1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài dạy học theo nhóm

16 254 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 143 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Để góp phần thực hiện mục tiêu : “ Đào tạo học sinh thành những con người năng động , độc lập và sáng tạo , tiếp thu những tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại . Biết vận dụng tìm ra những giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội .” Bộ môn sinh học cũng như các bộ môn khác ở trường THCS đang cố gắng đổi mới phương pháp dạy học đó là :“ Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh theo hướng tổ chức cho học sinh được tự lực, chủ động chiếm lónh những tri thức khoa học .” Có nhiều phương pháp dạy học mới hướng vào việc phát huy tính chủ động sáng tạo của người học , tạo điều kiện cho người học tự tìm đến kiến thức , nhưng phương pháp họat động nhóm là một trong những phương pháp quan trọng nhất của việc đổi mới phương pháp . Với sự nổ lực tư duy của mổi cá nhân nhiều khi chưa đủ để hoàn thành nhiệm vụ học tập thì cần tổ chức cho các em hoạt động nhóm , hoạt động nhóm giúp các em phát huy sức mạnh của nhiều người , cùng thực hiện , cùng tranh cãi cùng tham gia , các em không chỉ học được các kiến thức mà còn học được các kỹ năng , thao tác thí nghiệm hay thao tác tư duy của bản thân và của bạn . Với chút kinh nghiệm của mình tôi xin đóng góp một số ý kiến về việc : “ Tổ chức dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ môn sinh học trường THCS “ Do thời gian có hạn , tài liệu tham khảo ít và khả năng còn non yếu , chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu xót . Tôi rấtmong sự đóng góp ý kiến xây dựng của các cấp lãnh đạo , của các đồng nghiệp để bản thân tôi cũng như các bạn , tất cả chúng ta được trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau để nâng cao tay nghề , góp phần mang lại một chất lượng dạy học thật sự có hiệu quả . Chương I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU : Bộ môn sinh học cũng nnhư các môn học khác đang cố gắng đổi mới phương pháp dạy học , để thành công trong dạy học tích cực môn sinh học . Giáo viên cần phải biết sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau trong một tiết học sau cho phù hợp với từng bài dạy và từng đối tượng học sinh theo hướng tích cực , có nhiều hình thức tổ chức dạy học tích cực trong môn sinh học . Ở đây tôi chỉ nói đến vấn đề tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy môn sinh ở trường THCS . II/ QUAN ĐIỂM NHẬN THỨC VẤN ĐỀ : Song song với việc thay sách giáo khoa lớp 6, 7, 8 , phương pháp dạy học cũng đổi mới để góp phần thực hiện mục tiêu : “ Đào tạo học sinh thành những người năng động , sáng tạo , tiếp thu những tri thức khoa học hiện đại , biết vận dụng những hiểu biết để tìm ra những giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống quanh ta “ . Theo tinh thần đổi mới phương pháp hiện nay , học sinh đóng vai trò chủ đạo , giáo viên là người chỉ đạo điều khiển học sinh hoạt động . Có như thế mới phát huy được tính tích cực , năng động , sáng tạo của học sinh trong việc lónh hội kiến thức mới bằngng những hiểu biết , tìm tòi nghiên cứu cho mình qua bài học, thông qua trao đổi thảo luận nhóm để khẳng đònh lại kiến thức mà các em đã lónh hội trong quá trình học tập . Vì vậy việc “ Tổ chức họat động nhóm “ trong giảng dạy nói chung trong