skkn hướng dẫn học sinh lớp 12 kỹ năng khai thác átlát trong học tập phần địa lí linh tế - xã hội việt nam

16 781 0
skkn hướng dẫn học sinh lớp 12 kỹ năng khai thác átlát trong học tập phần  địa lí linh tế - xã hội việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 !"#$%&'()* +',) /'01#23) /4-56 - 1 - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 KỸ NĂNG KHAI THÁC ÁTLÁT TRONG HỌC TẬP PHẦN ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM Người thực hiện: NGUYỄN VĂN ĐỨC Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục :  - Phương pháp dạy học bộ môn: ĐỊA LÝ  - Lĩnh vực khác:  57!8*,Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2013 - 2014  !"#$%&'()* +',) /'01#23) /4-56 - 2 - LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN VĂN ĐỨC 2. Ngày tháng năm sinh: 01/04/1975 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: 54D / 12KP II Trảng Dài Biên Hòa Đồng Nai 5. Điện thoại: 0985424179 6. Fax: E-mail:vanduc@nhc.edu.vn 7. Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Cử nhân ĐỊA LÝ - Năm nhận bằng: 1999 - Chuyên ngành đào tạo: ĐỊA LÝ III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: - Số năm có kinh nghiệm: 13 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: - PHƯƠNG PHÁP SOẠN - GIẢNG MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ 11 - HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 KỸ NĂNG KHAI THÁC ATLAT TRONG HỌC TẬP PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM  !"#$%&'()* HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 KỸ NĂNG KHAI THÁC ÁTLÁT TRONG HỌC TẬP PHẦN ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong việc dạy và học môn Địa lí ở trường trung học phổ thông, Atlat Địa lí Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể coi đây là “cuốn sách giáo khoa” Địa lí đặc biệt mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản đồ. Cuốn Atlat Địa lí Việt Nam được Nhà xuất bản Giáo dục biên soạn đã minh chứng cho tầm quan trọng của Atlat trong việc học tập Địa lí ở trường trung học phổ thông, đặc biệt là chương trình Địa lý lớp 12. Tuy nhiên, cho đến nay việc khai thác kiến thức của tài liệu Atlat vận dụng vào quá trình học tập của học sinh chưa có hiệu quả cao, đặc biệt là việc khai thác các thông tin trong tài liệu Atlat, nhiều học sinh chưa có kỹ năng khai thác hoặc rất lúng túng khi sử dụng tài liệu này. Nhằm giúp các em học sinh biết cách học và có kỹ năng khai thác hệ thống kiến thức về địa lí kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tài liệu Atlat phục vụ thiết thực cho việc học hàng ngày, đặc biệt là các em học sinh lớp 12 rất cần thiết cho quá trình ôn tập và chuẩn bị kiến thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Đó là lý do tôi nghiên cứu đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 KỸ NĂNG KHAI THÁC ÁTLÁT TRONG HỌC TẬP PHẦN ĐỊA LÍ LINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM ”. Nội dung sáng kiến được sắp xếp một số vấn đề chung về kiến thức và kĩ năng khai thác Atlat Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực không chỉ cho các em học sinh mà có thể sử dụng cho cả giáo viên trong quá trình dạy và học môn Địa lí ở trường trung học phổ thông. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là kinh nghiệm cá nhân được tích lũy và rút ra trong quá trình giảng dạy, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để sáng kiến được hòan thiện hơn, phục vụ có hiệu quả cho việc dạy và học môn Địa lý ở trường trung học phổ thông. II – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN: Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo +',) /'01#23) /4-56 - 3 -  !"#$%&'()* niềm tin và niềm vui trong học tập. Tiếp tục tận dụng các ưu điểm của phương pháp truyền thống và dần làm quen với những phương pháp dạy học mới. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học ”. Khoản 1. Điều 27, Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo ”. Khoản 1. Điều 28, Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, 8 (9:;"1:<=/; &">6*?@*AB*:-?1C”. Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định: “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật Giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa; 2! =/?9=<?==D"1$% &:<E:DFG-4<=-:<H((AI J:6"-K … Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lí giáo dục”. Kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là kĩ năng cơ bản trong học tập môn Địa lí ở trường trung học phổ thông. Nếu học sinh không nắm vững kĩ năng này thì bản thân các em sẽ khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí; đồng thời các em cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung, với tài liệu Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là không thể thiếu khi học môn Địa lí, nhất là đối với học sinh lớp 12 ở trường trung học phổ thông. Nghiên cứu đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 KỸ NĂNG KHAI THÁC ÁTLÁT TRONG HỌC TẬP PHẦN ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM” nhằm giúp các em biết cách học và có kỹ năng khai thác hệ thống kiến thức +',) /'01#23) /4-56 - 4 -  !"#$%&'()* về địa lí kinh tế - xã hội của Việt Nam từ tài liệu Atlat. Từ đó, góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu, phát hiện và khai thác kiến thức ở bản đồ, tài liệu Atlat Địa lý của học sinh trong trường phổ thông, đem lại cho các em niềm vui với kết quả học và ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông khả quan nhất. III-TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: Thông thường khi làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam, học sinh cần phải rèn luyện các kỹ năng: + Hiểu hệ thống kí, ước hiệu bản đồ (Trang 3 - Atlat). + Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lí trên bản đồ. + Nghiên cứu chi tiết mạng lưới tọa độ, các đường viền và chữ viết. + Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ. + Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ. + Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ. + Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ. + Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí, dân cư, kinh tế ). Các kỹ năng bản đồ được thực hiện chủ yếu trong từng giai đoạn như sau: Các giai đoạn đọc bản đồ Kĩ năng 1-Ghi nhớ tên gọi, xem xét vị trí, mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ. -Hiểu hệ thống kí, ước hiệu. -Nhận biết, chỉ và đọc tên. -Nghiên cứu chi tiết. -Xác định phương hướng, khoảng cách. -Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ. 2-Khám phá các mối liên hệ, mô tả tổng hợp các đối tượng, các lãnh thổ. -Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ. - Xác định các mối liên hệ nhân quả trên bản đồ. - Đọc tổng hợp đặc điểm một khu vực - Để khai thác các kiến thức địa lí có hiệu quả từ tài liệu Atlat Địa lí Việt Nam, cần lưu ý việc khai thác và sử dụng thông tin ở từng trang như sau: +',) /'01#23) /4-56 - 5 -  !"#$%&'()*  Ở BÀI 16  ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA *L=:<M:<"1%?>F<.NO*EFPE :<6! QER'>6EFPAEQA*: 6S GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHAI THÁC Dựa vào Atlat (trang 15) 1. Phân bố dân cư chưa hợp lí. Mật độ dân số trung bình: 254 người/km 2 (2006) nhưng phân bố chưa hợp lí. a. Giữa đồng bằng với trung du, miền núi. Đồng bằng chiếm 25% diện tích nhưng lại tập trung 75% dân số. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất (1225 người/km 2 ) gấp 5 lần cả nước. Miền núi diện tích rộng, giàu tài nguyên, nhưng mật độ thấp (Tây Nguyên 89 người/km 2 , Tây Bắc 69 người/km 2 ). b. Giữa thành thị và nông thôn. Thành thị chiếm 26,9% có xu hướng tăng. Nông thôn chiếm 73,1% có xu hướng giảm (2005). 2. Nguyên nhân: do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội và lịch sử khai thác lãnh thổ. 3.Vì sao nước ta phải phân bố lại dân cư trên phạm vi cả nước? Vì Ảnh hưởng rất lớn cho việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên, mật độ dân số, mục tiêu phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống của mỗi vùng. TL=:<M:<"1%,%.OQ:I7*&EPQ UUU2V*  :<4:I7*&EPWU2V*  ?6!  