1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy định của wto về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triểnvà các nền kinh tế chuyển đổi

16 4,2K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 107 KB

Nội dung

QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT DÀNH CHO CÁC THÀNH VIÊN ĐANG PHÁT TRIỂNVÀ CÁC NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI Các quy định ban đầu của GATT không phân biệt giữa các nước phát tri

Trang 1

QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT DÀNH CHO CÁC THÀNH VIÊN ĐANG PHÁT TRIỂNVÀ CÁC NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI

Các quy định ban đầu của GATT không phân biệt giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển Tất cả các bên tham gia hiệp định có quyền và nghĩa vụ như nhau, bất kể trình độ phát triển như thế nào Tuy nhiên, hiện nay WTO có khoảng 3/4

số thành viên là những nước đang phát triển và chậm phát triển Các nước này ngày càng đóng vai trò quan trọng và tích cực hơn nhờ số lượng đông đảo của mình tại WTO, nhờ vị trí ngày càng lớn của họ trong nền kinh tế thế giới, nhờ việc càng ngày

họ càng nhận thức rõ hơn thương mại là công cụ quan trọng hàng đầu trong nỗ lực phát triển kinh tế của mỗi đất nước Do đó sẽ là không thực tế nếu kỳ vọng các nước đang và kém phát triển cạnh tranh trong cùng điều kiện với các nước phát triển Từ đó dẫn tới việc phải rà soát lại các quy định trong WTO hướng tới nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang và kém phát triển

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC THÀNH VIÊN CỦA WTO

Tính đến ngày 26/10/2012, WTO có tổng số 158 Thành viên chính thức Có thể nói WTO là tổ chức quốc tế lớn nhất đưa ra các quy định điều tiết thương mại ở phạm vi toàn cầu Các Thành viên của WTO đến từ mọi châu lục với chế độ chính trị, kinh tế,

xã hội không hoàn toàn giống nhau và với trình độ phát triển không đồng đều Vì vậy,

để có cách nhìn toàn diện và khách quan, để có những quy định phù hợp, WTO đã phân các Thành viên ra thành bốn nhóm nước cơ bản Đó là:

- Nhóm các nước kém phát triển nhất (Least-developed countries LDCs)

- Nhóm các nước đang phát triển (Developing countries)

- Nhóm các nước có nền kinh tế chuyển đổi (Economies in transition)

- Nhóm các nước phát triển (Developed countries)

Ngoài ra, tại Hội nghị Bộ trưởng của WTO (họp ở Geneva) năm 1998, lần đầu tiên người ta cũng đã bàn đến “một số nền kinh tế nhỏ bé” trong khuôn khổ của nhóm các nước đang phát triển

Tuy nhiên, WTO không đưa ra tiêu chí để phân biệt mỗi một trong bốn nhóm nước nói trên Việc phân loại các Thành viên nói trên được tiến hành như sau:

1.1 Các nước kém phát triển nhất

Trang 2

Căn cứ vào những tiêu chí do Liên hiệp quốc đưa ra để xếp hạng các nước kém phát triển nhất, WTO đưa ra quan điểm là những nước nào được Liên hiệp quốc xếp hạng là nước “kém phát triển nhất” cũng được WTO đối xử như các nước kém phát triển nhất trong hệ thống WTO Theo quy định của Ủy ban kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc (ECOSOC), để xem xét một nước có phải là nước kém phát triển nhất hay không, có thể dựa vào các chỉ số sau:

- GNP bình quân đầu người;

- Tỷ lệ sống của trẻ sơ sinh;

- Tỷ lệ biết chữ của người lớn tuổi;

- Tỷ lệ nhập trường tiểu học và trung học;

- Tỷ lệ ngành kỹ thuật chế tạo trong GDP;

- Tỷ lệ tiêu thụ điện năng bình quân đầu người;

