Phân biệt đề tài khoa học và sáng kiến kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Trang 32)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Phân biệt đề tài khoa học và sáng kiến kinh nghiệm

Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hàng năm của mỗi cán bộ, giáo viên thường được thực hiện dưới hai dạng: Sáng kiến kinh nghiệm hoặc Đề tài nghiên cứu khoa học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ NCKH thì trước hết chúng ta phải hiểu rõ: Sáng kiến kinh nghiệm là gì? Đề tài nghiên cứu khoa học là gì? Phân biệt được Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài nghiên cứu khoa học và mức độ giá trị khoa học của chúng.

Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN): là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được

tác giả tích lũy trong thực tiễn công tác, giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của người giáo viên.

Nghiên cứu khoa học (NCKH): là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.

Viết SKKN là viết lại một cách rõ ràng, hệ thống những kinh nghiệm của bản thân đối với công việc mình đảm trách đã mang lại hiệu quả thiết thực, mà nếu người khác không có kinh nghiệm thì không thể đạt được kết quả, hiệu quả công việc như mong muốn. Cho nên, khi viết SKKN, người viết cần nêu, giải quyết từng vấn đề bằng phương pháp, biện pháp thực hiện cụ thể, biết cách đối chiếu so sánh thông qua các số liệu để nêu bật tác dụng của cách làm do kinh nghiệm của bản thân người thực hiện đem lại. Sau khi đã đặt vấn đề, giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, người viết phải biết kết luận vấn đề để từ đó nêu kiến nghị, đề xuất ý kiến… nhằm thỏa mãn những ý tưởng, cách tiếp cận, phát triển và kết luận của SKKN. Tuy nhiên, đối với SKKN, không nhất thiết phải có một số mục như: Lịch sử vấn đề, cơ sở khoa học (cơ sở lí luận và cơ sở thực tế), tài liệu tham khảo, phụ lục.

Khác với viết SKKN, làm NCKH là thực hiện một đề tài không còn đơn thuần mang tính chủ quan, cá nhân nữa, mặc dù có thể chỉ một người thực hiện. Vì vậy, đã gọi là đề tài NCKH, ngoài những tiêu chí mang tính nội dung và hình thức, bao giờ cũng phải có cơ sở khoa học - một trong những nội dung cần thiết để tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa công trình NCKH và SKKN. Điều cần thiết và quan trọng là người làm NCKH phải tuân thủ những nội dung, quy định, yêu cầu và quy trình một cách nghiêm túc (những yêu cầu phải có của cấu trúc một đề tài khoa học). Như vậy, SKKN và NCKH có những điểm tương đồng vì đều mang tính cấu trúc và nội dung được thể hiện bằng văn phong nghị luận nên phải chặt chẽ, lô gíc, mạch lạc, hệ thống… cho dù mức độ cao, thấp có thể khác nhau..Tuy nhiên giữa SKKN và NCKH có một số điểm khác nhau cơ bản như sau:

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu khoa học

- Thiên về miêu tả nội dung công việc dựa theo kinh nghiệm cá nhân, theo cách nhìn chủ quan của người thể hiện nhiều hơn.

- Nghiên cứu vấn đề không những chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân mà còn phải dựa vào thực tế khách quan để điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, NCKH

phải mang tính khách quan, không phụ thuộc vào bản thân người nghiên cứu. - Qua thực tiễn, bằng trải nghiệm bản

thân, người viết đúc kết kinh nghiệm nhằm giúp mọi người áp dụng dễ dàng để mang lại hiệu quả tốt hơn.

- Bằng nhận thức của bản thân, tác giả có thể làm mới một vấn đề dựa trên những cơ sở khoa học (lí luận và thực tiễn) và được thực hiện bằng (những) phương pháp khoa học.

NCKH là một loại hoạt động chứa đựng nhiều mạo hiểm, nghiên cứu có thể thành công, cũng có thể phải nếm trải những thất bại. Giá trị của sản phẩm khoa học được quyết định bởi tính thông tin, tính triển vọng, tính ứng dụng và nhu cầu sử dụng của xã hội cũng như tính thực tế của nó. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp khoa học và tính sáng tạo cao.

* Kết luận chƣơng:

Kết thúc chương 1, chúng tôi đã đi làm rõ phần cơ sở lý luận của luận văn. Có thể tóm tắt các nội dung nghiên cứu sau đây:

1. Thống nhất cách hiểu về khái niệm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học giáo dục, kết quả nghiên cứu, đánh giá kết quả nghiên cứu, tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.

2. Khoa học giáo dục có những đặc thù riêng, khác với các khoa học chính xác. Cần phải có một hệ tiêu chí phù hợp với đặc thù của khoa học giáo dục để đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục. Tiêu chí đánh giá phải thể hiện được tính khách quan, logic, phù hợp với định hướng các nội dung nghiên cứu.

3. Nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục là để giải quyết những nhiệm vụ cấp thiết về công tác giáo dục và đào tạo, từ đó để nâng cao chất lượng đào tạo, tạo đồng thời tạo uy tín cho các cơ sở giáo dục. Các tiêu chí đánh giá SKKN là cơ sở, chuẩn mực và là “đòn bảy” cho phát triển nghiên cứu khoa học nói chung, phát triển nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục nói riêng.

Chương 2 và chương 3 tiếp theo đây sẽ trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng đánh giá và đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng kết quả SKKN nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)