Có nước lập luận trợ cấpxuất khẩu để đảm bảo công ăn việc làm, hay để hỗ trợ vùng khó khăn,vv… Tuynhiên mọi lý do biện minh cho trợ cấp xuất khẩu xét cho cùng cũng hướng tới mụctiêu thực
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-*** -TIỂU LUẬN GIỮA KỲ Môn học: Chính sách thương mại quốc tế
QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU
VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 – HKTeam Lớp: TMA301(2-1314).7_LT
Khóa: 51 Người HDKH: ThS Nguyễn Thu Hằng
Hà Nội, tháng 03 năm 2014
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1 4
QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 4
1.1 KHÁI NIỆM TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 4
1.1.1 Trợ cấp 4
1.1.2 Trợ cấp xuất khẩu 5
1.2 PHÂN LOẠI TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 6
1.3 TÁC DỤNG CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 6
1.3.1 Trợ cấp xuất khẩu góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu 6
1.3.2 Trợ cấp xuất khẩu góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế 7 1.3.3 Trợ cấp xuất khẩu có những vai trò nhất định trong các lĩnh vực Kinh tế -Chính trị khác 7
1.4 MẶT TRÁI CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 8
1.5 QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 8
1.5.1 Đối với hàng công nghiệp 8
1.5.2 Đối với hàng công nghiệp 10
1.6 CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 12
1.6.1 Hiệp định SCM 12
1.6.2 Hiệp định AoA 14
Chương 2 18
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 18
Ở VIỆT NAM 18
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO 18
2.1.1 Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 18
2.1.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 19
2.1.3 Các thị trường xuất khẩu chủ yếu 20
2.1.4 Các hình thức trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trước khi gia nhập WTO 20
2.2 CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU KHI GIA NHẬP WTO 22
Trang 32.2.1 Các cam kết về trợ cấp xuất khẩu phi nông nghiệp theo Hiệp định SCM 22
2.2.2 Các cam kết về trợ cấp xuất khẩu nông sản theo Hiệp định nông nghiệp (AoA) 25
2.3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM SAU KHI THỰC HIỆN CAM KẾT CẮT GIẢM TRỢ CẤP XUẤT KHẨU 27
2.3.1 Những nét chính trong hoạt động xuất khẩu sau khi thực hiện cam kết trợ cấp xuất khẩu theo quy định của WTO 27
2.3.2 Tác động tích cực từ việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu 31
2.3.3 Tác động tiêu cực từ việc thực hiện cắt giảm trợ cấp xuất khẩu ở Việt Nam 34 2.3.3.1.Đối với doanh nghiệp và các ngành sản xuất 34
2.3.3.2.Nguy cơ tiếp tục bị kiện chống trợ cấp 37
Chương 3 39
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤ KHÓ KHĂN KHI CẮT GIẢM
TRỢ CẤP XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM 39
3.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 39
3.1.1 Phương hướng phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới 39
3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu 39
3.2 CÁC HÌNH THỨC TRỢ CẤP XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CÁC NƯỚC ĐÃ ÁP DỤNG 41
3.2.1 Những biện pháp trợ cấp xuất khẩu của Nhật Bản 41
3.2.2 Những biện pháp trợ cấp xuất khẩu của Hàn Quốc 43
3.3 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI CẮT GIẢM TRỢ CẤP XUẤT KHẨU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 44
3.3.1 Các giải pháp ở tầm vĩ mô 44
3.3.2 Giải pháp ở tầm vi mô 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt
Parties in the East Sea
Tuyên bố về ứng xử của các bên
ở Biển Đông
Technologies
Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ
Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển
Countervailing Measures
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Trang 5DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, BẢNG
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của
Việt Nam giai đoạn 2001-2006 18
Bảng 2.1: Trợ cấp của Việt Nam với các mặt hàng trước khi gia nhập WTO 20
Bảng 2.2: Trợ cấp hàng công nghiệp ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO 21
Hình 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2005 - 2013 28
Bảng 2.3: Thứ tự của các mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hàng năm (đơn vị: tỷ USD) 29
Hình 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 so với 2001 30
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Chúng ta đang tiến tới hình thành một thế giới phẳng, không còn trở ngại haybất cứ khó khăn nào cản trở việc giao thương giữa các nước trên các phương diện.Vậy nên càng có nhiều các tổ chức thương mại, tổ chức kinh tế chinh trị được thànhlập giúp thế giới xích lại gần nhau hơn Tổ chức thương mại quốc tế WTO ra đờinăm 1995 cũng không nằm ngoài mục đích đó WTO không chi là một “sân chơi”chung khi các nước thành viên đều phải tuân thủ các hiệp đinh, quy định mà còn làthách thức lớn, nhất là với nước mà trình độ phát triển còn thấp như Việt Nam, việctạo dựng hình ảnh và uy tín của chúng ta trên thị trường thế giới là quan trọng Tuynhiên vấn đề đặt ra là khi gia nhập vào “ngôi nhà chung” đó, Việt Nam đã chấphành và có các biện pháp gì để nền hòa nhập mà không hòa tan?
Khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam cần gỡ bỏ các hàng rào bảo vệ,
cô lập trước đây Việt Nam đang dần trở nên năng động, chủ động tham gia các hoạtđộng thương mại quốc tế Mục tiêu phấn đấu của chúng ta là phấn đấu trở thànhmột nước “xuất siêu” Khi các doanh nghiệp nước ta còn non yếu và khó có khảnăng cạnh tranh với các doanh nghiệp, tập đoàn đã có nhiều năm trên thương trường
và nguồn vốn lớn nên rất cần sự giúp đỡ, trợ cấp từ phía Nhà nước Nhưng các nướcphát triển như Hoa Kì, Mỹ… ngày càng tăng cường các biện pháp chống trợ cấptinh vi, đa dạng để bảo vệ sản xuất trong nước của họ Sự bất đồng trong quan điểm
về trợ cấp và chống trợ cấp đã gây ra những mâu thuẫn, xung đột, đẩy các quan hệthương mại quốc tế thêm căng thẳng Điều cần và cấp thiết là Việt Nam phải tìmhiểu và ứng dụng các quy định của WTO về trợ cấp xuất khẩu để tận dụng đượcnhững tiềm lực đồng thời bảo vệ mình trước những nguy cơ mà thế giới đặt ra Cácbiện pháp trợ cấp Việt Nam đã thực hiện đã đúng với quy định của WTO và phùhợp với thực tiễn đất nước chưa?