- Tỷ lệ tập trung xuất khẩu

Các chỉ số này và danh sách các nước LDCs được ECOSOC xem xét lại 3 năm một lần Vì vậy, sau mỗi lần xem xét, số các nước LDCs có thể giảm xuống Hiện nay, các nước thuộc nhóm này chủ yếu là ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh Đó là: Angola, Afganistan, Bangladesh, Cộng hòa Trung Phi, Gambia, Guinea, Haiti, Lào, Liberia, Madagascar, Myanmar, Nepal, Somalia, Togo, Tanzania, Zambia v.v… Khi gia nhập WTO, những nước này được hưởng những biện pháp đối xử thuận lợi

mà không đòi hỏi phải có đi có lại Quyết định có lợi cho các nước LDCs, được thông qua tại Marakesh vào năm 1994, cho phép các nước này được quyền cam kết và được hưởng các ưu đãi ở chừng mực phù hợp với nhu cầu phát triển và các điều kiện về tài chính và thương mại của họ Một số Hiệp định đa phương của WTO cũng đưa ra các quy định dành riêng cho các nước LDCs Ví dụ, Hiệp định TRIPs cho phép các nuớc LDCs không áp dụng các quy định của Hiệp định này trong vòng 10 năm Hiệp định GATS yêu cầu các nước tạo điều kiện để các Thành viên LDCs tham gia tích cực hơn nữa vào thương mại dịch vụ toàn cầu

1.2 Các nước đang phát triển

Nhóm các nước đang phát triển (Developing countries) cũng không được xếp loại theo các tiêu chí cụ thể Để xem xét một nước có phải là một nước đang phát triển hay không, WTO dựa trên nguyên tắc “tự nhận” Điều này có nghĩa là nếu một nước Thành viên của WTO cho rằng mình không phải là nước nằm trong nhóm các nước

Trang 3

LDCs thì có thể tự nhận mình là nước đang phát triển Việt Nam nằm trong nhóm các nước này

1.3 Các nước có nền kinh tế chuyển đổi

Các nước có nền kinh tế chuyển đổi (Economies in transition) là tên gọi được dùng để chỉ các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nay đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Những nước này còn được các nước phát triển như Mỹ… gọi là những nền kinh tế phi thị trường Đó là các nước Xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông

Âu hoặc Liên Xô (cũ) trước đây Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác có xuất phát điểm từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (centrally-planned economies – CPE) cũng thuộc nhóm nước này

1.4 Các nước phát triển

Nhóm nước phát triển là các Thành viên của WTO còn lại ngoài ba nhóm nước nêu trên Các nước phát triển hầu hết là Thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh

tế (OECD) OECD được thành lập năm 1961 như tổ chức kế nhiệm của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Âu (OEEC) Tổ chức OECD còn được gọi là “câu lạc bộ của những nước giàu” Mục tiêu của OECD nói riêng và của các nước phát triển nói chung là:

- Đạt được sự tăng trưởng kinh tế và việc làm ổn định cao nhất, đồng thời tăng mức sống của các nước Thành viên trong đó vẫn phải duy trì sự ổn định về tài chính nhằm góp phần đóng góp vào sự phát triển kinh tế thế giới;

Đóng góp vào sự mở rộng kinh tế vững chắc ở các nước Thành viên cũng như các nước không phải là Thành viên trong tiến trình phát triển kinh tế;

- Đóng góp vào sự mở rộng kinh tế thế giới trên cơ sở đa phương, không phân biệt đối

xử phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế Số lượng các nước phát triển (cũng đồng thời là Thành viên của OECD) hiện nay gồm: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Bỉ, Canada, Australia, Đan Mạch, Phần Lan, Hy Lạp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Luxembourg, New Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Ailen, Iceland, Hungary, Cộng hòa Séc, Ba Lan Trong số các nước này, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Hungary là những nước có nền kinh tế chuyển đổi mới gia nhập vào OECD: Cộng hòa Séc gia nhập tháng 12/1995 và Hungary gia nhập tháng 03/1995 Mặc dù các Thành viên của WTO được phân loại thành bốn nhóm nước nói trên, nhưng, trong thực tế, dựa vào các quy định của WTO, có thể chia bốn loại Thành viên nêu trên chủ yếu thành hai loại Thứ nhất là nhóm các Thành viên phát triển Thứ hai là nhóm các

Trang 4

Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi Phần trình bày dưới đây sẽ phân tích sự hội nhập của các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi vào WTO

2 ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI TRONG WTO

2.1 Đặc điểm

Các nước đang phát triển nói chung và các nước có nền kinh tế chuyển đổi đều có chung những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Nền kinh tế có cơ cấu lạc hậu, chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên

- Năng suất lao động thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém Thiếu vốn, lạc hậu về công nghệ

