1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập sư phạm tại trung tâm dạy nghề nhà bè

30 1,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 436 KB

Nội dung

T Sáu tuần trôi qua trong nháy mắt với sự say mê hào hứng của một người mới đi thực tập, cộng với tinh thần ham học hỏi của người đi học nghề, em đã cố gắng nổlực không ngừng để đạt được

Trang 1

UBND HUYỆN NHÀ BÈ TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NHÀ BÈ

Phúc Trình

Nơi Thực Tập

Trang 2

TPHCM – THÁNG 06/2013

hực tập sư phạm là bước trải nghiệm đầu tiên trong sự nghiệp làm giáo viên,những bở ngỡ đầu tiên khi đứng trên bục giảng, những vụng về khi cầm viênphấn viết những chữ đầu tiên trong khối tri thức mà mình tiếp thu trong nhàtrường để truyền đạt lại cho học sinh thân yêu

T

Sáu tuần trôi qua trong nháy mắt với sự say mê hào hứng của một người mới

đi thực tập, cộng với tinh thần ham học hỏi của người đi học nghề, em đã cố gắng nổlực không ngừng để đạt được những thành quả tốt nhất

Trường Cao Đẳng nghề TP HCM đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạođội ngũ giáo viên giảng dạy kỹ thuật Do đó, ngoài việc cung cấp cho sinh viênnhững kiến thức chuyên môn, những kiến thức về sư phạm thì việc hướng dẫn sinhviên thực tập sư phạm cuối mỗi khóa học là phương pháp hiệu quả, tạo cho sinh viênnền tảng, bản lĩnh đầu tiên trong vai trò người giáo viên giảng dạy kỹ thuật

Vì đây là lần đầu tiên đứng lớp với cương vị là người giáo viên nên chắc chắncòn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến cùa quí thầy cô, bạn bè để bản thânngày càng hoàn thiện hơn./

TpHCM, tháng 06 năm 2013 Giáo sinh thực tập Nguyễn Trung Nghĩa

Trang 3

au một tuần thực tập sư phạm tại Trung tâm dạy nghề Nhà Bè, em đã học hỏi được rất nhiều những kinh nghiệm quý báu về công tác giảng dạy cũng như được nâng cao tay nghề chuyên môn Những kinh nghiệm này chắc chắn sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công tác giảng dạy sau này Trong thời gian thực tập sư phạm, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô trong khoa Sư Phạm-Trường Cao Đẳng Nghề

TP HCM, sự giúp đỡ của Ban giám đốc Trung tâm dạy nghề Nhà Bè, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô trong Bộ môn Điện Bên cạnh đó, không thể thiếu sự ủng hộ của bạn bè trong lớp và sự hợp tác của các học viên giúp cho tôi có được sự tự tin khi đứng trên bục giảng.

S

Em xin chân thành cảm ơn:

- Cô Phan Vũ Nguyên Khương – Giáo viên hướng dẫn sư phạm – Trường Cao Đẳng nghề TP.HCM

- Ban giám đốc Trung tâm dạy nghề Nhà Bè, các thầy cô trong Bộ môn Điện cùng toàn thể học viên.

- Xin cảm ơn các bạn cùng lớp đã đóng góp trao đổi ý kiến và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.

TpHCM, tháng 0 6 năm 2013

Giáo sinh thực tập

Nguyễn Trung Nghĩa

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SƯ PHẠM

TP HCM, ngày … ….tháng … …năm 2013

GVHDSP

Phan Vũ Nguyên Khương

Trang 5

MỤC LỤC

Tựa đề

Lời nói đầu

Lời cảm ơn

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn sư phạm

Trang mục lục

Phần A: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

I Mục đích, yêu cầu của đợt thực tập sư phạm

1 Mục đích

2 Yêu cầu

3 Những quy định đối với giáo sinh thực tập

II Giới thiệu về Trung tâm dạy nghề Nhà Bè

1 Thông tin chung của Trung tâm

2 Thông tin khái quát về lịch sử phát triển và thành tích nổi bật

3 Nhiệm vụ của Trung tâm dạy nghề Nhà Bè

4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Trung tâm

5 Các nghề đào tạo và quy mô đào tạo

III.Các qui chế khi đứng lớp

1 Đối tượng dạy học

2 Những công việc cần chuẩn bị khi đứng lớp lý thyết và thực hành

3 Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên trong nhà trường

Phần B: NỘI DUNG

1 Giáo án ( Tích hợp, Thực hành, Lý Thuyết)

2 Đề cương bài giảng

3 Phiếu dự giờ

Phần C: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Trang 6

I Tự đánh giá

II Rút kinh nghiệm

III Kiến nghị

Trang 7

PHẦN A:

