Tổng hợp câu hỏi và đáp án ôn tập môn Kinh tế chính trị

25 1K 1
Tổng hợp câu hỏi và đáp án ôn tập môn Kinh tế chính trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Câu 1 : Phân tích các chức năng và phương pháp khoa học của Kinh tế chính trị Mác-Lênin. Lý giải tại sao C.Mác đã không tính tới công quản lý của nhà tư bản khi phân tích bản chất của phương thức sản xuất TBCN ? Bài Làm Kinh tế chính trị học là một bộ môn khoa học nghiên cứu các quy luật sản xuất xã hội và phân phối của cải vật chất trong các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội loài người. Trong quá trình hình thành và phát triển, KTCT học đã có nhiều trường phái khác nhau. Trong phương thức sản xuất TBCN xuất hiện các trường phái KTCT học tư sản cổ điển, KTCT học tư sản cận đại, KTCT học tư sản hiện đại. Các trào lưu này đều bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. Phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và tiếp thu có phê phán những yếu tố khoa học trong kinh tế chính trị học tư sản cổ điển, Mác và Anghen đã xây dựng nên kinh tế chính trị học vô sản thực sự khoa học, được Lênin phát triển trong điều kiện lịch sử mới trở thành KTCT học Mác-Lenin, là một bộ phận hợp thành quan trọng nhất của lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, là vũ khí tư tưởng cho phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế trong thời đại ngày nay. Kinh tế chính trị học Mác-Lênin giúp ta có được phương pháp luận đúng, một mặt để làm cơ sở cho các môn kinh tế khác, mặt khác nhờ phương pháp luận đúng để có thể nhận thức được bản chất của các hiện tượng của các quá trình kinh tế và từ đó tìm ra các quy luật kinh tế, bao gồm các quy luật kinh tế chung là các quy luật có ở mọi nền kinh tế và các quy luật đặc thù ở từng hình thức sản xuất của nền kinh tế, quy luật riêng có trong từng phương thức sản xuất. Trong phạm vi lớn, chức năng thực tiễn của kinh tế chính trị học Mác-Lênin góp phần quan trọng để hình thành mô hình, đường lối chiến lược kinh tế. Từ đó làm cơ sở cho các chính sách kinh tế ở từng thời kỳ phát triển của các quốc gia. Trong phạm vi nhỏ là phạm vi doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh. Mục đích trực tiếp của các doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế, hay là lợi nhuận. Do vậy, các doanh nghiệp không thể sử dụng một cách trực tiếp của các nguyên lý của kinh tế chính trị học Mác-Lênin vào trong quá trình kinh doanh để có được hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều, nhưng nó có thể giúp cho doanh nghiệp thích nghi được với các quy luật kinh tế, nhờ đó mà phát triển bền vững hơn. Vậy Kinh tế chính trị học Mac – Lê nin có những chức năng gì đối với đời sống xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định ? - Chức năng nhận thức : Nhận thức là chức năng chung của mọi khoa học, là lý do xuất hiện của các khoa học trong đó có kinh tế chính trị. Một môn khoa học nào đó còn cần thiết là vì còn có những vấn đề cần phải nhận thức, khám phá. Kinh tế chính trị học nghiên cứu, giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế theo bản chất của các hiện tượng, các quá trình kinh tế của đời sống xã hội để từ đó phát hiện ra các quy luật kinh tế : quy luật chung, quy luật đặc thù và những quy luật riêng chi phối sự vận động của chúng, giúp con người vận dụng các quy luật đó một cách có ý thức vào hoạt động thực tiễn nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao. - Chức năng thực tiễn : Cũng giống nhiều môn khoa học khác, chức năng nhận thức của kinh tế chính trị không có mục đích tự thân, không phải nhận thức để nhận thức, mà nhận thức để phục vụ cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Đó là chức năng thực tiễn của kinh tế chính trị. Thực tiễn vừa là nơi xuất phát vừa là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý luận kinh tế. Căn cứ để đánh giá tính đúng đắn của lý luận kinh tế là ở sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tính hiệu quả của hoạt động kinh tế. Nếu phân theo phạm vi, KTCT cũng có những chức năng khác nhau. Với phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, KTCT góp phần quan trọng vào hoạch định đường lối, chiến lược KT cho các quốc gia ở từng thời ký phát triển. Với phạm vi doanh nghiệp, KTCT góp phần tạo hành lang cho DN KD có được hiệu quả bền vững hơn. - Chức năng phương pháp luận : Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các khoa học kinh tế. Những kết luận của kinh tế chính trị rút ra mang tính bản chất, quy luật sẽ là 2 cơ sở lý luận cho các khoa học kinh tế cụ thể hơn: những môn KTCT cơ sở và chuyên ngành (như kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông ) không những thế nó còn cần thiết cho các môn KHXH khác (như địa lý kinh tế, dân số học, lịch sử kinh tế quốc dân, lý thuyết về quản lý một cách trực tiếp hay gián tiếp . - Chức năng tư tưởng : KTCT học rất gần với nhà nước. Mỗi nhà nước có bản chất XH không giống nhau và ngay ở một quốc gia do một nhà nước thống trị cũng có những giai đoạn khác nhau. Đó là cơ sở để góp phần hình thành đường lối chiến lược KT nên KTCT thể hiện rõ chức năng tư tưởng trong mối quan hệ hai chiều với nhà nước. Là môn khoa học xã hội, kinh tế chính trị có chức năng tư tưởng. Trong các xã hội có giai cấp, chức năng tư tưởng của kinh tế chính trị thể hiện ở chỗ các quan điểm lý luận của nó xuất phát từ lợi ích và bảo vệ lợi ích của những giai cấp hoặc tầng lớp xã hội nhất định. Các lý luận kinh tế chính trị của giai cấp tư sản đều phục vụ cho việc củng cố sự thống trị của giai cấp tư sản, biện hộ cho sự bóc lột của giai cấp tư sản. Kinh tế chính trị Mác - Lênin