- Bộ máy quản lý không hiệu quả Thủ tục hành chính cồng kềnh, tiêu cực, tham nhũng

- Nguồn nhân lực chưa được đào tạo đầy đủ và chuyên nghiệp

Ở một số nước châu Phi, châu Á, sự thiếu ổn định về chính trị cũng là một đặc điểm của những nước này Riêng đối với các nền kinh tế chuyển đổi, cơ chế quản lý kinh tế lạc hậu, quan liêu, không thích ứng với tiến trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại cũng có những tác động không tốt đến năng lực cạnh tranh quốc gia khi những nước này gia nhập WTO Nguyên tắc tự do hóa thương mại trên cơ sở không phân biệt đối xử khi vào “sân chơi chung WTO” cũng đang làm cho các nền kinh tế chuyển đổi

đã, đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức

Những đặc điểm nêu trên đã khiến cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi ở vào các vị trí không cân bằng với các nước phát triển Vì vậy, họ phải xem xét cơ chế của WTO một cách cụ thể hơn để đưa ra những yêu cầu của mình

2.2 Vị trí, vai trò

WTO được thành lập ngày 01/01/1995 trên cơ sở kế thừa và mở rộng phạm vi điều chỉnh thương mại quốc tế của Hiệp định GATT Vì vậy khi nói đến vị trí, vai trò của các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi trong WTO không thể không nhắc đến sự tham gia của những Thành viên này trong GATT

GATT được ký kết tại Geneva vào ngày 30/10/1947 và có hiệu lực từ tháng 01/1948 Cho đến khi WTO ra đời để thay thế GATT, GATT đã tồn tại 47 năm (1948 -1995) GATT hoạt động theo hai cơ chế Theo cơ chế thứ nhất, các nước Thành viên sẽ tiến

Trang 5

hành, trên cơ sở hàng ngày, các hoạt động thi hành pháp luật, qui định của GATT về thương mại, thảo luận các vấn đề chung và giải quyết tranh chấp Với cơ chế thứ hai, các nước Thành viên có nghĩa vụ tham gia các vòng đàm phán để xây dựng các quy tắc, nguyên tắc, các thỏa thuận nhằm mục tiêu thúc đẩy nhanh hơn quá trình tự do hóa thương mại Trong 47 năm tồn tại, GATT đã tổ chức được 8 vòng đàm phán và càng

ở những vòng đàm phán về sau, sự tham gia của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi càng đông hơn

Ở Vòng đàm phán đầu tiên – Vòng Geneva 1947 – mới chỉ có 23 nước Thành viên Nhưng số các nước đang phát triển cũng chiếm hơn 50% Cho đến trước Vòng Kennedy, các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi chỉ 23 nước này là: Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Bỉ, Canada, Hà Lan, Luxembourg, Na Uy, New Zealand, Tiệp Khắc, Brazil, Chilê, Ceylon (Sri Lanka), Cuba, Ấn Độ, Libăng, Pakistan, Nam Rhodesia (Zimbabwe), Syria, Nam Phi, Myanma, Trung Quốc đóng vai trò, vị trí thứ yếu trong các cuộc đàm phán của GATT Điều này được giải thích ở tiếng nói của họ chưa được chú ý Trong khoảng thời gian từ năm 1948 đến trước năm 1963, các phiên đàm phán của GATT chỉ tập trung chủ yếu vào vấn đề thuế quan mà không quan tâm đến vấn đề thể chế, quy tắc và hệ thống Các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi ở thời gian này chưa quan tâm lắm đến vấn đề thuế quan vì hoạt động xuất khẩu của họ còn yếu kém Hàng hóa của họ chưa phải đối mặt với rào cản khi thâm nhập vào thị trường các nước phát triển vì thị phần còn rất nhỏ bé

Vòng đàm phán Kennedy, bắt đầu năm 1963, là bước đột phá lớn đối với các nước đang phát triển và đang chuyển đổi Với sự tham gia của 62 nước trong đó gần 2/3 là các nước đang phát triển, lần đầu tiên GATT dành hẳn nội dung đàm phán của mình

là bàn về các nước đang phát triển Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng đưa ra trong Vòng đàm phán này là phải “thông qua các biện pháp nhằm mở rộng thương mại của các nước đang phát triển và coi đó là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước này”

