B. NỘI DUNG
2.1.1. Thành tựu và nguyên nhân phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Nam
Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2.1.1.1. Thành tựu phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Một là, về số lượng.
Kinh tế Nam Định có điểm xuất phát thấp, chủ yếu vẫn là tỉnh thuần nông, công nghiệp cũng chưa phát triển mạnh nhưng Nam Định có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp. Hiện nay công nghiệp Nam Định đang có bước phát triển đáng kể và có vai trò to lớn cho phát triển kinh tế, xã hội tỉnh. Cơ cấu kinh tế của Tỉnh đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ trong đó công nghiệp, xây dựng chiếm 36%, dịch vụ 34%, nông nghiệp 30%
Bảng 1: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo loại hình kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 2009 2010 2011 2012 Nhà nước 1118329 1377525 2282610 3252086 4249681 Trung ương 1042433 1288539 2186056 3103743 4059525 Địa phương 75896 88986 96554 148343 190156 Ngoài nhà nước 5345977 15587823 18788590 23341587 31267340 Tập thể 112407 97343 115916 165786 237200 Tư nhân 3030387 9515599 11463696 15564516 20768824 Cá thể 2203183 5974881 7208978 8611285 10261316
Đầu tư nước ngoài 318843 1562679 2051885 2632808 3433674
Tổng số 6783149 18528027 23123085 30226481 38950695
43
Cùng với sự hình thành và phát triển của công nghiệp Nam Định, đội ngũ công nhân Nam Định đã hình thành và phát triển về mọi mặt. Số lượng công nhân ngày càng tăng do sự hình thành ngày càng nhiều các khu công nghiệp. Năm 2001 là 8,5 vạn người đến nay là 15,4 vạn chiếm khoảng 10% dân số tỉnh. Sự phát triển số lượng công nhân theo các vùng trong tỉnh không đồng đều. Sự thay đổi diễn ra nhiều ở các huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên làm cho giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng tăng. Sự tăng lên nhanh chóng của số lượng các doanh nghiệp khu công nghiệp cũng kéo theo lực lượng công nhân tỉnh cũng không ngừng gia tăng về số lượng, đa dạng hơn về cơ cấu, nâng lên về trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng tồn tại, hoạt động bình đẳng và phát triển nhanh vì thế đội ngũ công nhân Nam Định cũng phát triển và biến đổi cơ cấu theo sự phát triển, biến đổi cơ cấu của các thành phần kinh tế. Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh kéo theo đội ngũ cán bộ công nhân cũng giảm đáng kể. Đặc biệt hiện nay đã xuất hiện một bộ phận công nhân có cổ phần trong doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh và tập trung chủ yếu ở thành phố Nam Định, Vụ Bản, Ý Yên, Xuân Trường…..Công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng ngày càng gia tăng do Nam Định khuyến khích đầu tư, năm 2011 công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 981 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2010.
Đội ngũ này có thành phần đa dạng bao gồm cả công nhân công nghiệp, công nhân nông nghiệp, thợ thủ công. Tập trung chủ yếu ở công nghiệp dệt may cơ khí. Hiện nay Nam Định cũng tăng mạnh tỷ lệ công nhân sản xuất trong các ngành công nghiệp, dịch vụ đặc biệt là công nhân có trình
44
độ kỹ thuật cao, có tay nghề thành thạo. Cuộc sống công nghiệp và đô thị ảnh hưởng tới tác phong của công nhân Nam Định, nó hình thành tính cộng đồng, nếp sống văn minh đô thị, khả năng ứng dụng các dịch vụ tiện ích. Số lượng công nhân trí thức từng bước gia tăng, trình độ tay nghề chuyên môn cũng được nâng lên đáng kể. Từ thời Pháp thuộc công nhân Nam Định được coi là người có trình độ tay nghề cao. Hiện nay vẫn giữ ở mức cao so với khu vực đồng bằng Sông hồng và cả nước.
Đội ngũ công nhân tương đối tập trung, họ sống tập trung ở thành phố Nam Định nên có tính tập thể cao, nhất là các khu công nghiệp và các doanh nghiệp lớn ở thành phố và các vùng phụ cận. Tác phong công nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật. Mức độ tập trung công nhân trong các khu công nghiệp sẽ tăng khi quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức.
Hai là, về chất lượng
- Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật
Trình độ học vấn hầu hết tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên (98%). Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm gần 15%; trung cấp khoảng 50%. Có đến 54% lao động chưa qua đào tạo nghề nên khi tiếp nhận vào làm việc, các doanh nghiệp phải hướng dẫn, kèm cặp, dạy nghề, truyền nghề tại chỗ rồi mới giao công việc chính thức. Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện qua bậc thợ. Thợ bậc 2 – 3/7(2008) đến năm 2011 tăng 20%. Thợ bậc 5 – 5/7 tăng 11%.
