1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

160 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BÀI GIẢNG MÔN HỌC: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN Biên soạn: ThS. Nguyễn Lâm Anh Nha Trang-2006 2 MỞ ĐẦU 1. Đối tƣợng và mục tiêu của môn học Việt Nam là đất nƣớc ven biển trải dài trên 3000 km, trong vùng nhiệt đới gió mùa nên nguồn lợi thủy sản rất giàu có và đa dạng với hơn 2030 loài cá, 225 loài tôm, 653 loài tảo, 35 loài mực, 5 loài rùa biển và 12 loài rắn (Số liệu của Bộ Thủy sản, 2001). Ngoài ra còn có bào ngƣ, ngọc trai, sò huyết, san hô và các loài đặc hữu khác. Nguồn tài nguyên biển phong phú đó đã đóng góp một phần quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của dân tộc ta từ ngày dựng nƣớc. Bên cạnh đó từ những mặt nƣớc sông suối, ao hồ, kênh mƣơng, ruộng trũng nhất là hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long là nơi nuôi dƣỡng của hơn 500 loài cá nƣớc ngọt tạo nên một nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt có giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua, việc mở rộng đối tƣợng nuôi thủy sản và nhất là tăng sản lƣợng nuôi các đối tƣợng có giá trị kinh tế cao nhƣ tôm sú, cá basa xuất sang nhiều thị trƣờng quốc tế đã đóng góp nhiều cho sự phát triển của ngành thủy sản. Theo thống kê của Bộ Thủy sản, tổng sản lƣợng thủy sản (hải sản và thủy sản nƣớc ngọt) khai thác đƣợc của nƣớc ta trong năm 2004 là 1,92 triệu tấn và sản lƣợng nuôi trồng thủy sản là 1,15 triệu tấn, ngoài việc cung cấp cho nhu cầu trong nƣớc còn đem lại cho nền kinh tế nƣớc nhà 2,4 tỷ USD qua xuất khẩu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển dân số ngày càng tăng và nhận thức của ngƣời dân còn hạn chế trong việc tiếp cận khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thủy sản cùng với những bất cập trong công tác quản lý đã dẫn đến những nguy cơ đe dọa sự cạn kiệt của nguồn lợi. Theo thống kê của Bộ Thủy sản, chỉ trong khoảng chƣa đến 10 năm từ 1989 đến 1997, số lƣợng các loài bị đe dọa cạn kiệt đã tăng nhanh từ 10 lên đến 135 loài bao gồm 78 loài sống ở biển. Ở nhiều vùng biển, đặc biệt vùng nƣớc nông gần bờ, việc khai thác hải sản đã đến mức báo động, nhiều loài cá kinh tế bị khai thác quá mức. Sản lƣợng khai thác tăng vững chắc hàng năm nhƣng năng suất đánh bắt trong những năm qua lại giảm rõ rệt. Thêm vào đó sự phát triển ồ ạt của việc nuôi trồng thủy sản thiếu định hƣớng và thiếu sự quản lý hiệu quả cũng đã dẫn đến những thiệt hại trực tiếp do dịch bệnh cũng nhƣ tác động xấu đến môi trƣờng sinh thái. Do đó, việc nghiên cứu nắm vững hiện trạng nguồn lợi thủy sản để đề ra các chính sách đầu tƣ, phát triển và quản lý hiệu quả nghề cá đảm bảo sản lƣợng thủy sản khai thác và nuôi trồng bền vững đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con ngƣời, đã trở nên ngày càng cấp bách. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nguồn lợi thủy sản của các nhà khoa học Việt Nam đƣợc công bố. Nhiều chính sách định hƣớng việc phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững đã ra đời mà điển hình là bộ Luật Thủy sản đã đƣợc Quốc Hội thông qua ngày 26-11-2003. Với đối tƣợng nghiên cứu là thủy sản Việt Nam bao gồm nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt và nguồn lợi hải sản cùng với những định hƣớng bảo vệ và quản lý nguồn lợi thủy sản, mục tiêu của môn học “Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản” nhằm: 3 - Trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguồn lợi thủy sản Việt Nam, nghề cá thế giới và khu vực Đông nam Á, cũng nhƣ các định hƣớng bảo vệ và quản lý nguồn lợi thủy sản hƣớng đến phát triển bền vững. - Cung cấp cho sinh viên kỹ năng phân tích hiện trạng nguồn lợi và đề xuất các biện pháp bảo vệ và quản lý nguồn lợi thủy sản bền vững. Và qua môn học. - Giúp cho sinh viên nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn lợi thủy sản trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc cũng nhƣ ý thức bảo vệ nguồn lợi hƣớng đến khai thác và sử dụng bền vững nguồn lợi đó. 2. Nội dung môn học: Để đáp ứng đƣợc các mục tiêu nói trên môn học có những nội dung chính sau: - Giới thiệu nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt qua khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam, nguồn lợi cá nƣớc ngọt và các thủy sản nƣớc ngọt khác. Điểm qua tình hình khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản nội địa ở Việt Nam và đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt. - Phần nguồn lợi hải sản sẽ điểm qua tình hình khai thác cá biển thế giới và khu vực Đông Nam Á. Giới thiệu đặc trƣng môi trƣờng biển Việt Nam; những đặc điểm về nguồn lợi, phân bố và sinh học của cá biển Việt Nam. Điểm qua các phƣơng pháp đánh giá trữ lƣợng và sản lƣợng cá biển Việt Nam. Đi sâu phân tích nguồn lợi cá biển Việt Nam qua các vùng biển. Giới thiệu những nguồn lợi hải sản khác ngoài cá. Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác nguồn lợi biển Việt Nam. - Tìm hiểu một số nguyên nhân ảnh hƣởng đến nguồn lợi thủy sản và đề ra các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái và môi trƣờng liên quan đến sinh vật thủy sản. - Đề xuất khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt; phƣơng hƣớng khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản; và cuối cùng là phân tích những định hƣớng về bảo vệ và quản lý nguồn lợi thủy sản. 4 CHƢƠNG I: NGUỒN LỢI THỦY SẢN NƢỚC NGỌT I. KHU HỆ CÁ NƢỚC NGỌT VIỆT NAM I.1.Thành phần loài và nguồn gốc khu hệ Các nhà khoa học đã thống kê đƣợc 544 loài và phân loài cá nƣớc ngọt nằm trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, nằm trong 18 bộ, 57 họ và 228 giống (Bảng 1). Ngoài ra, còn có một số vực nƣớc ở nơi quá hẻo lánh (miền núi, hải đảo) chƣa thể có điều kiện thu mẫu và giám định loài hết đƣợc nhƣng có thể ƣớc lƣợng khoảng gần 600 loài. Nếu so với diện tích vào khoảng 33 triệu ha mà có số lƣợng loài nhƣ vậy là khá nhiều và thuộc vào nƣớc có đa dạng sinh học về cá nƣớc ngọt cao. Bảng 1: Số lƣợng họ, giống, loài và phân loài cá trong các bộ (Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, 1996) STT Tên các bộ Số họ Số giống Số loài và phân loài Tên Việt Nam Tên khoa học 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Bộ cá Cháo Bộ cá Sữa Bộ cá Trích Bộ cá Thác lác Bộ cá Hồi Bộ cá Chình Bộ cá Chép Bộ cá Nheo Bộ cá Sóc Bộ cá Kìm Bộ cá Ngựa xƣơng Bộ cá Đối Bộ mang Liền Bộ cá Quả Bộ cá Vƣợc Bộ cá Bơn Bộ cá Chạch sông Bộ cá Lóc Elepiformes Gonorrhynchiformes Clupeiformes Osteoglossiformes Salmoniformes Anguilliformes Cypriniformes Silurisformes Cyprinodonpiformes Beloniformes Gasterosteiformes Mugiliformes Sybranochiformes Ophiocephaliformes Perciformes Pleuronestiformes Mastacembeliformes Tetrodontiformes 2 1 2 1 1 2 4 10 2 2 1 2 2 1 17 4 1 2 2 1 11 1 3 2 100 31 4 6 1 3 3 2 44 5 2 7 2 1 22 2 3 6 276 88 5 11 1 4 3 8 70 22 7 13 Tổng cộng 57 228 544 Qua bảng 1 nhận thấy có 5 bộ quan trọng xếp theo thứ tự sau: - Bộ cá Chép (Cypriniformes) gồm 4 họ, 100 giống, 276 loài và phân loài (chiếm 50,7%), trong đó đáng lƣu ý là họ cá Chép có tới 228 loài và phân loài chiếm 41,9%. 5 - Bộ cá Nheo (Silurisformes) có 10 họ, 31 giống, 88 loài và phân loài (chiếm 16,2%), đáng lƣu ý là họ cá Lăng (Bagridae), họ cá Tra (Pangssidae) và họ cá Nheo (Siluridae). - Bộ cá Vƣợc (Perciformes) có 17 họ, 44 giống, 70 loài và loài phụ (chiếm 12,9%) đáng lƣu ý là các họ cá Mú (Serranidae), họ cá Sặc (Belontidae), họ cá Chẻm (Centropomidae), họ cá Bống đen (Eleotridae) và họ cá Bống trắng (Gobiidae). - Bộ cá Trích (Clupeiformes) có 2 họ, 11 giống, 22 loài và phân loài (chiếm 4,04%) đáng lƣu ý là họ cá Trích (Clupeidae). - Bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) có 4 họ, 5 giống, 22 loài và loài phụ (chiếm 4,04%) đáng lƣu ý là họ cá Bơn (Soleidae) và họ cá Bơn cát (Cynoglossodae). Các bộ khác có ít loài nhƣng cũng có một số bộ có giá trị kinh tế cao nhƣ bộ cá Trình (Anguilliformes), bộ cá Quả (Ophiocephaliformes) và bộ cá Mang liền (Synbranchiformes). Căn cứ vào các tài liệu về địa chất, cơ sở sinh vật học và so sánh thành phần loài cá của nƣớc ta với các nƣớc lân cận, cũng nhƣ trong các vùng khác nhau, khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam đƣợc chia làm 2 nhóm lớn có nguồn gốc hình thành khác nhau: nhóm các loài cá nƣớc ngọt miền Bắc gắn liền với lịch sử phát triển của lƣu vực sông Hồng và nhóm các loài cá nƣớc ngọt miền Nam gắn liền với lịch sử phát triển của lƣu vực sông Mêkông. Cũng có một nhóm nhỏ khoảng trên 10 loài sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển ở cả nƣớc có nguồn gốc phát tán từ Ấn độ, Mã Lai sang. Cả hai nhóm lớn trên đều hình thành và phát triển vào cuối kỷ đệ tam, sang kỷ đệ tứ chỉ còn vài biến đổi nhỏ và không có sự phân hoá loài thêm nữa. Những biến đổi gần đây về thành phần loài chủ yếu liên quan đến hoạt động của con ngƣời. Trong thành phần khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam, số lƣợng các loài đặc hữu (chỉ gặp ở nƣớc ta) hiện đƣợc thống kê qua danh sách khoảng 60 loài. Vì thiếu tài liệu nghiên cứu ở các vùng lân cận, hơn thế nữa việc định tên loài mới còn cần đƣợc kiểm tra và lƣu hành một thời gian nhất định, ta có thể ƣớc tính có khoảng 35 loài là đặc hữu. Đây là các loài hiếm chỉ gặp ở nƣớc ta nên rất quý cần phải đƣợc quan tâm bảo vệ. Chúng sống ở các vực nƣớc đặc trƣng và có sự