Vòng đàm phán Tokyo với số lượng các nước Thành viên là 102, trong đó 2/3 là các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi Sự tham gia ngày càng đông hơn

về số lượng của các nước đang phát triển trong vòng đàm phán này đã đưa đến kết quả là các Thành viên của GATT đã thông qua một quyết định liên quan đến các nước đang phát triển Đó là những quy định của GATT về đối xử đặc biệt và khác

Trang 6

biệt dành cho các nước đang phát triển, các nước kém phát triển nhất và các nền kinh

tế chuyển đổi

Đây là thành công của các nước đang phát triển Điều này cho thấy vị trí của các nước đang phát triển ngày càng được chú ý và các nước phát triển đã không thể bỏ qua các yêu cầu của các nước đang phát triển Vòng Uruguay với sự tham gia của 123 nước, chủ yếu là các nước đang phát triển Sự tham gia đông đảo của các nước đang phát triển trong Vòng Uruguay đã có những tác động nhất định khi Vòng này kết thúc sau

8 năm đàm phán, với sự ra đời của WTO Với sự ra đời của WTO, đến nay, Thành viên của WTO đã là 158, trong đó 3/4 Thành viên là các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi ở mọi châu lục Điều này cho thấy vị trí, vai trò của các nước đang phát triển trong WTO ngày càng lớn mạnh Tiếng nói của các nước này cũng như

sự ảnh hưởng của họ trong các cuộc đàm phán của WTO ngày càng được khẳng định

Vị trí, vai trò của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi thể hiện ở sự tham gia ngày càng đông của những nước này trong WTO: trong tổng số 158 Thành viên thì các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi là 114, chiếm 75,33% (xem bảng 12.2) Trong số đó, các nước đang phát triển ở khu vực tiểu vùng Sahara (châu Phi) là 37 nước, ở Mỹ Latinh và Caribê là 32 nước, ở châu Âu và Trung

Á là 17 nước, ở Đông Á và Thái Bình Dương là 12 nước, ở Trung Đông và Bắc Phi là

6 nước và ở Nam Á là 6 nước Sự tham gia ngày càng đông của các nước này từ mọi châu lục trong WTO đã làm thay đổi mục tiêu của WTO so với GATT Đó là mục tiêu WTO phải “nỗ lực tích cực để bảo đảm rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia kém phát triển nhất, duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia đó” Điều này cho thấy vị trí, vai trò của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi ngày càng được chú ý hơn khi WTO ra đời Và cũng từ khi WTO chính thức hoạt động đến nay, các nước đang phát triển ngày càng có tiếng nói mạnh hơn qua các Vòng Đàm phán để xây dựng các quy tắc điều tiết thương mại toàn cầu Một trong những kết quả

cụ thể là WTO đã phải đưa ra quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt dành riêng cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi Đối xử đặc biệt và khác biệt này thường mang tính giảm nhẹ so với những nghĩa vụ, cam kết chung mà WTO quy định Ví dụ như được miễn không phải thực hiện nghĩa vụ; mức độ cam kết thấp hơn; thời gian thực hiện dài hơn v.v…Dưới đây sẽ phân tích cụ thể các quy định về đối xử

Trang 7

đặc biệt và khác biệt mà WTO đã dành cho các nước LCDs và các nền kinh tế chuyển đổi

3 CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT DÀNH CHO CÁC THÀNH VIÊN ĐANG PHÁT TRIỂNVÀ CÁC NỀN KINH

TẾ CHUYỂN ĐỔI.

Đối xử đặc biệt và khác biệt (Special and differential treatment -S&D): Là những quy định của WTO dành riêng cho các Thành viên đang và kém phát triển, theo đó, các Thành viên này có thể được miễn hoặc giảm nhẹ việc thực hiện nghĩa vụ cam kết, thời gian thực hiện dài hơn so với các Thành viên khác

Trước WTO, GATT đã có những ưu đãi nhất định dành cho các Thành viên đang phát triển thông qua hệ thống các đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) Tuy nhiên, chỉ đến khi WTO ra đời, sự đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các Thành viên đang phát triển mới được khẳng định là nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hệ thống thương mại

đa phương Nguyên tắc này không chỉ kế thừa những quy định ưu đãi của GATT về thương mại hàng hóa dành cho các nước đang phát triển, mà còn mở rộng áp dụng cho cả thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ

Đây là thành quả đấu tranh liên tục của các nước đang phát triển qua những vòng đàm phán trong khuôn khổ GATT, đặc biệt là Vòng đàm phán Uruguay Bởi vì, một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế nói chung, thương mại quốc tế nói riêng là bình đẳng và cùng có lợi Tuy nhiên, trên thực tế, ưu thế trong thương mại quốc tế thuộc về những nước công nghiệp phát triển với tiềm lực lớn về công nghệ, tài chính Trong khi đó, bất lợi thuộc về các nước đang phát triển do khoảng cách lớn về trình độ phát triển công nghệ và khả năng hạn hẹp về tài chính so với các nước phát triển Vì vậy, nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong thương mại dịch vụ chỉ có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển khi họ được hưởng những ưu đãi nhất định so với các nước phát triển

Các quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt (Special and Differential Treatment – S&D) dành cho các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi được chia thành ba nhóm chính Nhóm thứ nhất là những quy định, theo đó các

Thành viên của WTO, đặc biệt là các Thành viên phát triển phải áp dụng các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại của các Thành viên đang phát triển và

các nền kinh tế chuyển đổi Nhóm thứ hai là các quy định cho phép các Thành viên

Trang 8

đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi được hưởng sự linh hoạt trong việc chấp nhận các nghĩa vụ do WTO và các hiệp định của WTO quy định Nhóm thứ ba

là những quy định yêu cầu các Thành viên của WTO phải có sự hỗ trợ kỹ thuật để

giúp các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi nâng cao năng lực cạnh tranh

Phần phân tích cụ thể dưới đây sẽ giúp làm rõ nhóm quy định thứ nhất nói trên của WTO về S&D dành cho các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi

3.1 Nhóm các biện pháp S&D để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại của các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi

Hiệp định GATT 1947 có một đoạn đặc biệt (Phần IV) về thương mại và phát triển quy định phải áp dụng nguyên tắc không có đi có lại trong đàm phán thương mại giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, đặc biệt, khi một nước phát triển cho một nước đang phát triển cụ thể được hưởng những nhân nhượng thương mại, thì nước phát triển đó không được gây áp lực để buộc nước đang phát triển đưa ra các cam kết nhượng bộ tương đương

“Các bên ký kết phát triển không chờ đợi sự đãi ngộ đối đẳng khi cam kết trong đàm phán thương mại, qua giảm bớt hay triệt tiêu thuế quan và các trở ngại khác với thương mại của các bên ký kết kém phát triển hơn”

Điều XXXVI khoản 8 Phần IV Hiệp định GATT

Điều cần chú ý là cả Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định GATS đều quy định dành cho các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển một số đối xử ưu đãi khác biệt nhất định Một số hiệp định khác của WTO cũng có quy định những biện pháp khác dành cho các nước đang phát triển như: dành cho các nước này thời hạn dài hơn để thực hiện đầy đủ các cam kết của mình; tạo cơ hội thương mại cho các nước này thông qua điều kiện mở rộng hơn khả năng tiếp cận thị trường; yêu cầu các nước thành viên của WTO phải bảo đảm lợi ích của các nước đang phát triển khi đưa ra các biện pháp tự vệ ở cấp độ quốc gia hoặc quốc tế; định ra các phương thức hỗ trợ thích hợp cho các nước đang phát triển, chẳng hạn giúp các nước này thực hiện các cam kết

về các tiêu chuẩn sức khoẻ động vật và bảo vệ thực vật, bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc phát triển khu vực viễn thông nội địa của các nước đó

WTO quy định rằng các Thành viên (gồm các Thành viên là những nước phát triển và cả các nước đang phát triển) phải thực thi các biện pháp S&D để tạo điều kiện

Trang 9

thuận lợi cho thương mại của các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi có thể có được những lợi ích khi tham gia vào WTO

.3.1.1 Nhóm các biện pháp S&D để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại của

các Thành viên đang phát triển

Các biện pháp đơn phương mà các nước phát triển dành cho hàng hóa của các nước đang phát triển được nhập khẩu trên cơ sở ưu đãi và các nước phát triển gồm Hệ thống

