng được thể hiện trên biểu đồ - Các bước nhận xét của dạng này thì giống như biểu đồ đồ thị Ví dụ 8: Cho bảng số liệu DÂN SỐ VÀ TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ... 297 2005 131 236 309 b/Vẽ biểu đồ Biểu đồ tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa giai đoạn 1980 – 2005 + Vẽ cùng trong một hệ toạ độ biểu đồ 3 đường biểu diễn thể hiện diện tích, năng suất và sản lượng lúa tương ứng với từng thời điểm Trang 17 + Ghi chú đầy đủ đơn vị và thời điểm tương ứng trên 2 trục, nội dung biểu đồ c/ Nhận xét và nguyên nhân: * Nhận xét: + Từ năm 1980 đến 2005... lâm ngư nghiệp - Năm 2002 sản phẩm CN và dịch vụ tăng đồng đều và gần tương đương nhau - Tóm lại: nền kinh tế nước ta có xu hướng đi lên theo hướng công nghiệp hoá 2.3 Dạng 3: Biểu đồ miền - Đây là dạng biểu đồ có yêu cầu của đề bài giống với dạng biểu đồ hình tròn (biểu đồ cơ cấu) Nên rất dễ nhầm lẫn với xây dựng biểu đồ tròn - Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa... phần nhận đồ đúng sai SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) toàn khối xét biểu đồ 2011-2012 386 1 278 72.0 108 28.0 2012-2013 357 1 291 81.5 66 18.5 2013-2014 351 1 312 88.9 39 11.1 Qua bảng thống kê trên, ta thấy số lượng học sinh sau khi vận dụng các kỹ năng nhận xét biểu đồ nêu trên vào các bài làm kiểm tra một tiết trong từng năm học tăng lên rõ rệt - Năm học: 2011-2012, là năm đầu tiên áp dụng các kỹ năng. .. ta lại chuyển sang biểu đồ miền) Vậy số liệu đã cho cứ trên 3 năm mà thể hiện về cơ cấu thì vẽ biểu đồ miền * Cách nhận xét: - Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: Đánh giá xu hướng chung của số liệu - Ta nhận xét hàng ngang trước: theo thời gian yếu tố A tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố B tăng hay giảm … yếu tố C (mức chênh lệch) - Nhận xét hàng dọc: yếu... siêu b Khi có từ hai biểu đồ hai nửa tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba biểu đồ hai nửa tròn cho một bài) - Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): Nhận định các thị trường mà hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất - Ta nhận xét cụ thể từng hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu: nhận định các hoạt động đó có sự tăng hay giảm ở các thị trường khác nhau, nếu có ba biểu đồ hai nửa tròn trở . mỗi dạng biểu đồ ta lại có thêm một số ý cần phải nhận xét riêng, chi tiết. 2. Cách nhận xét một số dạng biểu đồ Trang 6 2.1. Dạng 1: Biểu đồ cột Đối với biểu đồ hình cột + Nếu biểu đồ thể hiện. luyện kỹ năng biểu đồ nói chung cho các khối lớp. Ví dụ: lớp 10, 11, 12 yêu cầu dạy những biểu đồ gì? Lớp 11 yêu cầu nắm những biểu đồ gì? Còn lại là dạy trong lớp 12. Dạy kỹ năng nhận xét vào. nghiệp. 2.5. Dạng 5: Biểu đồ kết hợp - Đối với biểu đồ kết hợp cột và đường: + Nhận xét từng đối tượng như trong phần nhận xét đối với biểu đồ hình cột hoặc đường. + Nhận xét về mối quan hệ giữa

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w