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

1 MỤC ĐÍCH:

- Là bước đầu để giáo sinh làm quen với công tác giảng dạy

- Rèn luyện khả năng biên soạn giáo trình, giáo án, bài giảng chi tiết và cáchoạt động khác trong giảng dạy

- Vận dụng kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm được học ở trường

- Giúp giáo sinh thể hiện phong cách của một nhà giáo khi đứng lớp nhằmtạo sự tự tin và chuẩn mực đạo đức trong sự nghiệp trồng người

- Rèn luyện bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng sưphạm

Kiến thức:

- Biết được đặc điểm nhà trường nơi thực tập sư phạm về cơ sở vật chất, lịch

sử phát triển, mục tiêu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, hướng phát triển của nhà trường

- Biết được tâm sinh lý của đối tượng học

- Hiểu biết về đối tượng giáo viên

Kỹ năng:

- Lập được kế hoạch giảng dạy, biết soạn đề cương môn học, tài liệu giảngdạy, giáo án, lập chương trình môn học, lập thời khóa biểu

- Luyện được kỹ năng viết bảng và trình bày bảng phấn

- Sử dụng thiết bị dạy học, dụng cụ dạy học và biết áp dụng phương phápdạy phù hợp với hoàn cảnh khách quan

- Biết làm đồ dùng dạy học

- Luyện tập được các thao tác sư phạm

- Rèn luyện kỹ năng giảng bài lý thuyết và thực hành

Tác phong sư phạm:

Trang 8

- Cách ăn mặc, cử chỉ, hành vi, thái độ phải đúng mực là người giáo viên.

- Yêu quý nghề

- Tôn trọng giáo viên, các bạn giáo sinh và các em học viên

Tác phong nghề nghiệp:

- Làm việc một cách khoa học, dứt khoát, rõ ràng

- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong công việc và tư duysáng tạo

2 YÊU CẦU:

Sau đợt thực tập sư phạm này sinh viên có khả năng:

- Soạn được đề cương môn học

- Soạn được tài liệu giảng dạy

- Soạn được giáo án: lý thuyết, thực hành và tích hợp

- Xác định được mục tiêu chi tiết trong giảng dạy

3 NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GIÁO SINH THỰC TẬP SƯ PHẠM:

- Đảm bảo đúng giờ lên lớp:

+ Buổi sáng: từ 8 giờ đến 11 giờ+ Buổi chiều: từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30

- Chuẩn bị tốt nội dung giảng dạy (giáo án, tài liệu giảng dạy, đồ dùng dạyhọc), phải đưa cho giáo viên hướng dẫn chuyên môn duyệt trước khi lên lớp

- Tham gia dự giờ các nhóm thực tập khác, phải đảm bảo dự được ít nhấtmột tiết lý thuyết và một tiết thực hành

- Mỗi giáo sinh phải soạn được hai giáo án: Một giáo án lý thuyết và mộtgiáo án thực hành

- Họp với giáo viên hướng dẫn chuyên môn sau mỗi lần lên lớp để rút kinhnghiệm cho lần sau

- Họp tổng kết thực tập để rút kinh nghiệm

II GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NHÀ BÈ

1 THÔNG TIN CHUNG CỦA TRUNG TÂM

1.1 Tên trung tâm: TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NHÀ BÈ

1.2 Tên Tiếng Anh 1.3 Cơ quan chủ quản: UBND HUYỆN NHÀ BÈ

Trang 9

1.4 Địa chỉ trung tâm: Trụ sở chính: 189 Nguyễn Văn Tạo, Ấp 1, Xã LongThới, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh

1.5 Số điện thoại: : (08) 37800059 - (08) 37800153

1.6 Số Fax: (08) 37800922

1.7 Email: info@ttdnnhabe.edu.vn

1.8 Website: http://ttdnnhabe.edu.vn

1.9 Năm thành lập trung tâm:

- Trung tâm Dạy nghề Nhà Bè là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dânhuyện Nhà Bè, được thành lập theo Quyết định số 3041/QĐ-UB-VX do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 16/5/2000