Trước tình hình thực tiễn như vậy, nhóm em đã chọn đề tài "Quy định của
WTO về trợ cấp xuất khẩu và quá trình thực hiện ở Việt Nam".
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 7Với đề tài là “Quy định của WTO về trợ cấp xuất khẩu và quá trình thực
hiện ở Việt Nam", nhóm em hướng tiểu luận tới xử lý những vấn về sau:
Nam mà trước tiên là hoạt động xuất nhập khẩu
hiện những cam kết của Việt Nam về vấn đề này trong ngắn hạn và dàihạn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của WTO về trợ cấp xuấtkhẩu và quá trình thực hiện ở Việt Nam trên phương diện lý luận và thực tiễn trongthời kì nước ta đi lên nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.Đồng thời đưa ra những đánh giá và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của trợ cấpxuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra, phương pháp nghiên cứu của chúng
em là
tượng nghiên cứu trong tổng thể các mối quan hệ, xem xét vấn đề trong
sự vận động - biến đổi theo thời gian,
Trang 8- Tham khảo các nguồn tư liệu trên các bài báo, trên internet,
5 Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận của nhóm em bao gồm 57 trang, 6 bảng và biểu đồ Ngoài phần mở đầu
và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu thamkhảo, đề tài được kết cấu thành ba chương như sau:
- Chương 1: Quy định của WTO về trợ cấp xuất khẩu
- Chương 2: Quá trình thực hiện trợ cấp xuất khẩu ở Việt Nam
- Chương 3: Giải pháp khắc phục khó khăn khi cắt giảm trợ cấp xuất khẩu
ở Việt Nam
Trang 9Chương 1 QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU
1.1 KHÁI NIỆM TRỢ CẤP XUẤT KHẨU
1.1.1 Trợ cấp
Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của nhà nước
hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức
sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất:
góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay);
thuế, tín dụng);
chung);
nhân tiến hành các hoạt động 1,2,3 nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫnlàm
Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng đượchưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngânhàng thương mại… bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lạinhững tính toán thương mại thông thường)
Tóm lại: Theo quan điểm của WTO thì trợ cấp là việc Chính phủ dành chodoanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp khôngthể có
WTO có 2 hệ thống quy định riêng về trợ cấp, tương ứng với 2 nhóm sảnphẩm:
kiện cho từng loại cùng với các biện pháp xử lý nếu có vi phạm hoặc trợ cấp gây
Trang 10thiệt hại được quy định trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối
kháng (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures - Hiệp định
SCM);
WTO (Agreement on Agriculture - Hiệp định AoA)
1.1.2 Trợ cấp xuất khẩu
WTO không đưa ra 1 khái niệm chung nhất về trợ cấp xuất khẩu mà chỉ đưa
ra những trường hợp cụ thể được coi là trợ cấp xuất khẩu Tuy nhiên có thể hiểu trợcấp xuất khẩu chính là những ưu đãi mà Chính phủ một nước dành cho các doanhnghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
Trước tiên, trợ cấp xuất khẩu hiểu theo nghĩa thông thường là trợ cấp chỉdành riêng cho hoặc liên quan tới hoạt động xuất khẩu, hay mục đích của trợ cấp làđẩy mạnh xuất khẩu Do đó, căn cứ để trợ cấp thông thường là lượng hàng hóa xuấtkhẩu thực sự hoặc dự kiến xuất khẩu Ví dụ: chương trình thưởng xuất khẩu củaChính phủ theo đó doanh nghiệp được thưởng 100 đồng cho mỗi sản phẩm xuấtkhẩu được Tuy nhiên, việc chính phủ đơn thuần trợ cấp cho doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực xuất khẩu không thể nghiễm nhiên dẫn đến kết luận là trợ cấpxuất khẩu mà còn cần xem xét đến một số yếu tố khác Trợ cấp xuất khẩu thường có
hệ quả là hàng xuất khẩu được bán trên thị trường nước ngoài với giá thấp hơn trênthị trường nội địa của nước xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp với đối tượng nhận trợ cấp là các doanh nghiệpsản xuất hàng hóa trước tiên hoặc chủ yếu là để xuất khẩu, hay nói cách khác, hànghoá được trợ cấp phải là hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài Doanhnghiệp được trợ cấp phải là doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt ưu tiên các đơn vị sảnxuất hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và những hàng hoá Việt Nam có ưu thế sosánh Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
Cũng như trợ cấp, có 2 hệ thống riêng dành cho 2 nhóm hàng để điều chỉnh
về vấn đề trợ cấp xuất khẩu
Trang 11Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, có thể coi khái niệm trợ cấp là đồngnhất với khái niệm trợ cấp xuất khẩu.
