Phần I: Kỹ năng về biểu đồ A. Một số điểm cần chú ý. Trình tự làm một bài biểu đồ Ghi tên biểu đồ ( có thể ghi dưới biểu đồ) Biểu đồ : (+ cần đọc kĩ yêu cầu để xác định biểu đồ dạng gì . + Kí hiệu cần rõ ràng tránh làm rối biểu đồ) Ghi chú (chú giải) theo thứ tự đề bài cho Nhận xét: Nhớ xuống dòng mỗi ý. Cần đưa số liệu vào khi nhận xét. - Trong các loại biểu đồ cơ cấu: số liệu đã được qui thành các tỉ lệ (%). Khi nhận xét phải dùng từ “tỷ trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận xét. Ví dụ, nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế ta qua một số năm. Không được ghi: “Giá trị của ngành nông – lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”. Mà phải ghi: “Tỉ trọng giá trị của ngành nông – lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”. - Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ. Cần sử dụng những từ ngữ phù hợp. Ví dụ: ▪ Về trạng thái tăng: Ta dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như: “Tăng”; “Tăng mạnh”; “Tăng nhanh”; “Tăng đột biến”; “Tăng liên tục”,… Kèm theo với các từ đó, bao giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỉ đồng, triệu người; Hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu lần?).v.v. ▪ Về trạng thái giảm: Cần dùng những từ sau: “Giảm”; “Giảm ít”; “Giảm mạnh”; “Giảm nhanh”; “Giảm chậm”; “Giảm đột biến” Kèm theo cũng là những con số dẫn chứng cụ thể. (triệu tấn; tỉ đồng, triệu dân; Hay giảm bao nhiêu (%); Giảm bao nhiêu lần?).v.v. ▪ Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như:”Phát triển nhanh”; “Phát triển chậm”; ”Phát triển ổn định”; “Phát triển không ổn định”; ”Phát triển đều”; ”Có sự chệnh lệch giữa các vùng”.v.v. ▪ Những từ ngữ thể hiện phải: Ngắn, gọn, rõ ràng, có cấp độ; Lập luận phải hợp lý sát với yêu cầu Giải thích : Dựa vào kiến thức đã học. Giải thích trình bày riêng không gắn với nhận xét. B. Một số dạng biểu đồ Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề). Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau: - Dạng 1: lời dẫn có chỉ định. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng … năm ”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện. - Dạng 2: lời dẫn kín. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện…. & cho nhận xét)”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn xác định được biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu hỏi. Với dạng bài tập có lời dẫn kín thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho chúng ta nên vẽ biểu đồ gì. - Dạng 3: lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp nước ta phân theo các vùng kinh tế năm )”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là vẽ một loại biểu đồ nhất định. Với dạng “lời dẫn mở” cần chú ý vào một số từ gợi mở trong câu hỏi. Từ đó ta xác định dạng biểu đồ. I.Biểu đồ đồ thị ( biểu đồ đường ) . 1. Khi nào vẽ biểu đồ đồ thị ( biểu đồ đường) Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ đường Trong đề bài có cụm từ: “phát triển”, “tăng trưởng”, “tốc độ tăng trưởng”… 2. Cách vẽ. Trục tung thể hiện đơn vị. Trục hoành thể hiện thời gian. Năm đầu tiên phải trùng với gốc toạ độ (chú ý: khoảng cách về thời gian). Có hai đường biểu diễn trở nên phải vẽ hai đường phân biệt và có bảng chú giải. Lưu ý: nếu đề bài có 3 thời điểm thì ta vẽ biểu đồ cột. 3. Cách nhận xét. • Nhận xét hàng ngang (xu hướng chung rồi từng đối