1.10 Loại hình trung tâm: Công lập

4.2 Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Trung tâm

Tp hành chánhTrợ lý

2

Phòng kế toán

Chế Thị Lan NhiPhạm Thị Lý

Kế toán trưởngTrợ lý

Phạm Thi Diệu Bích

Tp đào tạoTrợ lý

4 Phòng giới thiêu việc

làm

Võ Văn ChiếnTrần Thế Phương

Trưởng phòngTrợ lý

*Ghi chú:

Trang 10

- Ngoài nhóm nghề chính khóa nêu trên, mỗi nghề còn có các lớp ngắn hạnmởi theo yêu cầu người lao động và nhu cầu xã hội như Điện Công Nghiệp, Cơ khí,Hàn, May thời trang….

- Tổ chức Bồi dưỡng – Ôn tập – Kiểm tra nâng bậc thợ cho nhân viên trongcông ty khi có nhu cầu

5.2 Các loại hình đào tạo của Trung tâm

a Tham gia đào tạo dạy nghề:

Đào tạo ngắn hạnĐào tạo dài hạn

b Các chương trình dạy nghề, phương pháp dạy nghề thường xuyên:

Đào tạo dài hạn các ngành: điện, công nghệ thông tin đa phương tiện,

cơ khí, thiết kế thời trang dành cho các học viên tốt nghiệp lớp 9 trở lên

Đào tạo ngắn hạn các ngành: tiện, phay, bào, may, cắt tóc, làm móng thời gian đào tạo từ 2 - 4 tháng, có chế độ miễn giảm học phí cho học viên có hộ khẩu ở Nhà Bè

2. Liên kết đào tạo Trung cấp

nghề với Trường cao đẳng KT-KT

Nguyễn Hữu Cảnh

3. Liên kết đào tạo Trung cấp

nghề với Trường cao đẳng KT-KT

1 ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC

Đối tượng của phương pháp giảng dạy môn học nhằm nghiên cứu nhu cầumục đích của từng ngành nghề khác nhau cần được đào tạo như thế nào Đề từ đó

Trang 11

xác lập được mục đích, yêu cầu, nội dung của từng môn học Những nội dung đó cóthể có nhiều cách truyền đạt, lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và hệ thống thái độ nghềnghiệp để đạt được phát triển nhân cách cho người học.

Bên cạnh nội dung là hệ thống các phương tiện dạy học được dùng trongphương pháp dạy ở mỗi môn học nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình truyền đạtcũng như việc lĩnh hội kiến thức ở người học

Tóm lại:

Đối tượng của phương pháp giàng dạy môn học là làm thỏa mãn những nhucầu, mục đích, nội dung giáo dục, giáo dưỡng và cách thức thể hiện chúng vớinhững điều kiện nhất định, kỹ thuật đào tạo nghề nghiệp

Với đối tượng nghiên cứu như thế cho thấy phương pháp giảng dạy có một giớihạn, nhiệm vụ xác định và được định hướng ở những vấn đề sau:

Làm cho người học nhận thức được quá trình lao động trong đó bao gồmmối quan hệ giữa hoạt động của người kỹ thuật viên, người công nhân kỹ thuật vớiđối tượng lao động, phương thức lao động hay công nghệ sản xuất theo yêu cầu củanền kinh tế - xã hội nói chung

Phương pháp luận về phương pháp giảng dạy môn học chuyên ngànhđảm bảo đào tạo ra thế hệ đội ngũ công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu lao độngcho xã hội một cách có hiệu quả

THYẾT VÀ THỰC HÀNH

a Các công việc trước khi đứng lớp lý thuyết:

- Tổ chức ổn định lớp: bằng cách điểm danh, báo cáo sĩ số.

- Kiểm tra kiến thức cũ: bằng phương pháp đàm thoại giữa thầy và trò hoặc qua

những báo cáo, thuyết trình của những học sinh đã chuẩn bị sẵn ở nhà giúp họcsinh tái hiện lại những kiến thức cũ và tạo điều kiện để tiếp thu bài mới

- Thông báo đề tài: xác định mục đích và yêu cầu của đề bài học.