là cơ sở khoa học cho sự hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và niềm tin sâu sắc vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm xoá bỏ áp bức bóc lột giai cấp và dân tộc, xây dựng thành công xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Kinh tế chính trị học Mác-Lênin giúp ta có được phương pháp luận đúng, một mặt để làm cơ sở cho các môn kinh tế khác, mặt khác nhờ phương pháp luận đúng để có thể nhận thức được bản chất của các hiện tượng của các quá trình kinh tế và từ đó tìm ra các quy luật kinh tế, bao gồm các quy luật kinh tế chung là các quy luật có ở mọi nền kinh tế và các quy luật đặc thù ở từng hình thức sản xuất của nền kinh tế, quy luật riêng có trong từng phương thức sản xuất. Để nghiên cứu kinh tế chính trị học Mác-Lênin phải có phương pháp khoa học. Kinh tế chính trị học có nhiều phương pháp, tựu chung lại có thể phân thành 02 loại phương pháp sau: a. Những phương pháp khoa học chung: là phương pháp mà mọi môn KH đều phải dung tới, tuy nhiên cần nhấn mạnh đến 03 phương pháp sau: Thứ nhất, phương pháp trừu tượng hóa. Trong kinh tế chính trị cũng như trong các khoa học xã hội nói chung, phương pháp trừu tượng hóa có ý nghĩa nhận thức lớn lao, dng để loại bớt những quan hệ, yếu tố không bản chất để tiếp cận được với những quan hệ, yếu tố bản chất hơn. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng để nâng từ nhận thức kinh nghiệm lên thành nhận thức khoa học, từ trực quan sinh động lên tư duy trừu tượng. Để sử dụng phương pháp này, người ta thường tìm các biện pháp để loại bỏ những yếu tố, những quan hệ không bản chất để tập trung vào những yếu tố và quan hệ bản chất hơn của các sự vật và hiện tượng, hình thành các phạm trù, quy luật, rồi sau đó vạch rõ mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng. Trong khoa học tự nhiên, để phát hiện các quy luật, để chứng minh các giả thiết, có thể thực hiện trong phòng thí nghiệm. Nhưng trong kinh tế chính trị, để chứng minh cho một tư tưởng kinh tế chỉ có thể thông qua cuộc sống thực tế với tất cả mối quan hệ xã hội hiện thực. Vì không hiểu đúng phương pháp trừu tượng hóa khoa học nên có ý kiến cho rằng: Các học thuyết kinh tế của Mác thiếu tính thực tiễn do sử dụng nhiều giả định khi phân tích. Thực ra, khi vận dụng một cách đúng đắn thì trừu tượng hóa là sức mạnh của tư duy khoa học, không làm cho tư duy xa rời hiện thực mà giúp hiểu rõ hiện thực ở cấp độ bản chất, hiểu quy luật vận động của hiện thực, điều mà nhận thức cảm tính không bao giờ có thể đạt được. Ví dụ để phát hiện bản chất của chủ nghĩa tư bản có thể và cần phải trừu tượng hóa, không tính đến sản xuất hàng hóa nhỏ của những thợ thủ công và nông dân các thể, mặc dù nó vẫn tồn tại ở mức độ nhiều hay ít trong mỗi nước tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, không được bỏ qua quan hệ hàng hóa-tiền tệ, nhất là không được bỏ qua việc chuyển sức lao động thành hàng hóa vì không có quan hệ hàng hóa- tiền tệ và không có hàng hóa sức lao động thì cũng không tồn tại chủ nghĩa tư bản. Chính vì vậy mà có ý kiến cho rằng: “Do Mác đưa ra các giả thiết khi nghiên cứu đã làm cho các kết luận xa rời thực tế cuộc sống khiến chúng không còn mang tính khoa học” là ý kiến sai và đã được giải thích ở trên. 3 Thứ hai, phương pháp logic kết hợp lịch sử trong nghiên cứu. Quan hệ logic đó là quan hệ tất nhiên, nó nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử đó là những hiện thực của logic ở một đối tượng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng xã hội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều vẽ, trong đó chứa đựng những ngẫu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật. Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Phương pháp logíc lại đòi hỏi phải tìm ra cái chung cho mỗi sự phát triển đó. Quan hệ logíc là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logíc nội tại của đối tượng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học. Điều này thể hiện rõ trong công trình nghiên cứu của Mác về chủ nghĩa tư bản. Như đã biết tư bản thương nghiệp tồn tại từ lâu trước chủ nghĩa tư bản. Nhưng khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, Mác không bắt đầu từ tư bản thương nghiệp, sở dĩ như thế là vì đối tượng nghiên cứu của Mác là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà trong lịch sử chủ nghĩa tư bản ra đời bằng hai cách: Một là, người sản xuất hàng hóa nhỏ vươn lên thành nhà tư bản, hai là người thương nhân lúc đầu chỉ đón lấy sản phẩm thừa của người sản xuất nhỏ, dần dần nắm lấy sản xuất đầu tư xây dựng xí nghiệp để đưa nhiều hàng hóa ra thị trường. Trong hai cách trên nhà tư bản đề đảm nhận cả sản xuất và lưu thông. Sau này sự lớn lên của qui mô kinh doanh mới dẫn đến sự phân công xã hội xuất hiện loại nhà tư bản chuyên trách khâu lưu thông, tức là nhà tư bản thương nghiệp. Chính vì vậy khi phân tích lôgíc, Mác đã giả định rằng tư bản công nghiệp là một thể thống nhất đảm nhiệm cả khâu lưu thông, dịch vụ tiền tệ, thanh toán. Rồi sau mới phân tích sự ra đời của tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay và tín dụng ngân hàng. Đây chính là biểu hiện của sự kết hợp chặt chẽ lôgíc và lịch sử. Thứ ba, phương pháp thống nhất: về nguyn tắc phải thống nhất các khái niệm và phạm trù kinh tế vì chng l cc yếu tố của mọi kết luận khoa học v nguyn lý khoa học. Khái niệm và phạm trù là cơ sở để hình thành các nguyên lý khoa học, chúng phải được hình thành và sử dụng một cách thống nhất, nhờ đó mà mang tính phổ biến. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như thống kê, phân tích, tổng hợp, đồ thị, sơ đồ, toán học… để thực hiện nghiên cứu KT. b. Những phương pháp riêng của kinh tế chính trị học Mác-Lênin bao goàm: đó là những phương pháp triết học Mac-Lênin như: - Phương pháp cơ bản của KTCT Mac - Lênin là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp này đòi hỏi phải có quan điểm khách quan, trung thực, xem xét sự vật một cách toàn diện, mang tính hệ thống, trong sự vận động và phát triển, có quan điểm lịch sử cụ thể. Xem xét hiện tượng và quá trình kinh tế trong mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhau trong trạng thái phát triển không ngừng, trong đó, sự tích lũy những biến đổi về lượng sẽ dẫn đến những thay đổi về chất. Phương pháp duy vật biện chứng coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Đây là phương pháp chính mà C.Mác đã sử dụng trong tác phẩm Tư bản khi phân tích sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất TBCN, vận dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích: "Con người không thể tự ý lựa chọn QHSX nói chung và quan hệ sở hữu nói riêng một cách chủ quan duy ý chí. Kiểu quan hệ SX - QHSH này hay kiểu QHSX - QHSH khác tùy cuộc vào tính chất và trình độ của LLSX xã hội". Bất cứ một sự cải biến nào về mặt QHSH đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những LLSX mới. LLSX quyết định QHSX, khi trình độ và tính chất của LLSX phát triển, biến đổi thì sớm hay muộn QHSX cũng phát triển, biến đổi theo cho phù hợp. Tuy nhiên, QHSX không hoàn toàn thụ động, mà có tác động trở lại LLSX, QHSX thúc đẩy LLSX phát triển khi nó phù hợp với tính chất và trình độ 4 LLSX. Trái lại, QHSX trở nên kìm hãm, trói buộc LLSX khi nó lỗi thời hoặc vượt trước không phù hợp với tính chất, trình độ LLSX. Sự nhận thức khoa học các quá trình xã hội của kinh tế học chính trị Mac - Lênin đòi hỏi phải dựa vào phương pháp logic thống nhất với lịch sử. Quan hệ logic là tất nhiên, nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử là những hiện thực của logic ở một đối tượng cụ thể, trong không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử xuất phát từ quan điểm cho rằng xã hội ở bất kỳ nấc thang nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mọi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại. Lịch sử là một quá trình phức tạp, nhiều vẽ, trong đó chứa đựng những ngẫu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên, sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật. Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu hiện tượng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian, thời gian xác định. Phương pháp logic lại đòi hỏi phải tìm ra cái chung cho mỗi sự phát triển đó. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tượng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học. Điều này thể hiện rõ trong công trình nghiên cứu của Mac về CNTB. Tóm lại, để nghiên cứu kinh tế chính trị học Mác-Lênin cần có phương pháp khoa học, tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là trọng tâm, kết hợp với các phương pháp khác. * Có ý kiến cho rằng “Các Mác đã không công bằng khi không tính tới công quản lý của nhà TB, khi phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư trong PTSX TBCN”. Ý kiến đó là không đúng thực chất bởi vì khi phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư trong PTSX TBCN, C.Mác sử dụng PP trừu tượng hóa khoa học. Việc bác bỏ không tính công quản lý của nhà TB là để nhằm mục đích tập trung vào việc nghiên cứu làm rõ vấn đề lao động công nhân có bị bóc lột hay không trong PTSX TBCN, cũng như làm rõ quan hệ giữa giai cấp tư sản và GCCN. Mục đích của PTSX TBCN là sản xuất ra giá trị thặng dư, nhưng để tạo ra được giá trị thặng dư nhà TB phải tìm ra trên thị trường một loại hàng hóa đặc biệt, mà khi tiêu dùng giá trị sử dụng của nó không mất đi mà được bảo tồn và chuyển sang giá trị sản phẩm hàng hóa mới với một lượng lớn hơn bản thân nó đó là hàng hóa sức lao động. Với việc loại bỏ công lao động của nhà quản lý TB và phân chia TB thành TB bất biến và TB khả biến, Mác đã vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động làm thuê của công nhân lao động làm ra và sản phẩm do công nhân làm ra thuộc sở hữu của nhà TB nên giá trị tăng thêm của sản phẩm do sức lao động của công nhân làm ra bị nhà TB chiếm đoạt. Như vậy, khi nghiên cứu nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư trong PTSX TBCN chủ yếu để làm rõ bản chất bóc lột của nhà TB và quan hệ giữa nhà TB với giai cấp công nhân, vai trò quản lý của nhà TB đóng vai trò thứ yếu và không cần đề cập đến. Câu 2 : Trình bày khái niệm, phân tích và cho ví dụ về vai trò của tư liệu sản xuất trong nền kinh tế xã hội. Quy luật ưu tiên sản xuất tư liệu sản xuất trong tái sản xuất xã hội, liên hệ về vận dụng quy luật đó trong nền kinh tế VN. * Sự phát triển của XH loài người gắn liền với quá trình SX vật chất , mà trong đó bất kỳ nền sản xuất xã hội nào, kể cả nền sản xuất hiện đại, đều bao gồm ba yếu tố cơ bản là: sức lao động của con người, tư liệu lao động và đối tượng lao động. - Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người, là điều kiện cơ bản của sản xuất ơ bất kỳ xã hội nào. Nói cách khác, sức lao động là những năng lực của con người để hình thành khả năng lao động sản xuất tạo ra những của cải vật chất và tinh thần cho đời sống xã hội. Khi sức lao động hoạt động thì trở thành lao động. Lao động là hoạt động riêng của loài người, nó khác về cơ bản với hoạt động bản năng của động vật … Năng lực gồm hai loại: Thứ nhất là thể lực, đó là năng lực để duy trì lao động có tính thể lực của con người, nó bao gồm thể chất và khí chất. Trong đó thể chất là năng lực nội sinh của con người đảm