QES GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHAI THÁC Dựa vào Atlat (trang 15) - Những vùng có mật dộ dân số trên 2000 người/km2 + Đồng Bằng Sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng ) + Đông Nam Bộ (TPHCM, Biên Hòa ) - Những vùng có mật dộ dân số dưới 50 người /km2 + Tây Bắc (Lai châu, Điện Biên ) + Tây Nguyên (Kon Tum, Đắc lắc ) - Nguyên nhân: những nơi dân cư tập trung đông có điều kiện tự nhiên thận lợi, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. - Những nơi dân cư thưa thớt có mật độ dân số thấp nhất cả nước vì : +',) /'01#23) /4-56 - 6 -  !"#$%&'()* + Đây là vùng có diện tích lớn, địa hình rất hiểm trở, là vùng núi cao. + Dân cư thưa thớt, phần lớn là các dân tộc ít người. + Kinh tế chưa phát triển, trong vùng chỉ có một vài điểm công nghiệp + Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng kém phát triển (nhất là giao thông vận tải).  Ở BÀI 18  ĐÔ THỊ HÓA TL=:<M:<"1%,%.OQ*<P=-&- X7Y *HEPQRUUURUUU2S HƯỚNG DẪN KHAI THÁC Dựa vào Atlat (trang 15) 1. Hà Nội 2. Hải Phòng 3. Đà nẵng 4. TPHCM 5. Cần Thơ  Ở BÀI 22  VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TL=:<M !'()*:<"1%R R%.$ :I6$-ZCZR FR>F<. QE":(><:IO*CK 6R GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHAI THÁC Dựa vào Atlat (trang 19) a. Vùng sản xuất lúa lớn nhất nước ta là: Đồng bằng sông Cửu Long. b. Nguyên nhân hình thành các vùng trọng điểm lúa: - Điều kiện tự nhiên: + Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng, địa hình bằng phẳng. + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. + Sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú. - Điều kiện kinh tế - xã hội: + Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong sản xuất lúa. + Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, cơ sở vật chất – kĩ thuật không ngừng được tăng cường. + Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. c. Vì sao nước ta việc đẩy mạnh sản xuất lương thực lại có tầm quan trọng đặc biệt? +',) /'01#23) /4-56 - 7 -  !"#$%&'()* T L=:<M !'()*?Q-=EFPE.H(E- *,-?<Q?8?[Q-R\"-P=Q<Y-Z "=-EFPE.8:<E.-]S GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHAI THÁC Dựa vào Atlat (trang 19,18,11) • Sự phân bố các cây công nghiệp: - Cao su: ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên - Cà phê: ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ - Hồ tiêu: ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ - Chè: ở Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên • Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất dẫn đến sự khác nhau trong phân bố cây chè và cây cao su: Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất là đất, khí hậu: Chè là cây ưa khí hậu mát mẻ, đất feralít (có yếu tố cận nhiệt), cao su là cây ưa khí hậu nóng (nhiệt đới nóng, cận xích đạo ) đất đỏ bazan, phù sa cổ.  Ở BÀI 25  TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP TL=:<M !'()*:<"1%%.: a. Kể tên các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng. b. Vì sao cây cà phê lại được trồng nhiều ở các vùng đó? c. Trình bày những điều kiện thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHAI THÁC Dựa vào Atlat (trang 19) a. 3 vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa : Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. b. Giải thích: - Các vùng này có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cà phê : + Đất đai : các loại đất feralit, nhất là đất badan thích hợp cho cây cà phê. + Địa hình : các vùng bán bình nguyên, cao nguyên, trung du cho phép trồng cà phê với quy mô lớn. + Khí hậu : có điều kiện nhiệt, ẩm thích hợp cho sự phát triển sản xuất cà phê. + Mùa khô thuận lợi cho việc phơi, sấy và chế biến. - Các điều kiện kinh tế - xã hội : + Chính sách của Nhà nước có nhiều ưu đãi. + Các điều kiện kinh tế - xã hội khác. c. Điều kiện thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ. +',) /'01#23) /4-56 - 8 -  !"