Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Trang 30)

9. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

Theo Wikipedia, “tiêu chí” là các tiêu chuẩn dùng để kiểm định hay để đánh giá một đối tượng mà bao gồm các yêu cầu về chất lượng, mức độ, hiệu quả, khả năng, tuân thủ các quy tắc, quy định, kết quả cuối cùng và tính bền vững của các kết quả đó.

“Tiêu chí” còn được hiểu là: tính chất, dấu hiệu để làm căn cứ nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm.

Mỗi tiêu chí phải phản ánh được một yêu cầu của nội dung cần đánh giá, một chỉ báo cụ thể, một tính chất của sự vật, hiện tượng hoặc một dấu hiệu nhận biết sự vật, hiện tượng đó.

Tóm lại, từ cách hiểu trên về khái niệm “Tiêu chí” trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi hiểu: tiêu chí đánh giá KQNC chính là những dấu hiệu dùng để làm căn cứ nhận biết, xếp loại một KQNC có chất lượng hay không có chất lượng.

Tiêu chí và đánh giá bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau: Đánh giá bao giờ cũng phải thông qua công cụ đánh giá đó các tiêu chí, nếu thiếu tiêu chí sẽ không thực hiện được việc đánh giá. Do đó, mối quan hệ giữa tiêu chí và đánh giá là mối quan hệ hữu cơ. Dựa vào mục tiêu, tính chất, đối tượng đánh giá để xác định tiêu chí, nếu không có tiêu chí thì không đánh giá được. Như vậy, tiêu chí không chỉ là công cụ, phương tiện để đánh giá mà nó còn mang ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của việc đánh giá.

1.1.5. Đặc trƣng khoa học của báo cáo sáng kiến kinh nghiệm - Tính khoa học:

Đề tài có cơ sở, lý luận vững vàng, hợp lý, có luận cứ khoa học, xác thực. Vấn đề nghiên cứu phải phù hợp với những thành tựu khoa học giáo dục tiên

Đảng và Nhà nước; phù hợp với yêu cầu, nội dung giáo dục của từng cấp học, từng cơ quan, đơn vị; phù hợp với nguyên tắc và phương châm giáo dục; phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh, sinh viên. Kết quả nghiên cứu đạt được đúng với mọi điều kiện, mọi trường hợp. Đây là kết quả phù hợp với quy luật, với xu thế chung, không phải là ngẫu nhiên.

- Tính mới:

Đó là những vấn đề chưa có SKKN nào trước đó nghiên cứu; những cải tiến, những đề xuất mới đảm bảo tính khoa học; những ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ mới; luận điểm giáo dục mới hay phát hiện mới về tính hợp lý, hiệu quả của một giải pháp trong quá trình dạy học, quản lý giáo dục.

Đây cũng là yếu tố cơ bản của SKKN nên khi đánh giá cần hết sức trân trọng những biện pháp sáng tạo (dù nhỏ), vì qua đó người viét SKKN đã biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, sáng kiến, cải tiến của mình vào nhiệm vụ hoạt động của mình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh giáo dục ở địa phương, đảm bảo yêu cầu khoa học của quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Tính hiệu quả:

Đem lại hiệu quả trong công tác dạy học, giáo dục và quản lý giáo dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học hay hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Nếu áp dụng thì hiệu quả công việc sẽ cao nhất, với lượng thời gian và sức lực được sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất.

- Tính ứng dụng thực tiễn:

Có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ hiểu và có thể ứng dụng một cách dễ dàng và đại trà trong toàn ngành giáo dục; được các nhà giáo, nhân viên khác vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao.

1.2. Thực tiễn công tác đánh giá sáng kiến trong ngành Giáo dục và Đào tạo.

Cho đến thời điểm hiện nay cơ quan Quản lý giáo dục chưa có ban hành bộ tiêu chí nào chuẩn để đánh giá các báo cáo SKKN trong các cơ sở giáo dục trong cả nước, chỉ có một số đơn vị tự xây dựng và tự đánh giá theo tiêu chí riêng của mình đề ra.

1.2.2. Một số tiêu chí đánh giá sáng kiến kinh nghiệm hiện nay

Hiện nay đa số các cơ sở giáo dục dựa vào một số tiêu chí như sau để đánh giá SKKN như: Tính khoa học, Tính mới, Tính hiệu quả, tính ứng dụng thực tiễn,...

1.2.3. Các phương pháp đánh giá sáng kiến hiện hành - Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp bảng hỏi - Phương pháp thực nghiệm

1.2.4. Phân biệt đề tài khoa học và sáng kiến kinh nghiệm

Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hàng năm của mỗi cán bộ, giáo viên thường được thực hiện dưới hai dạng: Sáng kiến kinh nghiệm hoặc Đề tài nghiên cứu khoa học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ NCKH thì trước hết chúng ta phải hiểu rõ: Sáng kiến kinh nghiệm là gì? Đề tài nghiên cứu khoa học là gì? Phân biệt được Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài nghiên cứu khoa học và mức độ giá trị khoa học của chúng.

Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN): là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được

tác giả tích lũy trong thực tiễn công tác, giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của người giáo viên.

Nghiên cứu khoa học (NCKH): là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.

Viết SKKN là viết lại một cách rõ ràng, hệ thống những kinh nghiệm của bản thân đối với công việc mình đảm trách đã mang lại hiệu quả thiết thực, mà nếu người khác không có kinh nghiệm thì không thể đạt được kết quả, hiệu quả công việc như mong muốn. Cho nên, khi viết SKKN, người viết cần nêu, giải quyết từng vấn đề bằng phương pháp, biện pháp thực hiện cụ thể, biết cách đối chiếu so sánh thông qua các số liệu để nêu bật tác dụng của cách làm do kinh nghiệm của bản thân người thực hiện đem lại. Sau khi đã đặt vấn đề, giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, người viết phải biết kết luận vấn đề để từ đó nêu kiến nghị, đề xuất ý kiến… nhằm thỏa mãn những ý tưởng, cách tiếp cận, phát triển và kết luận của SKKN. Tuy nhiên, đối với SKKN, không nhất thiết phải có một số mục như: Lịch sử vấn đề, cơ sở khoa học (cơ sở lí luận và cơ sở thực tế), tài liệu tham khảo, phụ lục.

Khác với viết SKKN, làm NCKH là thực hiện một đề tài không còn đơn thuần mang tính chủ quan, cá nhân nữa, mặc dù có thể chỉ một người thực hiện. Vì vậy, đã gọi là đề tài NCKH, ngoài những tiêu chí mang tính nội dung và hình thức, bao giờ cũng phải có cơ sở khoa học - một trong những nội dung cần thiết để tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa công trình NCKH và SKKN. Điều cần thiết và quan trọng là người làm NCKH phải tuân thủ những nội dung, quy định, yêu cầu và quy trình một cách nghiêm túc (những yêu cầu phải có của cấu trúc một đề tài khoa học). Như vậy, SKKN và NCKH có những điểm tương đồng vì đều mang tính cấu trúc và nội dung được thể hiện bằng văn phong nghị luận nên phải chặt chẽ, lô gíc, mạch lạc, hệ thống… cho dù mức độ cao, thấp có thể khác nhau..Tuy nhiên giữa SKKN và NCKH có một số điểm khác nhau cơ bản như sau:

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu khoa học

- Thiên về miêu tả nội dung công việc dựa theo kinh nghiệm cá nhân, theo cách nhìn chủ quan của người thể hiện nhiều hơn.

- Nghiên cứu vấn đề không những chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân mà còn phải dựa vào thực tế khách quan để điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, NCKH

phải mang tính khách quan, không phụ thuộc vào bản thân người nghiên cứu. - Qua thực tiễn, bằng trải nghiệm bản

thân, người viết đúc kết kinh nghiệm nhằm giúp mọi người áp dụng dễ dàng để mang lại hiệu quả tốt hơn.

- Bằng nhận thức của bản thân, tác giả có thể làm mới một vấn đề dựa trên những cơ sở khoa học (lí luận và thực tiễn) và được thực hiện bằng (những) phương pháp khoa học.

NCKH là một loại hoạt động chứa đựng nhiều mạo hiểm, nghiên cứu có thể thành công, cũng có thể phải nếm trải những thất bại. Giá trị của sản phẩm khoa học được quyết định bởi tính thông tin, tính triển vọng, tính ứng dụng và nhu cầu sử dụng của xã hội cũng như tính thực tế của nó. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp khoa học và tính sáng tạo cao.

* Kết luận chƣơng:

Kết thúc chương 1, chúng tôi đã đi làm rõ phần cơ sở lý luận của luận văn. Có thể tóm tắt các nội dung nghiên cứu sau đây:

1. Thống nhất cách hiểu về khái niệm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học giáo dục, kết quả nghiên cứu, đánh giá kết quả nghiên cứu, tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.

2. Khoa học giáo dục có những đặc thù riêng, khác với các khoa học chính xác. Cần phải có một hệ tiêu chí phù hợp với đặc thù của khoa học giáo dục để đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục. Tiêu chí đánh giá phải thể hiện được tính khách quan, logic, phù hợp với định hướng các nội dung nghiên cứu.

3. Nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục là để giải quyết những nhiệm vụ cấp thiết về công tác giáo dục và đào tạo, từ đó để nâng cao chất lượng đào tạo, tạo đồng thời tạo uy tín cho các cơ sở giáo dục. Các tiêu chí đánh giá SKKN là cơ sở, chuẩn mực và là “đòn bảy” cho phát triển nghiên cứu khoa học nói chung, phát triển nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục nói riêng.

Chương 2 và chương 3 tiếp theo đây sẽ trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng đánh giá và đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng kết quả SKKN nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẠC LIÊU

2.1. Bối cảnh chung

Khi xem xét công việc đánh giá SKKN của ngành giáo dục đào tạo tỉnh Bạc Liêu không thể tách rời hoàn cảnh lịch sử của ngành GDĐT tỉnh nhà, và càng không thể tách sự nghiệp giáo dục và đào tào tạo ra khỏi hoàn cảnh ra đời của nó, đó là tỉnh Minh Hải trước đây.

Được tái lập từ năm 1997 bởi tỉnh Minh Hải cũ, có thể nói Bạc Liêu là một trong những địa phương sinh sau đẻ muộn so với một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long mà bề dày lịch sử của nó có ảnh hưởng sâu sắc đến sự ra đời và phát triển của ngành giáo dục và đào tạo cũng như khoa học và công nghệ được Đảng ta đặt ở vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sự non trẻ của lịch sử giáo dục Bạc Liêu đã tạo ra hàng loạt những vấn đề khi nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá thành tựu của nó.

Tính đến thời điểm này (năm 2013) ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liệu vừa tròn 16 năm hình thành và phát triển. So với “Sự nghiệp trăm năm” thời gian ấy không phải là dài nhưng cũng không quá ngắn để đánh giá thành tựu. Nếu xét từ góc độ thời gian chúng ta thấy để có một sự nghiệp tương đối ổn định thì ít nhất cũng phải có trên 10 năm chăm lo cho sự nghiệp. Vì vậy việc đánh giá thành tựu ngành giáo dục (trong đó có đóng góp của việc cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm của nhà giáo để nâng cao chất lượng giáo dục cho địa phương) thời kỳ này phải được đặt trong bối cảnh đặc biệt của nó, đó là:

a. Ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liêu ra đời khá muộn so với một số tỉnh trong khu vực.

b. Do ra đời sau nên phải mất một thời gian khá dài (ít nhất là 10 năm) để hoạch định chiến lược phát triển giáo dục gắn với nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng bộ Bạc Liêu.

c. Trên cái nền bối cảnh đó, các nhà quản lý giáo dục phải tập trung hoạch định, đường lối, xây dựng chiến lược, các quyết sách về giáo dục lâu dài như:

- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Quy hoạch lại mạng lưới trường lớp cho phù hợp với từng ngành học, bậc học và từng địa phương cụ thể.

- Huy động các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục.

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy chỉ đạo công tác quản lý và điều hành các hoạt động giáo dục của ngành…

Với khối lượng công việc đồ sộ như vậy phải giải quyết trong thời gian ngắn nên có những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu, đồng thời có những yêu cầu phải tạm gác lại hoặc chưa được quan tâm đúng mức, trong đó có vấn đề sáng kiến kinh nghiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mà chúng ta đang bàn.

Tóm lại, muốn xem xét thực trạng giáo dục Bạc Liêu nói chung và hoạt động đánh giá sáng kiến kinh nghiệm nói riêng phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng của hoàn cảnh lịch sử cụ thể của tỉnh Bạc Liêu, có như thế mới thấy hết được những khó khăn, hạn chế khắc phục trong thời gian tới và những nỗ lực, đóng góp của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cho sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà mà ta phải trân trọng và ghi nhận công lao của họ.

Như vậy, việc đánh giá thực trạng SKKN phải gắn với việc đánh giá thực trạng ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liêu. Dưới đây là một số vấn đề cụ thể cần được quan tâm khi đánh giá chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng SKKN nói riêng.

2.2. Những khó khăn trong việc đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm

Việc đánh giá SKKN trong ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liêu từ khi tái lập tỉnh đến nay có thể chia ra 3 giai đoạn:

- Giai đoạn trước khi có luật thi đua – khen thưởng

- Giai đoạn khi có luật thi đua khen thưởng đến năm 2010 - Giai đoạn từ 2010 đến nay

Trước khi có Luật thi đua – khen thưởng, việc đánh giá SKKN hầu như không được đề cập đến khi đánh giá, xếp loại công chức, viên chức trong ngành

mà chủ yếu căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ cuối năm của từng cá nhân hoặc dựa trên những sản phẩm mà cá nhân đó tạo ra.

Từ khi có Luật thi đua – khen thưởng và nghị định 42 của Chính phủ ban hành, việc đánh giá, xếp loại các SKKN trong ngành giáo dục có được quan tâm chú ý. Tuy nhiên công việc này cũng chỉ dừng lại ở hình thức để hợp thức hoá các danh hiệu thi đua mà thôi vì hầu như các SKKN không được xem xét, đánh giá ở cấp độ hội đồng đánh giá theo đúng ý nghĩa của nó, tức chưa có cơ chế đánh giá một cách chặt chẽ, khoa học.

Từ năm 2010 đến nay việc đánh giá SKKN có được quan tâm đặc biệt từ cấp độ ngành giáo dục: Có xây dựng bảng tiêu chí đánh giá, có thành lập hội đồng đánh giá và có cơ chế cụ thể cho quá trình thực hiện. Tuy nhiên, việc đánh giá các SKKN gặp không ít khó khăn, thậm chí nhiều vấn đề đặt ra xung quanh

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)