Cấu trúc của bộ tiêu chí mới

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Trang 54)

9. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Cấu trúc của bộ tiêu chí mới

3.1.3.1. Về nội dung, cần tập trung các tiêu chí sau: a. Tính mục đích b. Tính sáng tạo c. Tính khoa học d. Tính sư phạm e. Tính thực tiển 3.1.3.2. Về hình thức:

- Phải đảm bảo yêu cầu cơ bản của kết cấu văn bản khoa học theo tính chất, mức độ của đề tài.

- Kỹ thuật trình bày SKKN phải tuân thủ theo các quy định.

3.1.4. Nội dung đánh giá cần đƣa vào bộ tiêu chí

3.1.4.1. Các yêu cầu cơ bản về nội dung từng tiêu chí a. Về tính mục đích cần nêu rõ:

Các SKKN đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong hoạt động thực tiễn giáo dục: Về quản lý chất lượng nhà trường, về đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng học tập của học sinh, về hoạt động giáo dục học sinh,…

Mặt khác các SKKN phải nhằm làm rõ mục đích của đề tài: Nhằm mục đích gì?

- Nâng cao nghiệp vụ quản lý nhà trường, hay… - Nâng cao chất lượng dạy học, hoặc…

- Nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục học sinh,… - …

b. Về tính sáng tạo của SKKN

- Nói đến sáng tạo của SKKN là nói đến cánh làm mới của người thực hiện để đem lại hiệu quả tốt hơn những cách làm truyền thống trước đây. Người ta thường nói “tính mới” của SKKN chính là như thế. Ở đây cần hiểu “tính mới” của SKKN là “ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn” chứ không phải là cách làm rất độc đáo, rất khác biệt như một kiểu kỹ thuật biểu diễn các thao tác lập luận của tư duy; nếu như thế sẽ không có SKKN theo đúng nghĩa của nó.

- Bản chất của SKKN phải là những điều mà bản thân người thực hiện thực sự trăn trở, chiêm nghiệm, tìm tòi và tâm đắc để đề ra một giải pháp hoặc một phương án giải quyết một tình huống nào đó trong thực tiễn, nghĩa là phải đưa ra được cách vận dụng của bản thân để tạo nên hiệu quả mới so với cách làm trước đây.

c. Về tính khoa học của SKKN

- Tính khoa học của SKKN thể hiện trên các mặt:

+ Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chổ dựa cho việc giải quyết vấn đề nêu trong đề tài.

+ Các luận điểm, luận cứ, luận chứng được trình bày rõ ràng, mạch lạc + Phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo và được thể hiện ở cả hai mặt nội dung lẫn hình thức.

- Ngoài ra tính khoa học của SKKN còn phải đảm bảo sự chính xác về dữ liệu, tức độ tin cậy về mặt khoa học và được kiểm nghiệm qua hệ thống tư liệu sử dụng và thực nghiệm nghiêm túc của bản thân người làm SKKN. Vì vậy những kết luận rút ra phải phù hợp với nhận thức của mọi người, được mọi người tin tưởng và thừa nhận.

d. Về tính sư phạm của SKKN

Nói đến tính sư phạm là nói đến sự chuẩn mực của SKKN, trong đó người trình bày phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về việc dùng ngôn ngữ phải chinh xác, dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích. Cách trình bày các luận điểm, luận cứ, luận chứng phải phù hợp với yêu cầu của SKKN, nhất là đối với nhận thức của đối tượng tiếp nhận (đồng nghiệp, học sinh) tức là phải phù hợp với quá trình dạy học và dễ áp dụng.

e. Về tính thực tiễn của SKKN

- Khi nói đến tính thực tiễn (hay tính hiệu quả) của SKKN là muốn đề cập đến mối liên hệ và tác động qua lại giữa SKKN và thực tiễn đời sống. SKKN có nêu được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác quản lý, giảng dạy và giáo dục hay không tại môi trường công tác (hoặc đối tượng nghiên cứu) của người thực hiện đề tài. Do đó những kết luận rút ra từ đề tài nghiên cứu thực chất phải là sự khái quát từ thực tiễn hoạt động cụ thể mà người nghiên cứu đã tiến hành chứ không phải là sao chép cái đã có từ sách vở mang tính lý thuyết, thiếu tính thực tiễn. Jean Piget đã từng khẳng định “Mục đích chính của giáo dục là tạo ra những con người có khả năng sáng tạo những điều mới mẻ chứ không đơn giản là sao chép những gì thế hệ trước đã làm” nghiệm ra rất đúng và sâu sắc trong trường hợp này.

- Nếu xét ở góc độ giảng dạy, có thể nói SKKN là những điều đã được kiểm nghiệm có hiệu quả qua quá trình giảng dạy nhiều năm trên một (hoặc nhiều) đối tượng cụ thể với nhiều loại trình độ khác nhau của học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu – kém. Do vậy những kết luận và bài học rút ra từ thực tiễn giảng dạy phải có nhiều đối tượng công nhận và lặp đi lặp lại trong một thời

gian dài mới có đủ cơ sở để kiểm nghiệm độ tin cậy của nó. Khi đó SKKN mới thật sự có chất lượng và khả năng vận dụng trong thực tiễn mới có tính khả thi.

3.1.4.2. Về hình thức của SKKN

Đây cũng là yêu cầu rất cần thiết làm cho SKKN có thêm “da thịt” góp phần tạo nên sự thành công của người thực hiện

- Trước hết SKKN phải đảm bảo yêu cầu cơ bản của kết cấu văn bản khoa học theo tính chất, mức độ của đề tài.

- Về kỹ thuật trình bày SKKN phải tuân thủ các quy định về:

+ Cách diễn đạt, trình bày: Chuẩn mực, sáng sủa, hành văn rõ ràng, mạch lạc.

+ Cỡ chữ, phông chữ (font chữ)… phải đúng qui định, hệ thống tài liệu tham khảo phải đúng quy định của văn bản khoa học.

3.1.5. Đề xuất thang điểm đánh giá, xếp loại SKKN (kèm theo phiếu đánh giá)

Bảng 3.1: Đề xuất bộ tiêu chí mới và thang điểm đánh giá, xếp loại SKKN

Tiêu chuẩn Tiêu chí

Điểm đạt Điểm

tối đa

Điểm khống chế I. Nội dung: 90 điểm

1. Tính mục đích (10 điểm)

1. SKKN giải quyết được những mâu thuẩn, khó khăn gì trong thực tiễn (quản lý, giảng dạy, giáo dục học sinh)

5 điểm

2. Mục đích của SKKN là gì? (nâng cao năng lực quản lý, chất lượng giảng dạy, giáo dục đạo đức học sinh,…)

5 điểm

2. Tính sáng tạo (10 điểm)

1. Nêu được cách làm mới, riêng đem lại hiệu quả tốt hơn các cách làm trước đây

2. Có kế thừa nhưng phải đưa ra cách vận dụng của bản thân, có những điểm mới mang lại hiệu quả hơn so với cách làm trước đây

* Chú ý: Cần có minh chứng kết quả đạt được trong thực tế công tác, giảng dạy; phần vận dụng không quá…% dung lượng đề tài.

5 điểm 5 điểm

3. Tính khoa học (30 điểm)

1. Cơ sở lý luận chặt chẽ, hợp lý, có độ tin cậy cao về mặt khoa học vàsố liệu.

15 điểm

2. Các kết luận rút ra phải phù hợp với quan điểm chung của mọi người, được mọi người tin tưởng, thừa nhận, đặc biệt là phù hợp với giáo dục tỉnh nhà. 15 điểm 4. Tính sư phạm (10 điểm) 1. Ngôn ngữ trong sáng, chính xác, dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích. 5 điểm 5 điểm 2. Diễn đạt rõ ràng, dễ nhớ, dễ áp dụng vận dụng đối với đồng nghiệp và học sinh. 5 điểm 5 điểm 5. Tính thực tiễn (Hiệu quả) (30 điểm)

1. SKKN phải được kiểm nghiệm trong thực tiển trên từng đối tượng cụ thể

15 điểm 15 điểm

2. Các biện pháp giải quyết vấn đề (khó khăn, trở ngại) và kết quả đạt được, hiệu quả…

phải được phổ biến ứng dụng và khả thi.

II. Hình thức

(10 điểm)

1. Kết cấu văn bản theo đúng thể thức qui định.

5 điểm

2. Kỹ thuật trình bày phải đúng qui định hiện hành của kiểu văn bản theo qui định của Chính phủ.

5 điểm

Tổng cộng 100 điểm 50 điểm

Biểu điểm xếp loại SKKN

- Tổng điểm tối đa: 100 điểm

1. Điểm nội dung: 90 điểm (điểm khống chế 50 điểm) 2. Điểm hình thức: 10 điểm

- Điểm đạt từng loại:

1. Loại xuất sắc (A): Từ 95 – 100 điểm (khống chế phải đạt 50 điểm) 2. Loại khá (B): Từ 70 đến dưới 95 điểm (khống chế phải đạt 30 điểm,

mục I.4)

3. Loại trung bình (C): Từ 50 – dưới 70 điểm (khống chế phải đạt 30 điểm, mục I.5)

Bảng 3.2 Phiếu đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm năm học 20.... – 20...

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẠC LIÊU ĐƠN VỊ:...

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 201... – 201...

Số TT TÊN ĐỀ TÀI TÊN NGƢỜI THỰC HIỆN Tiêu chuẩn 1 Tính mục đích Tiêu chuẩn 2 Tính sáng tạo Tiêu chuẩn 3 Tính khoa học Tiêu chuẩn 4 Tính sƣ phạm Tiêu chuẩn 5 Tính thực tiễn Hình thức Tổng điểm Xếp loại 1.1 (5đ) 1.2 (5đ) Tổng (10đ) 2.1 (5đ) 2.2 (5đ) Tổng (10đ) 3.1 (15đ) 3.2 (15đ) Tổng (30đ) 4.1 (5đ) 4.2 (5đ) Tổng (10đ) 5.1 (15đ) 5.2 (15đ) Tổng (30đ) 6.1 (5đ) 6.2 (5đ) Tổng (10đ)

Bạc Liêu, ngày...tháng ...năm 201...

3.2. Kết quả điều tra nghiên cứu

Bảng 3.3. Tổng hợp trưng cầu ý kiến bộ tiêu chí mới.

TT Đối tƣợng

Khảo sát

Số lƣợng

Nhất trí Không

nhất trí Phân vân Ghi chú

SL % SL % SL %

1 Cán bộ quản lý 10 9 90 1 10

2 Giáo viên tiểu học 5 4 80 1 20

3 Giáo viên THCS 5 4 80 1 20

4 Giáo viên THPT 5 4 80 1 20

Nhận xét: Nhìn chung qua kết quả trưng cầu ý kiến của bộ tiêu chí mới

đối với nhà quản lý giáo dục và giáo viên các cấp nhất trí cao từ 80% trở lên; còn một số ít không nhất và phân vân dưới 20%.

3.3. Kết quả thực nghiệm các tiêu chí đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu.

Bảng 3.4. Thực trạng công tác đánh giá chất lượng sáng kiến kinh nghiệm.

Phần/ câu

Số câu đƣợc chọn

Câu A Câu B Câu C Câu D

Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Phần I: Thực trạng công tác đánh giá chất lƣợng SKKN Câu 1 22 11% 86 43% 88 44% 4 2% Câu 2 159 89,33 19 10,67 0 0,00 0 0,00 Câu 3 13 7,30 137 76,97 19 10,67 9 5,06 Câu 4 139 78,09 18 10,11 9 5,06 12 6,74 Câu 5 168 94,38 6 3,37 4 2,25 0 0,00 Câu 6 14 7,87 80 44,94 80 44,94 4 2,25 Câu 7 30 16,85 10 5,62 136 76,40 2 1,12 Câu 8 6 3,37 160 89,89 2 1,12 10 5,62

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát 200 phiếu trưng cầu ý kiến ta thấy thực

trạng công tác đánh giá chất lượng kết quả sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liêu như sau:

- Có 11% cán bộ, giáo viên chưa từng tham gia đánh giá chất lượng SKKN.

- Có 44% tham gia đánh giá chất lượng SKKN từ 5 đến 10 lần.

- Có 89,33% các đề tài, SKKN mà các thầy, cô đánh giá là ở cấp trường/ phòng.

- Các đề tài, SKKN mà các thầy, cô tham gia đánh giá chủ yếu được xếp loại khá (76,97%).

- Các thầy, cô cho rằng dựa trên tiêu chí sáng tạo để đánh giá một SKKN (78,09%) và cũng có một số ý kiến khác là dựa trên tiêu chí khoa học để đánh giá một SKKN (10,11%).

- Có 94,38% cần điều chỉnh bộ tiêu chí đánh giá SKKN mà Sở GD&ĐT đang sử dụng.

- Có 44,94% đề nghị điều chỉnh bổ sung thêm các tiêu chí và 44,94%

đề nghị cụ thể tiêu chí cũ và bổ sung tiêu chí mới theo hướng chi tiết và lượng hoá.

- Có trên 76% cho rằng yếu tố về trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của từng thành viên trong hội đồng có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng công tác đánh giá SKKN.

- Trong quá trình tham gia đánh giá các đề tài, SKKN ít khi các thành viên trong hội đồng có điểm trên lệch quá 2 điểm.

Bảng 3.5. Quan điểm đánh giá sáng kiến kinh nghiệm

Phần/ câu

Số câu đƣợc chọn

Câu A Câu B Câu C Câu D

Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Phần II: Quan điểm đánh giá SKKN

Câu 9 140 78,65 25 14,04 0 0,00 13 7,30 Câu 10 105 58,99 73 41,01 0 0,00 0 0,00 Câu 11 10 5,62 161 90,45 7 3,93 0 0,00 Câu 12 172 96,63 2 1,12 4 2,25 0 0,00 Câu 13 168 94,38 10 5,62 0 0,00 0 0,00 Câu 14 83 46,63 87 48,88 8 4,49 0 0,00 Câu 15 30 16,85 146 82,02 2 1,12 0 0,00

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát 200 phiếu trưng cầu ý kiến ta thấy quan điểm đánh giá sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liêu như sau:

- Có 78,65 đồng ý cho rằng đánh giá SKKN là sự so sánh dựa trên một chuẩn mực nào đó, để xem xét SKKN là tốt hơn hay xấu hớn chuẩn mực đó, trong đó có những chỉ tiêu về chuẩn mực”.

- Có 58,99% cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng đánh giá chất lượng SKKN là đi xem xét giá trị bản thân của SKKN đó, chưa xem xét tới giá trị phái sinh, xuất hiện trong và sau một giai đoạn đưa vào áp dụng.

- Có trên 90% cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng là sai khi nghĩ đề tài, SKKN cấp cơ sở thường có tính ứng dụng thực tiễn thấp hơn và không đòi hỏi phải có nhiều tính mới so với những đề tài, SKKN cấp tỉnh, cấp Bộ, cấp Nhà nước.

hết là tính mới (96,63%).

- Trên 94% đồng ý đúng, một SKKN vẫn được xem là mới khi tác giả vẫn sử dụng những kết quả của tác giả khác để làm luận cứ chứng minh cho một luận điểm mới của mình.

- Có gần 50% cho là sai, Trong nghiên cứu khoa học xã hội mọi kết quả nghiên cứu đều có thể cho thấy ngay hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn.

- Trên 80% cán bộ quản lý, giáo viên không đồng ý khi đánh giá SKKN có nên dựa vào số trang báo cáo khoa học của SKKN để đánh giá tính mới các tri thức khoa học mà đề tài, SKKN đóng góp hay không?.

Bảng 3.6. Quan điểm về tiêu chí đánh giá

Phần/ câu

Số câu đƣợc chọn

Câu A Câu B Câu C Câu D

Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Phần III: Quan điểm về tiêu chí đánh giá

Câu 16 140 78,65 25 14,04 0 0,00 13 7,30 Câu 17 135 75,84 11 6,18 32 17,98 0 0,00 Câu 18 162 91,01 7 3,93 9 5,06 0 0,00 Câu 19 165 92,70 4 2,25 9 5,06 0 0,00 Câu 20 168 94,38 4 2,25 6 3,37 0 0,00 Câu 21 155 87,08 10 5,62 13 7,30 0 0,00 Câu 22 172 96,63 2 1,12 4 2,25 0 0,00

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát 200 phiếu trưng cầu ý kiến ta thấy quan

điểm về tiêu chí đánh giá sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liêu như sau:

- Có 78,65% cán bộ quản lý, giáo viên cho là đúng khi lựa chọn một chủ đề nghiên cứu cần phải dựa trên quan sát khách quan những sự vật, hiện tượng chứ không phải áp đặt chủ quan của người nghiên cứu.

- Có trên 75% cho là đúng về vấn đề nghiên cứu phải giải đáp những nhu cầu thực tiễn và một số ý kiến khác là SKKN cần giải đáp nhu cầu thực tiễn.

- Trên 90% cho rằng Giả thuyết nghiên cứu phải dẫn đến một luận điểm khoa học mới mẻ, không sao chép của đồng nghiệp.

- 92,70% cho rằng luận cứ phải thật sự khách quan và đủ chứng minh giả thuyết, không sao chép, bịa đặt.

- Có 94,38% cho rằng các phương pháp được sử dụng phải đảm bảo cho luận cứ đáng tin cậy.

* Tiếp cận tổng hợp:

- Có 87,08% cán bộ quản lý, giáo viên cho là đúng, tính trung thực của những thông tin khoa học được kiểm tra qua tính đúng đắn trong việc trích dẫn các luận cứ lý thuyết, thực tiễn, không cắt xén, bóp méo hoặc bỏ qua các trích dẫn.

- 96,63% cho rằng kiểm tra tính tin cậy và khách quan của SKKN qua 2 tiêu chí luận cứ (đã được chứng minh là đủ tin cậy) và phương pháp (đảm bảo rằng những luận cứ đưa ra là đúng đắn về mặt khoa học.

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Trang 54)