Vai trò của đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 41)

B. NỘI DUNG

1.2.2. Vai trò của đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một là, đội ngũ công nhân là lực lượng lãnh đạo quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nam Định thông qua Đảng bộ tỉnh

Thông qua Đảng cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của mình, giai cấp công nhân Việt Nam đã và đang lãnh đạo toàn thể dân tộc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bằng chủ trương, đường lối đúng đắn, bằng việc đề ra mục tiêu cụ thể, có bước đi thích hợp. Là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định ngoài nhữngđóng góp về những giá trị được tạo ra từ thực tế lao động sản xuất và dịch vụ, vai trò tích cực và chủ động của công nhân cũng được thể hiện bằng việc thông qua tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức quần chúng khác; thông qua việc trực tiếp đóng góp, xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; thông qua các thoả ước lao động ở doanh nghiệp đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định đã có những phát hiện, đề xuất nhiều giải pháp và kinh nghiệm quý báu cho Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Nam Định đúc kết thành các nghị quyết, quy định, chương trình hành động quan trọng, để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc giữ vững và phát triển sản xuất, ổn định chính trị xã hội.Thực tế trong những năm đổi mới đó chứng tỏ đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định là lực lượng có khả năng sáng tạo trong sản xuất, tiên phong trong việc kiến tạo nền kinh tế công nghiệp hiện đại và năng động, nhạy bén trong tổ chức đời sống xã hội nên đã góp phần vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Với vai trò là lực

36

lượng đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đội ngũ công tỉnh Nam Định đã cùng với nhân dân tỉnh Nam Định vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Ngày 29-12-2011, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp và Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết liên tịch về tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng và công đoàn đối với tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp.

Toàn tỉnh hiện có 121.347 công nhân viên chức lao động, trong đó có hơn 20.000 công nhân lao động ở nhiều loại hình doanh nghiệp. Thực hiện nghị quyết liên tịch, thời gian qua, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp và Liên đoàn lao động tỉnh đã phát động các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo” được đông đảo cán bộ, đoàn viên và các cấp công đoàn hưởng ứng. Năm năm qua, Khối Doanh nghiệp tỉnh đã có hơn 1.000 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Riêng năm 2011 có 231 sáng kiến, làm lợi khoảng 2,8 tỷ đồng. Các cấp công đoàn tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, nắm bắt kịp thời về tư tưởng, dư luận người lao động. Hàng năm có 100% doanh nghiệp nhà nước tổ chức đại hội công nhân viên chức, trên 65% Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn tổ chức hội nghị người lao động. Công tác đào tạo nguồn, bồi dưỡng đối tượng phát triển đảng viên được các cấp uỷ cơ sở quan tâm, chú trọng cả về số lượng và chất lượng theo quy định. Từ năm 2007 đến nay, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp tỉnh đã mở 18 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 746 quần chúng ưu tú và kết nạp gần 700 đảng viên.

Trong 5 năm tới, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp và Liên đoàn lao động tỉnh tiếp tục tập trung lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tăng trưởng bền vững; đảm bảo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động; nâng cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và công nhân lao động; Tiếp tục triển khai thực hiện Cuộc vận

37

động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong từng doanh nghiệp; giữ vững và phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp; Tiếp tục xây dựng các mô hình tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả.

Như vậy, Đảng bộ Tỉnh cần dành quan tâm lớn nhất đến việc giáo dục tư tưởng chính trị cho công nhân mà đại bộ phận là công nhân trẻ. Bên cạnh đó cần đi đôi với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đồng thời cải tiến giáo dục chính trị cho công nhân. Do vậy, hiện nay để xây dựng công nhân nam Định vững mạnh cần phải gắn liền với việc củng cố vững chắc khối liên minh công – nông – trí

Hai là, đội ngũ công nhân là lực lượng sản xuất chủ yếu trong quá trình phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại hóa ở tỉnh Nam Định

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là quá trình chuyển đổi căn bản toàn bộ nền kinh tế theo hướng đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp gắn với việc áp dụng công nghệ hiện đại. Vì vậy, vai trò của giai cấp công nhân là vô cùng to lớn vì họ là những người trực tiếp sản xuất và hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp.Tỉnh Nam Định, trong những năm qua, đội ngũ công nhân là những người lao động trực tiếp và có mặt ở tất cả các ngành công nghiệp quan trọng, các khu công nghiệp then chốt và ở mọi thành phần kinh tế. Sự phát triển kinh tế ở tỉnh trong những năm qua chủ yếu dựa vào tốc độ tăng trưởng về công nghiệp. Vì vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp là yếu tố quyết định tạo nên sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình đổi mới kinh tế và chuyển giao công nghệ hiện đại, với vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu của

38

xã hội, đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định là người đầu tiên tiếp nhận, lắp đặt, vận hành, điều khiển, sử dụng máy móc và các thiết bị hiện đại. Bản thân họ là những người đi đầu trong việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng có chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Hiện nay, đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định vẫn đang nắm giữ những cơ sở vật chất và các phương tiện sản xuất hiện đại nhất, giữ vai trò quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định không ngừng đẩy mạnh quá trình sản xuất. Như vậy, trong suốt quá trình cách mạng, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển mới của đất nước đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định vẫn luôn giữ vững và phát huy bản chất cách mạng, truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, tinh thần chịu đựng gian khổ, thông minh sáng tạo trong xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Nam Định nói riêng và cả nước nói chung.

Ba là, đội ngũ công nhân góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tỉnh Nam Định

Sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định gắn liền với xây dựng đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương trên cơ sở các tiềm năng của tỉnh, đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế dần đi vào ổn định, tỷ trọng công nghiệp ngày càng chiếm tỷ lệ cao và sự đóng góp vào ngân sách của tỉnh mỗi năm một tăng, nhờ đó mà kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định được khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện. Đời sống tinh thần, vật chất được cải thiện trên cơ sở tự giác phối hợp hoạt động của người lao động, người sử dụng lao động và chính quyền địa phương; tiền lương được nâng lên và đảm bảo chi trả đúng kỳ hạn hơn.

Tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố duy trì mức tăng trưởng cao, đạt bình quân 15%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng

39

tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. 7 tháng đầu năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố ước đạt 1.262 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu do thành phố quản lý đạt trên 8 triệu USD. Tại Khu công nghiệp An Xá có 49 doanh nghiệp đang sản xuất; tổng doanh thu 7 tháng đầu năm 2013 ước đạt 612 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 2.800 lao động.

Nam Định có nhiều thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế - xã hội mà trọng tâm đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Điểm nhấn lớn nhất trong bức tranh khởi sắc của thành phố là sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng thương mại, dịch vụ du lịch. Thời gian qua, thành phố tập trung nâng cấp, mở rộng khu vực nội thành với 2 khu đô thị (Hoà Vượng, Thống Nhất) và 5 khu tái định cư với tổng diện tích gần 300ha; hoàn thành nâng cấp 2 tuyến Quốc lộ 10 và 21 đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng. Đặc biệt, dự án nâng cấp đô thị Nam Định có tổng mức đầu tư 48,9 triệu USD có tác động trực tiếp đến diện mạo đô thị thành phố, đến nay đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhiều công trình, hạng mục như: Dự án mở rộng, cải tạo và nâng cấp Công viên Vỵ Xuyên; Bảo tàng Nam Định; Khu liên hợp Dệt tại lô B (KCN Hoà Xá) của Cty TNHH Youngone; Trung tâm Thương mại Micom Plaza; Dự án di chuyển và đầu tư mở rộng xưởng sản xuất của Công ty CP May Sông Hồng; Dự án đầu tư xây dựng Trường THCS Trần Đăng Ninh thành trường đạt chuẩn quốc gia. Tuyến đường Nam Định - Mỹ Lộc được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT nằm trong dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Phủ Lý với tổng mức đầu tư trên 502 tỷ đồng. Công trình hệ thống kênh bao thoát nước phía bắc thành phố, trạm bơm Quán Chuột là công trình trọng điểm, phục vụ tiêu thoát nước lưu vực phía bắc thành phố với tổng đầu tư 258 tỷ đồng. Chào mừng kỷ niệm 59 năm giải phóng, Thành phố Nam Định đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đường Bùi Huy Đáp, Tô Hiến Thành, Nguyễn Văn Trỗi, Ngô Quyền... Thảm

