Bối cảnh chung

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Trang 36)

9. Kết cấu của luận văn

2.1. Bối cảnh chung

Khi xem xét công việc đánh giá SKKN của ngành giáo dục đào tạo tỉnh Bạc Liêu không thể tách rời hoàn cảnh lịch sử của ngành GDĐT tỉnh nhà, và càng không thể tách sự nghiệp giáo dục và đào tào tạo ra khỏi hoàn cảnh ra đời của nó, đó là tỉnh Minh Hải trước đây.

Được tái lập từ năm 1997 bởi tỉnh Minh Hải cũ, có thể nói Bạc Liêu là một trong những địa phương sinh sau đẻ muộn so với một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long mà bề dày lịch sử của nó có ảnh hưởng sâu sắc đến sự ra đời và phát triển của ngành giáo dục và đào tạo cũng như khoa học và công nghệ được Đảng ta đặt ở vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sự non trẻ của lịch sử giáo dục Bạc Liêu đã tạo ra hàng loạt những vấn đề khi nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá thành tựu của nó.

Tính đến thời điểm này (năm 2013) ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liệu vừa tròn 16 năm hình thành và phát triển. So với “Sự nghiệp trăm năm” thời gian ấy không phải là dài nhưng cũng không quá ngắn để đánh giá thành tựu. Nếu xét từ góc độ thời gian chúng ta thấy để có một sự nghiệp tương đối ổn định thì ít nhất cũng phải có trên 10 năm chăm lo cho sự nghiệp. Vì vậy việc đánh giá thành tựu ngành giáo dục (trong đó có đóng góp của việc cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm của nhà giáo để nâng cao chất lượng giáo dục cho địa phương) thời kỳ này phải được đặt trong bối cảnh đặc biệt của nó, đó là:

a. Ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liêu ra đời khá muộn so với một số tỉnh trong khu vực.

b. Do ra đời sau nên phải mất một thời gian khá dài (ít nhất là 10 năm) để hoạch định chiến lược phát triển giáo dục gắn với nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng bộ Bạc Liêu.

c. Trên cái nền bối cảnh đó, các nhà quản lý giáo dục phải tập trung hoạch định, đường lối, xây dựng chiến lược, các quyết sách về giáo dục lâu dài như:

- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Quy hoạch lại mạng lưới trường lớp cho phù hợp với từng ngành học, bậc học và từng địa phương cụ thể.

- Huy động các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục.

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy chỉ đạo công tác quản lý và điều hành các hoạt động giáo dục của ngành…

Với khối lượng công việc đồ sộ như vậy phải giải quyết trong thời gian ngắn nên có những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu, đồng thời có những yêu cầu phải tạm gác lại hoặc chưa được quan tâm đúng mức, trong đó có vấn đề sáng kiến kinh nghiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mà chúng ta đang bàn.

Tóm lại, muốn xem xét thực trạng giáo dục Bạc Liêu nói chung và hoạt động đánh giá sáng kiến kinh nghiệm nói riêng phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng của hoàn cảnh lịch sử cụ thể của tỉnh Bạc Liêu, có như thế mới thấy hết được những khó khăn, hạn chế khắc phục trong thời gian tới và những nỗ lực, đóng góp của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cho sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà mà ta phải trân trọng và ghi nhận công lao của họ.

Như vậy, việc đánh giá thực trạng SKKN phải gắn với việc đánh giá thực trạng ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liêu. Dưới đây là một số vấn đề cụ thể cần được quan tâm khi đánh giá chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng SKKN nói riêng.

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)