1.2 PHÂN LOẠI TRỢ CẤP XUẤT KHẨU
Theo cuốn Kinh tế Ngoại thương do GS.TS Bùi Xuân Lưu chủ biên thì dựatheo hình thức có thể chia trợ cấp xuất khẩu ra làm 2 nhóm:
những thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa như: Trực tiếp cấp tiền (cấp vốn, cho vay
ưu đãi hoặc góp cổ phần) hoặc Chính phủ bảo lãnh các khoản vay Chính phủ miễnnhững khoản thu lẽ ra phải đóng (thuế,phí), áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàngxuất khẩu… Cho các nhà xuất khẩu được hưởng các giá ưu đãi cho các đầu vào sảnxuất hàng xuất khẩu như điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc, trợ giá xuất khẩu Từ
đó trực tiếp làm giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu
gia tăng xuất khẩu như: giới thiệu, triển lãm, quảng cáo, đào tạo, tạo điều kiện thuậnlợi cho các giao dịch xuất khẩu Hoặc nhà nước giúp đỡ kĩ thuật và đào tạo chuyêngia
1.3 TÁC DỤNG CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU
1.3.1 Trợ cấp xuất khẩu góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu
Các nước áp dụng trợ cấp xuất khẩu vì nhiều lý do Có nước lập luận trợ cấpxuất khẩu để đảm bảo công ăn việc làm, hay để hỗ trợ vùng khó khăn,vv… Tuynhiên mọi lý do biện minh cho trợ cấp xuất khẩu xét cho cùng cũng hướng tới mụctiêu thực sự là để đẩy mạnh xuất khẩu thông qua tác động trung gian là cải thiện lợithế cạnh tranh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, v.v… Trợ cấp xuất khẩu cóthể được tiến hành dưới nhiều hình thức, từ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu đếncho vay lãi xuất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu,v.v… Về lý thuyết, nhờ có trợ cấpxuất khẩu , thị phần sản phẩm liên quan của nước xuất khẩu trên thị trường thế giới
có thể được mở rộng hơn mức hợp lý mà thực lực nước xuất khẩu có thể tự mìnhgiành được không có sự can thiệp của trợ cấp xuất khẩu Trợ cấp xuất khẩu làm chohàng xuất khẩu sang nước khác ( nước nhập khẩu ) có lợi thế cạnh tranh Nhờ có trợcấp, hàng nước ngoài xuất sang thị trường nước nhập khẩu tăng đáng kể về lượng
Trang 12tuyệt đối hoặc tương đối so với lượng sản xuất trong nước của nước nhập khẩu.Hoặc giá hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp có thể sụt mạnh so với giá sản phẩmtương tự do nước nhập khẩu sản xuất Hoặc nữa là hàng nhập khẩu được nước ngoàitrợ cấp sẽ chèn ép giá sản phẩm cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu hay ngăncản không cho giá tăng trong khi lẽ ra theo quy luật bình thường thì giá phải tăng.
Trợ cấp xuấ khẩu còn làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu đượctrợ cấp so với hàng nhập khẩu không được trợ cấp của các nước khác vào thị trườngthứ ba và ngăn cản xuất khẩu của các nước khác vào thị trường này Với lợi thếcạnh tranh nhờ trợ cấp hàng xuất khẩu của nước trợ cấp có thể
1.3.2 Trợ cấp xuất khẩu góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế
Điều này thể hiện ở việc khi nhà nước có các chính sách hỗ trợ xuất khẩucho ngành nào thì ngành đó sẽ có động lực để phát triển Từ đó sẽ thu hút các nguồnlực tập trung vào các ngành này Cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dich về các ngành này.Điều đó cũng hoàn toàn tương tự khi nhà nước dành các chính sách hỗ trợ cho mộtkhu vực ( vùng) nào đó Tất yếu khu vực đó sẽ thu hút nhiều vốn và có đọng lực đrphát triển Trợ cấp XK là một công cụ của Nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấukinh tế theo ngành hay theo vùng lãnh thổ
1.3.3 Trợ cấp xuất khẩu có những vai trò nhất định trong các lĩnh vực Kinh tế
- Chính trị khác
1.4 MẶT TRÁI CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU
tự do
bóp méo sự phát triển của chính ngành được trợ cấp
Trang 13- Xác suất chọn sai đối tượng trợ cấp rất cao
1.5 QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU
1.5.1 Đối với hàng công nghiệp
Theo hiệp định SCM, WTO không khuyến khích cũng không hoàn toàn
cấm trợ cấp xuất khẩu Trợ cấp xuất khẩu được chia thành ba nhóm sau:
1.5.1.1 Trợ cấp bị cấm (hộp màu đỏ)
- Trợ cấp bị cấm gồm những khoản trợ cấp sau: khối lượng trợ cấp, theo luậthoặc trong thực tế, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiệnkhác, căn cứ vào kết quả xuất khẩu; khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêngbiệt hay kèm theo những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàngngoại Trợ cấp bị cấm là đối tượng của những vụ kiện giải quyết tranh chấp Điểmnổi bật là lịch trình giải quyết của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) nhanhgọn, và nếu cơ quan này nhận thấy rằng khoản trợ cấp này là trợ cấp bị cấm, ngaylập tức phải thu hồi lệnh trợ cấp Nếu phán quyết không được thực hiện trong thờigian quy định, thành viên khiếu nại được quyền áp dụng các biện pháp trả đũa
- Các loại hình trợ cấp bị cấm có thể là:
nước được hưởng,
+ Trợ cấp nhằm ưu tiên dùng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu
Tất cả các thành viên WTO đều bị cấm sử dụng những biện pháp này Trợcấp xuất khẩu là 1 bộ phận của trợ cấp đèn đỏ (trợ cấp bị cấm)
1.5.1.2 Trợ cấp không bị cấm (trợ cấp đèn xanh)
Trang 14- Trợ cấp không thể đối kháng, có thể là trợ cấp không mang tính chất riêng biệthoặc mang tính chất riêng biệt bao gồm hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu côngnghiệp và hoạt động phát triển tiền cạnh tranh, hỗ trợ cho các vùng miền khó khăn,
hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có cho phù hợp vớiyêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay các quy định đặt ra Nếu một thànhviên cho rằng trợ cấp không thể đối kháng khác sẽ dẫn đến những tác động tiêu cựcnghiêm trọng đến ngành công nghiệp nội địa, thành viên đó có thể yêu cầu đưa raphán quyết và khuyến cáo về vấn đề này
- Trợ cấp không thể đối kháng bao gồm:
+ Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một