bộ môn sinh học nói riêng là rất cần thiết . Tổ chức họat động nhóm trong giảng dạy tạo cho học sinh có sự tranh luận , trao đổi ý kiến cùng chia sẽ kinh nghiệm , học hỏi lẫn nhau đồng thời chuẩn bò cho lao động phân công hợp tác trong cộng đồng . Tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy bộ môn sinh học tạo chop học sinh hoạt động nhiều hơn , thực hành nhiều hơn , thảo luận nhiều hơn và suy nghó nhiều hơn . Qua đó xây dựng cho học sinh phương pháp tự nhận thức , tự học để có thể học tập suốt đời . Chương II : CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ I/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Năm học 2004-2005 là năm học thứ ba tòan ngành GD&ĐT thực thi việc đổi mới chương trình về : - Chương trình giáo dục THCS - Sách giáo khoa lớp 6, 7, 8 - Phương pháp dạy học . - Cách thiết kế giáo án cho một tiết dạy . - Trang thiết bò đồ dùng dạy học . - Kiểm tra , đánh giá . Tại Tây Ninh , việc chỉ đạo thay sách và dạy thay sách đã được Sở GD-ĐT , Phòng GD-ĐT và nhà trường rất quan tâm và đã thống nhất chỉ đạo theo đònh hướng đổi mới phương pháp dạy học theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên . Những đònh hướng này đến với giáo viên qua : + Các lớp tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ . + Các buổi hội thảo về việc đổi mới phương pháp dạy học . + Sinh hoạt tổ chuyên môn . + Xây dựng chuyên đề , dạy minh họa chuyên đề , dự giờ rút kinh nghiệm + Sách thiết kế bài dạy theo phương pháp dạy học tích cực . + Sách tham khảo , tài liệu chuyên môn liên quan đến phương pháp dạy học . Nói đến phương pháp dạy học thì có rất nhiều , nhưng trong giảng dạy sinh học ở trường THCS tôi thấy hình thức hoạt động nhóm có tác dụng rõ rệt với học sinh vì : - Đây là một hình thức tổ chức dạy học giúp các em phát huy được tính tích cực của học sinh cùng thực hiện , cùng tranh cãi , cùng tham gia ( điều này rất quan trọng đối với học sinh trung bình , yếu ) . - Học sinh học được kiến thức từ các thành viên trong nhóm . - Phát triển kỹ năng cá nhân và kỹ năng tập thể . 2 2 - Chuẩn bò cho phân công lao động , hợp tác trong cộng đồng . Chính vì vậy đây là một trong những hình thức tổ chức học tập tốt nhất trong việc tích cực hóa học tập của học sinh . II/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH : Trường Thcs Long Vónh thuộc đòa bàn vùng nông thôn của huyện Châu Thành . Trường có 02 giáo viên bộ môn sinh học , sinh hoạt chung với tổ tự nhiên của trường . Dân cư của xã hơn 90% làm kinh tế nông nghiệp , mức sống còn nhiều khó khăn , học sinh của trường ít có điều kiện để tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật – công nghệ qua báo , đài . Đa số gia đình học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em , tỉ lệ học sinh môn sinh học các năm qua chưa cao , nhưng từ khi thực hiện phương pháp nhóm thì tỉ lệ có nâng lên rõ rệt . III/ THUẬN LI KHÓ KHĂN KHI “ TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC HP TÁC TRONG NHÓM NHỎ MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS “ 1/ Thuận lợi : Qua ba năm thực hiện đổi mới đặc biệt là công tác tổ chức hoạt động nhóm . Tôi thấy có những thuận lợi sau : - Tất cả giáo viên của trường đều được tập huấn thay sách hàng năm từ lớp 6 đến nay . - Giáo viên bộ môn sinh học nhiệt tình , tích cực tham gia thực hiện đổi mới phương pháp dạy học . - Phòng GD-ĐT , BGH nhà trường cùng