Trong quá trình làm việc, người lao động luôn nỗ lực vươn lên, nhanh chóng tiếp thu công nghệ. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhờ sự phát triển lớn mạnh của khoa học kỹ thuật công nghệ nhất là trong các lĩnh vực điện tử tin học, một mặt đã trí thức hóa lực lượng lao động. Mặt khác, thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cao hơn cho đội ngũ công nhân trong địa bàn tỉnh. Nếu muốn tự khẳng định vai trò của mình công nhân phải vươn lên đáp ứng
45
yêu cầu của cách mạng khoa học công nghệ. Bắt nguồn từ thực tế trên bằng những hành động cụ thể như trau dồi kiến thức chuyên môn, trình độ văn hóa, trình độ lý luận và cả trình độ sử dụng vi tính và ngoại ngữ…mà đội ngũ công nhân Nam Định có những bước tiến vượt bậc. Để nâng cao trình độ người công nhân cần phải qua đào tạo. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo cho các ngành công nghiệp trong toàn tỉnh. Có thể kể đến các trường như Đại học sư phạm kỹ thuật, Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp, cao đẳng công nghiệp, cao đẳng dệt may, cao đẳng nghề số 3… Theo số liệu điều tra của Liên đoàn lao động Tỉnh, công nhân có trình độ phổ thông trung học là 70% năm 2013.Xu hướng một bộ phận công nhân có trình độ học vấn và tay nghề cao sẽ hút sang các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vì mức lương của họ được đảm bảo hơn và điều kiện làm việc cũng như quyền lợi của họ được đáp ứng đầy đủ. Ví dụ như số lượng công nhân chuyển sang công ty may Youngone ngày càng đông sau khi công ty trong nước thua lỗ. Xu hướng hiện nay là trí thức hóa công nhân.
- Về trình độ lý luận, ý thức giác ngộ giai cấp Về trình độ lý luận:
Những năm qua, với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định nói riêng và giai cấp công nhân Việt Nam nói chung đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách gay gắt về việc làm, thu nhập, và đời sống. Nhưng nhìn chung, đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định vẫn tin tưởng và ủng hộ đường lối đổi mới, nêu cao tinh thần vượt mọi khó khăn, ra sức thực hiện đường lối đổi mới, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần tạo nên những thành tựu quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Thời gian qua, vấn đề nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ công nhân luôn được Đảng bộ và chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm, song kết quả đạt được
46
vẫn còn nhiều hạn chế. Ý thức giai cấp của đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định còn nhiều hạn chế.
- Về tham gia các tổ chức đảng và đoàn thể
Tổ chức đảng và tổ chức đoàn thanh niên: Tính đến thời điểm cuối năm 2007, số công nhân là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của tỉnh Nam Định chiếm một tỷ lệ rất thấp, nhất là trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể: công nhân là đảng viên trong khu vực kinh tế nhà nước chiếm 14, 87%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chỉ chiếm 4,57%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hầu như là không có. Tỷ lệ đoàn viên thanh niên trong khu vực kinh tế nhà nước chiếm số đông 49,5%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 30,3% .Như vậy, đảng viên và đoàn viên trong đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định hiện nay vẫn chưa phát triển mạnh và phân bố không đều ở các khu vực kinh tế. Số lượng đảng viên và đoàn viên ở khu vực kinh tế nhà nước luôn cao hơn ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Một thực tế nữa là cũng có công nhân mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng họ không có nguyện vọng tham gia vào các tổ chức này. Bên cạnh đó, một số tổ chức cơ sở đảng, đoàn thanh niên ở tỉnh Nam Định hoạt động kém hiệu quả, mang tính hình thức, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, chủ yếu phụ thuộc vào chương trình hoạt động của đoàn cấp trên; chưa có nhiều hình thức để động viên, khuyến khích công nhân tham gia; bản thân các đồng chí đảng viên và đoàn viên thanh niên chưa thật sự gương mẫu trong lao động sản xuất cũng như trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.
Tổ chức công đoàn: So với tổ chức đảng và đoàn thanh niên thì số công nhân tham gia vào tổ chức công đoàn tỉnh Nam Định hiện nay ngày càng đông. Theo báo cáo của Liên đoàn lao động tỉnh từ năm 2001 - 2007, việc xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở và công tác phát triển đoàn viên công
47
đoàn rất được chú trọng, cụ thể: năm 2003, toàn tỉnh mới có 745 công đoàn cơ sở, trong đó có 681 công đoàn cơ sở thuộc khu vực nhà nước (gồm hành chính sự nghiệp, xã phường, thị trấn và sản xuất kinh doanh), 64 công đoàn thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Đến năm 2007, toàn tỉnh có 1.043 công đoàn cơ sở, trong đó có 856 công đoàn thuộc khu vực nhà nước (gồm hành chính sự nghiệp, xã phường, thị trấn và sản xuất kinh doanh), 187 công đoàn cơ sở thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Qua số liệu trên ta thấy: số lượng công đoàn cơ sở thuộc khối khu vực kinh tế ngoài nhà nước từ năm 2003 - 2007 tăng khá nhanh. Sở dĩ có kết quả trên là do được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, hoạt động của bản thân các công đoàn cơ sở trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người lao động, trong tuyên truyền đường lối chủ trương, pháp luật Lao động của Nhà nước tương đối thành công, nhất là trong giải quyết các tranh chấp lao động.
- Về mối quan hệ chủ - thợ
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ giữa người quản lý và người lao động, quan hệ chủ - thợ trong các doanh nghiệp. Điều tra về quan hệ chủ - thợ trong các doanh nghiệp nhà nước và tập thể ở tỉnh Nam Định cho kết quả như sau: các doanh nghiệp nhà nước và tập thể có mối quan hệ tốt chiếm tỷ lệ cao hơn so với doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cụ thể: quan hệ tốt ở doanh nghiệp nhà nước là (45,48%), tập thể là (65,45%), doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ đạt (24,90%), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (20,90%). Tỷ lệ công nhân bị xúc phạm và đuổi việc vô cớ ở doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài cao hơn các đơn vị khác (1,45% và 7,30%), trong khi đó công nhân bị xúc phạm ở doanh nghiệp nhà nước là 0,45%, tập thể là 0,50%, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 0,70%. Công nhân bị đuổi việc vô cớ ở doanh
48
nghiệp nhà nước là 3,35%, tập thể không có, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 6,72% . Điều này đặt ra vấn đề là: phải nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công nhân cũng như tăng cường công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người công nhân.
Về đình công:
Đình công là một hiện tượng xã hội trong đó tập thể công nhân lao động ngừng việc hay nghỉ việc để yêu cầu người sử dụng lao động phải giải quyết các yêu sách của họ về kinh tế, xã hội, hoặc về chính trị. Vấn đề đình công ở tỉnh Nam Định hiện nay chủ yếu liên quan đến tranh chấp lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả tiền làm thêm giờ.Sự phát triển phong phú, đa dạng của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đã kéo theo sự phát sinh những phức tạp về quan hệ lao động mà một trong những biểu hiện của nó là các vụ đình công. Về tính chất của đình công là tự phát và không đúng với trình tự thủ tục quy định của pháp luật. Vấn đề cơ bản nhất ở đây là cơ chế thỏa thuận hai bên tại doanh nghiệp chưa được thực hiện theo đúng nguyên tắc của thị trường. Vai trò của công đoàn cơ sở còn yếu kém, nên khi xảy ra tranh chấp lao động, đình công lại giải quyết theo kiểu hành chính và từ bên ngoài vào, tức là chỉ giải quyết được cái ngọn, mà không đi vào giải quyết cái gốc của vấn đề là xây dựng quan hệ hợp tác, cơ chế thỏa thuận, tự định đoạt giữa các bên và vì lợi ích chung là phát triển doanh nghiệp. Tỉnh Nam Định đã xảy ra vụ đình công như trong xí nghiệp may Youngone.
Ba là, về cơ cấu
Đầu năm 2013 tổng số lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp KCN là 20.021 người và khoảng 10.000 lao động các loại làm dịch vụ gia công cho các doanh nghiệp KCN. Trong đó, lao động làm việc trong ngành dệt may là 13.000 người, chiếm 65% tổng số lao động; ngành cơ khí 1.554 người, chiếm 7,7%; chế biến gỗ 1.040 người, chiếm 5%; sản xuất nến 740 người, chiếm 3,7%; sản xuất đồ nhựa 480 người, chiếm 2,4% và các ngành nghề khác. Tính
49
theo loại hình doanh nghiệp, lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI là 12.000 người, chiếm tỷ lệ 60%; làm việc trong Công ty cổ phần là 5.320 người, chiếm 26,5%; trong Công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân gần 3.000 người, chiếm 13,5%. Phần lớn lao động đang làm việc trong các Khu công nghiệp của tỉnh có tuổi đời từ 20-30, chiếm tỷ lệ 73%; có đến 82% lao động mới chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp; hơn 74% lao động là nữ. Hầu hết lao động đều có trình độ văn hóa từ trung học cơ sở trở lên, chiếm tỷ lệ 98,6%. Lực lượng lao động này phần lớn là dân tộc kinh chiếm tới 90% dân số tỉnh. Tôn giáo mà một bộ phận công nhân Nam Định theo là phật giáo và thiên chúa giáo.
Bảng 2: Cơ cấu công nhân trong các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp.
Đơn vị: %
Doanh nghiệp Năm 2010 Năm 2011
Nhà nước 9,04 10,31
Ngoài nhà nước 80,00 78,61
Có vốn đầu tư nước ngoài
10,96 11,08
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2012, NXB thống kê Hà Nội năm 2013
Đội ngũ công nhân Nam Định có số lượng đông, chiếm phần lớn lực lượng lao động tỉnh, tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Đội ngũ công nhân phát triển theo hướng phong phú đa dạng về ngành