bảo năng lượng cần thiết cho người trong quá trình lao động, thường được biểu hiện ra bằng tình 5 trạng sức khỏe của mỗi người. Khí chất là năng lực về mặt tâm lý để hình thành cá tính của mỗi người trong hoạt động. Thứ hai là trí lực, đó là năng lực sáng tạo của con người, là cơ sở cho hoạt động trí tuệ, thường bao gồm những kinh nghiệm, những tri thức đã được tích lũy cùng với khả năng vận dụng những kinh nghiệm và tri thức đó trong quá trình hoạt động. Yếu tố thể lực không thể thiếu đối với sức lao động, nhưng là yếu tố có giới hạn cả về mặt tự nhiên cũng như mặt xã hội. Năng lực sáng tạo của con người khác với yếu tố sản xuất vật chất khác ở chỗ nó không mất dần đi trong quá trình sử dụng mà chỉ mất đàn đi khi không được sử dụng. Càng sử dụng lại càng có năng lực cao hơn. Không những thế, chính năng lực sáng tạo của con người mới làm cho quá trình lao động của con người khác với những hoạt động có tính bản năng của thế giới sinh vật. - Đối tượng lao động: là những vật mà lao động của con người tác động vào nhằm cải biến chúng phù hợp với nhu cầu của mình. Đối tượng lao động gồm có: Loại có sẵn trong tự nhiên mà lao động của con người chỉ cần tách nó khỏi môi trường tồn tại của nó là có thể sử dụng được, như gỗ trong rừng nguyên thủy, cá ngoài biển, than ở mỏ… Loại đã có sự tác động của lao động gọi là nguyên liệu, như thép thỏi trong nhà máy cơ khí, gỗ ở xưởng mộc … Với sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tạo ra nhiều đối tượng lao động có chất lượng mới. - Tư liệu lao động: là toàn bộ là những vật mà con người dùng để tác động vào đối tượng lao động, để truyền dẫn lao động của mình tới đối tượng lao động làm biến đổi chúng theo yêu cầu của mình. Tư liệu lao động gồm: Công cụ lao động là bộ phận quan trọng nhất của tư liệu lao động, nó tác động trực tiếp với đối tượng lao động, quyết định trực tiếp năng suất lao động. Trình độ công cụ lao động là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế. Hệ thống các yếu tố vật chất phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất như băng chuyền, ống dẫn, cần trục, bể chứa… Những yếu tố vật chất khác không tham gia trực tiếp quá trình sản xuất, nhưng có tác dụng quan trọng đến toàn bộ nền sản xuất xã hội, như đường sá, các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, … gọi chung là kết cấu hạ tầng của sản xuất xã hội. Nên sản xuất càng hiện đại, càng đòi hỏi kết cấu hạ tầng sản xuất phát triển và hoàn thiện. Tư liệu lao động và đối tượng lao động là các yếu tố vật chất của quá trình sản xuất; chúng hợp thành tư liệu sản xuất. Quá trình lao động là quá trình kết hợp và tác động của các yếu tố sản xuất nói trên, tức là sự kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất là đối tượng chiếm hữu quan trọng nhất, nếu ai là người chiếm hữu những tư liệu sản xuất thì người đó là người chủ của quá trình kinh tế và nền kinh tế. Đối tượng lao động có thể là những yếu tố vật chất, phi vật chất; có thể do con người tạo ra hoặc tự nhiên tạo ra và một yếu tố nào đó có thể là đối tượng lao động của nhiều ngành sản xuất khác nhau. Trong tư liệu lao động, hệ thống máy móc công cụ được xác định có vai trò quan trọng nhất, nó được phân biệt các thời đại kinh tế với nhau, theo thời gian chúng sẽ ngày càng hiện đại, nhờ đó mà quá trình lao động của con người ngày càng gián tiếp hơn và năng suất lao động ngày càng cao hơn. Nhưng dù đạt tới trình độ hiện đại như thế nào, lao động bao giờ cũng là lao động của con người, con người sử dụng máy móc chứ không phải máy móc sử dụng con người. Sự phát triển của nền sản xuất XH gắn liền với sự phát triển của hoàn thiện của các yếu tố sản xuất. Quá trình chuyển biến nền sản xuất nhỏ, lạc hậu sang nền sản xuất lớn, hiện đại đòi hỏi phát triển đồng bộ cả ba yếu tố sản xuất của mục tiêu cuối cùng là trang bị công nghệ hiện đại, tiên tiến trong các lĩnh vực của nền sản xuất XH. Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động luôn luôn là yếu tố cơ bản, có tính chất quyết định. Tuy nhiên, bản thân sức lao động có sự biến đổi căn bản về chất lượng phù hợp với trình độ của tư liệu sản xuất. Nếu trong nền sản xuất thủ công, trình độ sức lao động 6 chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sức cơ bắp thì trong nền sản xuất hiện đại, trình độ sức lao động dựa vào trí tuệ, tri thức và “chất xám” nói chung. Trong nền sản xuất hiện đại, kho tàng trí tuệ trở thành tài nguyên quý giá nhất của mỗi dân tộc. Do đó, giáo dục và đào tạo được nhiều quốc gia coi là quốc sách; ở nước ta, vấn đề này được đặt vào quốc sách hàng đầu. Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng ta chủ trương: “phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.” (văn kiện Đại hội IX, trang 108). * Quy luật ưu tiên SX TLSX - Tái SX là quá trình SX được lặp đi lặp lại và biến đổi không ngừng với các chu kỳ nhất định - Theo quy mô, có thể phân chia thành TSX giãn đơn, TSX mở rộng. Trong đó: TSX giãn đơn với quy mô không thay đổi, các yếu tố của quá trình SX không đổi, chưa có sản phẩm thặng dư, nếu có thì rất ít được cá nhân tiêu dùng hết, đặc trưng của nền SX nhỏ. TSX mở rộng là quá trình TSX với quy mô ngày càng lớn so với chu kỳ trước, các yếu tố SX tăng lên về số lượng và chất lượng. Nguồn gốc của TSXx mở rộng là sản phẩm thặng dư. TSX mở rộng là đặc trưng của nền SX lớn, hiện đại. - Theo phạm vi: tái SX diễn ra trong từng xí nghiệp gọi là tái SX cá biệt. Tổng thể tái SX cá biệt trong mối lien hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau trong nền KT gọi là tái sản xuất XH. Tuy nhiên, ở bất kỳ giai đoạn nào, XH nào, TSX cũng bao gồm các nội dung sau: + TSX SLĐ là nhân tố chủ yếu và đầu tiên. SLĐ là yếu tố cơ bản của quá trình SX và trong quá trình SX đó bị hao mòn, do đó, phải được TSX để thực hiện quá trình SX tiếp theo. TSX SLĐ còn bao hàm việc đào tạo, đổi mới hệ thống LĐ cũ bằng hệ thống LĐ mới có chất lượng cao hơn với trình độ mới của TLSX. + TSX CCVC bao gồm TSX tiêu dùng và TLSX, cũng là nhân tố khách quan trong quá trình SX, không thể thiếu trong SXXH. Vật phẩm tiêu dùng dùng để tái tạo SLĐ, còn TLSX để tiếp tục quá trình SX phát triển. Do đó, phải thường xuyên TSX TLSX. Hơn nữa, nhu cầu về đời sống và SX thường xuyên tăng lên, CCVC cần được TSX mở rộng, làm tăng số lượng và cải tiến chất lượng. TSX CCVC biểu hiện ở mức tăng tổng sản phẩm XH, thu nhập quốc dân. Chỉ tiêu để đánh giá KQ tái SX của cải VC là sự biến đổi của tổng SP XH- là toàn bộ sản phẩm do lao động của các ngành SX-VC của một nước SX ra trong một thời gian nhất định, thường là 01 năm, được đo bằng chỉ tiêu hiện vật hoặc chỉ tiêu giá trị (bằng tiển) Về mặt giá trị: Tổng sản phẩm XH = C + V + M Trong đó: C là giá trị của toàn bộ TLSX mà XH tiêu dung, V+M là giá trị XH mới được tạo ra-là TN quốc dân của XH; trong đó V đi vào tiêu dùng cá nhân của người lao động, M giá trị sản phẩm thặng dư. Nếu loại bỏ phần hao phí lao động XH đã kết tinh trong các SP trung gian thì tổng SPXH sẽ tương đồng với Tổng SP Quốc nội-GDP + TSX QHSX là quá trình phát triển, củng cố, hoàn thiện quan hệ giữa người với người về QHSH, quản lý, phân phối làm cho QHSX luôn thay đổi phù hợp với sự phát triển của LLSX. + TSX môi trường tự nhiên là quá trình cải tạo các điều kiện tự nhiên của quá trình SX: khôi phục độ màu mỡ của đất đai, trồng rừng, tái tạo nguồn tài nguyên, làm trong sạch nguồn không khí và nước… Quy luật ưu tiên SX-TLSX trong tái SX XH: 7 Tiền đề chung của các quá trình SX fải được giữ tính cân đối giữa các yếu tố SX theo những tỷ lệ nhất định. Vi fạm tính cân đối tất yếu ảnh hưởng đến quá trình SX bằng cách fân chia nền SX XH thành 2 khu vực: KV1: SX TLSX; KV2: SX TL tiêu dùng. -Trong TSX giản đơn: + Gtrị SX ra ở kv1 fải bằg TLSX đã tiêu dùg hết ở kv2. Cầu về TLSX ở kv2 bằng cung ở kv1. I(V+m) = II(C) + Toàn bộ sphẩm ở kv1 bằg tống gtrị TLSX đã hao mòn cả 2 kv. Tổng cung TLSX = tổng cầu TLSX ở 2 kv. I(C+V+m) = I(C) + II(C) + Toàn bộ gtrị sphẩm ở kv2 = tổng sphẩm mới tạo ra ở cả 2 kv. Tổng cung về TL tiêu dùg XH = tổng cầu về TL tiêu dùg cả 2 kv. I (C+V+m) = I (v+m) + II(v+m) - Trong TSX mở rộng: + Gtrị SX ra ở kv1 fải lớn hơn TLSX đã tiêu dùng hết ở kv2. Cầu về TLSX ở kv2 lớn hơn cung ở kv1. I(V+m) > II(C) + Toàn bộ sphẩm ở kv1 lớn hơn tống gtrị TLSX đã hao mòn cả 2 kv. I(C+V+m) > I(C ) + II( C). + Toàn bộ gtrị sphẩm ở kv2 > tổng sphẩm mới tạo ra ở cả 2 kv. I (C+V+m) >I (v+m) + II(v+m). Như vậy, quá trình TSX mở rộng ở kv SX TLSX sẽ quyết định quá trình tích lũy ở kv SX TL tiêu dùg. Cần fải ưu tiên sx TLSX vì nó quyết định năng suất LĐ trog toàn bộ nền KT quốc dân. Từ yêu cầu này C.Mác đã khái quát thành quy luật ưu tiên ptriển TLSX. Lênin đã ptriển thêm: SX TLSX để Sx TLSX ptriển nhanh nhất, SX TLSX để SX ra TL tiêu dùng và cuối cùng tăng chậm hơn là SX TL tiêu dùng. Liên hệ ở Việt Nam: Đối với Việt Nam, các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất tồn tại khách quan, lâu dài và thường đan xen lẫn nhau. Trong một đơn vị sản xuất - kinh doanh có thể có nhiều chủ sở hữu đại diện cho nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất. Đảng ta xác định chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. nếu xét trong công ty cổ phần bao gồm nhiều cổ đông thuộc loại nhiều loại hình sở hữu khác nhau (sở hữu công cộng, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân); trong hợp tác xã, đất đai thuộc sở hữu công cộng, vốn và tư liệu sản xuất có phần thuộc sở hữu tập thể, có phần thuộc sở hữu của hộ xã viên; trong công ty tư nhân, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tư nhân, nhưng đất đai, điện, nước thuộc sở hữu công cộng. Chính sự đa dạng của các loại hình sở hữu và các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất tồn tại đan xen với nhau mà hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ chức liên doanh, liên kết và các hình thức kinh tế quá độ hết sức phong phú trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong các hình thức sở hữu trên thì sở hữu công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu là nền tảng, là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, nhưng nó chỉ có thể được hình thành từng bước từ thấp đến cao và chỉ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản. Đại hội XI của Đảng xác định “Phân định rõ quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình”. Chính điều này, cho thấy tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nước ta, việc đầu tư phát triển sản xuất tạp trung vào lĩnh vực trọng yếu và có tính lợi thế của địa phương; tranh thủ tốt các nguồn lực đầu tư của nước ngoài, đồng thời tiếp thu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn của tư liệu sản xuất của nước ta. Ngoài việc nắm và làm chủ tư liệu sản xuất, còn tập trung tốt cho việc 8 tái sản xuất, trong đó chú trọng đến quy luật ưu tiên sản xuất để tạo ra nhiều tư liệu sản xuất để phục vụ cho việc tái mở rộg sản xuất để góp phần tăng nưng suất cho nền kinh tế nước ta. Câu 3: Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và theo chiều sâu, cho ví dụ về quan hệ về giữa hai loai tăng trưởng. Các quy luật tái sản xuất và ý nghĩa của chúng. Nêu định nghĩa của hai chỉ số: GDP và GNP, ý nghĩa của mỗi chỉ số. Hãy cho biết trong những trường hợp nào chúng có trị số bằng nhau ? Bài làm: * Trước tiên ta khái niệm tăng trưởng KT là gì ? Tăng trưởng kinh tế là kết quả của tái sản xuất để phản ánh mức độ tăng lên của nền kinh tế, phản ánh mức tăng lên của tổng sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Có hai loại: + Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng: Để chỉ nền kinh tế tăng trưởng do có sự tăng lên về số lượng của các yếu tố sản xuất. + Tăng trưởng theo chiều sâu: Để chỉ sự tăng trưởng của nền của nền kinh tế do có sự đầu tư thêm về chất lượng của các yếu tố sản xuất. Tăng trưởng theo chiều rộng là hình thức tăng trưởng cần thiết nhưng có giới hạn. Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu thường ít bị giới hạn hơn và được có ích là tăng trưởng bền vững. Giữa hai loại tăng trưởng có mối liên hệ lẫn nhau theo quy luật “lượng – chất”. Để phân biệt hình thức tăng trưởng kinh tế người ta thường so sánh mức tăng trưởng với mức đầu tư mới ở trong cùng một thời gian. Nếu mức tăng trưởng nhanh hơn mức đầu tư đó là có dấu hiệu tăng trưởng theo chiều sâu. Nếu chúng bằng nhau là có dấu hiệu tăng trưởng theo chiều rộng (A tăng trưởng / A Đầu tư) một thời gian >=1. Do của cải được biểu hiện chủ yếu dưới hình thái giá trị nên tăng trưởng kinh tế được đo bằng mức gia tăng về tổng giá trị mà xã hội tạo ra. Hiện nay, người ta thường tính tổng của cải xã hội được tạo ra trong thời kỳ nhất định bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội. Từ mối quan hệ của tăng trưởng chiều rộng và chiều sâu, Đảng nhà nước ta rất coi trọng việc đầu tư cấu trúc tăng trưởng cả chiều rộng kết hợp với chiều sâu; cụ thể ta xét trên lĩnh vực công nghiệp nước ta để làm rõ mối quan hệ trên đó là việc quy hoạch và mở rộng các khu công nghiệp trên cả nước. Trong đó, tranh thủ kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam từ đó là cơ sở thu hút vốn và công nghệ hiện đại cho nền kinh tế nước ta; bên cạnh đó còn thu hút đầu tư trong nước vào khu công nghiệp, khu kinh tế mỗi năm hàng tỷ đồng. Như vậy, cho thấy việc mở rộng các khu công nghiệp đã làm tăng được yếu tố đầu vào nhưnguồn lao động, đất đai, vốn đầu tư, đồng thời còn mua sắm thêm kỹ thuật, máy mốc công nghệ mới, nguyên vật liệu mới, nâng cao trình độ đội ngũ công nhân lành nghề kết hợp với việc cải tiến phương pháp quản lý và khai thác máy mốc đã thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp nước ta phát triển mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế mà đại hội XI của Đảng đề ra, đó là: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại * Các quy luật của tái sản xuất và ý nghĩa của chúng : Khái niệm: Tái sản xuất là quá trình sản xuất lập đi lập lại không ngừng với những chu kỳ ổn định. Tái sản xuất gồm các nội dung: Đó là tái sản xuất ra các của cải; tái sản xuất ra các yếu tố sản xuất; tái sản xuất ra các quan hệ SX; tái SX ra môi trường KT, XH - TN. Có nhiều quy luật nhưng chủ yếu là quy luật cân đối và quy luật liên hệ: Quy luật cân đối: yêu cầu phải duy trì các quan hệ tỷ lệ cân đối giữa các yếu tố, bộ phận, khu vực của nền kinh tế trong quá trình thực hiện tái SX. Có thể quy thành 03 mối quan hệ cơ bản: + Cân đối giữa các yếu tố SX (TLSX với SLĐ) + Cân đối giữa khâu tái SX (khoa học công nghệ) + Cân đối giữa các khu vực của nền KT(KV SX TLSX, KV SX TL tiêu dùng) Các tỉ lệ cân đối được xác lập trong qui luật cân đối được coi là cơ sở của các chỉ tiêu KT trong hệ thống kế hoạch hóa. 9 - Qui luật liên hệ: Tái sx xh có thể fân thành các khâu: sx – fân fối – trao đổi – tiêu dùng. Trog đó sx là khâu mở đầu, trực tiếp tạo ra của cải. Fân fối và trao đổi là các khâu trung gian nối sx với tiêu dùng. Phân phối thường gồm phân phối các yếu tố sản xuất và sản phẩm; phân phối cho SX và cho tiêu dung cá nhân. Trao đổi thường gồm trao đổi hoạt động trong SX và trao đổi SP sau quá trình SX. Tiêu dung là khâu cuối cùng kết thúc một quá trình hay một chu kỳ SX. Tiêu dung có thể là tiêu dung SX hay tiêu dùng cá nhân. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và mục đích cho SX và được thực hiện bởi SX, PP và trao đổi. Các khâu tái SX có thể phân thành hai quá trình lớn quá trình SX và quá trình lưu thông ( gồm PP,TĐ,TD). Các khâu và các quá trình tái SX vừa có vị trí, chức năng độc lập với nhau, vừa có mối liên hệ quyết định đối với nhau  Các quyết định quản lí sẽ có hiệu quả hơn khi quyết định đó có tính tới mối liên hệ giữa các khâu và các quá trình trong tái sx xh. Tiền đề kinh tế chung của quá trình SX là phải giữ được tính cân đối giữa các yếu tố SX theo những tỉ lệ nhất định. Vì phạm vi tính cân đối tất yếu làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất bằng cách phân chia nền SX xã hội thành 2 khu vực. Khu vực I đó là khu vực SX TLSX; Khu vực II là khu vực SX TLTiêu dùng. Mác đã rút ra quy luật vận động tái SX xã hội như sau: - Tái SX giản đơn: + Thứ nhất, giá trị SX ra ở khu vực I, phải bằng TLSX đã tiêu dùng hết ở khu vực II. Cầu về TLSX ở khu vực II bằng cung ở khu vực I. I (v+m) = II (c) + Thứ hai: Toàn bộ giá trị sản phẩm ở khu vực I phải bằng tổng giá trị TLSX đã hao mòn ở cả hai khu vực. Tổng cung TLSX bằng tổng cầu TLSX ở cả hai khu vực. I (c+v+m) = I (c) + II (c) + Thứ ba: Toàn bộ giá trị sản phẩm ở khu vực II phải bằng tổng giá trị sản phẩm mới sáng tạo ra ở cả hai khu vực. Tổng cung về TL tiêu dùng XH bằng tổng cầu TL tiêu dùng ở cả hai khu vực. II (c+v+m) = I (v+m) + II (v+m) - Tái sản xuất mở rộng: + Thứ nhất: Giá trị mới ở khu vực I phải lớn hơn giá trị TLSX đã tiêu dùng ở khu vực II: I (v+m) > II (c) + Thứ hai, tòan bộ giá trị và sản phẩm khu vực I phải lớn hơn tổng giá trị tư liệu SX đã tiêu dùng ở cả 2 khu vực: I(C+V+m) > I(C)+II(C). Thứ ba, tòan bộ giá trị mới ở cả 2 khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm ở khu vực II. I(V+m)+ II(V+m) > II(C+V+m) Ý nghĩa của chúng: Qua quy luật tái sản xuất xã hội cho chúng ta thấy như sau: Tái SX giản đơn chỉ đạt mức đủ nuôi sống con người, chưa có sản phẩm thặng dư hoặc số ít sản phẩm thặng dư nhưng lại tiêu dùng hết cho cá nhân. Đây là đặc trưng của nền sx nhỏ thủ công. Còn tái sản xuất mở rộng đòi hỏi phải đạt trình độ năng suất lao động vượt qua số lượng sản phẩm tất yếu và tạo ra sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều, tiết kiệm trong SX , trong tiêu dùng song đến cùng đều tiết kiệm thời gian , giảm lao động tất yếu, tăng cường lao động thặng dư. Trong quá trình SX luôn luôn duy trì tính cân đối chung của các yếu tố SX theo những tỷ lệ nhất định nếu vi phạm sẽ ảnh hưởng đến quá trình tái SX. Trong nền kinh tế thị trường thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tất cả những điều kiện này điều biến đổi thành bấy nhiêu điều kiện cho một quá trình không bình thường của tái sản xuất, thành bấy nhiêu khả năng khủng hoảng, bởi vì tính tự phát của nền sản xuất, bản thân sự cân bằng chỉ là sự ngẫu nhiên. Tái sản xuất của vật chất (gồm các vật phẩm tiêu dùng và TLSX) là nhân tố khách quan không thể thiếu của sản xuất xã hội. Trong quá trình sản xuất, sản phẩm xã hội thường được tiêu 10 dùng cho cá nhân và cho sản xuất, vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động, còn tư liệu sản xuất để tiếp tục quá trình sản xuất. Vì vậy, phải thường xuyên tái sản xuất ra chúng. Hơn nữa nhu cầu về đời sống và SX thường xuyên tăng lên, do đó của cải vật chất cần được tái SX mở rộng, làm cho số lượng thường xuyên tăng lên và chất lượng được cải tiến nâng lên. Trong trường hợp nền KT phát triển tự phát, các tỉ lệ cân đối hình thành một cách tự phát sau thời kỳ khủng hoảng KT. Khi đó khoa học KT chính là biện pháp tự bảo vệ của quy luật cân đối. Đối với nền KT phát triển có ý thức, những tỉ lệ cân đối sẽ là cơ sở cho các chỉ tiêu trong hệ thống kế hoạch hóa. Về quy luật liên hệ : Quá trình tái sản xuất bao gồm nhiều khâu và nhiều quá trình các khâu và các quá trình đó có vị trí chức năng đối lập với nhau, nhưng chúng có mối quan hệ nhưng chúng còn có mối quan hệ quyết định lẫn nhau ở trong một chu kỳ tái sản xuất, các khâu của quá trình lưu thống sẽ do quá trình SX quyết định. Đến lược chúng các khâu của quá trình lưu thông sẽ quyết định đối với quá trình sản xuất ở chu kỳ tái sản xuất kế tiếp. Người quản lý phải ra quyết định điều chỉnh SX cho chu kỳ kế tiếp bằng tác động bằng khâu lưu thông trước đó. Tác động SX sẽ làm ảnh hưởng lưu thông sau đó. * Về chỉ số GDP và GNP : Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): là tổng gía trị tính bằng tiền của những hàng hóa và dịch vụ mà 1 nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản phẩm ở trog nước hay nước ngoài). Tổng sphẩm quốc dân thườg được nêu ra trước tiên để so sánh, đánh giá quy mô, mức độ phát triển, thành tựu KT và mức sống giữa các nước. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những toàn bộ hàng hóa và dịch vụ mà một nước SX ra trên lãnh thổ nước đó ( dù nó thuộc về ai, thuộc người trog nước hay người nước ngoài). So sánh tổng sphẩm quốc dân GNP với tổng sphẩm trog nước GDP ta thấy: GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tái sx ở nước ngoài. Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài bằng thu nhập chuyển về nước của người nước đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nước của người nước ngoài làm việc tại nước đó. * Thông số GNP = GDP có 3 trường hợp sau: + Thông số tổng hợp trên qui mô toàn thế giới ( không phân biệt quốc gia, lãnh thổ và của sở hữu). + Những quốc gia có nền kt hoàn toàn khép kín (không đầu tư kinh doanh sản xuất ở nước ngoài cũng như không liên doanh nhận đầu tư ở nước ngoài. Ví dụ: trong thời kỳ Việt Nam “bế quan tỏa cảng” và bị Mỹ cấm vận, việc chuyển thu nhập về nước của kiều bào Việt Nam không đáng kể, Việt Nam không đầu tư ở nước ngoài, các nhà đầu tư ở nước ngoài không đầu tư vào Việt Nam, lúc này tổng sản phẩm quốc dân GNP bằng tổng sản phẩm trog nước GDP. + Nước có phần gía trị thu về từ nước ngoài cân bằng với phần gía trị phải trả cho người nước ngoài ở trog nước. Ví dụ: thu nhập chuyển về nước của người nước đó làm việc ở nước ngoài là 10 triệu USĐ và chuyển ra khỏi nước của người nước ngoài làm việc trog nước đó là 10 triệu USĐ thì tổng sản phẩm trog nước GDP và tổng sản phẩm quốc dân GNP bằng nhau. Câu 4 : Phân biệt hàng hoá sức lao động với các hàng hoá khác.Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng khủng hoảng thừa trong kinh tế hàng hoá. Phải chăng sản xuất hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất? Bài làm: [...]... nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của TB tài chính trên phạm vi toàn thế giới Các nước nhập khẩu TB trở thành đối tượng bị bóc lột về kinh tế và nô dịch về chính trị dưới những hình thức và mức độ khác nhau Tuy nhiên, về khách quan, XKTB có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển ở các nước nhập khẩu TB: chuyển kinh tế tự cung, tự cấp thành kinh tế hàng hóa,... giá trị thặng dư của CNTB đối với người công nhân bán sức lao động chính vì vậy đã dẫn đến những mâu thuẫn ngày càng gay gắt, không thể điều hòa được giữa g/c TS và g/c công nhân Cụ thể xét trong quy luật cung cầu, nếu trường hợp cung bằng cầu về hàng hóa thì giá trị thị trường bằng giá trị hàng hoá; nếu trường hợp cung lớn hơn cầu, thì giá trị thị trường sẽ giảm tương ứng so với giá trị; nếu trường hợp. .. giá trị và giá trị sd riêng đặc biệt của HH SLĐ là ở chổ nó bao hàm yếu tố tinh thần và LS Giá trị HH SLĐ cũng do thời gian lao động XH tất yếu để SX và tái SX ra nó quyết định, SX và tái SX SLĐ trước hết được thực hiện qua tiêu dùng của công nhân Bởi vậy giá trị SLĐ là giá trị toàn bộ các SH cần thiết để duy trì đời sống của công nhân Giá trị HH SLĐ bao gồn những bộ phận hợp thành như sau: giá trị. .. trước và sau khi mua - bán không đổi; trong trường hợp trao đổi không ngang giá, giá trị cao hơn giá trị sử dụng thì người bán có lãi, ngược lại thì người mua hưởng được lợi, như vậy tổng giá trị XH không thay đổi Do đó, lưu thông trong TB là hình thức bóc lột, đầu cơ hoặc lợi dụng thị trường khan hiếm để nâng cao giá trị thặng dư - Trong quá trình SX: bằng mọi hình thức, TB đều mang lại giá trị thặng... giá trị của TB khi nó phản ánh kỹ thuật và do cấu tạo kỹ thuật TB quy định Công thức cấu tạo hữu cơ là c/v Cấu tạo giá trị TB là tỷ lệ theo đó TB phân thành: TB bất biến (hay giá trị của TLSX) và TB khả biến (hay giá trị của sức lao động) cần thiết để tiến hành sản xuất Cấu tạo hữu cơ của TB tăng lên nhanh chóng ở thời kỳ công nghiệp hóa TBCN, hoặc ở những thời kỳ nền kinh tế TB thay đổi cơ cấu kinh tế. .. động của công nhân điều khiển máy móc Trong quá trình sản xuất, bằng lao động cụ thể công nhân sử dụng máy móc để chuyển 1kg bông thành 1kg sợi, theo đó giá trị của bông và hao mòn máy móc cũng được chuyển vào sợi bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới nhập vào sợi Giả định ngày làm việc của công nhân có thể kéo dài từ 5 giờ đến 10g, mà chỉ trong 5g công nhân đã chuyển xong 1kg bông thành... thiết cho công nhân, phí tổn đào tạo công nhân, giá trị các TLSH cần thiết cho gia đình công nhân Giá trị SD của HH SLĐ biểu hiện ở chổ: thỏa mãn nhu cầu nào đó của người mua.Nhưng khác với các hàng hóa khác, nó có một giá trị SD đặc biệt là tạo ra được một lượng giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó Chính giá trị SD đặc biệt này là chìa khóa để giải đáp mâu thuẩn của công thức chung của TB và nó có ý... hàng hóa đặc biệt bỡi người mua và người bán ko mất quyền sở hữu khi người mua sdụng thì gtrị sdụng và gtrị của nó không mất đi mà còn tăng lên: gía cả của nó không do gtrị mà do gtrị sdụg, do khả năng tạo ra mà nó quyết định TB cho vay là TB sùng bái nhất công thức vđộng của TB cho vay là: T-T’ Thực ra sự vđộng của TB cho vay không thể tách rời sự vđộng thực tế của TB công nghiệp, sở dĩ tiền tệ dưới... giáo dục và đào tạo của người LĐ, vào việc chăm sóc sức khỏe và cả ý thức thái độ (tích cực sáng tạo) của người LĐ - Về thuộc tính giá trị, giá trị HH SLĐ được đo gián tiếp qua giá trị TLTD và mang các yếu tố tinh thần LS - Về thuộc tính giá trị SD: HH SLĐ có một công dụng độc đáo mà không một loại HH nào khác có được đó là khả năng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của nó khi được SD trong quá trình... Tiền trong lưu thông HH giản đơn vận động theo công thức H - T - H Tiền với tính cách là tư bản vận động theo công thức T-H-T' So sánh hai công thức lưu thông để phân biệt tiền và tư bản: * Giống nhau: đều cấu thành bởi hai nhân tố hàng và tiền, đều chứa đựng hai hành vi đối lập nhau là mua và bán, đều biểu hiện quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán * Khác nhau: - Lịch sử ra đời: Tiền xuất hiện

Ngày đăng: 11/02/2015, 15:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Chức năng nhận thức : Nhận thức là chức năng chung của mọi khoa học, là lý do xuất hiện của các khoa học trong đó có kinh tế chính trị. Một môn khoa học nào đó còn cần thiết là vì còn có những vấn đề cần phải nhận thức, khám phá. Kinh tế chính trị học nghiên cứu, giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế theo bản chất của các hiện tượng, các quá trình kinh tế của đời sống xã hội để từ đó phát hiện ra các quy luật kinh tế : quy luật chung, quy luật đặc thù và những quy luật riêng chi phối sự vận động của chúng, giúp con người vận dụng các quy luật đó một cách có ý thức vào hoạt động thực tiễn nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao.

  • - Chức năng thực tiễn : Cũng giống nhiều môn khoa học khác, chức năng nhận thức của kinh tế chính trị không có mục đích tự thân, không phải nhận thức để nhận thức, mà nhận thức để phục vụ cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Đó là chức năng thực tiễn của kinh tế chính trị.

  • Nếu phân theo phạm vi, KTCT cũng có những chức năng khác nhau. Với phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, KTCT góp phần quan trọng vào hoạch định đường lối, chiến lược KT cho các quốc gia ở từng thời ký phát triển. Với phạm vi doanh nghiệp, KTCT góp phần tạo hành lang cho DN KD có được hiệu quả bền vững hơn.

  • - Chức năng phương pháp luận : Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các khoa học kinh tế. Những kết luận của kinh tế chính trị rút ra mang tính bản chất, quy luật sẽ là cơ sở lý luận cho các khoa học kinh tế cụ thể hơn: những môn KTCT cơ sở và chuyên ngành (như kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông...) không những thế nó còn cần thiết cho các môn KHXH khác (như địa lý kinh tế, dân số học, lịch sử kinh tế quốc dân, lý thuyết về quản lý .. một cách trực tiếp hay gián tiếp .

  • - Chức năng tư tưởng : KTCT học rất gần với nhà nước. Mỗi nhà nước có bản chất XH không giống nhau và ngay ở một quốc gia do một nhà nước thống trị cũng có những giai đoạn khác nhau. Đó là cơ sở để góp phần hình thành đường lối chiến lược KT nên KTCT thể hiện rõ chức năng tư tưởng trong mối quan hệ hai chiều với nhà nước.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan