Kết quả điều tra nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Trang 61)

9. Kết cấu của luận văn

3.2. Kết quả điều tra nghiên cứu

Bảng 3.3. Tổng hợp trưng cầu ý kiến bộ tiêu chí mới.

TT Đối tƣợng

Khảo sát

Số lƣợng

Nhất trí Không

nhất trí Phân vân Ghi chú

SL % SL % SL %

1 Cán bộ quản lý 10 9 90 1 10

2 Giáo viên tiểu học 5 4 80 1 20

3 Giáo viên THCS 5 4 80 1 20

4 Giáo viên THPT 5 4 80 1 20

Nhận xét: Nhìn chung qua kết quả trưng cầu ý kiến của bộ tiêu chí mới

đối với nhà quản lý giáo dục và giáo viên các cấp nhất trí cao từ 80% trở lên; còn một số ít không nhất và phân vân dưới 20%.

3.3. Kết quả thực nghiệm các tiêu chí đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu.

Bảng 3.4. Thực trạng công tác đánh giá chất lượng sáng kiến kinh nghiệm.

Phần/ câu

Số câu đƣợc chọn

Câu A Câu B Câu C Câu D

Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Phần I: Thực trạng công tác đánh giá chất lƣợng SKKN Câu 1 22 11% 86 43% 88 44% 4 2% Câu 2 159 89,33 19 10,67 0 0,00 0 0,00 Câu 3 13 7,30 137 76,97 19 10,67 9 5,06 Câu 4 139 78,09 18 10,11 9 5,06 12 6,74 Câu 5 168 94,38 6 3,37 4 2,25 0 0,00 Câu 6 14 7,87 80 44,94 80 44,94 4 2,25 Câu 7 30 16,85 10 5,62 136 76,40 2 1,12 Câu 8 6 3,37 160 89,89 2 1,12 10 5,62

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát 200 phiếu trưng cầu ý kiến ta thấy thực

trạng công tác đánh giá chất lượng kết quả sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liêu như sau:

- Có 11% cán bộ, giáo viên chưa từng tham gia đánh giá chất lượng SKKN.

- Có 44% tham gia đánh giá chất lượng SKKN từ 5 đến 10 lần.

- Có 89,33% các đề tài, SKKN mà các thầy, cô đánh giá là ở cấp trường/ phòng.

- Các đề tài, SKKN mà các thầy, cô tham gia đánh giá chủ yếu được xếp loại khá (76,97%).

- Các thầy, cô cho rằng dựa trên tiêu chí sáng tạo để đánh giá một SKKN (78,09%) và cũng có một số ý kiến khác là dựa trên tiêu chí khoa học để đánh giá một SKKN (10,11%).

- Có 94,38% cần điều chỉnh bộ tiêu chí đánh giá SKKN mà Sở GD&ĐT đang sử dụng.

- Có 44,94% đề nghị điều chỉnh bổ sung thêm các tiêu chí và 44,94%

đề nghị cụ thể tiêu chí cũ và bổ sung tiêu chí mới theo hướng chi tiết và lượng hoá.

- Có trên 76% cho rằng yếu tố về trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của từng thành viên trong hội đồng có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng công tác đánh giá SKKN.

- Trong quá trình tham gia đánh giá các đề tài, SKKN ít khi các thành viên trong hội đồng có điểm trên lệch quá 2 điểm.

Bảng 3.5. Quan điểm đánh giá sáng kiến kinh nghiệm

Phần/ câu

Số câu đƣợc chọn

Câu A Câu B Câu C Câu D

Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Phần II: Quan điểm đánh giá SKKN

Câu 9 140 78,65 25 14,04 0 0,00 13 7,30 Câu 10 105 58,99 73 41,01 0 0,00 0 0,00 Câu 11 10 5,62 161 90,45 7 3,93 0 0,00 Câu 12 172 96,63 2 1,12 4 2,25 0 0,00 Câu 13 168 94,38 10 5,62 0 0,00 0 0,00 Câu 14 83 46,63 87 48,88 8 4,49 0 0,00 Câu 15 30 16,85 146 82,02 2 1,12 0 0,00

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát 200 phiếu trưng cầu ý kiến ta thấy quan điểm đánh giá sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liêu như sau:

- Có 78,65 đồng ý cho rằng đánh giá SKKN là sự so sánh dựa trên một chuẩn mực nào đó, để xem xét SKKN là tốt hơn hay xấu hớn chuẩn mực đó, trong đó có những chỉ tiêu về chuẩn mực”.