tở chuyên môn cũng rất quan tâm đến công tác chỉ đạo , tổ chức các chuyên đề , dự giờ rút kinh nghiệm . - Đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy . - Học sinh hứng thú hơn khi thảo luận để nắm bắt nội dung bài học và phát huy tính tích cực của các em. 2/ Khó khăn : Bên cạnh những nội dung thuận lợi thì trong quá trình tổ chức dạy học hợp tác trong nhóm cũng gặp không ít khó khăn như : - Các em học sinh vẫn còn thụ động trong giờ thảo luận , một số em lại ỷ vào các bạn Khá , Giỏi . Các em chưa có phương pháp , kế hoạch tự học . - Tổ chức họat động nhóm thường mất thời gian , phương tiện thiết bò chưa sử dụng triệt để vì điều kiện phòng ốc không phù hợp ( chưa có phòng dành riêng cho bộ môn ) - Học sinh thường không mạnh dạn khi trình bày trước lớp kiến thức vừa tìm hiểu được. - Trường không có trợ lý thí nghiệm nên càng khó khăn trong việc đủ thời gian chuẩn bò cho tiết dạy klhi muốn triến hành thí nghiệm thực hành . - Một số học sinh yếu lại không có ý thức trong học tập , chưa chú ý , chua tham gia thảo luận nhiệt tình khi ngồi trong lớp học . 3 3 - Khi thảo luận chung cả lớp mà vẫn còn nhóm quay lại làmviệc vớinhau . - Giáo viên chưa linh hoạt trong tổ chức hoạt động nhóm đối với lớp có số lượng học sinh đông . - Không gian lớp học hẹp , bàn ghế cố đònh nên việc tổ chức họat động nhóm còn nhiều khó khăn IV/ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC : Từ những khó khăn trên và cũng từ kinh nghiệm của bản thân , tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để quá trình tổ chức hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ ở môn sinh học nói riêng và các bộ môn khác ở trường THCS nói chung được thực hiện có hiệu quả và chất lượng cao . 1/ Giáo viên lựa chọn vấn đề thảo luận : - Nắm vững yêu cầu bài dạy ( mục tiêu tổng thể của bài ). - Xác đònh đúng trọng tâm . + Mức độ nội dung kiến thức cần phân tích sâu , cạn , rộng , hẹp ở chỗ nào , tránh dàn trãi chung sẽ làm cho công việc thêm nặng nề mà hiệu quả không cao . - Xem xét lựa chọn vấn đề có thể tổ chức hoạt độïng nhóm và thu hút học sinh để hoàn thành nhiệm vụ . 2/ Chuẩn bò trước một vấn đề đã chọn cho họat động : - Đặt vấn đề rõ ràng ,ngắn gọn, xúc tích . - Nêu vấn đề thiết thực mà hocï sinh mong muốn được biết - Nêu vấn đề mang tính thách thức , kích thích tư duy của học sinh . - Loại hoạt động này phù hợp với nhóm mấy bạn : Hai bạn , bốn bạn , tám bạn ( tùy theo nhiệm vụ hoạt động mà giáo viên phân nhóm ). - Kế hoạch thời gian cho họat động này là bao nhiêu ? ( cần dành đủ thời gian cho hoạt động là 5 phút ) . + Nếu tiến hành vội vàng sẽ không đạt mục tiêu hoạt động . + Nếu thời gian quá dài học sinh không còn chú ý . - Kế hoạch thời gian thảo luận sau khi họat động nhóm xong đó là : Thời gian dành cho nhóm báo cáo , thảo luận chung cả lớp để rút ra kết luận ( phần này đóng vai trò căn bản cho thành công của chính hoạt động này ) 3/ Cách tổ chức các nhóm học sinh : Đây là những kỹ năng quan trọng cần thực hành thường xuyên trong các tiết dạy . Nếu số lượng học sinh trong lớp đông nên thường tổ chức nhóm mà học sinh không di chuyển chỗ trong lớp học . - Làm việc theo cặp : là làm việc voối bạn ngồi bên cạnh ; trường hợp có một học sinh lẽ thì cặp cuối cùng là nhóm ba bạn ; thường nhiệm vụ dành cho tổ chức nhóm đôi bạn là đơn giản ít vấn đề phức tạp . - Nhóm bốn bạn : + Nếu bàn dài : bốn bạn trên nhóm + Nếu bàn ngắn : hai bạn ngồi trên quay xuống đối diện hai bạn ngồi dưới làm thành nhóm bốn bạn 4 4 - Nhóm tám bạn : + Hai bàn dài : bốn bạn ngồi trên quay xuống đối diện bốn bạn bàn dười làm thành nhóm tám bạn . * Tổ chức nhóm bốn bạn hoặc tám bạn : khi nhiệm vụ hoạt động học tập có liên quan đến nhiều vấn đề khó phức tạp hay những thí nghiệm có nhiều khâu . - Các cặp làm việc theo cặp . + Bắt đầu hoạt động làm việc theo cặp . + Sau đó khi họat động kết thúc yêu cầu cặp “A” quay sang làm việc với cặp “B” như so sánh , đối chiếu kết quả , rút ra vấn đề chung hoặc phân biệt. * Tổ chức nhóm theo cách này khi nhiệm vụ của mỗi lớp là hai hoạt động học tập khác nhau . Đến nhiệm vụ hai của mỗi nhóm lại liên quan đến cả hai nhiệm vụ đầu ở hai nhóm . Ví dụ: Nhiệm vụ cặp “A” là tìm hiểu quá trình đồng hóa rồi phân biệt đồng hóa và dò hóa . Nhiệm vụ cặp“B”là tìm hiểu quá trình dò hóa rồi phân biệt dò hóa và đồng hóa . Sau khi kết thúc hoạt động hai cặp quay lại để so sánh đối chiếu kết quả . 4/ Các yêu cầu chung của hoạt động nhóm : - Khi được sắp xếp vào nhóm mỗi nhóm đề cử ngay : + Một nhóm trưởng : người điều khiển phân công thảo luận nhóm + Một thư ký : ghi chép tóm tắt ý chính thảo luận và kết quả thảo luận của nhóm . + Người báo cáo : đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm . → Để nhóm trưởng dễ điều khiển , thư ký ghi chép dễ dàng , tránh nhiều học sinh thụ động . - Vò trí chỗ ngồi của nhóm trưởng và thư ký phải dễ điều khiển và kiểm soát hoạt động của các thành viên nhóm mình , tránh phát sinh suy nghó ỷ lại giao hết cho nhóm trưởng và thư ký làm việc với nhau . - Không nên tổ chức nhóm lớn hơn 8 : Vì nhóm trưởng khó điều khiển quá trình đi tới thống nhất kết luận của nhóm sẽ chậm hơn . - Nhóm càng nhỏ: đi tới quyết đònh nhanh hơn học sinh bớt thụ động hơn . 5/ Cách giới thiệu hoạt động nhóm : Cần chú ý sự thu hút của học sinh + Yêu cầu yên lặng + Chờ khi cả lớp lắng nghe giáo viên mới bắt đầu chỉ dẫn .Tránh nhắc lại nhiều lần , tránh sai lầm hoặc hiểu lầm . + Sự chỉ dẫn phải cụ thể , có tổ chức . - Tổ chức nhóm , giao nhiệm vụ . + Số lượng nhóm và số lượng học sinh trong một nhóm phải thích hợp cho các hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ , và đảm bảo lớp phải đạt được mục tiêu hoạt động đã đề ra . - Hướng dẫn rõ ràng xúc tích cách thực hiện hoạt động . Khi hướng dẫn cần nói chậm và rõ ràng dễ hiểu . 5 5 - Phân bố thời gian . + Xác đònh rõ thời gian : 3 phút hay 5 phút - Nhắc nhở học sinh xác đònh công việc trong nhóm . - Phát tài liệu hoặc phiếu học tập . . . ( nếu nhiệm vụ hoạt động cần sự hỗ trợ ) . Không nên phát trước rồi sau đó mới hướng dẫn hoạt động vì như thế học sinh sẽ không tập trung nghe lời hướng dẫn cần thiết của bạn . 6/ Bắt đầu hoạt động làm việc theo nhóm : - Làm việc theo nhóm : + Trao đổi , thảo luận trong nhóm . + Hoặc phân công trong nhóm , cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi . + Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm . - Vai trò của giáo viên : khi bắt đầu làm viêc theo nhóm lúc này nhiệm vụ của giáo viên chuyển từ vai trò người hướng dẫn thành người người giám sát . + Đến thăm từng nhóm : ngoài việc giám sát người giáo viên cần kết hợp đánh giá cuộc thảo luận của các nhóm qua các nhận xét sau : ♦ Học sinh có nói với nhau không . ♦ Học sinh có lắng nghe lẫn nhau không . ♦ Có đáp lại những gì học sinh khác nói không . ♦ Có xem xét ,quan tâm đến các ý kiến thảo luận trong nhóm không . ♦ Có thể hiện sự tăng lên về kiến thức , hiểu biết hay cách đánh giá lẫn nhau trong nhóm không. - Qua đánh giá giáo viên hãy kòp thời : khen ngợi và khuyến khích những nỗ lực các em đã cố gắng đạt được ; động viên , giúp đỡ các em học sinh trầm , rụt rè đóng góp ít nhất một ý kiến cho họat động này . - Kết thúc họat động , yêu cầu tất cả các nhóm trở về vò trí củ để bắt đầu tiến hành hoạt động khác . V/ PHẦN CHI TIẾT CỤ THỂ Ở MỘT SỐ BÀI SOẠN VÀ ĐƠN VỊ KIẾN THỨC : A - BÀI SOẠN MINH HỌA MỘT TIẾT DẠY CÓ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM Ở MÔN SINH HỌC 7 Tiết 33: CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP . I Mục tiêu : - Nêu được những đặc điểm về cấu tạo , hoạt động của các hệ cơ quan : tiêu hóa , tuần hoàn hô hấp , bài tiết và thần kinh của cá chép . - Phân tích được những đặc điểm giúp cá thích nghi với môi trường nước . - Rèn kỹ năng quan sát tranh và mẫu vật để mô tả những đặc điểm về cấu tạo trong của cá chép . - Làm việc theo nhóm nhỏ và trình bày kết quả làm việc trước lớp . II/ Trọng tâm : 6 6 - Nêu những đặc điểm về cấu tạo, hoạt động các hệ cơ quan của cá chép thích nghi với môi trường nước . III/ Chuẩn bò : - Mẫu ngâm cấu tạo trong của cá chép . - Tranh vẽ Hình 33.1 ; Hình 33.2 ; Hình 33.3 (SGK trang 108 , 109 ) IV/ Tiến trình : 1. Ổn đònh lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : -Giới thiệu bài : Bài trước đã tiến hành mổ cá , quan sát đặc điểm cấu tạo các cơ quan bên trong và phần nào dự đóan chức năng cùa các cơ quan đó . Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta kiểm tra được các dự đoán đó . Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Cho học sinh hoạt động nhóm : Quan sát mẫu ngâm cấu tạo trong cá chép , căn cứ vào nội dung thực hành bài trước , hãy : - Nhắc lại thành phần của hệ tiêu hóa , cho nhận xét ( các cơ quan tiêu hóa của cá chép có sự phân hóa rõ rệt : thực quản , dạ dày , ruột , gan . Tham gia vào sự tiêu hóa thức ăn ) - Xác đònh chức năng của mỗi thành phần . - Giải thích vì sao cá chép chìm , nổi trong nước dễ dàng ? ( bóng hơi thông với thực quản → giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng ). Cho đại diện của hai nhóm trả lời , các nhóm khác nhận xét bổ sung . Giáo viên cung cấp thêm thông tin về vai trò của bónng hơi :Mặc dù bóng hơi thông với thực quản những sự phồng dẹp của bóng hơi không phải do cá đớp hay nhả không khí mà do thành trong của bóng hơi có nhiều mạch máu và các đám tế bào tuyến khí có khả năng hấp thụ hoặc tiết ra khí làm bóng hơi xẹp hay phồng tạo điều kiện cho cá chìm nổi dễ dàng . Sau đó giáo viên hòan chỉnh nội dung , cho học sinh ghi Hoạt động cá nhân . yêu cầu học sinh quan sát hình 33.1 để hòan chỉnh thông tin trong sách giáo khoa ở tiểu mục 2 , sau đó trả lời các câu hỏi : I/ Các cơ quan sinh dưỡng : 1/ Hệ tiêu hóa : Có sự phân hóa : thực quản , dạ dày , ruột , gan . 2/ Hệ thần kinh và hô hấp : 7 7 - Nêu cấu tạo và chức năng của cơ quan tuần hòan . ( Tim và các mạch , vận chuyển máu nuôi cơ thể ). - Cá hô hấp bằng gì ? (mang ) – nhiệm vụ của cơ quan hô hấp ? ( trao đổi khí ). Gọi 2 học sinh lên bảng , dựa vào tranh 33.1 lần lượt trả lời các vấn đề đã nêu . Các học sinh khác nhận xét bổ sung . Giáo viên hoàn chỉnh câu trả lời , cho học sinh bài . Hoạt động cá nhân . Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa nêu cấu tạo và nhiệm vụ của cơ quan bài tiết . Giáo viên : cá có thận giữa , khả năng lọc máu chưa cao . Hoạt động nhóm : Nghiên cứu hình 33.2 ; hình 33.3 để : - So sánh vò trí của hệ thần kinh cá ( là đại diện của động vật có xương sống thấp) với hệ thần kinh của tôm sông ( một đại diện của động vật klhông xương sống ) , nêu lên điểm sai khác cơ bản . - Nêu các bộ phận của hệ thần kinh . ( Trung ương thần kinh và dây thần kinh ) - Nêu thành phần cấu tạo của bộ não cá chép . ( Não trước , não trung gian , não giữa và tiểu não ). Cho đại diện 2 – 3 nhóm trả lời , mỗi nhóm trả lời về một vấn đề . Các nhóm khác nhận xét bổ sung . Giáo viên hòan chỉnh nội dung , cho học sinh ghi bài . - Hệ tuần hòan : +Tim hai ngăn : tâm nhó và tâm thất giúp máu vận chuyển trong các mạch tạo thành vòng tuần hoàn kín. -Hệ hô hấp : +Hô hấp bằng mang . +Thực hiện trao đổi khí giữa máu với dòng nước chảy qua các lá mang . 3/ Hệ bài tiết : Thận giữa ở cá : bài tiết các chất không cần thiết . II/ Thần kinh và các giác quan của cá : 1/ Hệ thần kinh (nằm ở phía lưng) - Gồm : +Bộ não đã phân hóa nằm trong hộp sọ . +Tủy sống trong cung 8 8 Nêu các giác quan quan trọng ở cá ? ( Mắt , Mũi , cơ quan đường bên ) Giáo viên lưu ý các cơ quan đường bên của cá . ( cơ quan đường bên cũng là giác quan quan trọng giúp cá nhận biết được những kích thích về áp lực , tốc độ dòng nước và các vật cản trên đường đi . đốt sống . +Các dây thần kinh . - Vai trò : Điều khiển , điều hòa các hoạt động của cá 2/ Giác quan . - Mắt . - Mũi . - Cơ quan đường bên . 4/ Củng cố : @ Bài tập cho các nhóm . STT HỆ CƠ QUAN ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG Ý NGHĨA THÍCH NGHI 1 2 3 4 5 Tiêu hóa. Tuần hoàn. Hô hấp Bài tiết Thần kinh và các giác quan Sau khi các nhóm làm bài tập xong , yêu cầu đại diện của một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét , giáo viên nêu đáp án , các em đổi bài giữa các nhóm cho nhau và chấm chéo . 5/ Dặn dò : - Học bài : nêu được các cơ quan bên trong của cá , thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước . - Chuẩn bò bài : Sự đa dạng và đặc điểm chung của các lớp cá .( trang 110 và 111 SGK sinh học 7 ) B – PHẦN CHI TIẾT CỤ THỂ Ở ĐƠN VỊ KIẾN THỨC : Ngoài quy trình phải thực hiện các bước lên lớp như hệ thống câu hỏi phát vấn , sử dụng đồ dùng dạy học , các phương pháp dạy học khác . . . Ở đây , trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này . Tôi chỉ trình bày các nội dung có liên quan đến hoạt động nhóm mà thôi . Về ví dụ , do không có thời gian , nên tôi chỉ trinh bày 3 kiểu trình bày về kiến thức như sau : 1/ Đối với loại kiến thức giải phẩu hình thái : 9 9 - Giáo viên nê hướing dẫn học sinh khai thác tối đa trên hình SGK và mô hình , tranh ( màu sắc , cấu tạo , vò trí ) của một tranh , một mô hình . * Ví dụ 1 : Bài 2 :” CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI “ Thì nội dung thảo luận nhóm . Nhất thiết học sinh phải hoàn thành bảøng 2 : “ Thành phần chức năng của các hệ cơ quan ” (Trang 9 ) *Bước 1 : Học sinh báo cáo kết quả thực hiện bài tập ở nhà ( quan sát H 2.1 ; H2.2 : tìm cột A ứng với cột B theo bảng sau : Cột A : Tên hệ cơ quan Cột B : Chức năng 1.Hệ vận động a.Lọc từ máu những chất thừa có hại cho cơ thể để thải ra ngoài 2. Hệ tiêu hóa b. Đưa O 2 trong không khí vào phổi và thải khí CO 2 ra môi trường ngoài 3.Hệ tuần hoàn c. Có chức năng sinh đẽ bảo tồn nòi giống . 