40

bê tông nhựa các tuyến đường khu tái định cư tây Đông Mạc, kè hồ Truyền Thống, cơ khí, xây dựng thêm 2 trường mầm non khu Đồng Quýt và Phạm Ngũ Lão…Nam Định cũng được thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nam Định là 11 khu công nghiệp: Hòa Xá, Mỹ Trung, Đóng tàu Vinashin, Bảo Minh, Mỹ Thuận, Thành An, Nghĩa An, Hồng Tiến, Việt Hải, Xuân Kiên, Ý Yên II với diện tích quy hoạch gần 2.000ha. Trong đó có 5 khu công nghiệp đã có chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 3.562 tỷ đồng.

Về cơ bản nhu cầu lương thực được thoả mãn, mức sống của cư dân được cải thiện không ngừng. Số hộ có nhà ở chiếm tỷ lệ cao và nhu cầu về nhà ở của người dân Nam Định về cơ bản đã được đáp ứng. Năm 1999 có trên 99,6% số hộ gia đình ở khu vực nông thôn có nhà ở riêng bao gồm nhà kiên cố và nhà bán kiên cố, nhà khung gỗ và nhà đơn sơ. Nhà cao tầng đã xuất hiện nhiều ở nhiều vùng nông thôn. Tỷ lệ dân số được tiếp cận nước sạch là 91,6% cao hơn nhiều tỉnh trong khu vực; điện thắp sáng đã về tới tất cả các thôn xã; hệ thống giao thông nông thôn được củng cố và phát triển góp phần tích cực cho phát triển sản xuất và nhu cầu đi lại của nhân dân; hệ thống y tế có ở tất cả các xã, các huyện đều có trung tâm y tế và bệnh viện đa khoa. Số bác sĩ trên 100.000 người dân là 41 người (1998) và số y tá trên 100.000 người dân là 65 người (1995) và 53 người (1998); số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng là 99,4% (BCG-1998) và 96,4% (sởi 1998). Hệ thống giáo dục phát triển mạnh đáp ứng yêu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân. Nam Định được xếp vào nhóm các tỉnh, thành phố có chỉ số phát triển con người cao (0,7) so với bình quân trong toàn quốc là 0,682, trong khi chênh lệch giữa chỉ số GDP và HDI ở Nam Định là 24. Đó là những thành tựu rất to lớn trong chiến lược phát triển con người của Nam Định.

41

Bốn là, đội ngũ công nhân quan hệ gắn bó với các giai cấp, tầng lớp khác, nhất là giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, tạo nên khối liên minh công - nông - trí thức, và là cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn tỉnh Nam Định

Sự gắn bó của nhân dân tỉnh Nam Định vốn đã có truyền thống từ rất lâu đời. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo có vai trò quan trọng và là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển công nghiệp đã làm xuất hiện nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp mới được xây dựng ở tỉnh và đã thu hút hàng vạn lao động ở nông thôn tham gia vào sản xuất công nghiệp; quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển làm cho giữa nông thôn và thành thị càng xích lại gần nhau hơn. Người nông dân muốn phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động phải dựa vào phương tiện sản xuất, tri thức khoa học - kỹ thuật mà giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức cung cấp. Đến lượt mình, giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức muốn tồn tại và đẩy mạnh sản xuất cũng phải gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp và giai cấp nông dân. Chính đó đã tạo nên mối quan hệ khăng khít trên cơ sở cùng có lợi giữa công nhân - nông dân - trí thức. Khối liên minh công - nông - trí, trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo, là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, nhân tố nội lực cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định không chỉ liên minh với nông dân và trí thức, mà còn là trung tâm đoàn kết, tập hợp các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội, vì thế sức mạnh đoàn kết đó đã và đang được phát huy và trở thành động lực quan trọng để tỉnh Nam Định thực hiện tốt những nhiệm vụ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

42

Chương 2: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)