(một nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào Tiêu chí để hưởng trợ cấp làkhách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét vàkhông tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào; hoặc
+ Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt) gồm
Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp
cụ thể);
Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể
về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp)Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới
Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên kháckhiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện)
1.5.1.3 Trợ cấp có thể đối kháng (trợ cấp đèn vàng)
- Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đènxanh) Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng
của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO
- Hiệp định quy định rằng không một Thành viên nào thông qua việc sửdụng trợ cấp gây ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, như gâytổn hại cho một ngành sản xuất nội địa của một Thành viên khác, làm vô hiệu hay
Trang 15gây phương hại đến những quyền lợi mà Thành viên khác trực tiếp hoặc gián tiếpđược hưởng từ Hiệp định GATT 1994 (đặc biệt là những quyền lợi có được từnhững ưu đãi thuế quan có ràng buộc), và gây tổn hại nghiêm trọng đối với lợi íchcủa Thành viên khác “Thiệt hại nghiêm trọng” sẽ được xem là tồn tại trong trườnghợp tổng trị giá trợ cấp theo trị giá cho một sản phẩm vượt quá 5% Trong trườnghợp này, bên trợ cấp có nghĩa vụ chứng minh rằng những khoản trợ cấp đó khônggây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với bên khiếu nại Những thành viên bị ảnhhưởng tiêu cực bởi trợ cấp có thể đối kháng có thể đưa tranh chấp này lên cơ quangiải quyết tranh chấp Trong trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra phánquyết có tồn tại tác động tiêu cực, bên trợ cấp phải thu hồi lại khoản trợ cấp hoặcxóa bỏ những tác động tiêu cực này.
1.5.2 Đối với hàng công nghiệp
Theo Hiệp định AoA:
Các nhóm trợ cấp nông nghiệp theo quy định của Hiệp định Nông nghiệp
A) Nhóm trợ cấp trong nước:
- Trợ cấp Hộp màu xanh lá cây (trợ cấp được phép);
- Trợ cấp Hộp màu xanh da trời (trợ cấp không phải cắt giảm, nếu đang
cam kết cắt giảm cả về giá trị trợ cấp và khối lượng nông sản được nhận trợ cấp
phát triển và chậm phát triển) hầu hết là những nước phụ thuộc khá nhiều vào sảnxuất nông nghiệp Đây được xem là nhóm chủ thể dễ bị tổn thương khi các nguyên
Trang 16tắc mở cửa thị trường trong nông nghiệp được thực thi Vì vậy, Hiệp định Nôngnghiệp đã ghi nhận những quy định về biện pháp đối xử đặc biệt, mang tính ưu tiêncho các nhóm các nước thành viên này.
phát triển được hưởng những “ưu tiên” sau đối với hàng nông sản:
+ Mức độ buộc phải giảm thuế nhập khẩu và giảm các biện pháp trợcấp ít hơn (chỉ bằng khoảng 2/3 mức độ giảm áp dụng cho nước thành viên pháttriển - thậm chí nhóm nước kém phát triển nhất còn được miễn nghĩa vụ giảm thuế
(b) Các chương trình giữ lại ngoại tệ hoặc việc làm tương tự có thưởngkhuyến khích xuất khẩu
(c) Vận chuyển nội địa và cước phí giao hàng xuất khẩu, được Chínhphủ cung cấp hoặc giao quyền cung cấp, với những điều kiện thuận lợi hơn so vớigiao hàng nội địa
(d) Chính phủ hoặc cơ quan Chính phủ cung cấp sản phẩm và dịch vụ nhậpkhẩu, hoặc sản xuất trong nước sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, trực tiếp haygián tiếp thông qua các chương trình được phép của Chính phủ, với những điều kiện
Trang 17thuận lợi hơn cung cấp cho các sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trựctiếp hay dịch vụ để sử dụng trong sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, nếu trongtrường hợp là một sản phẩm, các điều kiện điều khoản đó thuận lợi hơn điều kiệnthương mại thông thường sẵn có[57]trên thị trường thế giới dành cho nhà xuất khẩucủa Thành viên đó.
(e) miễn, hay tạm ngừng thu toàn bộ hoặc một phần các khoản thuế trực
mại[59]đã hoặc phải thanh toán, chỉ áp dụng riêng với xuất khẩu,
(f) cho phép miễn giảm trực tiếp liên quan tới xuất khẩu hoặc kết quả xuấtkhẩu, vượt quá hay cao hơn những miễn giảm dành cho sản xuất để tiêu thụ trongnước, trong cách tính toán cơ sở để thu thuế trực tiếp
lưu thông một sản phẩm tương tự tiêu thụ trên thị trường nội địa, đối với sản xuấthay lưu thông xuất khẩu hàng hoá
cho cả các công khoản trước đây với hàng hoá hay dịch vụ được sử dụng trong sảnxuất hàng xuất khẩu vượt quá mức được miễn, giảm hay hoãn thu với các khoảnthuế gián thu gộp đánh vào sản phẩm hay dịch vụ thuộc các giai đoạn trước đâytương ứng được tiêu thụ trên thị trường trong nước; tuy nhiên với điều kiện là, cáckhoản thuế gián thu gộp được miễn, hoàn trả hay chuyển có thể áp dụng đối vớihàng đã xuất khẩu mà không áp dụng với sản phẩm tương tự được tiêu thụ trongnước, khi các khoản thuế gián thu gộp được đánh vào vật tư đầu vào tiêu dùng cho
được hiểu một cách phù hợp với hướng dẫn về tiêu thụ đầu vào trong tiến trình sảnxuất nêu tại Phụ lục II
(i) hoàn trả hay giảm các khoản thu phí nhập khẩu58 vượt quá số thu đối vớihàng nhập khẩu tiêu thụ ở đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu (tạo thành mức haophí thông thường); tuy nhiên, nếu trong những trường hợp riêng biệt, một hãng cóthể sử dụng một số lượng vật tư đầu vào trên thị trường trong nước ngang với hay
có cùng chất lượng và đặc điểm như đầu vào nhập khẩu để thay thế đầu vào trong
Trang 18nước đó để có thể được hưởng lợi từ quy định này khi các hoạt động nhập khẩu vàxuất khẩu tương ứng cùng phát sinh trong một thời kỳ hợp lý nhưng không quá hainăm Điểm này có thể được hiểu một cách phù hợp với hướng dẫn về tiêu thụ đầuvào trong quá trình sản xuất nêu tại Phụ lục II và hướng dẫn để xác định xem chế độgiảm thuế áp dụng đối với đầu vào sản phẩm thay thế nhập khẩu như là trợ cấp xuấtkhẩu nêu tại Phụ lục III.
(j) Chính phủ (hoặc các cơ quan đặc biệt do Chính phủ quản lý) thực hiệncác chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, các chương trình bảo hiểm hoặc bảolãnh nhằm chống lại sự tăng chi phí sản phẩm xuất khẩu hay các chương trình về rủi
ro ngoại hối, với phí thu thấp không hợp lý, không đủ để chi trả cho chi phí hoạtđộng dài hạn hoặc thâm hụt của các chương trình đó
(k) Chính phủ (hoặc các cơ quan đặc biệt trực thuộc hoặc do Chính phủ quảnlý) cấp các khoản tín dụng xuất khẩu với lãi suất thấp hơn mức mà họ thực tế phảitrả để có được tiền thực hiện việc này (hay lẽ ra phải trả nếu vay trên thị trường vốnquốc tế để có được tiền với cùng thời hạn và các điều kiện tín dụng, và được tínhbằng cùng một đồng tiền của tín dụng xuất khẩu), hoặc các cơ sở đó trả cho toàn bộhay một phần chi phí phát sinh với nhà xuất khẩu hay với thể chế tài chính để cóđược tín dụng, trong chừng mực các khoản tín dụng đó được sử dụng để bảo đảmdành cho nhà xuất khẩu những lợi thế đáng kể trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu
Tuy nhiên, với điều kiện là nếu một Thành viên có tham gia một liên kếtquốc tế về tín dụng xuất khẩu mà, tính đến ngày 1 tháng 1 năm 1979, ít nhất mườihai Thành viên sáng lập của Hiệp định này là thành viên của liên kết đó (hay mộthình thức kế tục của nó được các Thành viên sáng lập thông qua), hoặc trong thựchành một Thành viên áp dụng các quy định về lãi xuất của liên kết đó, thực hành tíndụng xuất khẩu phù hợp với các quy định đó sẽ không bị coi là trợ cấp xuất khẩuthuộc diện cấm theo Hiệp định này
(l) Bất kỳ khoản thu nào từ ngân sách nhà nước tạo thành trợ cấp theo nộidung quy định tại Điều XVI GATT 1994
1.6.2 Hiệp định AoA
Điều 9: Cam kết về trợ cấp xuất khẩu
Trang 191.Các trợ cấp xuất khẩu sau đây là đối tượng cam kết cắt giảm theo Hiệpđịnh này:
(a) trợ cấp trực tiếp của chính phủ hoặc các cơ quan chính phủ, kể cả trợ cấpbằng hiện vật, cho một hãng, một ngành, cho các nhà sản xuất sản, phẩm nôngnghiệp cho một hợp tác xã hoặc hiệp hội của các nhà sản xuất , hoặc cho một cơquan tiếp thị, tuỳ thuộc vào việc thực hiện xuất khẩu;
(b) việc bán hoặc thanh lý xuất khẩu của chính phủ hoặc các cơ quan chínhphủ dự trữ sản phẩm phi thương mại với giá thấp hơn giá so sánh của sản phẩmcùng loại trên thị trường nội địa;
(c) các khoản thanh toán xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hoàn toàn dochính phủ thực hiện, dù có tính vào tài khoản công hay không, kể cả các khoảnthanh toán lấy từ khoản thu thuế từ sản phẩm nông nghiệp có liên quan hoặc từ sảnphẩm xuất khẩu được làm ra;
(d) trợ cấp nhằm giảm chi phí tiếp thị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp(ngoài các trợ cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu và dịch vụ tư vấn ), bao gồm chi phívận chuyển, nâng phẩm cấp và các chi phí chế biến khác, và chi phí vận tải quốc tế
và cước phí;
(e) phí vận tải nội địa và cước phí của các chuyến hàng xuất khẩu, do chínhphủ cung cấp hoặc uỷ quyền, với điều kiện thuận lợi hơn so với các chuyến hàngnội địa;
(f) trợ cấp cho sản phẩm nông nghiệp tuỳ thuộc vào hình thành của sản phẩmxuất khẩu
2.(a) Ngoại trừ như quy định tại tiểu khoản (b), các mức cam kết trợ cấp xuấtkhẩu cho mỗi năm trong giai đoạn thực hiện, như được ghi cụ thể trong Danh mụccủa mỗi Thành viên, đối với các loại trợ cấp xuất khẩu có trong khoản 1 của Điềunày, là:
(i) Trường hợp cam kết cắt giảm chi tiêu ngân sách, mức chi tiêu trợ cấp tối
đa có thể được phân bổ hoặc thực hiện trong năm đối với sản phẩm nông nghiệp,hoặc nhóm sản phẩm có liên quan ; và
Trang 20(ii) Trường hợp cam kết cắt giảm số lượng xuất khẩu,số lượng tối đa một loạisản phẩm nông nghiệp hoặc một nhóm sản phẩm được trợ cấp xuất khẩu trong nămđó.