4.Hệ hô hấp d. Giúp đi lại và thực hiện động tác lao động 5.Hệ bài tiết e. Làm biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng . 6.Hệ sinh dục g. Vận chuyển chất dinh dưỡng . O 2 , Hoóc môn đến tế bào 7.Hệ thần kinh h. Điều khiển , điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể . * Bước 2 : Thực hiện trên lớp :giáo viên đưa mô hình cơ thể người . Học sinh quan sát . - Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các cơ quan trện mô hình và tìm hiểu chức năng của các hệ cơ quan . * Bước 3 : các nhóm hoàn thành bảng 2 SGK . Báo cáo và nhận xét . Yêu cầu : thông qua bài tập gợi ý học sinh điền tốt chức năng của các cơ quan . Từ đó mới có kết luận đúng theo gợi ý * Ví dụ 2: Bài 38 : “ BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO CỦA HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU ” Chọn mục II / SGK ( II/ Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu ) để thảo luân nhóm : - Đối với mục này cần kết hợp khai thác kênh hình 38 – 1 để trả lời câu hỏi 1 ,2 , 3 ,4 SGK trang 123 , 124 . - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 38 - 1 và gợi ý để trả lời câu hỏi sau: + Quan sát kỹ hình 38 – 1 A để trả lời câu hỏi 1 , 2 + Quan sát kỹ hình 38 – 1,B,C để trả lời câu hỏi 3 + Quan sát kỹ hình 38 – 1,D để trả lời câu hỏi 4 - Sau lhi các nhóm thảo luận , báo cáo , nhận xét :giáo viên kết luận và công bố đáp án đúng ( 1 d , 2 a , 3 d , 4 d ) Đó cũng chính là kết luận của mục II . *Riêng với loại hình bài về kiến thức giải phẫu hình thái cần chú ý 1/ - Nhất thiết giáo viên phải khai thác tốt kênh hình . 2/ - Nhưng khi thực hiện . Giáo viên cần xử lý tốt về tranh của đồ dùng dạy học không trùng khớp với tranh ở kênh hình của SGK . Theo kinh nghiệm , tranh của SGK đảm bảo nội dung và chính xác hơn tranh của đồ dùng dạy học . 10 10 [...]... chúng ta được trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau để nâng cao tay nghề góp phần mang lại một chất lượng dạy học thật sự có hiệu quả 12 13 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I/LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU II/QUAN ĐIỂM NHẬN THỨC VẤN ĐỀ CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÍ LUẬN KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ I/ ĐẶT VẤN ĐỀ II/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH III/ THUẬN LI KHÓ KHĂN KHI TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC IV/ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC... quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu , tránh các tác nhân có hại - Yêu cầu : Học sinh đọc lại thông tin  ở mục I và hoàn thành nội dung bảng 40 SGK : cơ sở khoa học của các thói quen sống khoa học - Từ đó đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học - Vì 3 nội dung lớn trong bảng 40 mà nội dung 2 có 3 ý nên giáo viên sử dụng 6 nhóm điền , mỗi nhóm một nội dung và mỗi nhóm nhận xét... thói quen sông khoa học gọi học sinh khá , giỏi báo cáo VI/ KẾT QUẢ CỤ THỂ : Năm học 2002-2003 2003-2004 2004-2005 Lớp Khối 6 Khối 6 Khối 7 Khối 6 Khối 7 Khối 8 HKI 100% 99% 98% 100% 100% 99% HKII 100% 99,8% 100% 100% 100% 100% CẢ NĂM 100% 100% 100% 100% 100% 100% VII/ ĐỀ XUẤT : - Thiết bò đồ dùng dạy học nên cấp cho các trường vào tháng 8 hàng năm để tạo thuận lợi cho việc giảng dạy bộ môn - Cần có... sinh quan sát hình 39.1 đọc