- Giảng bài mới: giáo viên truyền đạt kiến thức mới đồng thời tổ chức điều khiển

cho học sinh tiếp thu bài học một cách tích cực để nắm được vấn đề cần tuyềnđạt

- Củng cố kiến thức vừa học: bước này nhằm củng cố lại kiến thức mà giáo viên

vừa mới giới thiệu xong Giáo viên có thể thông qua bằng phương pháp đàmthoại với học sinh để nhận được thông tin phản hồi từ học sinh đồng thời so sánh

Trang 12

nội dung câu trả lời với đáp án để tổng kết xem học sinh có nắm được bài haykhông.

- Tổng kết bài giảng: giáo viên tổng kết lại bài giảng một cách ngắn gọn, nhận xét

về tinh thần và thái độ của học sinh trong tiết giảng

- Cho bài tập về nhà: giáo viên đưa ra một số câu hỏi và bài tập và hướng dẫn

cách giải quyết để học sinh làm ở nhà

b Các công việc trước khi đứng lớp thực hành:

Hướng dẫn ban đầu:

- Ổn định lớp

- Thông báo mục tiêu

- Tích cực hóa kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến bài thực hành củahọc sinh

- Trình bày nội dung thực tập

- Làm bài mẫu cho học sinh xem

- Gọi học sinh lên làm mẫu

- Phân công công việc, phổ biến về an toàn lao động và phân công vị trí luyệntập cho học sinh

Hướng dẫn thường xuyên:

- Thực hiện quan sát, bao quát tất cả các hoạt động của học sinh

- Theo dõi những tiến bộ trong quá trình luyện tập của học sinh Phát hiệnnhững vấn đề sai, phân tích nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục

- Giáo viên dùng thủ thuật như: uốn nắn, chỉ bảo tận tình, can thiệp tích cựcvào hoạt động của từng cá nhân, từng nhóm hay cả lớp

- Phân tích độ hoàn thành của các công việc luyện tập của học sinh thôngqua mục đích kết quả

- Đánh giá kết quả học tập

- Tổng kết kinh nghiệm mà học sinh đã thu được

sau

Trang 13

3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG

Vị trí, chức năng yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm (GVCN): GVCN là người thay

mặt ban giám hiệu quản lý lớp và giáo dục học sinh trong lớp do mình phụ trách

Chức năng của GVCN :

- Tổ chức mọi hoạt động của lớp

- Giáo dục học sinh theo yêu cầu, mục tiêu đào tạo con người mới Xã hội chủnghĩa

Yêu cầu của GVCN:

- GVCN là giáo viên có phẩm chất tốt, xứng đáng là tấm gương để học sinh noitheo

- GVCN do trưởng ban nghề cùng bộ phận quản lý học sinh đề xuất, một lớphọc không bố trí quá 2 GVCN

Nhiệm vụ của GVCN: Khi ra quyết định bổ nhiệm GVCN, GVCN cần bàn giao đầy

đủ về tình hình lớp Xác lập theo dõi quản lý các sổ sách và hồ sơ sau:

- Sổ công tác GVCN

- Hồ sơ phân loại học sinh từng tháng về đạo đức, học tập

- Vào sổ học tập của học sinh

- GVCN tiến hành tổ chức công tác lớp, chỉ định lớp trưởng, cán sự môn học vàtham gia ý kiến với Đoàn Thanh Niên về tổ chức chi đoàn lớp

- Bàn bạc với ban cán sự lớp đề ra chương trình hoạt động hàng tuần Nắm tìnhhình và tổ chức họp lớp nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời những sai sót khuyếtđiểm Có kế hoạch và biện pháp giúp đỡ học sinh cá biệt Đặc biệt có kết hợp vớigiáo viên bộ môn và bộ phận quản lý học sinh

- Hàng tháng từ ngày 25 đến ngày 30 GVCN họp lớp để tiến hành phân loại đạođức học sinh theo quy định, báo cáo với phòng đào tạo và thông báo trước lớp

- Cuối mỗi học kỳ, năm học, khóa học GVCN phối hợp với giáo viên bộ môn

đề nghị lên Ban giám hiệu danh sách học thi kiểm tra và xét lên lớp cũng như thi lạihoặc xét vớt Sau khi kiểm tra một tuần GVCN cùng cán sự lớp lập biên bản theomẫu phân loại đạo đức và gửi về phòng đào tạo

Trang 14

- Khi bàn giao cho GVCN mới hoặc cho học sinh sau khi ra trường, GVCN ghinhận xét vào sổ học tập của học sinh và phối hợp với phòng đào tạo tổ chức tổng kếtkhóa học.