(b) Tại bất kỳ từ năm thứ hai cho đến năm thứ năm trong giai đoạn thực hiện,một Thành viên có thể cung cấp các loại trợ cấp xuất khẩu như nêu tại khoản 1trong năm đó vượt quá mức cam kết hàng năm liên quan đến các sản phẩm hoặcnhóm sản phẩm đã được ghi tại Phần IV của Danh mục của Thành viên đó, với điềukiện:
(i) lượng cộng dồn chi tiêu ngân sách cho các loại trợ cấp đó kể từ đầu giaiđoạn thực hiện cho đến năm đó không vượt quá lượng cộng dồn đối với mức camkết chi tiêu hàng năm đã được ghi cụ thể trong Danh mục của Thành viên đó khônglớn hơn 3% tổng mức chi tiêu ngân sách cho các loại trợ cấp đó trong giai đoạn cơsở;
(ii) số lượng xuất khẩu cộng dồn của các sản phẩm được hưởng trợ cấp xuấtkhẩu đó kể từ đầu giai đoạn thực hiện cho đến năm đó không vượt quá số lượngcộng dồn đối với mức cam kết số lượnghàng năm được ghi trong Danh mục củaThành viên đó không lớn hơn 1.75% tổng số lượng trong giai đoạn cơ sở;
(iii) tổng lượng cộng dồn chi tiêu ngân sách và số lượng sản phẩm đượchưởng trợ cấp xuất khẩu trong toàn bộ giai đoạn thực hiện không lớn hơn tổng mứccam kết hàng năm được ghi trong Danh mục của Thành viên đó;
(iv) chi tiêu ngân sách cho trợ cấp xuất khẩu và số lượng nông sản đượchưởng trợ cấp vào cuối giai đoạn thực hiện không vượt quá 64% và 79% các mứctương ứng trong giai đoạn cơ sở 1986-1990 Đối với các nước đang phát triển, tỷ lệphần trăm tương ứng là 76% và 86%
3.Các cam kết hạn chế mở rộng diện trợ cấp xuất khẩu được ghi tại Danhmục.thành viên
4.Trong giai đoạn thực hiện, các nước Thành viên đang phát triển sẽ không
bị yêu cầu thực hiện các cam kết đối với các loại trợ cấp xuất khẩu nêu tại tiểukhoản (d) và (e) trên đây, với điều kiện các loại trợ cấp đó không được áp dụng đểlẩn tránh thực hiện cam kết cắt giảm
Trang 21Điều 10: Ngăn chặn việc trốn tránh các cam kết về trợ cấp xuất khẩu
1.Các loại trợ cấp xuất khẩu không nêu tại khoản 1, Điều 9 không được ápdụng theo cách dẫn đến hoặc đe doạ dẫn đến việc trốn tránh thực hiện các cam kếttrợ cấp xuất khẩu, kể cả các loại giao dịch phi thương mại cũng không được sửdụng nhằm trốn tránh các cam kết đó
2.Các Thành viên cam kết tiến tới thiết lập những quy tắc quốc tế thống nhấtđiều chỉnh quy định về tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu hoặc cácchương trình bảo hiểm, và bảo đảm cung cấp tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụngxuất khẩu hoặc các chương trình bảo hiểm phù hợp với các quy tắc đó, sau khithống nhất giữa các Thành viên
3.Bất kỳ một Thành viên cho rằng số lượng xuất khẩu vượt quá mức cam kếtcắt giảm không được hưởng trợ cấp phải chứng minh được rằng không có trợ cấpxuất khẩu nào, dù là loại nêu tại Điều 9 hay không, được dành cho số lượng xuấtkhẩu đó
4.Các nước viện trợ lương thực quốc tế cần đảm bảo rằng:
(a) việc cung cấp viện trợ lương thực quốc tế không được gắn liền một cáchtrực tiếp hoặc gián tiếp với việc xuất khẩu thương mại sản phẩm nông nghiệp chonước được nhận
(b) các chuyến chuyển giao viện trợ lương thực quốc tế, kể cả viện trợ lươngthực song phương quy thành tiền, phải được thực hiện phù hợp với "Nguyên tắc vềthanh lý dư thừa và Nghĩa vụ tư vấn" của FAO, kể cả hệ thống Yêu cầu Tiếp thịThông thường (UMRs), ở những nơi thích hợp; và
(c) viện trợ đó được cung cấp, với chừng mực có thể, hoàn toàn dưới dạngviện trợ hoặc với các điều kiện không kém ưu đãi hơn so với quy định tại Điều IVcủa Công ước Viện trợ Lương thực 1986
Trang 22Chương 2 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TRỢ CẤP XUẤT KHẨU
Ở VIỆT NAM
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO
2.1.1 Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
Trong giai đoạn 2001 - 2006, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không ổn định.Năm 2001, tăng trưởng xuất khẩu thấp do tình tình kinh tế - chính trị thế giới biếnđộng Chỉ số này đã đựợc cải thiện vào năm 2002 và bứt phá trong hai năm 2004 -
2005 Sau khi suy giảm nhẹ vào năm 2005, tốc độ tăng trưởng giữ ở mức cao
Từ năm 2004 - 2006, độ tăng các giá trị xuất khẩu đều cao hơn tốc độ tăngcác giá trị nhập khẩu (31,4% so với 26,6%; 22,5% so với 15,0% và 22,7% so với22,1%) Tốc độ tăng bình quân năm của cả giai đoạn này là 24,3% (với xuất khẩu)
và 22,8% (với nhập khẩu) Do đó, tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam qua các năm đãgiảm dần từ 25,3% năm 2003 xuống 20,7% năm 2004 rồi 13,3% năm 2005 và12,7% năm 2006
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa
của Việt Nam giai đoạn 2001-2006
Trang 23- Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu:
Năm 2007 chỉ riêng hai mặt hàng dầu thô và than đá đã chiếm gần 20% tổng kim
không ổn định Khối lượng xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong những năm đầucủa giai đoạn 2001-2007 rồi giảm dần do các mỏ dầu cũ dần cạn kiệt trong khi côngtác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không đạt nhiều tiến triển
- Nhóm hàng nông lâm thủy sản:
Đây là những mặt hàng chịu nhiều tác động của thị trường thế giới Trongvòng 7 năm 2001-2007, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đã tăng lên gần gấp 3lần Trong những năm 2001-2003, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới suy giảm, nhucầu về nông sản, thủy sản giảm làm giảm giá hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lựccủa Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu tăng rất chậm trong giai đoạn này Những nămcòn lại của giai đoạn 2001-2007, do tình hình kinh tế thế giới phục hồi và chi phísản xuất gia tăng; giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã tăng nhanh
- Nhóm hàng chế biến
Đây là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: dệt may, giàydép, sản phẩm cơ khí, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, thủ công mỹ nghệ…
ổn định Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dệt may là 23%, da giày là 15,3%
đều đặn (gấp 7 lần) trong giai đoạn 2001-2007
có vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với tốc độ tăng trưởngxuất khẩu bình quân giai đoạn 2003-2007 đạt 29,4%, cao nhất trong số các mặthàng chủ lực
2.1.3 Các thị trường xuất khẩu chủ yếu
1 Bộ Thương mại (2000) Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kì 2001 – 2010
Trang 24Các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là: Mỹ, EU,ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia Trong giai đoạn 2001-2007, kim ngạchxuất khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩuvào EU tăng 2,8 lần, vào Nhật tăng 2,3 lần và vào ASEAN tăng 2,8 lần Đáng chú ýnhất là việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ Kết quả này có được là nhờ Hiệpđịnh Thương mại Việt-Mỹ kí kết vào năm 2000 và có hiệu lực vào cuối năm 2001.Định hướng xuất khẩu của Việt Nam là đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất khẩusang các nước châu Âu, châu Mỹ và giảm xuất khẩu sang các nước châu Á.
2.1.4 Các hình thức trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trước khi gia nhập WTO
- Trợ cấp nông nghiệp: Việt Nam tiến hành trợ cấp đối với một số mặt
hàng sau trong bảng Qua khảo sát cho thấy, giá trị trợ cấp cao nhất dành cho 2nhóm hàng gạo và cà phê Tuy nhiên, mức trợ cấp này không có giá trị kinh tế lớn
và còn thấp hơn một số nước trong khu vực
Bảng 2.1: Trợ cấp của Việt Nam với các mặt hàng trước khi gia nhập WTO
suất cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hỗ trợ lãi suất xuất khẩugạo trả chậm, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thưởngxuất khẩu
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hỗ trợ lãi suất tạm trữ,thưởng xuất khẩu
xuất khẩu
suất sau đầu tư, bù chênh lệch tỷ giá, hỗ trợ lãi suất thu muamía trong vụ thu hoạch, hỗ trợ phát triển vùng mía nguyênliệu
Trang 25Thịt gia súc, gia
cầm các loại
Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu
Nguồn: VietNam Development Gateway
Thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá
doanh nghiệp, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuếnhập khẩu linh kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị lẻ,
hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng
Tàu biển 11.500 tấn, động cơ
đốt trong dưới 30 CV, máy thu
hình màu, máy vi tính
Miễn thuế nhập khẩu, ưu đãi về thuế suất thuếthu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn tín dụngđầu tư phát triển của nhà nước, giảm tiền thuê đất
đãi về thuế giá trị gia tăng, miễn thuế xuất khẩu,miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, ưu đãi vềtín dụng, ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất
nước
của Chính phủ, cấp lại tiền sử dụng vốn để tái đầu
tư, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mạiGốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây
tre lá
Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu
Nguồn: VietNam Development Gateway
Trang 262.2 CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU KHI GIA NHẬP WTO
2.2.1 Các cam kết về trợ cấp xuất khẩu phi nông nghiệp theo Hiệp định SCM 2.2.1.1 Việt Nam cam kết cắt bỏ tất cả hình thức hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp đối với sản phẩm phi nông nghiệp
Chính phủ Việt Nam cam kết dỡ bỏ toàn bộ các qui định về ưu đãi xuất khẩuđối với sản phẩm phi nông nghiệp kể từ khi gia nhập WTO Theo đó:
- Bãi bỏ các loại trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức cấp phát trực tiếp từ ngânsách nhà nước (như bù lỗ cho hoạt động xuất khẩu, thưởng theo kim ngạch xuấtkhẩu, hỗ trợ lãi suất cho hợp đồng xuất khẩu…) kể từ khi gia nhập WTO
- Bỏ phụ thu và đóng góp khác trong khuôn khổ Quỹ xúc tiến xuất khẩu Quỹnày được thành lập vào ngày 27/09/1999 theo Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ với mục đích ban đầu là hỗ trợ một phần tài chính có thời hạnđối với một số mặt hàng xuất khẩu bị lỗ hoặc gặp rủi ro do nguyên nhân khách quanhay có khó khăn về tài chính do giá cả hoặc thị trường biến động; thưởng cho cácdoanh nghiệp đạt thành tích về tìm kiếm và mở rộng xuất khẩu, mặt hàng lần đầutiên xuất khẩu, đạt chất lượng sản phẩm tốt được tổ chức quốc tế công nhận hoặckim ngạch xuất khẩu cao