cách ly với mạng lƣới thuỷ văn của các vùng lân cận. I.2. Đặc trƣng về phân bố địa lý của khu hệ Trong số gần 550 loài cá nƣớc ngọt đƣợc biết ở Việt Nam, có 11 loài phân bố rộng chung cho cả hai miền Nam-Bắc. Các tỉnh thuộc Bắc Bộ có 226 loài (chiếm 41,6%). Các tỉnh thuộc Nam Bộ có 306 loài (chiếm 56,2%). Các tỉnh Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế có 145 loài (chiếm 26,7%), trong đó có 3 loài đặc hữu là cá Mè Huế, cá Chẻm và cá lăng Quảng Bình; các tỉnh Nam Trung Bộ từ Quảng Nam-Đà Nẵng đến Bình Thuận có 120 loài (chiếm 22,1%). Khu hệ cá sông ở đây mang tính chất trung gian chuyển tiếp giữa hai khu hệ trên. Tại đây có 3 loài cá Chình và loài cá Dầy là đặc hữu. 6 Một vấn đề đáng lƣu ý trong thành phần cá đã thống kê có 228 loài và phân loài (chiếm 21,3%) nằm trong 60 giống (chiếm 26,3%), 31 họ (chiếm 54,4%) và 12 bộ (chiếm 66,7%) là những loài cá có nguồn gốc nƣớc mặn và nƣớc lợ di cƣ vào vùng nƣớc ngọt sinh sản và kiếm ăn và đã trở thành đối tƣợng khai thác hoặc nuôi dƣỡng, có một số bộ quan trọng đƣợc xếp theo thứ tự sau: - Bộ cá Trích (Clupeiformes) có 2 họ, 11 giống, 22 loài. - Bộ cá Vƣợc (Perciformes) có 11 họ, 19 giống, 22 loài. - Bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) có 4 họ, 5 giống, 22 loài. - Bộ cá Nheo (Silurisformes) có 2 họ, 4 giống, 17 loài. - Bộ cá Lóc (Tetridontiformes) có 2 họ, 7 giống và 13 loài. - Bộ cá Kìm (Beloniformes) có 2 họ, 4 giống và 7 loài. So sánh các khu hệ cá của ta với khu hệ cá của các vùng lân cận: Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, khu hệ cá nƣớc ngọt Việt Nam có thể xếp vào vùng Đông phƣơng với hai vùng phụ và 10 tỉnh địa lý nhƣ sau: - Vùng phụ Nam Trung Hoa có 5 tỉnh thuộc Việt Nam: Cao Lạng, Việt Bắc, Tây Bắc, miền núi Bắc Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - Vùng phụ Đông Dƣơng có 4 tỉnh thuộc Việt Nam: Tây Nguyên, hạ lƣu sông Mê Kông, đồng bằng Nam Bộ, Phú Quốc. - Tỉnh thứ 10 là tỉnh Trung và Nam Trung Bộ mang tính chất chuyển tiếp giữa hai vùng phụ trên. Do đó có nhiều loài phân bố cực Bắc và cực Nam của hai khu hệ cá miền Bắc và miền Nam có mặt ở đây. Tính chung cho cả nƣớc thì gần 500 loài, nhƣng nếu xét từng tỉnh địa lý thì chỉ có trên dƣới 100 loài. Mỗi tỉnh địa lý phân bố cá có một số loài đặc trƣng riêng cần đƣợc lƣu ý. Mỗi tỉnh ở các vực nƣớc cụ thể thuộc các kiểu hệ sinh thái ở nƣớc nhƣ ao, hồ đập nƣớc, sông suối, ruộng nƣớc, đất ngập nƣớc có thành phần loài đặc thù riêng. Lý do là mỗi loài đều chọn cho mình một nơi ở và một tổ hợp sinh thái phù hợp. I.3. Sự phân bố cá theo các hệ sinh thái ở nƣớc Việt Nam là một đất nƣớc có lịch sử địa chất phức tạp, địa hình đa dạng, 3/4 là đồi núi, hai đồng bằng rộng lớn, chiều dài ven biển tới 3260km, ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa Đông Nam Á, lƣợng mƣa trung bình hàng năm cao, mạng lƣới thủy văn phong phú, có nhiều thủy vực khác nhau bao gồm các hệ sinh thái. - Hệ sinh thái nƣớc chảy có: sông, suối, thác nƣớc - Hệ sinh thái nƣớc đứng có: ao, hồ, ruộng nƣớc, đất ngập nƣớc, đập nƣớc nhân tạo. - Nƣớc ngầm cũng có sông suối ngầm, hồ nƣớc ngầm. Mỗi kiểu hệ sinh thái trên phân bố ở các vùng sinh thái cảnh quan khác nhau nhƣ miền núi, trung du, đồng bằng ven biển, các đảo cũng khác nhau. Mặt khác phân bố cá ở các miền nhƣ miền Bắc, miền Nam, Tây Nguyên, ven biển các tỉnh miền Trung cũng khác nhau. Khu hệ cá của từng vực nƣớc, từng hệ sinh thái cụ thể cũng khác nhau. 7 Nhìn chung số lƣợng các loài cá nƣớc ngọt gặp ở sông là nhiều nhất trên 100 loài. Dòng chính sông Hồng có trên 100 loài phân ra thƣợng nguồn, trung lƣu và hạ lƣu. Dòng chính sông Mê Kông phân ra hạ lƣu là phần ở Việt Nam thống kê đƣợc khoảng 150 loài. Số lƣợng loài ở suối khoảng 50-60 loài, ở ao hồ ruộng khoảng 30-40 loài. Số lƣợng loài ở các vực nƣớc ở đảo, ở núi cao, ở ngầm ít, đa dạng sinh học thấp. II. NGUỒN LỢI CÁ NƢỚC NGỌT II.1. Đánh giá chung về khai thác và nuôi trồng thủy sản II.1.1. Tiềm năng diện tích mặt nước và hướng phát triển NTTS Diện tích mặt nƣớc có thể nuôi trồng và phát triển ở nƣớc ta là 1,35 triệu ha, phân chia nhƣ trong bảng 2: Bảng 2: Diện tích các loại mặt nƣớc có khả năng nuôi trồng thủy sản (Theo Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, 1996) Các số liệu Tổng số Ao nhỏ Ruộng Mặt nƣớc lớn Bãi triều nƣớc lợ Đầm phá Eo vịnh Diện tích (ngàn ha) Tỷ lệ (%) 1.350 100 56,2 4,1 544,5 40,2 394,5 29,1 290,1 21,4 26,7 1,97 56 4,1 Tiềm năng diện tích mặt nƣớc đƣợc phân bố theo các vùng kinh tế nhƣ sau (Bảng 3) Diện tích mặt nƣớc ngọt tập trung nhiều nhất ở Nam Bộ 55,07%, Bắc Bộ 24,15%, Nam Trung Bộ 13,40%, Bắc Trung Bộ chiếm 7,38%. Diện tích ao tập trung ở vùng Bắc Bộ chiếm 76,75% (vùng đồng bằng 50,85%, trung du và miền núi 25,80%), vùng Nam Bộ 14,63% (đồng bằng 12,91%, vùng Đồng Nam Bộ 1,72%), vùng Bắc Trung Bộ 7,74%, vùng Nam Trung Bộ chỉ có 0,88%. Diên tích ruộng có khả năng nuôi cá tập trung chủ yếu ở vùng Nam Bộ 90,59% (đồng bằng 88,40%), Đông Nam Bộ 2,19%, vùng Bắc Bộ 8,31% (đồng bằng 5,65%, trung du và miền núi 2,66%), vùng Bắc Trung Bộ 1,1%. Riêng vùng Nam Trung Bộ cá ruộng không có khả năng phát triển. Diện tích mặt nƣớc lớn tập trung ở vùng Bắc Bộ 36,74% (trung du và miền núi 23,62%, đồng bằng 12,85%), vùng Nam Trung Bộ 30,06% (Tây Nguyên 16,35%, duyên hải 13,71%), vùng Bắc Trung Bộ 13,96%, vùng Đông Nam Bộ 19,51%. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long không có diện tích mặt nƣớc lớn. Diện tích bãi triều, nƣớc lợ có khả năng phát triển thủy sản tập trung vùng Nam Bộ 60,88 (đồng bằng sông Cửu Long 43,68%, Đông Nam Bộ 17,2%), vùng Bắc Bộ 26,83%, vùng Bắc Trung Bộ 11,69%. Vùng Nam Trung Bộ chỉ có ở Duyên hải chiếm 7,63%. 8 Diện tích đầm phá, eo vịnh tập trung ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ chiếm tới 50,41%, vùng Bắc Trung Bộ 25,87%, vùng duyên hải Bắc Bộ chiếm 23,62%. Đặc biệt là vùng ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ không có diện tích loại này. Năm 2003, diện tích nuôi trồng thủy sản cả nƣớc đã đạt 867 613 ha, trong đó diện tích nƣớc ngọt dùng để nuôi trồng thủy sản là 254.835,2 ha và diện tích nuôi ở môi trƣờng nƣớc mặn lợ là 612.777,8 ha. Hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của ngành: Nuôi trồng thủy sản là hƣớng chiến lƣợc chủ yếu của ngành, vừa có ý nghĩa tái tạo nguồn lợi, vừa tạo ra nguồn nguyên liệu có giá trị xuất khẩu, chuyển nhanh nghề nuôi trồng thủy sản trở thành ngành sản xuất hàng hóa, chú trọng các đối tƣợng có giá trị xuất khẩu. Phát triển nuôi trồng thủy sản phải hợp lý và có hiệu quả đối với các loại mặt nƣớc bằng việc thu hút lao động, bố trí dân cƣ và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Xây dựng đồng bộ hệ thống giống, thức ăn, thuốc trị bệnh, dịch vụ kỹ thuật Việc nuôi trồng thủy sản triển khai theo các định hƣớng sau: - Đối với ao hồ nhỏ, ruộng trũng vừa trồng lúavừa kết hợp với nuôi tôm, nuôi cá theo mùa vụ. Diện tích các ao hồ nhỏ tƣơng đối ổn định cần chú trọng nâng cao năng suất và đặc biết chú ý nuôi các đặc sản xuất khẩu. - Đối với mặt nƣớc lớn: sông, suối, hồ tự nhiên và hồ chứa ngày càng tăng, cần có chính sách thích hợp để quản lý và sử dụng nguồn lợi thủy sản, đồng thời phát triển nghề nuôi cá lồng, bè để xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng nội địa. - Vùng bãi triều nƣớc lợ ven biển có diện tích lớn cần phấn đấu sử dụng hết diện tích để nuôi tôm, cua, các loài nhuyễn thể, trồng rau câu để xuất khẩu. - Eo, vũng, vịnh biển là mặt nƣớc cần đƣợc sử dụng từng bƣớc để nuôi các đặc sản xuất khẩu nhƣ cá Song, cá Vƣợc, cá Cam, tôm Hùm, nhuyễn thể theo hình thức lồng bè. 9 Bảng 3: Khả năng diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo vùng kinh tế (Bộ Thủy sản, tháng 5/1992) Đơn vị: ha Địa phƣơng Tổng số Ao Ruộng Mặt nƣớc lớn Bãi triều Đầm phá, eo vịnh Tổng % Tổng % Tổng % Tổng % Tổng % Toàn quốc I-Vùng Bắc Bộ 1- Trung du, miền núi 2- Đồng bằng sông Hồng II- Bắc Trung Bộ III- Nam Trung Bộ 1- Tây Nguyên 2- Duyên hải IV- Vùng Nam Bộ 1- Đông Nam Bộ 2- Đồng bằng sông Cửu Long 1.379.038 333.138 187.438 145.700 101.000 184.900 65.000 119.900 759.500 140.500 619.000 58.088 44.588 14.988 29.600 4.500 500 - 500 8.500 1.000 7.500 4,2 13,3 8,0 20,3 4,4 0,3 - 0,4 1,1 0,7 1,2 548.050 45.550 14.550 31.000 6.000 - - - 496.500 12.000 484.500 39,8 13,5 7,8 21,3 5,9 - - - 65,4 8,5 78,3 397.500 145.000 93.900 51.000 55.500 119.500 65.000 54.500 77.500 77.500 - 28,7 43,3 50,1 34,2 54,7 64,6 100 45,5 10,2 55,2 - 290.700 78.000 44.000 34.000 13.500 22.200 - 22.200 177.000 50.000 127.000 21,1 23,8 23,5 24,2 13,3 12,0 - 18,5 23,3 35,6 20,5 84.700 20.000 20.000 - 22.000 42.700 - 42.700 - - - 6,2 6,1 10,6 - 21,7 23,1 - 35,6 - - - [...]... để tận dụng hết diện tích mặt nƣớc hiện có vào nuôi thủy sản, nhất là diện tích hồ chứa và ruộng trũng có tới hàng trăm nghìn ha Một số diện tích lớn nhƣ mƣơng máng, hiện nay còn chƣa đƣợc sử dụng - Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở nƣớc ta hiện nay vẫn còn chƣa đƣợc đầy đủ, nhiều mặt còn chƣa đạt yêu cầu bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên thông thƣờng Trong số các nhân tố làm giảm sút trữ lƣợng thủy sản nội... pháp kịp thời và thích hợp, tạo điều kiện phát triển sản xuất thủy sản theo quy mô sản xuất lớn, với sản lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay V HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI THỦY SẢN NƢỚC NGỌT Theo Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam (1996) tổng kết, đối với nguồn lợi thuỷ sản nƣớc ngọt, nhiều loài cá đã bị tuyệt chủng và đe dọa có nguy cơ bị tuyệt chủng Năng suất khai thác ở nhiều loài và nhiều nơi... tấn vào năm 2002 Sản lƣợng cá biển khai thác đƣợc đóng góp nhiều nhất trong tổng sản lƣợng thủy sản thế giới Năm 1950, sản lƣợng cá biển khai thác đƣợc là 16,7 triệu tấn chiếm 86% tổng sản lƣợng thủy sản thế giới và, vào năm 1980 sản lƣợng cá biển khai thác đƣợc đã tăng lên 62 triệu tấn cũng chiếm 86% tổng sản lƣợng thủy sản thế giới Tuy nhiên trong vòng hai thập kỷ qua sản lƣợng nuôi trồng thủy sản. .. cumingii là đối tƣợng sử dụng cấy ngọc tốt nhất Tuy nhiên, do giá trị của loài trai này, loài này đã bị khai thác quá mức và đang là những loài bị đe doạ đƣợc đƣa vào Sách Đỏ Việt Nam (1996) ở mức nguy cấp (V) IV.TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NGUỒN LỢI THỦY SẢN NỘI ĐỊA Ở VIỆT NAM Đặng Ngọc Thanh (2002) đã nêu một số đặc điểm và nhận xét về tình hình khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản nội địa ở Việt... giải quyết đầy đủ và vững chắc Những hạn chế về mặt khoa học kỹ thuật này khiến cho các khâu cơ bản trong sản xuất thủy sản nội địa nhƣ: giống, thức ăn, khai thác, bảo quản, chế biến còn chƣa thật vững vàng, ổn định, hạn chế tốc độ phát triển của ngành thủy sản nội địa cũng nhƣ sản lƣợng khai thác Những đặc điểm trên đây của tình hình khai thác, sử dụng cũng nhƣ bảo vệ nguồn lợi thủy sản nội địa ở nƣớc... chết gây suy giảm nguồn lợi b Cá giống sản xuất nhân tạo Để chủ động nguồn giống cũng nhƣ đáp ứng đủ nhu cầu nuôi trồng cá nƣớc ngọt, ngành thủy sản nƣớc ta đã đẩy mạnh việc sản xuất cá giống bằng cách cho sinh sản nhân tạo Theo Nguồn lợi thủy sản Việt Nam (1996), năm 1963 là năm đầu tiên cho sinh sản nhân tạo cá Mè Hoa, và sau đó là cá Trắm Cỏ vào năm 1964 Cho đến nay mạng lƣới các trại sản xuất cá giống... trung đại thủy nông nhƣ sông Đuống, sông Bắc Hƣng Hải và hàng loạt các kênh mƣơng thủy lợi Các sông miền Bắc có 243 loài trong 125 giống và 30 họ, các sông ở miền Trung có 134 loài trong 88 giống và 20 họ (Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, 1996, theo Nguyễn Hữu Dực, 1995) Các sông miền Nam có 255 loài trong 102 giống và 46 họ (Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, 1996 theo Nguyễn Văn Hảo, 1976, Mai Đình Yên và ctv,... 2.003.700 723.110 36,09 b Nguồn lợi thủy sản đồng bằng sông Hồng Nguồn lợi thủy sản vùng đồng bằng sông Hồng mang tính chất nhiệt đới gió mùa, phong phú về thành phần loài nhƣng năng suất và sản lƣợng thấp Khác với sông Mê kông, sông Hồng có hệ thống đê dọc theo hai bên bờ nên không có sự lƣu thông giữa sông và đồng Nguồn nƣớc và cá giữa sông và đồng giao lƣu qua hệ thống cống và hệ thống các trạm bơm... đó sản lƣợng cá chiếm 80%, tôm 20% Sản lƣơng cá nội địa đồng bằng sông Hồng biến động từ 35.497 – 45.782 tấn/năm (trung bình 39.384 tấn/năm) và chiếm từ 42,41-53,7% (trung bình 46,99%) tổng sản lƣợng của vùng (Bảng 5) Đặc biệt từ năm 1989 đến nay sản lƣợng cá nuôi cao hơn sản lƣợng khai thác