- Có 58,99% cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng đánh giá chất lượng SKKN là đi xem xét giá trị bản thân của SKKN đó, chưa xem xét tới giá trị phái sinh, xuất hiện trong và sau một giai đoạn đưa vào áp dụng.

- Có trên 90% cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng là sai khi nghĩ đề tài, SKKN cấp cơ sở thường có tính ứng dụng thực tiễn thấp hơn và không đòi hỏi phải có nhiều tính mới so với những đề tài, SKKN cấp tỉnh, cấp Bộ, cấp Nhà nước.

hết là tính mới (96,63%).

- Trên 94% đồng ý đúng, một SKKN vẫn được xem là mới khi tác giả vẫn sử dụng những kết quả của tác giả khác để làm luận cứ chứng minh cho một luận điểm mới của mình.

- Có gần 50% cho là sai, Trong nghiên cứu khoa học xã hội mọi kết quả nghiên cứu đều có thể cho thấy ngay hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn.

- Trên 80% cán bộ quản lý, giáo viên không đồng ý khi đánh giá SKKN có nên dựa vào số trang báo cáo khoa học của SKKN để đánh giá tính mới các tri thức khoa học mà đề tài, SKKN đóng góp hay không?.

Bảng 3.6. Quan điểm về tiêu chí đánh giá

Phần/ câu

Số câu đƣợc chọn

Câu A Câu B Câu C Câu D

Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Phần III: Quan điểm về tiêu chí đánh giá

Câu 16 140 78,65 25 14,04 0 0,00 13 7,30 Câu 17 135 75,84 11 6,18 32 17,98 0 0,00 Câu 18 162 91,01 7 3,93 9 5,06 0 0,00 Câu 19 165 92,70 4 2,25 9 5,06 0 0,00 Câu 20 168 94,38 4 2,25 6 3,37 0 0,00 Câu 21 155 87,08 10 5,62 13 7,30 0 0,00 Câu 22 172 96,63 2 1,12 4 2,25 0 0,00

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát 200 phiếu trưng cầu ý kiến ta thấy quan

điểm về tiêu chí đánh giá sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liêu như sau:

- Có 78,65% cán bộ quản lý, giáo viên cho là đúng khi lựa chọn một chủ đề nghiên cứu cần phải dựa trên quan sát khách quan những sự vật, hiện tượng chứ không phải áp đặt chủ quan của người nghiên cứu.

- Có trên 75% cho là đúng về vấn đề nghiên cứu phải giải đáp những nhu cầu thực tiễn và một số ý kiến khác là SKKN cần giải đáp nhu cầu thực tiễn.

- Trên 90% cho rằng Giả thuyết nghiên cứu phải dẫn đến một luận điểm khoa học mới mẻ, không sao chép của đồng nghiệp.

- 92,70% cho rằng luận cứ phải thật sự khách quan và đủ chứng minh giả thuyết, không sao chép, bịa đặt.

- Có 94,38% cho rằng các phương pháp được sử dụng phải đảm bảo cho luận cứ đáng tin cậy.

* Tiếp cận tổng hợp:

- Có 87,08% cán bộ quản lý, giáo viên cho là đúng, tính trung thực của những thông tin khoa học được kiểm tra qua tính đúng đắn trong việc trích dẫn các luận cứ lý thuyết, thực tiễn, không cắt xén, bóp méo hoặc bỏ qua các trích dẫn.

- 96,63% cho rằng kiểm tra tính tin cậy và khách quan của SKKN qua 2 tiêu chí luận cứ (đã được chứng minh là đủ tin cậy) và phương pháp (đảm bảo rằng những luận cứ đưa ra là đúng đắn về mặt khoa học.

3.4. Ý kiến đánh giá của chuyên gia về hệ thống tiêu chí

Để minh chứng hệ thống tiêu chí mới được đề xuất ở trên là có tính thuyết phục, chúng tôi đã gửi hệ thống tiêu chí này tới 10 chuyên gia – những người đã làm công tác đánh giá SKKN nhiều lần và tham gia đánh giá đề tài, đánh giá SKKN ở tất cả các cấp để xin ý kiến đánh giá về sự phù hợp cũng như tính khả thi của hệ thống tiêu chí. Qua kết quả trưng cầu ý kiến, có thể thấy hệ thống tiêu chí mới đã nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các chuyên gia. Kết quả cụ thể như sau:

Về sự phù hợp của các tiêu chí được đề cập trong bản tiêu chí mới: Đã có 8/10 chuyên gia cho rằng: hệ thống tiêu chí được xây dựng ở luận văn có cơ sở khoa học, tỷ mỷ và sát thực tiễn hơn, số điểm được cho ở mỗi tiêu chí cũng rất phù hợp.

Về tính khả thi của hệ thống tiêu chí mới: có 7/10 chuyên gia cho rằng: hệ thống tiêu chí được đề xuất ở luận văn có tính khả thi khi áp dụng để đánh giá SKKN tại ngành giáo dục và đào tạo Bạc Liêu và tiềm năng là một hệ thống chuẩn mực để đánh giá đúng chất lượng của các sáng kiến kinh nghiệm.

Các chuyên gia cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể đối với từng tiêu chuẩn.

+ Đối với tiêu chuẩn 1 gồm có 2 tiêu chí: Đã có 8/10 chuyên gia đồng tình và cho điểm đánh giá phù hợp (SKKN giải quyết được những mâu thuẩn, khó khăn gì và mục đích của SKKN là gì?

+ Đối với tiêu chuẩn 2 gồm có 2 tiêu chí: Đã có 9/10 chuyên gia thống nhất với cách đưa tiêu chí mới và có kế thừa vào tiêu chuẩn tính sáng tạo là phù hợp đối với việc đánh giá các SKKN trong ngành GD&ĐT. Số điểm cho mỗi tiêu chí ở phần đánh giá là phù hợp.

+ Ở tiêu chuẩn 3,4,5: Đã có 9/10 chuyên gia đồng tình với các chỉ tiêu được lượng hóa để đánh giá ba tiêu chí này, mức điểm tương ứng cho mỗi chỉ tiêu cũng rất phù hợp và hợp lý, dễ dàng cho người chấm các đề tài, các SKKN.

Từ những kết quả có được qua việc trưng cầu ý kiến chuyên gia ở trên đã phần nào khẳng định tính thuyết phục của hệ thống tiêu chí mới này. Bên cạnh đó, hệ thống tiêu chí vẫn còn nhận được những kiến góp ý nhỏ của các chuyên gia với mục đích ngày càng hoàn thiện hơn. Việc hệ thống tiêu chí được phần đông các chuyên gia nhất trí cao sẽ là một trong những căn cứ để các nhà quản lý xem xét có hay không đưa hệ thống tiêu chí vào áp dụng thử nghiệm trong thực tiễn.

3.5. Kết quả áp dụng hệ thống tiêu chí mới vào đánh giá thử nghiệm SKKN Sau khi xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo SKKN và các chỉ tiêu chuẩn mực, cùng với xin ý kiến đánh giá của chuyên gia về hệ thống tiêu chí mới. Chúng tôi đã áp dụng vào đánh giá thử 100 SKKN (Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013 của các đơn vị trường học và Sở giáo dục đào tạo tỉnh Bạc Liêu). Kết quả cho thấy như sau:

Các SKKN giải quyết được những mâu thuẩn, khó khăn trong thực tiễn quản lý, giảng dạy, giáo dục học sinh.

* Tính sáng tạo của SKKN:

Đa số các SKKN chưa nêu được cách làm gì mới so với giáo dục hiện nay, các SKKN còn nói chung chung chưa đưa ra được cách vận dụng cho bản thân (thiếu minh chứng kết quả đạt được trong thực tế công tác)

* Tính khoa học của SKKN

Các SKKN đa số đều đạt theo tiêu chí mới có cơ sở lý luận chặt chẽ, hợp lý, phù hợp chung với quan điểm của mọi người, đặc biệt là phù hợp với giáo dục tỉnh nhà.

* Tính sƣ phạm của SKKN

Đa số các SKKN đều diễn đạt rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, dễ áp dụng đối với đồng nghiệp và học sinh.

* Tính thực tiễn (Hiệu quả) của SKKN

Các SKKN chưa được kiểm nghiệm trên từng đối tượng cụ thể, chỉ nêu được kết quả đạt được…

Như vậy, áp dụng thực nghiệm từ bộ tiêu chí mới để đánh giá các báo cáo SKKN trong ngành GD&ĐT Bạc Liêu đã cho thấy chất lượng của SKKN nêu trên là chưa cao. Thông qua kết quả thực nghiệm này khẳng định hệ thống tiêu chí mới hoàn toàn có thể nhận dạng được chất lượng các SKKN nói chung và chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học trong ngành GD&ĐT Bạc Liêu nói riêng.

* Kết luận chƣơng:

Trên đây tôi đã trình bày kết quả xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng SKKN dựa trên bản chất khoa học, hoạt động nghiên cứu khoa học; kết hợp lý thuyết của Vũ Cao Đàm với ý kiến của các cán bộ, giảng viên, chuyên gia cùng với kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia về hệ thống tiêu chí mới. Đưa ra một số khuyến nghị với cán bộ quản lý, công chức, viên chức nhằm đưa hệ thống tiêu chí mới này vào áp dụng thực tiễn. Có thể tóm tắt nội dung nghiên cứu như sau:

1. Xây dựng quan điểm thống nhất, các chỉ tiêu chuẩn mực trong đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm dựa trên các căn cứ khoa học.

2. Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm gồm 5 tiêu chí, mỗi tiêu chí được lượng hóa thành các chỉ tiêu cụ thể và có số điểm tương ứng.

3. Chứng minh tính thuyết phục của hệ thống tiêu chí mới thông qua việc tổng hợp kết quả trưng cấu ý kiến đánh giá của các chuyên gia về hệ thống tiêu chí này.

4. Kết quả áp dụng thử nghiệm hệ thống tiêu chí mới vào đánh giá 100 SKKN cụ thể.

KẾT LUẬN

Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy; là kết quả của quá trình khám phá, nghiên cứu (còn được gọi là sáng kiến kinh nghiệm) với những phương pháp thích hợp. Do đó, sáng kiến kinh phải có tính mới (trong tiêu chuẩn sáng tạo), có giá trị khoa học và thực tiễn đồng thời sáng kiến kinh nghiệm này cũng phải được thể hiện một cách hệ thống và logic.

Đánh giá sáng kiến kinh nghiệm là việc xem xét về mặt số lượng và chất lượng các sáng kiến kinh nghiệm được tạo ra trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Vì vậy các tiêu chí đánh giá phải có thể đo lường, đánh giá được tính mới của kết quả nghiên cứu, giá trị khoa học và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm, v.v..

Khoa học xã hội và nghiên cứu khoa học xã hội có những đặc thù riêng, khác với các khoa học chính xác. Nghiên cứu khoa học xã hội chủ yếu dựa trên sự điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tiễn để tổng kết, đúc rút, khái quát, phát hiện các quy luật…trên cơ sở đó nêu lên các luận điểm, luận cứ và các kết luận khoa học. Kết quả sáng kiến kinh nghiệm ít mang tính phát minh, sáng chế mà chủ yếu mang tính phát hiện và sáng tạo. Do đó, để đánh giá một sáng kiến kinh nghiệm, chúng ta cần có hệ tiêu chí phù hợp với đặc thù của nó.

Hiện nay Sở GD&ĐT Bạc Liêu việc đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm vẫn dựa trên các tiêu chí đánh giá sáng kiến kinh nghiệm chung chung chứ chưa có hệ tiêu chí riêng phù hợp với đặc thù của sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo. Do đó, việc đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo chưa sát, đôi khi còn mang tính chủ quan, cảm tính của người đánh giá.

Thông qua các số liệu và thông tin thu được trong quá trình khảo sát, luận văn đã chứng minh giả thuyết công tác đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm còn có hạn chế là đúng. Nghiên cứu cũng đã đạt được mục tiêu là xây dựng mới một hệ thống quan điểm thống nhất trong đánh giá SKKN nói chung và NCKH trong ngành GD&ĐT nói riêng. Các tiêu chí được xây dựng dựa trên của bản chất của khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học. Đồng thời kết hợp

giữa “lý thuyết” của Vũ Cao Đàm về đánh giá KQNC với các ý kiến, quan điểm của các cán bộ, giảng viên, chuyên gia có kinh nghiệm trong đánh giá SKKN đã đảm bảo được tính khoa học, khách quan, chính xác trong đánh giá chất lượng các SKKN trong ngành GD&ĐT.

“Hệ thống tiêu chí đánh giá SKKN” được xây dựng trong chương 3 mang tính thực tiễn cao, có thể xem như công cụ hữu ích để nhận dạng chất lượng các SKKN, để nghiệm thu các đề tài nghiên cứu các cấp của cán bộ quản lý, giáo

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Trang 61)