thông tin  và phần đóng khung các nhóm trả lời câu hỏi : - Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào ? Chúng diễn ra ở đâu ? - Thành phần nước tiểu khác máu ở chỗ nào Giáo viên hướng dẫn các nhóm làm việc để học sinh tiếp cận vấn đề nhẹ nhàng hơn - Sau đó cho 3 nhóm báo cáo , 3 nhóm nhận xét và kết luận theo bảng phụ sau : Bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính... tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chòu khó học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp , quyết tâm vượt qua khó khăn và phấn đấu kiên trì dạy tốt mà trong đó hiệu quả tổ chức hoạt động nhóm là nhân tố chính mang lại sự thành công cho tiết dạy - Đừng quên hãy “ Gieo hạt giống cho một số chuẩn hành vi “ cho học sinh trong hoạt động nhóm bằng chính những thủ thuật và nghệ thụât sư phạm của người... 3 nhóm báo cáo và 3 nhóm nhận xét và rút ra từng tiểu kết - Giáo viên chuẩn bò từng nội dung chính xác đối chiếu và có kết luận cuối cùng * Ví dụ 2: Bài tiết nước tiểu - Hoạt động nhóm ở mục I : Tạo thành nước tiểu * Học sinh trình bày kết quả chuẩn bò ở nhà : xem hình 39.1 , đọc thông tin  và các thông tin trong phần đóng khung Hòan thành nội dung phiếu học tập * Thực hiện ở trên lớp Yêu cầu học. .. bài về kiến thức hoạt động sinh lý cần chú ý 1/Vừa kết hợp hoạt động nhóm với giải thích và cách nêu vấn đề của giáo viên phải gần gũi hơn với các em thì hiệu quả mới tốt hơn 2/ Nhất thiết phải kiểm tra sự chuẩn bò của học sinh ở nhà khi kiểm tra bài củ, kiểm tra tập chẩun bò của học sinh Cần kết hợp với kiểm tra đánh giá cuối bài dạy Đối với loại kiến thức vệ sinh : * Ví dụ : Bài 40 : “ VỆ SINH HỆ... tượng vậy tổ chức hoạt động nhóm như thế nào ? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin và kết hợp quan sát hình 6.2 và 6.3 - Trả lời câu hỏi 1 Phản xạ là gì ? Phân loại phản xạ ở động vật với cảm ứng ở thực vật 2 Cung phản xạ là gì ? Cung phản xạ có vai trò gì ? 3 Thế nào là vòng phản xạ ? Nêu ý nghóa của nó trong đời sống - Giáo viên nên gợi ý và giải thích để các nhóm không bò lúng túng như... ĐIỂM TÌNH HÌNH III/ THUẬN LI KHÓ KHĂN KHI TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC IV/ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC V/ PHẦN CHI TIẾT CỤ THỂ Ở MỘT SỐ BÀI SOẠN A- BÀI SOẠN MINH HỌA MỘT TIẾT DẠY B- PHẦN CHI TIẾT CỤ THỂ Ở ĐƠN VỊ KIẾN THỨC VI/ KẾT QUẢ CỤ THỂ VII/ ĐỀ XUẤT VIII/ KẾT LUẬN 13 Trang 1 Trang 1 Trang 1 Trang 1 Trang 2 Trang 2 Trang 3 Trang 3 Trang 4 Trang 6 Trang 6 Trang 9 Trang 12 Trang 12 Trang 12 14 PHIẾU ĐIỂM TIÊU... ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 1.Trường THCS Long Vónh -Châu Thành * Nhận xét : *Xếp loại: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 2 Phòng GD Châu Thành . GD-ĐT , Phòng GD-ĐT và nhà trường rất quan tâm và đã thống nhất chỉ đạo theo đònh hướng đổi mới phương pháp dạy học theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức. thực mà hoc sinh mong muốn được biết - Nêu vấn đề mang tính thách thức , kích thích tư duy của học sinh . - Loại hoạt động này phù hợp với nhóm mấy bạn : Hai bạn , bốn bạn , tám bạn ( tùy theo. vấn đề khó phức tạp hay những thí nghiệm có nhiều khâu . - Các cặp làm việc theo cặp . + Bắt đầu hoạt động làm việc theo cặp . + Sau đó khi họat động kết thúc yêu cầu cặp “A” quay sang làm việc

Ngày đăng: 27/02/2015, 09:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w