tượng qua các thời kỳ, các năm….) • Nhận xét hàng dọc (so sánh giữa các đối tượng) Dạng 1: Có 2 đường biểu diễn Dạng 2: Xử lí số liệu rồi vẽ. 4. bài tập vận dụng VD:Cho bảng số liệu giá trị xuất nhập khẩu: đơn vị (tỉ USD) năm 1994 1996 1998 2000 2005 Xuất khẩu 4,1 7,3 9,4 14,5 32,4 Nhập khẩu 5,8 11,1 11,5 15,6 36,8 Vẽ biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng giá trị XN khẩu và nhận xét II. Biểu đồ cột. 1.Khi nào vẽ biểu đồ cột Khi đề bài yêu cầu: Em hãy vẽ biểu đồ cột. Đề bài muốn thể hiện sự hơn kém, nhiều ít hoặc so sánh giữa các yếu tố. Trong đề có cụm từ: Số lượng, sản lượng, so sánh, cán cân xuất nhập khẩu. Đề bài chỉ yêu cầu so sánh các yếu tố trên 1 năm. Thay đơn vị năm: Các vùng, các nước, các loại sản phẩm. Đơn vị có dấu: “/” như: kg/người, tạ/ha, người/km 2 . 2.Cách vẽ. Đánh số đơn vị trên trục phải cách đều nhau và đầy đủ. Chia khoảng cách năm, vùng, quốc gia đều nhau. Cột đầu tiên phải cách trục tung 1 khoảng Vẽ phải đúng trình tự không được sắp xếp Ghi số liệu trên đầu cột và độ rộng các cột phải bằng nhau. 3.Cách nhận xét . A. Nếu có một yếu tố Xem năm đầu và năm cuối kết luận tăng hay giảm, liên tục hay không liên tục. • Nếu tăng liên tục thì giai đoạn nào tăng nhanh. • Nếu tăng không liên tục thì giai đoạn nào tăng, giai đoạn nào giảm. Lưu ý: Tương tự đối với giảm B.Nếu hai yếu tố (hai cột) . + Nhận xét xu hướng chung rồi mới nhận xét từng yếu tố một + So sánh giữa hai yếu tố (giống nhau, khác nhau). C.Trường hợp các vùng. + Xếp nhất nhì ba (so sánh với giá trị trung bình nếu có) + So sánh: Cao nhất gấp thấp nhất mấy lần. * Các dạng biểu đồ cột dặc biệt. - Biểu đồ kết hợp cột và đường. ▪ Yêu cầu thể hiện động lực phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ cột và đường (có 2 đại lượng khác nhau); Biểu đồ cột và đường có 3 đại lượng (nhưng phải có 2 đại lượng phải cùng chung một đơn vị tính). - Biểu đồ cột chồng ▪ Yêu cầu thể hiện qui mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một cột chồng; Biểu đồ 2, 3 cột chồng (cùng một đại lượng). 4. Bài tập vận dụng. VD: cho bảng số liệu về số lượt khách du lịch nước ta thời kì 1995- 2005 năm 1995 1997 1998 2000 2005 Khách nội địa 5,5 8,5 9,6 11,2 16,0 Khách quốc tế 1,4 1,7 1,5 2,1 3,5 Vẽ biểu đồ thể hiện số lượt khách du lịch nước ta. Nhận xét và giải thích. III. Biểu đồ Tròn. 1.Khi nào vẽ biểu đồ tròn. + Đề bài yêu cầu: Vẽ biểu đồ tròn. + Trong đề có cụm từ: Cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng so với toàn phần… 2. Cách vẽ + Vẽ trình tự + Ghi chú rõ ràng, đẹp + Số ghi: ở giữa( % ) có thể ghi ngoài nếu quá nhỏ nhưng không được đánh dấu mũi tên hoặc gạch. + Ghi tên bản đồ phải đầy đủ, đúng. + Nhận xét ngắn gọn xúc tích, RÕ Ý. Lưu ý: Bài chưa cho số liệu % thỉ phải xử lí số liệu ra % và kẻ bảng. Nêu cho quy mô thì phải tính bán kính cho R 1 = 1 thì R 2 = 2 1 Q Q trong đó Q là quy mô… 3. Cách nhận xét. Câu đầu tiên thường: Về cơ cấu…… + Tỉ trọng…. @ Đối với một hình tròn Nhận xét theo thứ tự: lớn, nhỏ và so sánh (lớn hơn bao nhiêu %) @ Với hai vòng tròn trở lên. + Ta nhận xét tăng hay giảm trước, nếu 3 vòng tròn trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, (tăng từ đâu đến đâu, bao nhiêu % ) + Sau đó nhận xét: nhất nhì ba của từng năm, nếu giống nhau gom chung lại một lần thôi ( không nhắc lại) Kết luận: Về mối tương quan giữa các đối tượng. 4.Bài tập vận dụng. Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau: (Đơn vị: %) a)Vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế ở nước ta. b) Nhận xét =>> Vẽ 2 biểu đồ tròn Nhận xét: Từ năm 2000 đến năm 2002 tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch: + Tỉ trọng nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp giảm, giảm từ 24,6 % xuống còn 23% (giảm 1,5%). + Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tăng, tăng từ 36,7% lên tới 38,4% (tăng 1,7%). + Tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ không tăng, có giảm nhưng không đáng kể (0,01%). - Trong cả 2 thời điểm thì dịch vụ luôn đứng đầu, kế đến là công nghiệp và thấp nhất là nông lâm ngư nghiệp. IV. Biểu đồ miền. 1.Khi nào vẽ biểu đồ miền. Đề yêu cầu : Em hãy vẽ biểu đồ miền. Trong đề có cụm từ: Thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu, thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu. 2. Cách vẽ. - Trục tung đơn vị là 100% được đóng khung. Trục hoanh thường là năm ( chú ý khoảng cách năm). - Yếu tố đầu tiên giống như vẽ đồ thị, yếu tố thứ hai vẽ bằng cách cộng số liệu. - Ghi số liệu vào giữa hai đường (chú ý thẳng năm). 3. Cách nhận xét Câu đầu tiên thường : Trong cơ cấu………… + tỉ trọng…… Cách nhận xét: - Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu. - Ta nhận xét hàng ngang trước: theo thời gian yếu tố A tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố B tăng hay giảm … yếu tố C (mức chênh lệch) - Nhận xét hàng dọc: yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay không? - Tổng kết và giải thích. 4. Bài tập vận dụng: Ví dụ: Vẽ biểu đồ và nhận xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng (Đơn vị: %) Nhận xét: - Nhìn chung ở Đồng bằng sông Hồng tỉ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh và dần chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. Công nghiệp có tăng nhưng chậm, nông nghiệp giảm nhanh. Hàng ngang: Từ năm 1986 đến năm 2000: ở Đồng bằng sông Hồng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch: - Tỉ trọng nhóm ngành nông nghiệp giảm liên tục và giảm nhanh từ 49,5% xuống 29,1%, giảm 20,4%. - Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp tăng liên tục, tăng nhẹ từ 21,5% lên 27,5% tăng 6%. - Tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ tăng liên tục, tăng khá nhanh từ 29% lên 43,4% tăng 4%. Hàng dọc: Từ năm 1980 đến năm 1990, nông nghiệp đứng đầu, dịch vụ đứng thứ hai, công nghiệp đứng thứ 3. Từ năm 1995 -2000, dịch vụ vươn lên đứng thứ nhất, nông nghiệp đứng thứ hai và công nghiệp đứng thứ 3. Kết luận: Đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, đi từ nông nghiệp qua dịch vụ, qua công nghiệp. Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới và cũng cho . Phần I: Kỹ năng về biểu đồ A. Một số điểm cần chú ý. Trình tự làm một bài biểu đồ Ghi tên biểu đồ ( có thể ghi dưới biểu đồ) Biểu đồ : (+ cần đọc kĩ yêu cầu để xác định biểu đồ dạng gì. trong câu hỏi. Từ đó ta xác định dạng biểu đồ. I .Biểu đồ đồ thị ( biểu đồ đường ) . 1. Khi nào vẽ biểu đồ đồ thị ( biểu đồ đường) Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ đường Trong đề bài có cụm từ: “phát. 5,8 11,1 11,5 15,6 36,8 Vẽ biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng giá trị XN khẩu và nhận xét II. Biểu đồ cột. 1.Khi nào vẽ biểu đồ cột Khi đề bài yêu cầu: Em hãy vẽ biểu đồ cột. Đề bài muốn thể