ưu đãi thuế quan phổ cập (Hệ thống GSP), những đối xử ưu đãi hơn đối với các nước kém phát triển và những thỏa thuận tạo điều kiện tiếp cận thị trường ưu đãi cho một số nước đang phát triển nhất định

- Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

GATT khuyến khích các nước thành viên có những cân nhắc đặc biệt nhằm cải thiện mức sống ở các nước đang phát triển, hỗ trợ các nước này phát triển bền vững, đồng thời nêu rõ rằng nguồn thu từ xuất khẩu của các nước này cần phải tăng lên Hơn nữa, GATT cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tăng mức độ tiếp cận thị trường cho các sản phẩm của các nước đang phát triển và tầm quan trọng của việc đảm bảo các nền kinh tế này đa dạng hóa sản phẩm của mình

Một điều khoản đặc biệt từ năm 1979 được gọi là “điều khoản hỗ trợ thực hiện” cho phép duy trì một số ngoại lệ đối với quy tắc đối xử bình đẳng theo nguyên tắc MFN theo hướng có lợi cho các nước đang phát triển, có nghĩa là có thể dành những nhân nhượng thương mại cho các nước đang phát triển không trên cơ sở có đi có lại

Hệ thống ưu đãi phổ cập, tên tiếng Anh là Generalized System of Preferences (viết tắt GSP), là biện pháp đơn phương do các nước phát triển đưa ra để áp dụng dành riêng cho các nước đang phát triển Hệ thống GSP quy định rằng, hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển sẽ được hưởng chế độ miễn thuế nhập khẩu (thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0) hoặc hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi Hệ thống GSP sẽ được áp dụng khi các nước phát triển nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp và một số sản phẩm nông nghiệp từ các nước đang và kém phát triển Nếu được hưởng

Hệ thống GSP, hàng công nghiệp của các nước này sẽ có khả năng cạnh tranh khi thâm nhập vào thị trường các nước phát triển Chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển

Các mục tiêu chính của GSP là:

Trang 10

 Tạo điều kiện để các nước đang phát triển thấy được khả năng tiềm tàng về mở rộng buôn bán phát sinh từ chế độ GSP và tăng cường khả năng sử dụng chế độ này

 Tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước được hưởng

 Thúc đẩy công nghiệp hoá của các nước này

 Đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế của những nước này

 Phổ biến thông tin về các quy định và thủ tục điều chỉnh buôn bán theo chế độ này

 Giúp đỡ các nước được hưởng thiết lập những điểm trọng tâm trong nước để tăng cường sử dụng GSP

 Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại như thuế chống phá giá và chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục giấy phép nhập khẩu, và pháp luật thương mại khác quy định các điều kiện thâm nhập thị trường các nước cho hưởng

Nước cho hưởng ưu đãi GSP:

Hiện nay, có 16 chế độ ưu đãi khác nhau đang hoạt động tại 28 nước phát triển, bao gồm 15 nước thành viên của EU và Nhật, New Zealand, Thuỵ Sĩ, Bulgary, Hungary, Séc, Ba Lan, Nga, các quốc gia trung lập (CIS), Canada, Nauy, Australia, Rumani

15 nước thành viên EU: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Ailen, Italy, Luxembua, Hà Lan, Anh, Hy Lạp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha, Pháp

Nước được hưởng GSP:

Bao gồm những nước đang phát triển và những nước kém phát triển Các nước kém phát triển thường được hưởng một chế độ đặc biệt riêng, có nhiều ưu đãi hơn các nước đang phát triển Đối với mỗi quốc gia dành ưu đãi, các nước được hưởng được liệt kê trong danh sách ban hành kèm theo chế độ GSP Danh sách này có thể được sửa đổi bổ sung

Tuy nhiên, Hệ thống GSP cũng đưa ra một số điều kiện hạn chế:

 Các nước phát triển thường quy định rằng hàng nhập khẩu theo một số lượng nhất định trong hạn ngạch mới được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi của Hệ thống GSP; Số lượng hàng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch có thể sẽ bị tính thuế trên cơ sở MFN

 Hàng hóa sẽ tạm thời không được hưởng ưu đãi thuế quan GSP trong một số trường hợp nhất định Khi một hàng hóa nhập khẩu theo GSP ảnh hưởng đến công

Ngày đăng: 25/02/2015, 11:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w