- Ngoài ra, Chính phủ chuyển Quĩ Hỗ trợ phát triển (DAF) thành Ngân hàngPhát triển Việt Nam (VDB) theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ ngày 19/05/2006 DAF được Chính phủ thành lập vào ngày 08/07/1999nhằm huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận quản lý các nguồn vốn của Nhànước dành cho tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư pháttriển của Nhà nước Trong 5 năm hoạt động, Quĩ đã hỗ trợ 2000 tỷ đồng cho hoạtđộng xuất khẩu như: Thưởng xuất khẩu, hỗ trợ lãi vay xuất khẩu, hỗ trợ dự trữ, hỗtrợ xúc tiến thương mại Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải loại bỏ các quĩ hỗ trợxuất khẩu trực tiếp Vì vậy, Chính phủ đã chuyển đổi DAF thành Ngân hàng Pháttriển Việt Nam nhằm thay đổi mục đích hoạt động của Quỹ
- Đối với trợ cấp bị cấm dành cho hàng dệt may, Việt Nam cam kết khôngcấp bất kì khoản giải ngân hay lợi ích trợ cấp nào theo Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg bằng việc ban hành quyết định số 126/2006/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 về việc
Trang 27bãi bỏ quyết định số 55/2001/QĐ-TTg Thêm vào đó, Việt Nam cũng cam kết xóa
bỏ toàn bộ các trợ cấp bị cấm (các trợ cấp căn cứ vào thành tích xuất khẩu hoặckhuyến khích sử dụng hàng trong nước thay thế nhập khẩu) dành cho ngành dệtmay
2.2.1.2 Việt Nam cam kết loại bỏ dần các chương trình ưu đãi đầu tư sản xuất hàng phi nông nghiệp xuất khẩu
Việt Nam cam kết, kể từ ngày gia nhập WTO, không cấp bất kì trợ cấp bịcấm nào cho các đối tượng được hưởng trợ cấp mới theo chương trình dành ưu đãiđầu tư dựa trên tiêu chí xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng phinông nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam cũngcam kết rằng những lợi ích mà các đối tượng được hưởng trợ cấp hiện tại đang đượcnhận theo hai chương trình này sẽ xóa bỏ dần trong 5 năm kể từ ngày gia nhậpWTO Điều đó có nghĩa là chương trình ưu đãi đầu tư dựa trên tiêu chí xuất khẩucho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng phi nông nghiệp trong nước vàdoanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng phi nông nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ không muộn hơn ngày 31/12/2011
2.2.1.3 Việt Nam cam kết loại bỏ các qui định thuế nhập khẩu liên quan đến tỷ lệ nội địa hóa
suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa đối với sản phẩm và phụ tùng xe haibánh gắn máy; thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa đối với sản phẩm,phụ tùng thuộc ngành cơ khí-điện-điện tử Trong đó, Việt Nam xác nhận chươngtrình ưu đãi thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa đối với sản phẩm và phụ tùng xehai bánh gắn máy đã chấm dứt kể từ ngày 1/1/2003 Về chương trình ưu đãi cho cácdoanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất và lắp ráp các sảnphẩm, phụ tùng thuộc ngành cơ khí, điện và điện tử là một phần trong chiến lượctổng thể về phi nông nghiệp hóa của Việt Nam Theo Quyết định số 443/2006/QĐ-BTC ngày 29/8/2006, Việt Nam đã xóa bỏ chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu theo
tỷ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm này kể từ ngày 1/10/2006
Việt Nam cũng cam kết áp dụng cơ chế hoàn thuế nhằm hoàn thuế nhập khẩuđối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng phi nông nghiệp xuất khẩu
2 WTO Document WT/ACC/VNM/42/Rev.l
Trang 28theo đúng quy định của Hiệp định SCM, cụ thể là các quy định tại phụ lục I và IIcủa Hiệp định này.
2.2.1.4 Đối với các loại trợ cấp khác
Việt Nam tiếp tục duy trì các loại trợ cấp không bị cấm theo qui định của WTO,bao gồm một số hoạt động sau:
- Việt Nam điều chỉnh lại mục đích hoạt động của Quĩ Hỗ trợ Xuất khẩu theoQuyết định 279/2005/QĐ-TTg ngày 3/11/2005 trong đó chủ yếu phục vụ chochương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và phát triển xuất khẩu tronggiai đoạn 2006-2010 Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp về kinh phí dành cho các hoạtđộng xúc tiến thương mại như tham gia hội trợ và triển lãm thương mại, khảo sát thịtrường, phí tư vấn và mở các trung tâm xúc tiến thương mại và văn phòng đại diện
ở nước ngoài
2.2.2 Các cam kết về trợ cấp xuất khẩu nông sản theo Hiệp định nông nghiệp (AoA)
2.2.2.1 Đối với trợ cấp xuất khẩu
Theo qui định của WTO, trợ cấp xuất khẩu cho nông nghiệp là biện pháp bịcấm hoàn toàn đối với tất cả các nước gia nhập WTO sau 1/1/1995 Là nước gianhập sau, Việt Nam có những cam kết như sau:
- Xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu kể từ ngày gia nhập
- Việt Nam bảo lưu quyền được hưởng các ưu đãi đặc biệt và khác biệt(S&D) dành cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này (được trợ cấp giảm chiphí tiếp thị và trợ cấp cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuấtkhẩu)
2.2.2.2 Hỗ trợ trong nước:
- Duy trì hỗ trợ 10% giá trị sản xuất
Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO, có những chính sách bị cấm nằm trong
“Hộp hổ phách” và những chính sách được phép áp dụng nằm trong “Hộp xanh lơ”
và “Xanh lá cây” Với các chính sách thuộc hộp Hổ phách, tổng khối lượng hỗ trợgộp (AMS) của Việt Nam duy trì ở mức dưới 10% giá trị sản lượng riêng
Hầu hết các chính sách hỗ trợ trong nước đều thuộc chính sách hộp xanh và hộpphát triển (là các chính sách WTO cho phép các nước đang phát triển được phép ápdụng), vì vậy có thể tiếp tục duy trì Theo số liệu thống kê đàm phán gia nhập