Quyền hạn và trách nhiệm của GVCN: GVCN được tính giờ theo quy định của

Nhà trường để hoàn thành nhiệm vụ của mình Ban giám hiệu quy định quyền hạn

và trách nhiệm như sau:

- GVCN có quyền yêu cầu các bộ phận chức năng cung cấp những số liệu và tàiliệu cần thiết có liên quan đến việc quản lý giáo dục học sinh trong lớp và chịu tráchnhiệm về số liệu đó

- GVCN đại diện lớp đề xuất với Ban giám hiệu, phòng ban chức năng giải quyếtcác chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của Ban giám hiệu có liên quan đếnlớp học và học sinh trong lớp

- GVCN là thành viên của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, xét lên lớp, xét tốtnghiệp của Nhà trường Khi xét đến lớp mình phụ trách GVCN có trách nhiệm cùngban cán sự lớp, bộ phận học sinh chuẩn bị hồ sơ và trình lên hội đồng

- GVCN có xác nhận và có ý kiến đề nghị trong đơn xin nghỉ phép của học sinhlớp mình phụ trách và phối hợp với Ban quản lý học sinh để giải quyết hay trình lênBan giám hiệu giải quyêt

- GVCN sẽ được Nhà trường xem xét khen thưởng khi lớp đạt thành tích tốt và chịu trách nhiệm trước Nhà trường về những sai sót của tập thể học sinh trong lớp

Trang 15

PHẦN B:

NỘI DUNG

Trang 16

SOẠN TÀI LIỆU GIẢNG

DẠY VÀ GIÁO ÁN

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN SINH HOẠT

NỘI DUNG BÀI GIẢNG

Trang 17

BƯỚC 2:

Xác định vị trí để bảng điện bóng đèn:

-Tacte được mắc song song với bong đèn

- Cầu chì, công tắc, chấn lưu được mắc ở dây pha vá mắc nối tiếp với bong đèn

BƯỚC 3:

Xác định các thiết bị trên bảng điện:

5 4

2

1

3

Trang 18

Thiết bị Số Chức năng

dòng điện khi bóng đèn làm việc

mạch khi điện áp giảm để khởi động bóng đèn

Trang 19

-Thướt-Mũi vạch-Bút chì

-Bố trí thiết bị hợp lý-Vạch dấu chính xác

-Kìm tuốt dây-Kìm điện-Băng dính-Tuốc nơ vít

-Mối nối đúng yêu cầu kỹ thuật

-Lắp thiết bị đúng vị trí

-Các thiết bị được lắp chắc, đẹp

-Lắp đặt các phần tử của

bộ đèn vào máng đèn

-Kìm điện-Tuốc nơ vít

-Nối dây đúng sơ đồ-Lắp các phần tử bộ đèn đúng vị trí

- Các phần tử bộ đèn được lắp chắc, đẹp

-Nối dây đúng sơ đồ mạch điện

dây đúng sơ đồ mạch điện-Nối nguồn

-Vận hành thử

-Bút thử điện -Mạch điện đúng sơ

đồ, chắc, đẹp-Mạch điện làm việc tốt, đúng yêu cầu kỹ thuật

Trang 20

PHẦN TÍCH HỢP

GIÁO ÁN TÍCH HỢP – PHẦN THỰC HIỆN BÀI HỌCThời gian: 45 phút

Tên bài: Lắp ráp mạch đèn huỳnh quang

Mục tiêu của bài

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện đèn ống huỳnh quang.

- Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện Lập được bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.

- Lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang đúng qui trình và yêu cầu kĩ thuật.

- Nhận biết được các sai hỏng thường gặp khi lắp ráp mạch đèn huỳnh quang và cách khắc phục.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, an toàn.

Đồ dùng và trang thiết bị dạy học

- Bảng phấn, projector, bảng qui trình thực hiện.

- Mô hình mạch đèn huỳnh quang

- Slide trình chiếu.

- Phiếu học tập.

- Phiếu giao bài.

Hình thức tổ chức dạy học

- Giáo viên hướng dẫn chung cho cả lớp.

- Chia nhóm thực tập để tích cực hóa người học.

I ỔN ĐỊNH LỚP HỌC Thời gian: 01’

- Ồn định lớp: Báo cáo sỉ số

II THỰC HIỆN BÀI HỌC

Ngày đăng: 24/02/2015, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w