#$%&'()* • Điều kiện tự nhiên: - Địa hình tương đối bằng phẳng. - Đất đỏ badan và đất xám trên phù sa cổ chiếm diện tích lớn. - Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động. - Các yếu tố khác. • Điều kiện kinh tế-xã hội: - Nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm. - Cơ sở vật chất kĩ thuật khá đầy đủ (các công trình thuỷ lợi, các cơ sở chế biến ). - Có chương trình hợp tác và đầu tư với nước ngoài. - Thị trường tiêu thụ rộng. - Nhân tố khác ( lịch sử, chính sách )  Ở BÀI 26  CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TL=:<M:<"1%,%.>F<.=E7%GH (RA7=E77S GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHAI THÁC Dựa vào Atlat (trang 21) 1. Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực. - Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa ra 6 hướng với chuyên môn hóa khác nhau: + Hướng đông: Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả: cơ khí, khai thác than, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng. + Hướng đông bắc: Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang: vật liệu xây dựng, hóa chất phân bón. + Hướng bắc: Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên: cơ khí, luyện kim đen. + Hướng tây bắc: Hà Nội – Phúc Yên – Việt Trì: hóa chất, giấy xenlulo, chế biến thực phẩm. + Hướng tây nam: Hà Nội – Hà Đông – Hòa Bình: thủy điện. + Hướng nam và đông nam: Hà Nội – Hưng Yên – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa: cơ khí, dệt – may, nhiệt điện, xi măng. - Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp với những trung tâm công nghiệp lớn như TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một với hướng chuyên môn hóa rất đa dạng có cả dầu khí, điện từ, phân đạm từ khí. - Dọc Duyên hải miền Trung mức độ tập trung công nghiệp thấp hơn với trung tâm công nghiệp lớn như Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn. - Hiện nay, Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp lớn nhất nước (chiếm 50% sản lượng công nghiệp). - Ở miền núi và trung du, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán. +',) /'01#23) /4-56 - 9 -  !"#$%&'()* 2. Giải thích. - Đây là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố. - Những khu vực tập trung công nghiệp do có nguồn tài nguyên, lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng, vị trí thuận lợi. - Ở trung du – miền núi hoạt động công nghiệp hạn chế do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải. TL=:<M:<"1%,%.OQ-E*H(K 0H)*^&:BY *H? ?XZ-< GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHAI THÁC Dựa vào Atlat (trang 21) Tên trung tâm Quy mô Giá trị Cơ cấu ngành TPHCM Rất lớn Trên 120 nghìn tỷ đồng Ô tô, cơ khí, đóng tàu, dệt may, điện tử, hóa chất, thực phẩm, vật liêu xây dựng Biên Hòa Lớn Từ 40-120 nghìn tỷ dồng Ô tô, cơ khí, đóng tàu, dệt may, điện tử, hóa chất, thực phẩm, vật liêu xây dựng, hóa chất Vũng Tàu Lớn Từ 40-120 nghìn tỷ dồng Ô tô, cơ khí, đóng tàu, dệt may, điện tử, hóa chất, thực phẩm, vật liêu xây dựng, hóa chất Thủ Dầu Một Lớn Từ 40-120 nghìn tỷ dồng Ô tô, cơ khí, đóng tàu, dệt may, điện tử, hóa chất, thực phẩm, vật liêu xây dựng, luyện kim +',) /'01#23) /4-56 - 10 - [...]... Đức - Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 13 - Hướng dẫn học sinh lớp 12 kỹ năng khai thác ÁTLÁT trong học tập phần địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam V-TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Địa lí lớp 12 - Lê Thông (chủ biên) Nhà xuất bản Giáo dục – 2007 2 Átlát địa lí Việt Nam - Nhà xuất bản Giáo dục – 2011 3 Hướng dẫn giải các dạng bài tập Địa lí 12 - Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) NXB Đại học Quốc gia TPHCM – 2008 4 Hướng dẫn. .. Đức - Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 11 - Hướng dẫn học sinh lớp 12 kỹ năng khai thác ÁTLÁT trong học tập phần địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam + Hải Phòng -Tokyo + Hải Phòng - Vladivotoc + Hải Phòng - Manila + TPHCM - Băng cốc + TPHCM - Vladivotoc + TPHCM - Manila + TPHCM – Xingapo  Ở BÀI 31  VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH *Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam hãy kể tên vườn quốc gia, di sản thiên... Giáo dục - 2007 VII- PHỤ LỤC: NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Văn Đức BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM GV: Nguyễn Văn Đức - Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 14 - Hướng dẫn học sinh lớp 12 kỹ năng khai thác ÁTLÁT trong học tập phần địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Đơn vị THPT NGUYỄN HỮUCẢNH ––––––––––– Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Biên Hòa, ngày 20 tháng 05.. .Hướng dẫn học sinh lớp 12 kỹ năng khai thác ÁTLÁT trong học tập phần địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam  Ở BÀI 27  VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM * Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1 Kể tên và xếp các nhà máy thủy điện, nhiệt điện theo nhóm có công suất dưới 1000 MW, trên 1000 MW 2 Giải thích sự phân bố các nhà máy thủy điện nước ta GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN... NGHIỆM Năm học: 201 3-2 014 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 KỸ NĂNG KHAI THÁC ÁTLÁT TRONG HỌC TẬP PHẦN ĐỊA LÍ KINH TẾ -XÃ HỘI VIỆT NAM Họ và tên tác giả: NGUYỄN VĂN ĐỨC Chức vụ: giáo viên Đơn vị: TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  - Phương... Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ - 15 - Hướng dẫn học sinh lớp 12 kỹ năng khai thác ÁTLÁT trong học tập phần địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Tôi xin cam đoan SKKN nàykhông sao chép bất kỳ của ai hay nguyên văn của chính mình CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) GV: Nguyễn Văn Đức - Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) - 16 - ... lớp 12 kỹ năng khai thác ÁTLÁT trong học tập phần địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam Sau một thời gian khi đã quen với cách học, có kỹ năng đọc bản đồ thành thạo, các em đã có hứng thú hơn khi học tập bộ môn Các nội dung làm việc với Atlat được các em quan tâm tìm hiểu vì thấy rất bổ ích trong việc tiếp thu bài tại lớp và học bài ở nhà, đem lại kết quả học tập thiết thực qua các bài kiểm tra V- ĐỀ XUẤT,... học khá có cơ hội thử sức với những câu hỏi khó mà không cần phải thuộc hay nhớ máy móc, vì thế mà giờ học Địa lí trên lớp rất sôi nổi, đối tượng học sinh nào cũng có thể tham gia So với năm học trước, kết quả học tập môn Địa lí của các em được nâng cao hơn hẳn Tỉ lệ học sinh hiểu bài tại lớp cũng khá hơn so với trước GV: Nguyễn Văn Đức - Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 12 - Hướng dẫn học sinh lớp 12. .. thứ hai, khai thác Atlat không chỉ hiểu được kiến thức mà còn là hình ảnh trực quan giúp giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập rất hiệu quả Trong các kỳ thi tốt nghiệp, các kỳ thi học sinh giỏi các em học sinh đều được sử dụng Atlat Địa lí để làm bài và khai thác kiến thức trong đó Hy vọng, những đóng góp trong đề tài nghiên cứu này sẽ giúp cho việc dạy và học môn Địa lí ở trường... trình sách giáo khoa lớp 12 môn Địa lí, Nhà xuất bản Giáo dục - 2008 5 Kĩ thuật dạy học Địa lí ở trường phổ thông, PGS TS Nguyễn Đức Vũ, Nhà xuất bản Giáo dục - 2007 6 Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí THPT – Lê Thông (chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo dục - 2006 7 Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Địa lí – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Giáo dục - 2007 VII- PHỤ LỤC: NGƯỜI THỰC . trung học phổ thông. Nghiên cứu đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 KỸ NĂNG KHAI THÁC ÁTLÁT TRONG HỌC TẬP PHẦN ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM nhằm giúp các em biết cách học và có kỹ năng khai thác. 12 KỸ NĂNG KHAI THÁC ÁTLÁT TRONG HỌC TẬP PHẦN ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong việc dạy và học môn Địa lí ở trường trung học phổ thông, Atlat Địa lí Việt Nam có. ôn tập và chuẩn bị kiến thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Đó là lý do tôi nghiên cứu đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 KỸ NĂNG KHAI THÁC ÁTLÁT TRONG HỌC TẬP PHẦN ĐỊA LÍ LINH TẾ - XÃ HỘI

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan