Những khó khăn trong việc đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Trang 37)

9. Kết cấu của luận văn

2.2. Những khó khăn trong việc đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm

Việc đánh giá SKKN trong ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liêu từ khi tái lập tỉnh đến nay có thể chia ra 3 giai đoạn:

- Giai đoạn trước khi có luật thi đua – khen thưởng

- Giai đoạn khi có luật thi đua khen thưởng đến năm 2010 - Giai đoạn từ 2010 đến nay

Trước khi có Luật thi đua – khen thưởng, việc đánh giá SKKN hầu như không được đề cập đến khi đánh giá, xếp loại công chức, viên chức trong ngành

mà chủ yếu căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ cuối năm của từng cá nhân hoặc dựa trên những sản phẩm mà cá nhân đó tạo ra.

Từ khi có Luật thi đua – khen thưởng và nghị định 42 của Chính phủ ban hành, việc đánh giá, xếp loại các SKKN trong ngành giáo dục có được quan tâm chú ý. Tuy nhiên công việc này cũng chỉ dừng lại ở hình thức để hợp thức hoá các danh hiệu thi đua mà thôi vì hầu như các SKKN không được xem xét, đánh giá ở cấp độ hội đồng đánh giá theo đúng ý nghĩa của nó, tức chưa có cơ chế đánh giá một cách chặt chẽ, khoa học.

Từ năm 2010 đến nay việc đánh giá SKKN có được quan tâm đặc biệt từ cấp độ ngành giáo dục: Có xây dựng bảng tiêu chí đánh giá, có thành lập hội đồng đánh giá và có cơ chế cụ thể cho quá trình thực hiện. Tuy nhiên, việc đánh giá các SKKN gặp không ít khó khăn, thậm chí nhiều vấn đề đặt ra xung quanh chất lượng của một SKKN thực sự hầu như chưa được giải quyết thoả đáng. Nói một cách tổng quát việc đánh giá SKKN hiện nay trong ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liêu gặp phải những khó khăn cơ bản sau đây.

2.2.1. Về mặt khách quan

a. Các SKKN của đội ngũ công chức, viên chức ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liêu tồn tại rất đa dạng, phong phú mà bản thân ngành giáo dục chưa có điều kiện tổng hợp đầy đủ, toàn diện để phân loại một cách cụ thể từng loại sáng kiến. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói đại ý : Nghề dạy học là nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo vì nó tạo ra những con người sáng tạo. Theo đó hễ có bao nhiêu nhà giáo thì có bấy nhiêu sự sáng tạo, tức sáng kiến để nâng cao chất lượng dạy - học (sáng kiến: ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn – Từ điển tiếng việt, Hoàng Phê chủ biên, trang 816, nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, 1998). Xem ra việc khẳng định chất lượng của một SKKN không phải là dễ.

b. Sáng kiến kinh nghiệm luôn gắn với quá trình phát triển của lịch sử giáo dục vì vậy mỗi giai đoạn mỗi khác từ nội dung đến chuẩn đánh giá. Điều này đòi hỏi việc đánh giá SKKN phải tuân thủ quan điểm lịch sử và yêu cầu đổi mới phương thức đánh giá, tuyệt đối không được chủ quan cứng nhắc hay máy

móc. Rất nhiều SKKN rất tốt bị lãng quên hoặc bị phủ nhận không thương tiếc làm cho bản thân người thực hiện mất hết ý chí phấn đấu.

2.2.2. Về mặt chủ quan của ngành giáo dục và lực lượng tham gia đánh giá.

a. Việc thẩm định các SKKN còn mang tính hình thức, một chiều mà không gắn với hoạt động thực tiễn của từng cá nhân, đặc biệt là kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của họ. Do đó thường xảy ra trường hợp chất lượng chuyên môn một đằng, kết quả SKKN một nẻo hoặc không dính dáng gì với nhau cả.

b. Đánh giá SKKN (có lúc) chỉ là cách hợp thức hoá để công nhận danh hiệu thi đua mà thôi do vậy việc đánh giá không đem lại tác dụng thật sự làm cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cho toàn ngành.

c. Lực lượng tham gia đánh giá cũng là điều đáng nói

Hàng năm, việc đánh giá, xếp loại các SKKN trong ngành giáo dục thường tạo ra những bi hài đối với người tham gia, phần nhiều xuất phát từ nguyên nhân này. Nó tồn tại một thời gian khá lâu mà không được khắc phục triệt để. Đó là:

- Người chưa từng dạy ở cấp học đó lại tham gia chấm SKKN của giáo viên trực tiếp giảng dạy qua nhiều năm.

- Người chưa từng có SKKN được công nhận cấp ngành lại tham gia chấm.

- Người dạy môn này lại chấm môn khác

- Người không am hiểu chuyên môn lại chấm người có thâm niên về lĩnh vực này, chẳng hạn các SKKN về ứng dụng công nghệ thông tin,…

- Tai hại nhất là các trường hợp sau:

+ Tách rời SKKN khỏi quá trình giảng dạy của giáo viên, tức là không gắn kết quả nghiên cứu với quá trình giảng dạy, chỉ xem xét một chiều rồi phán loại này, loại kia và thường tạo ra những nghịch lý hết sức buồn cười: Kết quả SKKN xếp loại tốt nhưng kết quả giảng dạy chỉ trung bình hoặc yếu; ngược

lại có giáo viên kết quả giảng dạy cuối năm khá tốt nhưng SKKN xếp loại trung bình hoặc không đạt!

+ Vì không am hiểu vi tính, không có khả năng kiểm chứng nên để “lọt lưới” hàng loạt SKKN sao chép trên mạng, thậm chí còn khen ngợi hết lời vì nhìn đâu cũng thấy “lạ” và “hay hay”. Lại có trường hợp cũng biết vi tính và biết tra cứu trên mạng nhưng khi đối chiếu chỉ thấy trùng tên SKKN là phán luôn là “đạo SKKN” chứ không chịu đọc kỹ xem mức độ vay mượn, vận dụng là bao nhiêu phần trăm để thấy được mức độ đóng góp của người thực hiện.

d. Về phía cơ sở giáo dục cũng gây ra không ít khó khăn - Đối với giáo viên:

+ Thiếu hiểu biết về nghiên cứu khoa học nói chung, phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nói riêng.

+ Ý thức nghề nghiệp còn kém thể hiện ở thiếu độc lập suy nghĩ và sáng tạo, chỉ bắt chước người khác mà không biết chọn lọc hoặc bê nguyên xi trên mạng.

+ SKKN không gắn với chuyên môn giảng dạy hoặc đối tượng giáo dục.

- Đối với người quản lý:

+ Tổ chức đánh giá, nghiệm thu tại đơn vị thiếu nghiêm túc dẫn đến đánh giá chung chung, xếp loại thiếu chính xác.

+ Thiếu thẩm định, đối chiếu dẫn đến bỏ qua các SKKN ăn cắp mà không biết.

+ Do bệnh thành tích nên việc nghiệm thu đều đạt kết quả cao, thậm chí có SKKN mà phụ lục và lời nói đầu dài hơn nội dung chính vẫn được đánh giá tốt.

2.2.3. Sự chồng chéo về văn bản pháp quy cũng tạo ra những khó khăn không nhỏ trong quá trình tổ chức đánh giá các SKKN trong ngành.

Hiện nay việc đánh giá công chức, viên chức trong ngành giáo dục hàng năm được thực hiện ít nhất bởi hai văn bản của hai Bộ đó là Bộ Nội vụ (Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006) và Bộ giáo dục và đào tạo (Thông tư

số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011, Thông tư số 14/2011/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011, Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009) qui định chuẩn hiệu trưởng trường Mầm non, trường Tiểu học, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quyết định số 02/2008/-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 Qui định về Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non và Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 Qui định về Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học; Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 về Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THCS, giáo viên THPT).

Trên cùng một đối tượng mà có cả một hệ thống văn bản pháp quy chỉ đạo đánh giá, xếp loại hàng năm với hàng loạt các qui định, hướng dẫn, bảng biểu, thống kê… minh chứng kèm theo (nhất là đánh giá chuẩn nghề nghiệp) hình thành cả một loạt thủ tục hành chính đè nặng lên cán bộ quản lý và giáo viên làm cho công tác đánh giá, xếp loại đội ngũ gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có việc đánh giá nghiệm thu các SKKN của ngành. Cụ thể có mấy biểu hiện sau đây:

a. Về hồ sơ, thủ tục đánh giá, xếp loại cuối năm

Để được công nhận là cán bộ quản lý, giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến trở lên, mỗi người ít nhất phải thực hiện các thủ tục sau:

- Viết bản tự đánh giá, xếp loại

- Đơn vị (tổ, nhóm) tổ chức họp đánh giá, xếp loại và ghi hồ sơ - Thủ trưởng đơn vị đánh giá, xếp loại

- Họp hội đồng trường đóng góp và bỏ phiếu kín - Báo cáo thành tích cá nhân

- Viết sáng kiến kinh nghiệm

- Tổ chức đánh giá, nghiệm thu SKKN cấp cơ sở và cấp ngành… Ngay cả bản thân các thủ tục hành chính trên đây (chưa kể nếu CBQL, giáo viên là Đảng viên còn phải thực hiện ít nhất là 03 văn bản đánh giá) nếu đầu tư thực hiện nghiêm túc cũng đã là một loại sáng kiến đặc biệt, đó là “Sáng

kiến viết báo cáo thành tích”, “Sáng kiến viết sáng kiến”, thậm chí tinh vi hơn là “sáng kiến để vượt qua hội đồng đánh giá sáng kiến”…

Thực trạng trên đây đã gây khó khăn không ít cho việc thẩm định SKKN hàng năm trong ngành giáo dục. Về mặt thời gian hầu như không đủ để đầu tư hoàn chỉnh cho một SKKN theo đúng qui cũ của nó, bởi cùng một thời điểm mà phải thực hiện hàng loạt các thủ tục, công việc nặng nề như vậy làm sao có chất lượng được. Phải chăng tình trạng qua loa đại khái, “đạo thành tích”, “đạo SKKN”… xuất phát từ thực tế này?! (Theo quy định của ngành hàng năm các SKKN phải hoàn tất đánh giá cấp cơ sở và gởi về ngành trong tháng 3 khi chưa kết thúc năm học, tức là kết quả SKKN được tiến hành khi chưa kết thúc năm học).

b. Về quy trình tổ chức nghiệm thu.

Thực tế cho thấy để hoàn thành hệ thống hồ sơ, thủ tục cuối năm của nhà trường trong một thời gian ngắn với hàng loạt những hoạt động khác như thi tốt nghiệp trung học phổ thông, xét tốt nghiệp trung học cơ sở, thi tuyển sinh lớp 10,… thì việc đầu tư cho SKKN để được các cấp xét duyệt đạt chất lượng cao không phải là công việc dễ dàng gì, ngay cả bản thân các thành viên của hội đồng đánh giá cũng không đủ thời gian để đọc và đối chiếu các minh chứng một cách toàn diện, chính xác, khách quan mà quy chế qui định.

Do thực tế trên đây nên hàng năm từ cơ sở đến cấp ngành, việc đánh giá, xếp loại các SKKN chủ yếu là hoàn thành thủ tục pháp lý để hợp thức hoá các danh hiệu thi đua; còn chất lượng thật của từng SKKN như thế nào thì chưa ai dám khẳng định một cách dứt khoát, thậm chí việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho mọi người tham khảo, học tập, vận dụng cũng còn dè dặt, chỉ dừng lại ở tên SKKN và kết quả xếp loại mà thôi. Nếu đi sâu tìm hiểu sẽ thấy có nhiều nguyên nhân (như trên đây đã có đề cập qua):

- Thứ nhất: Kết quả SKKN xếp loại tốt nhưng kết quả giãng dạy cuối năm không tương xứng.

- Thứ hai: Kết quả SKKN xếp loại trung bình hoặc không đạt nhưng kết quả giảng dạy lại rất cao. Đã có xảy ra hiện tượng này ở các nhà trường là có

nhiều giáo viên rất tâm huyết lo tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng giảng dạy mà không quan tâm đầu tư cho viết SKKN đến cuối năm mặc dù kết quả giảng dạy vượt chỉ tiêu đề ra nhưng lại không đạt yêu cầu về SKKN nên bị cắt danh hiệu thi đua rất thiệt thòi, thậm chí làm thui chột ý chí vươn lên của bản thân. Vô hình chung bản thân các SKKN lại góp phần làm giảm chất lượng giảng dạy, tạo ra bầu không khí tâm lý chán nãn đôi khi kéo dài qua nhiều năm.

- Thứ ba: Bản thân các SKKN lại quyết định danh dự, uy tín và quá trình phấn đấu của cả một đời người, một sự nghiệp. Điều này đã xảy ra trong thực tế.

Như trên đã nói, do SKKN hàng năm gắn liền với công nhận danh hiệu thi đua và đánh giá xếp loại công chức, viên chức, chuẩn nghề nghiệp theo các văn bản pháp quy hiện hành nên chỉ cần sai sót nhỏ hoặc thiếu cẩn thận sẽ huỷ bỏ cả một quá trình phấn đấu lâu dài và mất hết các danh hiệu cao quí mà Luật thi đua khen thưởng qui định. Nhiều cán bộ quản lý và giáo viên liên tục 6 năm liền là chiến sỹ thi đua cơ sở chỉ còn một năm nữa nếu đạt và kết hợp với một số thành tích khác sẽ được đề nghị khen cao (Bằng khen Thủ tướng Chính Phủ, Huân chương lao động hạng ba,…) nhưng rồi vì một SKKN không đạt (bởi nhiều lý do khác nhau như đã nêu trên) mà phải phấn đấu lại từ đầu, thậm chí không còn thời gian phấn đấu nếu tuổi đời không cho phép.

Thực tế trên đây đặt ra nhiều vấn đề khó khăn trong việc đánh giá các SKKN hàng năm mà nếu không cân nhắc cẩn thận sẽ tạo ra nhiều ngộ nhận về việc đánh giá chất lượng đội ngũ.

Trước hết có thể thấy rằng bản thân các danh hiệu thi đua trong một thời gian dài được ngành công nhận khi chưa có Luật thi đua – khen thưởng (đặt ra yêu cầu phải có SKKN) việc đánh giá đúng thực chất cống hiến của đội ngũ thực sự rất khó khăn, chủ yếu tập trung ở lực lượng chủ chốt theo chu kỳ “đến hẹn lại khen”; đội ngũ nhà giáo hầu như vắng bóng hoặc nếu có bị hạn chế rất nhiều về số lượng nên nhiều người đào tạo ra rất nhiều thế hệ tài năng cho đất nước mà chẳng nhận được danh hiệu cao quí nào cả dù học trò của giáo viên đó học hành đạt và được vinh danh ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đối với nhà giáo là thế, còn đội ngũ nhân viên khối văn phòng làm việc miệt mài suốt 40 giờ/tuần một cách âm thầm lặng lẽ không hề biết trước thế nào là SKKN thì khó có thể nói tới các danh hiệu thi đua như đối với nhà giáo. Đội ngũ này tuy không giữ vị trí quan trọng nhưng công việc của họ lại là một mắt xích không thể thiếu trong bộ máy tổ chức của ngành giáo dục nói chung, cở sở giáo dục nói riêng. Xét về cấp độ chế độ đãi ngộ và chính sách thi đua khen thưởng thì đây là lực lượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong đội ngũ công chức, viên chức của ngành giáo dục đào tạo.

+ Thứ hai, do trong một thời gian dài ngành giáo dục chưa quan tâm xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng SKKN nên nhận thức và hiểu biết của đội ngũ trong ngành đối với việc đầu tư cho các SKKN bị xem nhẹ. Điều này thấy rõ nhất ở các biểu hiện sau đây:

 Chương trình đào tạo ở các trường sư phạm hầu như chưa trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về SKKN để họ vận dụng sau nầy ở nhà trường khi vào nghề. Khi bước vào thực tế giảng dạy thì SKKN là một điều gì đó vô cùng mới mẽ đối với họ.

 Các loại hình đào tạo tràn lan hiện nay (và cả trước đây) hầu như không quan tâm đến việc trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về việc viết SKKN vì vậy khi đứng trước một vấn đề khoa học cần được lý giải tường minh để khái quát kết quả giảng dạy của bản thân đạt thành tích cao thì tỏ ra lúng túng, bỡ ngỡ, không biết tiến hành như thế nào.  Bản thân ngành giáo dục đào tạo cũng chưa đầu tư chỉ đạo các cơ sở giáo dục tập trung bồi dưỡng cho đội ngũ những hiểu biết cơ bản về SKKN. Các SKKN hàng năm chưa thể hiện được quá trình tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy, sáng tạo trong nghề nghiệp của mỗi giáo viên. Điều

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)