cá biển 10 Bảng 5: Sản lƣợng cá nuôi nội địa và thủy sản khai thác vùng đồng bằng sông Hồng (Nguồn lợi thủy sản. .. pháp bảo vệ lại chƣa đầy đủ, nên sản lƣợng thủy sản nội địa đã có hiện tƣợng giảm sút trƣớc hết đối với các đối tƣợng không đƣợc gây nuôi (tôm, cua, trai, ốc nƣớc ngọt), các loài cá đen, cá biển di cƣ vào sông 2 Sản lƣợng thủy sản nƣớc ngọt ở nƣớc ta, với những thuận lợi cơ bản về điều kiện tự nhiên so với những nƣớc có ngành thủy sản nƣớc ngọt phát triển, còn chƣa cao, chỉ trên 30% tổng sản lƣợng thủy . là thủy sản Việt Nam bao gồm nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt và nguồn lợi hải sản cùng với những định hƣớng bảo vệ và quản lý nguồn lợi thủy sản, mục tiêu của môn học Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi. pháp bảo vệ các hệ sinh thái và môi trƣờng liên quan đến sinh vật thủy sản. - Đề xuất khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt; phƣơng hƣớng khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản; . 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BÀI GIẢNG MÔN HỌC: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN Biên soạn: ThS. Nguyễn

Ngày đăng: 10/02/2015, 10:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo Cáo tập huấn Quốc gia về Khu Bảo tồn biển Hòn Mun, tháng 8 năm 2003 (Dự án Quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Mun) Khác
2. Bộ Thủy sản. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1996 Khác
3. Bộ Thủy sản. Đánh giá về kỹ thuật, tài chính và kinh tế ngành khai thác và NTTS Việt Nam, 1996 Khác
4. Bộ Thủy sản. Dự án qui hoạch tổng thể ngành Thủy sản đến năm 2010. Hà Nội. 1997 Khác
5. Bộ Thủy sản - Viện Nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Nghề cá biển, tập I. NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 1998 Khác
6. Bộ Thủy sản - Viện Nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Nghề cá biển, tập II. NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 2001 Khác
7. Bộ Thủy sản (Tạp chí Thủy sản). Thủy sản Việt Nam trên đường đổi mới và Hội nhập. NXB Lao động, Hà NộI, 2004 Khác
8. Đặng Ngọc Thanh và ctv. Thủy sinh học các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam. NXB KHKT, Hà Nội 2002 Khác
9. Mai Đình Yên, 1983. Cá kinh tế nước ngọt ở Việt Nam. NXB Khoa hoc & Kỹ thuật, Hà Nội, 1983 Khác
10. Nguyễn Phi Đính, 1997. Nguồn lợi Cá biển Việt Nam. Giáo trình dùng cho các lớp cao học chuyên ngành Ngƣ loại học, Thủy sinh và Khai thác cá biển. Nha Trang, 1997 Khác
11. Vũ Trung Tạng, 1979. Nguồn lợi sinh vật biển Đông. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Khác
12. Vũ Trung Tạng, 1997. Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Biển Đông. NXB KHKT, Hà Nội Khác
13. Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia. Nguồn lợi sinh vật và các hệ sinh thái biển. Chuyên khảo biển Việt Nam, Tập IV. Hà Nội, 1994 Khác
14. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long. NXB Nông Nghiệp, TP.HCM, 2002 Khác
15. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long. NXB Nông Nghiệp, TP.HCM, 2003 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w