Khó khăn về tiêu chí đánh giá sáng kiến kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Trang 46)

9. Kết cấu của luận văn

2.3. Khó khăn về tiêu chí đánh giá sáng kiến kinh nghiệm

2.3.1. Thang điểm đánh giá, xếp loại SKKN của ngành giáo dục Bạc Liêu đang áp dụng.

Thang điểm đánh giá xếp loại SKKN: là thang điểm 100 và được quy

định như sau:

a. Về nội dung: Đạt tối đa 90 điểm - Tính khoa học: (25 điểm )

Đề tài có cơ sở, lý luận vững vàng, hợp lý, có luận cứ khoa học, xác thực. Vấn đề nghiên cứu phải phù hợp với những thành tựu khoa học giáo dục tiên tiến trong nước và thế giới; phù hợp với đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước; phù hợp với yêu cầu, nội dung giáo dục của từng cấp học, từng cơ quan, đơn vị; phù hợp với nguyên tắc và phương châm giáo dục; phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh, sinh viên. Kết quả nghiên cứu đạt được đúng với mọi điều kiện, mọi trường hợp. Đây là kết quả phù hợp với quy luật, với xu thế chung, không phải là ngẫu nhiên.

- Tính mới: (20 điểm )

Đó là những vấn đề chưa có SKKN nào trước đó nghiên cứu; những cải tiến, những đề xuất mới đảm bảo tính khoa học; những ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ mới; luận điểm giáo dục mới hay phát hiện mới về tính hợp lý, hiệu quả của một giải pháp trong quá trình dạy học, quản lý giáo dục.

Đây cũng là yếu tố cơ bản của SKKN nên khi đánh giá cần hết sức trân trọng những biện pháp sáng tạo (dù nhỏ), vì qua đó người viết SKKN đã biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, sáng kiến, cải tiến của mình vào nhiệm

vụ hoạt động của mình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh giáo dục ở địa phương, đảm bảo yêu cầu khoa học của quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Tính hiệu quả: (25 điểm )

Đem lại hiệu quả trong công tác dạy học, giáo dục và quản lý giáo dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học hay hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Nếu áp dụng thì hiệu quả công việc sẽ cao nhất, với lượng thời gian và sức lực được sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất.

- Tính ứng dụng thực tiễn: (20 điểm )

Có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ hiểu và có thể ứng dụng một cách dễ dàng và đại trà trong toàn ngành giáo dục; được các nhà giáo, nhân viên khác vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao.

b. Về hình thức: (10 điểm,05 điểm cho mỗi mục )

- Trình bày đúng bố cục; câu văn rõ ràng, mạch lạc; từ ngữ sử dụng đảm bảo tính chính xác.

- Bài viết được đánh máy vi tính trên khổ giấy A 4 (210 mm x 297 mm); được trình bày đúng kỹ thuật văn bản (cỡ chữ 14, kiểu chữ Times New Roman; định lề trang văn bản theo đúng quy định, cụ thể: trang mặt trước, lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm, lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm, lề trái: cách mép trái từ 30-35 mm, lề phải: cách mép phải từ 15-20 mm; trang mặt sau có lề trên, lề dưới tương tự nhưng lề trái: cách mép trái từ 15-20 mm, lề phải: cách mép phải từ 30-35 mm); được trang trí khoa học, đẹp.

* Về xếp loại :

Mỗi SKKN sẽ được Hội đồng khoa học đánh giá, xếp loại theo một trong bốn loại sau: xuất sắc, khá, trung bình, không đạt yêu cầu. Việc đánh giá, xếp loại SKKN được áp dụng theo tiêu chuẩn sau:

- Loại xuất sắc: nếu SKKN đạt từ 85 - 100 điểm - Loại khá: nếu SKKN đạt từ 65 - 84 điểm

- Loại trung bình: nếu SKKN đạt từ 50 - 64 điểm

- Loại không đạt yêu cầu: nếu SKKN đạt dưới 50 điểm.

2.3.2. Những khó khăn, bất cập khi thực hiện bảng tiêu chí đánh giá trên đây.

a. Về logic các tiêu chuẩn trong thang điểm

- Các đề mục chưa thể hiện mối quan hệ biện chứng của quá trình thực hiện một SKKN. Không thấy nêu tính mục đích của đề tài, đây là yêu cầu không thể thiếu đối với một SKKN nói riêng và công trình khoa học nói chung.

- Trùng lắp các phần: Tính hiệu quả, tính ứng dụng thực tiễn. Nếu ghép chung thành một tiêu chuẩn sẽ gọn, dễ hiểu hơn vì nội hàm của chúng không có gì khác biệt.

b. Thiếu một số tiêu chuẩn rất quan trọng như tính sáng tạo, tính sư phạm Đã nói sáng kiến là nói đến sự sáng tạo mà ở cấp độ SKKN là “ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn” (Sách đã dẫn trang 816). Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc không thể bỏ qua. Còn tính sư phạm cũng là yêu cầu tối thiểu đối với một sáng kiến trong ngành giáo dục. Nó phải đảm bảo tối thiểu sự trong sáng trong sử dụng ngôn ngữ và chuẩn mực trong kết cấu, bố cục, sắp xếp các minh chứng.

Với thang điểm đang được áp dụng hiện nay dứt khoát sẽ tạo ra sự lúng túng, rối rắm đối với người thực hiện và cả người đánh giá. Để khắc phục hạn chế này cần có cuộc trưng cầu rộng rãi ý kiến của đội ngũ trong ngành đặc biệt là các chuyên gia theo trình tự các tiêu chuẩn sau:

- Mục đích của đề tài (tính mục đích) - Tính sáng tạo

- Tính khoa học - Tính sư phạm

- Tính thực tiễn (hiệu quả)

Trong từng tiêu chuẩn sẽ cụ thể hoá thành những tiêu chí riêng kèm theo thang điểm để lượng hoá khi đánh giá, xếp loại, đồng thời cần xác định đâu là

tiêu chuẩn/ tiêu chí trọng tâm, trọng điểm để chỉ ra được mức độ đóng góp của người thực hiện.

Trong chừng mực phạm vi SKKN trong ngành giáo dục chủ yếu là góc độ quản lý và giảng dạy, thực chất của một SKKN là làm nổi bật các biện pháp có tính chất sáng tạo, có tác dụng tốt đã giúp cho tác giả khắc phục khó khăn, mang lại kết quả trong công tác quản lý, giảng dạy và giáo dục ở cơ sở. Trên cơ sở đó có thể rút ra những bài học cần thiết cho bản thân.

Từ thực trạng khó khăn trong đánh giá và việc áp dụng các tiêu chí đánh giá SKKN đang thực hiện ta thấy khi triển khai áp dụng các tiêu chí đánh giá SKKN đối với cơ quan quản lý và hội đồng đánh giá gặp không ít khó khăn nhất định và tồn tại một thời gian khá dài với những kết quả khá mâu thuẫn. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ minh chứng rõ hơn.

Bảng 2.1. KẾT QUẢ XẾP LOẠI SKKN TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2013

Nội dung 2000 – 2010 2010 – 2012 2012 - 2013 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Xếp loại SKKN để xét danh hiệu chiến sỹ

thi đua cơ sở

Tốt 13.178 100% 1.389 100% 98 9,82 K 428 42,88 TB 213 21,34 KĐ 0 0 259 25,95 13.178 100% 1.389 100% 998 100%

Nguồn cung cấp: Phòng tổ chức cán bộ Sở GDĐT Bạc Liêu

Qua bảng số liệu so sánh trên có thể rút ra mấy nhận xét bước đầu: - Về mốc thời gian để xác định tiêu chí đánh giá.

+ Thời gian từ 1997 đến 2010: Hầu như chưa đặt ra vấn đề SKKN để xét thành tích thi đua và các chức danh khác. Ở thời điểm này việc nộp SKKN để xét danh hiệu thi đua chỉ là hình thức để hợp thức hoá công nhận danh hiệu, và như vậy đơn vị, cá nhân nào có SKKN kèm theo thành tích xem như được công nhận. Việc lập hội đồng và tổ chức đánh giá xếp loại hầu như không được quan tâm hoặc nếu có chỉ trên văn bản chỉ đạo chung chung.

+ Thời gian từ 2010 – 2012 có nhiều sự kiện đáng lưu ý

Luật thi đua khen thưởng và các văn bản pháp quy khác của các Bộ ngành hướng dẫn thực hiện Luật thi đua khen thưởng được ban hành khá đầy đủ, làm căn cứ cho việc đánh giá, xếp loại công chức, viên chức trong ngành giáo dục, đặc biệt là các thông tư và Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc qui định chuẩn nghề nghiệp đối với công chức, viên chức như Quyết định số 02/2008 (đối với giáo viên mầm non). Quyết định số 14/2007 (đối với giáo viên tiểu học); Thông tư số 30/2009 (đối với giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông),…

Riêng trong ngành giáo dục đến năm 2012 Bộ GDĐT mới ban hành thông tư số 12 hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong ngành giáo dục, trong đó có đặt ra tiêu chuẩn cụ thể đánh giá SKKN khi xét danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở. Cho nên có thể thấy mốc thời gian 2012 để bàn về vấn đề đánh giá SKKN và các vấn đề khác có liên quan.

Đối với tỉnh Bạc Liêu, năm 2012 có nhiều dấu ấn đáng ghi nhớ làm thay đổi diện mạo thi đua và đánh giá xếp loại công chức, viên chức trong ngành, đó là bệnh “đạo thành tích”, “đạo sáng kiến kinh nghiệm” tràn lan ở tất cả các bậc học, ngành học mà đến thời điểm này mới “lộ” ra làm mọi người như bừng tỉnh và liên tưởng đến thời gian trước đây không biết có bao nhiêu trường hợp tương tự mà ngành giáo dục không phát hiện (thật ra cơ quan nêu ra vấn đề này là Hội đồng thi đua khen thưởng của tỉnh chứ không phải ngành giáo dục). Hàng loạt vấn đề được nêu ra: Các danh hiệu thi đua trước đây có thực chất không? Các sáng kiến kinh nghiệm được ngành công nhận có phải là sản phẩm của nỗ lực bản thân công chức, viên chức không hay là của người khác mà “các bạn chưa bị lộ” ăn cắp mà không bị phát hiện?

+ Thời gian từ năm 2012 trở lại đây như một cột mốc đánh dấu sự “lột xác” của ngành giáo dục và đào tạo trong việc xác lập lại trật tự kỷ cương, hàng loạt SKKN bị loại kéo theo danh hiệu thi đua cắt làm cho nhiều cá nhân có bề dày phấn đấu bị hụt hẫng và giấc mơ bằng khen, huân chương lao động bị tan biến. Số lượng này chiếm khá lớn trong lực lượng cốt cán ở nhà trường. Vì vậy

nếu phán đoán chặt chẽ và xem xét thật kỹ thì ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của ngành do tâm lý bất an và sự mặc cảm đối với những người xung quanh (thậm chí cả trong gia đình và con đường công danh sau này).

- Về số lượng và tỷ lệ phần trăm các danh hiệu các năm có sự thay đổi khá lớn. Trước năm 2010 như trên đã nói số lượng đạt rất đông, từ năm 2010 đến năm 2012 số lượng giảm dần do việc đánh giá SKKN có được chú ý quan tâm; đặc biệt sau sự cố 2012 đến nay số lượng giảm kỷ lục so với các năm, không đầy 50% so với các năm trước đây. Đó là thực tế đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm của ngành giáo dục và đào tạo.

Từ những vấn đề khó khăn trên trong công tác đánh giá SKKN hàng năm chúng ta thấy công việc này tưởng đơn giản nhưng xem ra có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề quan trọng khác chẳng những uy tín cá nhân mà cả danh dự tập thể, bộ mặt nhà trường hay nói rộng ra toàn ngành giáo dục. Do vậy đã đến lúc cần thiết phải xem vấn đề SKKN là một nội dung không thể thiếu khi đánh giá chất lượng đội ngũ và cơ sở giáo dục. Đây là công việc vô cùng khó khăn, phức tạp đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực phấn đấu thật cao, trong đó việc xác lập bộ tiêu chí để làm cơ sở đánh giá, xếp loại SKKN là công việc cấp bách không thể chậm trễ.

* Kết luận chƣơng:

1. Xác định rõ nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ trọng cơ bản của toàn ngành giáo dục Việt Nam nói chung và của ngành giáo dục Bạc Liêu nói riêng, Ngành giáo dục Bạc Liêu đã có rất nhiều đầu tư các nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học của ngành. Để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ NCKH thì công tác đánh giá SKKN luôn là một nhu cầu song hành.

2. Cùng với việc đầu tư các nguồn lực phục vụ cho hoạt động NCKH thì việc định hướng các nội dung nghiên cứu cho từng giai đoạn phát triển là rất cần thiết. Thực tế trong những năm qua cho thấy ngành giáo dục Bạc Liêu đang có những chiến lược phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học, định hướng nội dung nghiên cứu phù hợp với thực tiễn đào tạo theo hình thức tín chỉ.

3. Để cho công tác đánh giá SKKN trong ngành giáo dục Bạc Liêu ngày càng có hiệu quả thì việc hoàn thiện các tiêu chí đánh giá SKKN có tính thống nhất, phù hợp với đặc điểm riêng của NCKH trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp cho công tác đánh giá SKKN được hoàn thiện, khoa học, khách quan, từ đó sẽ tạo tiền đề đưa công tác đánh giá SKKN thành công có tính thường xuyên, chuyên nghiệp, là cơ sở để nâng cao vị thế khoa học, từng bước tiếp cận và ngang tầm trình độ khoa học trong khu vực.

4. Nghiên cứu về tiêu chí đánh giá chất lượng SKKN của ngành giáo dục trong cả nước nói chung và ngành giáo dục Bạc Liêu nói riêng được tiến hành với mong muốn đưa ra được những đóng góp mang tính xây dựng nhằm nâng cao chất lượng các công trình khoa học của Sở GD&ĐT Bạc Liêu theo các chuẩn mực của quốc tế từ đó tạo nền tảng cơ bản cho việc đào tạo nhân lực và hợp tác phát triển khoa học và công nghệ giữa Sở GD&ĐT Bạc Liêu với các Sở GD&ĐT khác trong cả nước.

Chƣơng 3: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)